Cách làm cốm và đĩnh
Hotline

Cách làm cốm và đĩnh

Cốm là dạng thuốc rắn, hình dáng giống hạt cốm và có chứa tới 50% là đường hay mật.
 
 
 
 
 
KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC CỐM
Cốm là dạng thuốc hiện nay cũng ít được sử dụng.
Cốm là dạng thuốc rắn, hình dáng giống hạt cốm và có chứa tới 50% là đường hay mật.
1. Thành phần
1.1. Dược chất 
Bao gồm các loại dược liệu là thảo dược, động vật, khoáng vật đã được tán thành bột mịn hoặc chế thành cao mềm, cao lỏng hay rượu.
1.2. Tá dược
Thường dùng mật, đường (Xirô), bột gạo nếp,
Bột mỳ làm chất dính
Bột Calci Carbonat, Calci photphat... để dùng làm khô.
2. Xử lý nguyên liệu
Xử lý giống như khi làm thuốc viên
2.1. Nấu cao
Áp dụng với đa số dược liệu. Mục đích để rút gọn thể tíc và làm cho thuốc dễ hấp thu, tác dụng nhanh.
Đem một phần hoặc toàn bộ dược liệu sắc với nước hoặc chiết với các dung môi khác và cô thành cao lỏng theo tỷ lệ 1 :1 hay 1 : 2 (tức là 1 ml dịch chiết tương ứng với 1 hay 2 g dược liệu khô).
2.2. Nghiền bột
Áp dụng cho dược liệu có nhiều tinh bột như Hoài sơn, ý dĩ... hoặc những dược liệu không chịu được nhiệt độ như hoa, lá, dược liệu chứa nhiều tinh dầu, Câu đằng....
Với những dược liệu có khả năng làm ngọt như Cam thảo, làm thơm như Tiểu hồi, Đinh hương... cũng lấy một phần nghiền thành bột để kết hợp làm chất điều hương vị cho thành phẩm.
Bột thuốc còn có vai trò là tá dược hút và rã.
Lượng bột chỉ nên chiếm từ 10 - 30% khối lượng của toàn đơn.
Bã dược liệu còn lại sau khi nghiền đưa phối hợp với các dựoc liệu khác để nấu cao.
2.3. phương pháp tiến hành làm cốm
Kết hợp bột thuốc, cao thuốc và tá dược thích hợp để tạo khối dẻo. Tá dược dùng cho cốm chủ yếu là các tá dựoc điều vị, tá dược hút, tá dược dính, tá dược rã.
Người ta lựa chọn để một tá dược đóng được vai trò của nhiều loại. Có hai nhóm tá dược chính.
2.3.1. Nhóm tá dược lỏng 
Nhóm này bao gồm Mật ong, xirô là những chất làm ngọt, chất dính và làm thuốc dễ rã. Ngoài ra có thể có một ít tinh dầu để làm thơm.
2.3.2. Nhóm tá dược rắn 
Nó bao gồm bột đường, bột bánh khảo, bột gạo rang tinh bột... là những chất làm ngọt, chất dính nội, chất hút và làm thuốc dễ rã.
Sau khi phối hợp dược liệu theo nguyên tắc bào chế thuốc bột đơn hay bột kép thì người ta cho thêm tá dược.
Nguyên tắc cho tá dược là: Nếu hỗn hợp dược liệu khô thì thêm tá dược lỏng và ngược lại nếu hỗn hợp dược liệu lỏng thì thêm tá dược rắn cho đến khi đảm bảo tạo thành khối dẻo thích hợp. Cách luyện này như là luyên thuốc tễ, không cần giã.
Xát hạt qua rây và sấy khô. Chỉ nên xát hạt cốm nhỏ có đường kính từ 0,5 đến 1 mm để tạo được cốm đều và đẹp, dễ tan rã, và phát huy tối đa tác dụng.
Cũng có khi tạo thành khối dẻo, người ta dàn mỏng lên khay men rồi sấy ở nhiệt độ thấp đến độ ẩm qui định, nghiền mịn, làm ẩm với cồn và xát hạt lại.
Thường xát trên một chiếu rây đồng hoặc một cái sàng có mắt thích hợp.
Khi sấy, cồn sẽ bay hơi làm cho cốm có màu sắc đồng nhất và đẹp hơn.
Thuốc cốm đông dược dẽ hút ẩm, có thể chảy và kết dính. Sau khi sấy khô đến độ ẩm 10% đưa rây lại và đóng vào túi polyetylen.
Chú ý: - Nếu khối dẻo cán mỏng cắt thành từng bánh hình tám giác, hình vuông, hình chữ nhật hay từng thỏi như chiếc bút chì ngắn hau đầu tròn thì được thuốc Đĩnh
- Không nên làm khối thuốc dẻo quá như làm viên bằng khay chia viên. Dẻo quá cốm sẽ thành sợi dài, bánh sẽ rắn không xốp. Trái lại khô quá sẽ rời vụn.
- Nếu công thức có nhiều chất lỏng thì cho thêm tá dược như: Calci carbonat, Calci photphat.
- Không nên sấy cốm ở nhiệt độ cao quá, chỉ nên sấy ở nhiệt độ từ 45 - 60°C.
4. Giới thiệu công thức
Hiện nay, người ta thường chế biến một số laọi cốm đông dược như cốm Bổ, cốm Tiêu thực, cốm Nghệ...
Sau đây xin giới thiệu Cốm Nghệ
Công thức :      
Nghệ vàng                                 500 g
Mai mực (ô tặc cốt)                     200 g
Cam thảo                                   100 g
Tiểu hồi hương                            50 g
Đường kính                                   50 g
Mật ong                                   Vừa đủ                                    
Các điều chế :
Tán nghệ thành bột thô, ngấm kiệt với cồn 60ì và lấy cao lỏng tỷ lệ 1/1.
Mai mực, Cam thảo, Tiểu hồi hương và Đường kính nghiền riêng thành bột mịn vừa, trộn đều theo nguyên tắc trộn bột kép.
Trộn bột thuốc với cao lỏng Nghệ.
Thêm mật luyện hay xirô đơn vừa đủ tạo thành một khối dẻo, xát hạt
Sấy khô, đóng túi polyetylen. Trọng lượng 50 g thuốc/ túi.
Công dụng :
Chữa đau dạ dày nhất là đau dạ dày thể hư hàn.
Ngày uống 10 g chia làm 2 lần với nước ấm.
ĐƠN - ĐĨNH
Đây là những dạng thuốc mà hiện nay rất ít được sử dụng nên chúng tôi không trình bày trong tài liệu này.
1 - Đơn
Lúc đầu dùng chỉ những chất điều chế từ các khoáng chất chứa kim loại như Hồng đơn, Chu sa. Nhưng về sau, một số đơn thuốc phải trải qua các giai đoạn điều chế phức tạp cũng gọi là đơn.
Hiện nay, chữ đơn đã mất hết ý nghĩa ban đầu của nó. Nhiều dạng thuốc khác nhau như bột, viên hòn cũng mang tên đơn.
Ví dụ :
Hồng thăng đơn, Nhân đơn, Hồi xuân đơn, Ích nguyên đơn..Đơn bổ huyết
Kỹ thuật điều chế những laọi này như các dạng thuốc tương ứng.
2- Đĩnh
Đỉnh là dạng thuốc rắn, hình khối như hình chữa nhật, hình trụ... và được điều chế từ bột thuốc và tá dược dính theo khối lượng qui định từ 0,5 g đến 10 g.
Thuốc Đĩnh có thể chất rắn, khi dùng thường mài vào nước để uống hay bôi xoa bên ngoài. Điều chế thuốc Đĩnh bằng cách tạo khối dẻo từ bột thuốc và tá dược dính, nặn thành khối hay ép trong khuôn.
Thuốc Đĩnh còn gọi là thuốc Đỉnh. Thuốc Đĩnh có tên như vậy là do vì dạng thuốc giống như những đĩnh bạc, thoi vàng ngày xưa.
Đĩnh hay dùng nhất là : Tử kim đĩnh I, II1, II2 dùng để trị mụn ngọt, sang lở.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Sinh, Phùng Hoà Bình, Dược học cổ truyền. Giáo trình Đại học Dược Hà Nội, NXB Y học 1998 và 2006
2. Đỗ Tất Lợi,Các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học năm 2000
3. Nguyễn Xuân Sinh, Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền, NXB Y học, 2000
4. Lê Hữu Trác - Hải thượng y tông tâm lĩnh, NXB Y học năm 1991
5. Học viện Trung y Bắc Kinh, Tập hợp những kinh nghiệm bào chế trung thảo dược. NXB Y học năm 1971
6. Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam III và IV . NXB Y học năm 2002 và năm 2009
7. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Phương pháp bào chế và sử dụng dông dược. NXB Y học Hà Nội năm 1993.

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio