Nguyên Lý Cơ Bản Công Nghệ Sinh Học
Hotline

Môi trường nuôi cấy tế bào động vật

Nhu cầu dinh dưỡng của các tế bào động vật có vú lớn hơn vi sinh vật do, không giống các vi sinh vật, động vật không trao đổi chất nitrogen vô cơ
 
Nhu cầu dinh dưỡng của các tế bào động vật có vú lớn hơn vi sinh vật do, không giống các vi sinh vật, động vật không trao đổi chất nitrogen vô cơ. Vì thế, nhiều amino acid và vitamin cần phải được bổ sung vào môi trường. Môi trường đặc trưng dùng trong nuôi cấy tế bào động vật bao gồm các amino acid, các vitamin, các hormone, các nhân tố sinh trưởng, muối khoáng và glucose. Ngoài ra, môi trường cần được cung cấp từ 2-20% (theo thể tích) huyết tương của động vật có vú. Mặc dù huyết thanh có thành phần chưa được xác định đầy đủ, nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy nó rất cần thiết cho sự phát triển và tồn tại của tế bào trong nuôi cấy. Bảng 5.3 trình bày thành phần và hàm lượng của các chất trong môi trường Eagle (Eagle 1959), đây là một trong những môi trường được sử dụng phổ biến.
Huyết thanh dùng trong môi trường nuôi cấy không chỉ đắt tiền mà còn là nguồn nhiễm bẩn virus và mycoplasma. Do bản chất hóa học của huyết thanh chưa được xác định đầy đủ nên trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả nuôi cấy. Sự hiện diện của nhiều protein khác nhau trong huyết thanh cũng có thể làm phức tạp các quá trình phân tách và tinh sạch đầu ra (downstream processing)7. Vì lý do đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xây dựng công thức môi trường không có huyết thanh. Những công thức này chứa các hormone và các nhân tố sinh trưởng được tinh sạch để thay thế cho huyết thanh.
Bảng 5.3. Thành phần môi trường Eagle (1959) Thành phần
Nồng độ (mg/L)
Thành phần
Nồng độ (mg/L)
1. L-Amino acid
Arginine
Cystine
Glutamine
Histidine
Isoleucine
Leucine
Lysine
Methionine
Phenylalanine
Threonine
Tryptophan
Tyrosine
Valine
2. Carbohydrate
Glucose
Serum
105
24
292
31
52
52
58
15
32
48
10
36
46
1000
5-10%
3. Vitamin
Choline
Folic acid
Inositol
Nicotinamide
Pantothenate
Pyridoxal
Riboflavin
Thiamine
4. Muối
NaCl
KCl
CaCl2
MgCl2.6H2O
NaH2PO4. 2H2O
NaHCO3
1
1
2
1
1
1
0,1
1
6800
400
200
200
150
2000
 
 
Tài liệu tham khảo/đọc thêm
 
1. Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga. 2002. Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
 2. Trần Thị Thanh. 2003. Công nghệ vi sinh. NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tiến Thắng. 1999. Những kiến thức cơ bản về công nghệ sinh học. NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Arora M. 1998. Biological Control of Environmental Pollution. Vol 1, Anmol Publications PVT, Ltd. New Delhi, India.
5. Ratledge C and Kristiansen B. 2002. Basic Biotechnology. Cambridge University Press, UK.
6. Đái Duy Ban.2002. Công nghệ sinh học đối với cây trồng vật nuôi & bảo vệ môi trường

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio