Câm điếc
Hotline

Câm điếc

Điếc câm là chứng vừa điếc vừa câm, thường gặp ở  trẻ  nhỏ . Có trường hợp nghe và nói được ít, gọi là điếc câm không hoàn toàn.
A - Đại cương
        Điếc câm là chứng vừa điếc vừa câm, thường gặp ở  trẻ  nhỏ . Có trường hợp nghe và nói được ít, gọi là điếc câm không hoàn toàn.
         Trường hợp không nghe, không nói được gì cả  là điếc câm hoàn toàn.
 B - Nguyên nhân
            Do Thận khí suy yếu, tinh khí không lên tai được.
            Do tà khí xâm nhập làm thanh khiếu ở  tai bị bế tắc gây ra.
 C - Triệu chứng
Không nghe và không nói được. Kiểm tra tai thấy bình thường, lưỡi có khi quá ngắn hoặc lưỡi bị co lại do dây chằng lưỡi ngắn.
 D - Điều trị
            1- Sơ thông kinh khí ở  vùng tai và lưỡi.
            • Huyệt chính: Nhĩ Môn (Ttu.21)  + Thính Cung (Ttr.19)  + Thính Hội (Đ.2)  + Ế Phong (Ttu.17)  + Á Môn (Đc.15)  + Liêm Tuyền (Nh.23) .
            Huyệt phụ: Hợp Cốc (Đtr.4) + Trung Chử (Ttu.3) + Ngoại Quan (Ttu.5) .
            Cách châm: Các huyệt ở  quanh tai, mỗi lần chọn dùng 1 - 2 huyệt. Bảo người bệnh há miệng châm thẳng, sâu 1,5 - 2 thốn. Mỗi ngày châm 1 lần, 10 lần là một liệu trình, nghỉ một tuần lại tiếp tục. Nếu nghe rõ hơn, thêm Á Môn (Đc.15) , Liêm Tuyền (Nh.23) .
            Ý nghĩa: Nhĩ Môn, Thính Hội, Thính Cung đều ở  vùng tai, có tác dụng sơ thông kinh khí ở  tai, Á Môn là huyệt Chủ yếu trị câm; Liêm Tuyền để sơ điều khí cơ ở  lưỡi; Mạch của kinh Thủ Thái Dương chạy vào trong tai, vì vậy, phối hợp Trung Chư?, Ngoại Quan; Lạc của Thủ Dương Minh tách vào hợp với tông mạch của tai, do đó, phối hợp với Hợp Cốc.
            2- Sơ thông kinh khí các kinh đi lên tai, lưỡi, bổ Thận Khí : châm Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Ế Phong (Ttu.17) + Á Môn (Đc.15) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Bá Hội (Đc.20) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Trung Chử (Ttu.3).
            Cách châm :
         + Nếu do Thận khí suy yếu : Châm tại chỗ 1 - 2 huyệt, hợp với Thận Du (Bq.23), Khí Hải (Nh.6).
            + Nếu do bịnh lây : châm tại chỗ 1 - 2 huyệt, hợp với Ngoại Quan (Ttu.5) , Trung Chử (Ttu.3), Bá Hội (Đc.20)  (Châm Cứu Học Việt Nam).
            Theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ 1974 :
            a - Câm điếc bẩm sinh
          • Huyệt chính : Nhĩ Môn (Ttu.21) + Ế Phong (Ttu.17) +Á Môn (Đc.15) + Trung Chử (Ttu.3) + Ngoại Quan (Ttu.5) .
            Huyệt phụ : Ế Minh + Khúc Trì (Đtr.11) + Bá Hội (Đc.20) + Nhân Trung (Đc.26) + Tích Tam Huyệt.
            Mỗi ngày châm một lần. Huyệt ở  vùng tai, lúc đầu kích thích nhẹ, sau mạnh. Châm Nhĩ Môn (Ttu.21)  hướng về phía huyệt Thính Cung (Ttr.19) , Thính Hội (Đ.2) , sâu 2-3 thốn.             Luân phiên Sử  dụng hai huyệt Trung Chử và Ngoại Quan. Nếu cần thêm huyệt phụ, mỗi lần chọn 1 - 2 huyệt, kích thích mạnh vừa.
            b - Câm điếc do ngoại thương
 A - Nhĩ Môn (Ttu.21) + Á Môn (Đc.15) + Trung Chử (Ttu.3.
B - Hạ Quan (Vi.7) + Ế Phong (Ttu.17) + Liêm Tuyền (Nh.23) .
            Chọn Sử  dụng luân lưu 2 nhóm trên, châm Nhĩ Môn hướng về Thính Hội, sâu 2 - 3 thốn.
            Huyệt Hạ Quan, châm thẳng, rồi rút kim ra gần sát da, hướng ra phía sau, xuyên đến huyệt Thính Cung, sâu 1,5 - 2,5 thốn.
            c - Câm điếc do ngộ độc thuốc 
            Nhĩ Môn (Ttu.21) + Ế Minh + Trung Chử (Ttu.3) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Thính Hội (Đ.2) + Khế Mạch (Ttu.18) + Á Môn (Đc.15) + Lăng Hạ +  Tứ Độc (Ttu.9).
           Nhĩ Mônchâm xiên hướng về huyệt Thính Hội, sâu 2-3 thốn, Thính Hội, châm hướng lên Thính Cung, sâu 1,5 - 2 thốn.Các huyệt khác luân lưu Sử  dụng. Kích thích vừa.
            d - Câm điếc vì tai trong viêm
           • Huyệt chính: Nhĩ Môn (Ttu.21) + Ế Phong (Ttu.17) + Trung Chử (Ttu.3) +  Ngoại Quan (Ttu.5) 
            Huyệt phụ: Á Môn (Đc.15) + Nhĩ Môn (Ttu.21)  châm xiên hướng về huyệt Thính Hội (Đ.2) , sâu 2 - 3 thốn. Các huyệt khác luân lưu Sử  dụng.
            e - Câm điếc do bệnh truyền nhiễm (Ban sở i, não viêm, thương hàn...).
            Hạ Quan (Vi.7) + Phong Trì (Đ.20) + Giác Tôn (Ttu.20) + Bá Hội (Đc.20).
            Hoặc Ế Minh + Khế Mạch (Ttu.18) + Thính Cung (Ttr.19) + Thần Môn (Tm.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Bá Hội (Đc.20) .
            Cách châm: Huyệt Hạ Quan, châm thẳng, rồi rút kim ra gần sát da, hướng về phía sau, xuyên đến huyệt Thính Cung, sâu 1,5 - 2,5 thốn. Các huyệt khác luân lưu Sử  dụng. Kích thích vừa.
            2- Hội Tông (Ttu.7) + Hạ Quan (Vi.7) (Giáp Ất Kinh).
            3- Điếc: Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Ế Phong (Ttu.17) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Trung Chử (Ttu.3).
            Câm: Á Môn (Đc.15) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Thông Lý (Tm.5) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
            4- Nhóm 1 : Á Môn (Đc.15) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4)
•           Nhóm 2 : Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Ế Phong (Ttu.17) + Trung Chử (Ttu.3) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Học Giản Biên).
            5- Á Môn (Đc.15) +  Liêm Tuyền (Nh.23) +  Hợp Cốc (Đtr.4) +  Trung Chử (Ttu.3) +  Hậu Khê (Ttr.3) +  Thượng Liêm Tuyền +  Ngoại Kim Tân +  Ngọc Dịch +  Hồng Âm +  Lung Huyệt +  Bàng Liêm Tuyền +  Thính Linh +  Thính Huyệt +  Thính Thông +  Cường Âm +  Tăng Âm +  Giáp Nội +  Thượng Hậu Khê (Châm Cứu Học HongKong).
            6- Thính Hội (Đ.2) +  Thính Cung (Ttr.19) +  Nhĩ Môn (Ttu.21) +  Ế Phong (Ttu.17) +  Bá Hội (Đc.20) +  Trung Chử (Ttu.3) +  Á Môn (Đc.15) +  Liêm Tuyền (Nh.23)  [đều tả ] (Châm Cứu Trị  Liệu Học).
            7- Châm Bá Hội (Đc.20) +  Ế Phong (Ttu.17) +  Thính Hội (Đ.2) +  Trung Chử (Ttu.3) +  Ngoại Quan (Ttu.5),  kích thích mạnh vừa (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
            8- Trước tiên châm Thận Du (Bq.23) +  Ế Phong (Ttu.17) + Ngoại Quan (Ttu.5) sau đó châm Thính Hội (Đ.2),  đều châm sâu,  dùng Bình bổ bình tả  ( ‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 28/1986).
            9- Châm Thính Cung (Ttr.19)  làm chính +  Ế Phong (Ttu.17) +  Thính Hội (Đ.2)  là phụ. Trẻ  nhỏ  dưới 9 tuổi châm sâu 1 - 1,2 thốn. 10 - 15 tuổi sâu 1, 3 - 1, 5 thốn. 16 tuổi 1, 6 - 2, 2 thốn ( ‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 22/1986) 
                                                                                           Lương Y Hoàng Duy Tân
                                                                                        Lương Y Trần Văn Nhủ
Lương Y Lê Khánh Quyền 
Lương Y Lê Kinh Hạp
Bác Sỹ Lê Khánh Đồng 
Tham tri bộ lễ Lê Khánh lam ( Lê Quý Bác )

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio