Diện châm
Hotline

Diện châm

Đại Cương
Diện = Mặt.
Châm = Dùng vật gì nhọn đâm hoặc kích thích vào.
Diện Châm là phương pháp châm ở Mặt để phòng và trị bệnh.
Môn Diện Châm đã và đang được nhiều nước trên thế giới lẫn Việt Nam ngjiên cứu dưới nhiều dạng khác nhau:
. Liên Xô áp dụng để chẩn đoán và xoa bóp.
. Đứcnghiên cứu xoa bóp để điều trị.
. Trung Quốc áp dụng nhiều trong châm tê.
. Riêng tại Việt Nam, ngoài áp dụng Diện Châm của Trung Quốc để châm tê, nhóm Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp còn áp dụng phương pháp lăn, xoa dầu, dán cao, cứu…  trong phòng và trị bệnh.
Các trường phái trên đều thu được nhiều kết quả khả quan và phát triển theo hướng riêng.
Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu phương pháp Diện Châm của Trung Quốc, được giới thiệu trong sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải 1972’.
 
Lịch Sử
 
Theo tài liệu của viện Trung Y Thượng Hải (xuất bản 1972) thì Diện Châm đã có từ lâu đời.
Cuốn sách xưa nhất về YHCT là quyển ‘Hoàng Đế Nội Kinh’ ở thiên ‘Cử Thống Luận’ có ghi: “Hoàng Đế hỏi: ‘Nóùi mà có thể biết, trong mà có thể thấy’là thế nào?  Kỳ Bá thưa rằng: Năm Tạng, sáu Phủ đều có bộ vị ở mặt. Trước hãy xem ở sắc thấy có mầu vàng, đỏ là nhiệt, mầu trắng là hàn, mầu xanh và đen là đau... Đó là trong mà có thể thấy” (Tố Vấn 39). Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10) khi giới thiệu về đường vận hành của các đường kinh mạch, cũng cho thấy, có rất nhiều kinh mạch, kinh cân kết thúc hoặc bắt đầu ở vùng mặt hoặc có các nhánh liên hệ đến vùng mặt… Như vậy, qua khuôn mặt có thể đoán biết được các cơ quan Tạng Phủ có liên hệ.
Vào đầu thế kỷ thứ 16, trong một bản báo cáo của minh, Lebecque (một linh mục dòng Tên), trong thời gian ở Trung Quốc, cho biết, ông đã dựa vào công trình nghiên cứu về tướng học của Trung Quốc, đã mô tả phương pháp quan sát trên khuôn mặt và đã điều trị thành công một số đông người chỉ bằng cách dùng ngón tay tác động vào một số vùng ở mặt.
Trong quyển ‘Ma Y Tướng Pháp’ (bản dịch của Vân Trình năm 1965) cũng đã đề cập đến việc chẩn đoán qua khuôn mặt.
Bác sĩ Kohn, trong quyển ‘Phương Pháp Nuôi Dậy Trẻ’ (xuất bản năm 1970) cho biết, ông đã dựa vào những thay đổi trên khuôn mặt để biết được tính tình và trạng thái bệnh của trẻ và nhờ đó ông đã chữa khỏi cho rất nhiều trẻ nhỏ…
Trong quyển ‘Châm Tê’ xuất bản tại Thượng Hải 1979, Trung Quốc đã áp dụng thành công phương pháp châm ở mặt (Diện Châm) để gây tê.
Tuy nhiên, rất tiếc là các tài liệu trên chỉ nói một cách tổng quát chứ chưa thấy tài liệu nào mô tả một cách rõ ràng.
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DIỆN CHÂM
 
            Theo YHCT
YHCT dựa vào nguyên tắc ‘Dĩ ngoại trị nội’ (lấy bên ngoài để trị bên trong), do đó, có thể  dùng huyệt ở Mặt  (ngoài) để trị các rối loạn, bệnh  chứng ở  tạng phủ (bên trong).
Thiên ‘Ngũ Sắc’ (Linh Khu 19) viết: “Mặt có thể chia thành những khu phản ứng, thể hiện tình hình bệnh của ngũ tạng lục phủ, các khớp chân tay…”.
Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ (Linh Khu 4) viết: “12 kinh mạch, 365 lạc, khí huyết của chúng đều lên mặt mà thông ra khiếu”.
Mặt cũng là nơi hội tụ của các đường kinh Dương: Dương minh Đại trường ở má, Thái dương Bàng quang ở mắt và chân mày trong, Thiếu dương Đởm ở chân mày ngoài… Các kinh dương lại có quan hệ biểu lý với kinh âm, vì vậy có thể nói các đường kinh đều đổ dồn lên mặt. 6 cặp biểu lý trong 12 kinh Biệt  đều hợp với nhau đi lên vùng đầu mặt. Mạch Đốc từ dưới lưng lên qua trán, xuống sống mũi; Mạch Nhâm từ dưới lên, qua mặt, vào mắt… Do đó, thiên ‘Ngũ Sắc’ (Linh Khu 19) viết: “Quan sát độ nổi chìm mf biết được độ nông sâu, quan sát chỗ tốâiâú mà biết thành bại, quan sát độ tán mỏng mà biết được gần xa, quan sát sắc trên dưới mà biết được nơi có bệnh”.
Khi cơ quan tạng phủ bệnh thì các kinh liên hệ bị rối loạn và có thể biểu hiện ra ở mặt, do đó, điều chỉnh ở mạt chính là điều chỉnh các đường kinh, các tạng phủ có liên hệ để khu trừ bệnh tật, điều chỉnh  các rối loạn bệnh lý.
            Theo YHHĐ
Kể từ năm 1939, khi William Fitzeral tìm ra các khu Z và đường chéo thần kinh, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu chú ý đến lý thuyết Phản chiếu (Theory Of The Reflexology). Tuy nhiên, phải đợi đến năm 1957, khi P. Nogier công ố công trình nghiên cứu của ông về sự nghiên cứu phản chiếu bào thai ở loa tai, các nhà nghiên cứu mới đào sâu hơn trong lĩnh vực châm cứu và họ đã nhận thấy không chỉ ở loa tai mới có sự phản chiếu của cơ thể mà ngay cả ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu (Hồi trán lên) vàcả ở mặt cũng có đặc tính phản chiếu của cơ thể, và qua khuôn mặt (tức là dựa vào các vùng phản chiếu tương ứng) có thể biết được phần nào biểu hiện củac các cơ quan tạng phủ có quan hệ.
Như vậy, hai trường phái kinh điển (Trung Quốc) và hiện đại có hai cái nhìn cũng như hướng nghiên cứu khác hẳn nhau và cũng từ đó hình thành hai trường phái trị liệu khác hẳn nhau.
Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu phương pháp  Diện Châm của Trung Quốc.
 
Cơ Cấu Huyệt Vị Ở Khuôn Mặt
 
Theo tài liệu Kinh điển xưa, cụ thể là sách ‘Nội Kinh Linh Khu’ (thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên) và ‘Châm Cứu Đại Thành’ (thế kỷ 17), những bộ vị tạng phủ, cơ quan tương ứng ở khuân mặt được nhắc đến như sau:
 
Vùng Trên Khuôn Mặt
Bộ Vị Tương Ứng
Linh Khu
Châm Cứu Đại Thành
Trán
Đầu, mặt cổ
Họng
Ấn đường
Phế
Phế
Lông mày
Ngực
Ngực, vú
Hố mắt
Tâm
Lưng
Sơn căn
Tâm
Tâm
Mũi
Can, Đởm, Tỳ
Can, Đởm, Tỳ
Cánh mũi
Vị
Vị
Tiểu trường, Đại trường, Tay, Vai, Mông
Tiểu trường, Đại trường, Thận, Rốn, Tay
Cằm
Cằm
 
Nhân trung
Bàng quang, Tử cung
Bàng quang, Tử cung
Giáp hàm dưới
Bụng, Chân, Gối, Đùi
Chân, Gối, Đùi
 
 
HUYỆT VỊ DIỆN CHÂM
 
Hiện nay, các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đều đồng ý chấp nhận 24 huyệt trên khuôn mặt, được ghi trong sách ‘Châm Cứu Học’ do Thượng Hải xuất bản 1974.
24 huyệt này được phân bố ở 7 vùng như sau:
. Huyệt đơn (chỉ có một huyệt): ở trán, sống mũi và chính giữa môi trên, có 7 huyệt.
. Huyệt kép (huyệt ở hai bên): ở mũi, mắt, cạnh miệng, gò má và má, có 17 cặp huyệt.
 
A-     Vùng Trán  (La Zone Frontale): 3 huyệt đơn
 
THỦ DIỆN
 
*Tên Khác : Đầu Mặt - Head and Face - Tête et Face.
Vị Trí : Chính giữa vùng trán. Từ khoảng giữa 2 đầu lông mày (Ấn Đường) vạch 1 đường thẳng đi lên giữa chân tóc phía trước, chia đoạn thẳng đó làm 3 phần bằng nhau. Huyệt ở giữa đoạn 1 và 2 ( từ trên xuống). Nếu người trán hói, đoạn thẳng đó dài bằng 3 thốn (đồng thân thốn).
Tác Dụng : Trị bệnh  vùng đầu và mặt.
Ghi Chú : Tương đương h. Ngạch Trung của Thể châm.
 
YẾT HẦU       
*Tên Khác : Họng - Throat - Gorge
Vị Trí : Từ khoảng giữa 2 đầu lông mày (Ấn Đường) vạch 1 đường thẳng đi lên giữa chân tóc phía trước, chia đoạn thẳng đó làm 3 phần bằng nhau. Huyệt ở giữa đoạn 2 và 3 ( từ trên xuống). Nếu người trán hói, đoạn thẳng đó dài bằng 3 thốn (đồng thân thốn).
Tác Dụng : Trị họng viêm, ho, cảm.
 
PHẾ
 
*Tên Khác : Lungs – Poumons.
Vị Trí : Tại giao điểm của đường nối giữa 2 lông mày với đường thẳng giữa sống mũi lên.
* Tác Dụng : Trị bệnh  ở phổi, phế quản, ho, cảm.
* Ghi Chú :
·         Đây là huyệt chủ yếu thường được dùng trong gây tê.
·         Tương đương huyệt  Ấn Đường của Thể châm.
 
            B- Vùng Quanh Ổ Mắt (La Zone Orbitaire) : 1 huyệt
 
ƯNG
 
*Tên Khác : Ngực - Chest – Poitrine.
Vị Trí : Trên đầu khoé mắt trong 1 chút.
Tác Dụng : Trị các bệnh  vùng ngực, vú.
Ghi Chú : Tương đương huyệt  Tình Minh (Bq.1) của Thể châm.
 
C-    Vùng Mũi (La Zone Nasale)
           
C.1 : Đường Thẳng Giữa Sống Mũi (La Ligne Médiane) có 3 huyệt.
TÂM
 
*Tên Khác : Heart - Coeur.
Vị Trí : Chỗ trũng nhất trên sống mũi (tại giao điểm của đường thẳng nối 2 khoé mắt trong và đường thẳng giữa sống mũi).
Tác Dụng : Trị các bệnh  ở tim.
Ghi Chú : Tương đương huyệt  Sơn Căn của Thể châm.
 
CAN
 
*Tên Khác : Liver – Foie.
* Vị Trí : Ở phía dưới điểm cao nhất của xương sống mũi, điểm giao nhau của đường nối 2 gò má và đường chính giữa mũi, giữa đường nối của huyệt Tâm và huyệt Tỳ.
Tác Dụng : Trị các bệnh  gan, mật.
 
TỲ
 
*Tên Khác : Spleen - Rate.
Vị Trí : Tại chóp (chỏm) mũi.
Tác Dụng : Trị các bệnh  về tiêu hóa.
Ghi Chú : Tương đương huyệt  Tố Liêu (Đc.25) của Thể châm.
 
ĐỞM
 
*Tên Khác : Gall Bladder - Vesicule Biliaire.
* Vị Trí : Tại giao điểm của đường thẳng từ khoé mắt trong xuống và đường ngang qua huyệt Can.
* Tác Dụng : Trị các bệnh  gan, mật.
 
VỊ
 
* Tên Khác : Stomach – Estomac.
Vị Trí : Tại giao điểm của đường thẳng từ khoé mắt trong xuống và đường ngang qua huyệt  Tỳ (thẳng dưới huyệt  Đởm).
Tác Dụng : Trị các bệnh  dạ dầy và tiêu hóa.
 
           
D- VÙNG MIỆNG  (Zone Buccale)   2 huyệt
 
BÀNG QUANG
 
*Tên Khác : Urinary Bladder - Vessie
* Vị Trí : Chia rãnh môi trên (nhân trung) làm 3 phần đều nhau, huyệt ở giữa phần 1 và 2 từ trên xuống.
* Tác Dụng : Trị bệnh  ở tử cung, buồng trứng, kinh nguyệt, bàng quang, đường tiểu.
* Ghi Chú : Tương đương huyệt  Nhân Trung (Đc.26)của Thể châm.
 
TỬ CUNG
 
*Tên Khác : Uterus.
Vị Trí : Chia rãnh môi trên (nhân trung) làm 3 phần đều nhau, huyệt ở giữa phần 1 và 2 từ trên xuống.
Tác Dụng : Bệnh  ở tử cung, buồng trứng, kinh nguyệt, bàng quang, đường tiểu.
Ghi Chú : Tương đương huyệt  Nhân Trung (Đc.26) của Thể châm.
 
CỔ LÝ
 
*Tên Khác : Đùi Trong - Internal Thigh - Inguine.
* Vị Trí : Tại ngoài mép miệng 0,5 thốn, nơi 2 mép môi gặp nhau.
* Tác Dụng : Trị bệnh  phía trong đùi.
* Ghi Chú : Tương đương huyệt  Địa Thương (Vi.4) của Thể châm.
 
           
E- Vùng GÒ MÁ (Zone Zygomatique)    5 huyệt
 
TIỂU TRƯỜNG
 
*Tên Khác : Small Intestin - Intestine Grêle
Vị Trí : Tại bờ trong xương gò má, ngang với huyệt  Can, Đởm.
Tác Dụng : Trị bệnh  ở Tiểu trường, đường tiểu, tiêu hóa.
Ghi Chú : Tương đương huyệt Thừa Khấp (Vi.1) của Thể châm.
 
KIÊN
 
*Tên Khác : Vai -  Shoulder – Epaule.
Vị Trí : Ở bờ trên xương gò má, thẳng từ đuôi (khoé) mắt ngoài xuống.
Tác Dụng : Trị bệnh  vùng vai, bả vai, Đại trường.
 
 
*Tên Khác : Cánh Tay - Hand - Bras
Vị Trí : Ở bờ trên khúc cong, đằng sau xương gò má, sau huyệt vai.
Tác Dụng : Trị bệnh  ở cánh tay trên.
 
THỦ HUYỆT
 
*Tên Khác : Bàn Tay - Hand - Main.
*Vị Trí : Ở bờ dưới khúc cong, đằng sau xương gò má, dưới huyệt Tý (cánh tay).
*Tác Dụng : Trị bệnh  ở cẳng tay, bàn tay.
 
F- VÙNG HÀM DƯỚI  (Zone Mandibulaire)   8 huyệt
 
CỔ
 
*Tên Khác : Đùi - Thigh - Cuiss
*  Vị Trí : Vạch đường nối dái tai với góc hàm dưới, chia đoạn thẳng này làm 3 phần : Huyệt giữa phần 1 và 2 (từ tai xuống hàm).
* Tác Dụng : Trị bệnh  ở phía ngoài đùi.
 
TẤT
 
*Tên Khác : Gối - Knee – Genou.
Vị Trí : Vạch đường nối dái tai với góc hàm dưới, chia đoạn này làm 3 phần. Huyệt ở giữa phần 2 và 3 (từ tai tính xuống hàm).
Tác Dụng : Trị bệnh  vùng gối.
TẤT TÂN
*Tên Khác : Bánh Chè - Patela - Patelle
Vị Trí : Chỗ lõm bên trên góc hàm dưới. Khi cắn chặt răng, huyệt ở chỗ cơ cắn lên cao nhất, khi không cắn răng, chỗ đó lõm xuống ấn vào có cảm giác ê tức.
Tác Dụng : Trị bệnh  ở xương bánh chè.
Ghi Chú : Tương đương h. Giáp xa của Thể châm.
HĨNH 
 
*Tên Khác : Ống Chân -  Leg – Jambe.
Vị Trí : Phía trước góc hàm dưới, nơi bờ trên xương hàm dưới, giữa 2 huyệt Bánh Chè và huyệt Chân.
Tác Dụng : Trị bệnh  ở cẳng chân.
Ghi Chú : Tương đương huyệt  Đại Nghênh (Vi.5) của Thể châm.
 
TÚC 
 
*Tên Khác : Chân - Foot - Pied.
Vị Trí : Phía trước huyệt  Ống Chân, thẳng từ đuôi mắt ngoài xuống tới bờ trên xương hàm dưới.
Tác Dụng : Trị bệnh  ở chân, đùi.
 
THẬN
 
* Tên Khác: Kidneys - Reins
Vị trí: Tại giao điểm của đường thẳng từ huyệt Thái dương (của Thể châm - tức vùng thái dương) kéo xuống và đường ngang qua giữa cánh mũi.
Tác dụng: Bệnh ở Thận, sinh dục, đường tiểu, kinh nguyệt, thắt lưng đau.
 
TỀ
 
*Tên Khác : Rốn - Umbilicus – Ombilic.
Vị Trí : Từ h. Thận thẳng xuống 0,7 thốn (khoảng 1cm).
Tác Dụng : Bệnh  vùng rốn, đường ruột.
 
G- VÙNG TAI (Zone Auculaire) : 1 huyệt
 
BỐI
 
*Tên Khác : Lưng -  Back and Loin - Dos
* Vị Trí : Trước bình tai (nhĩ bình), giữa mé trước bình tai và khớp xương hàm dưới, bảo người bệnh  há miệng để sờ rõ chỗ lõm để lấy huyệt, ấn vào huyệt, trong tai có tiếng động.
* Tác Dụng : Trị bệnh  vùng lưng, đau cột sống, cảm.
* Ghi Chú : Tương đương huyệt  Thính Cung (Ttr.16) của Thể châm.
 
 
 
BẢNG HUYỆT VỊ DIỆN CHÂM
 
Tên Huyệt
Vị trí
Thủ Diện (Đầu Mặt)
Chính giữa trán
Hầu (Họng)
Giữa huyệt Đầu mặt và huyệt Phế.
Phế
Giữa 2 đầu trong của lông mày (Ấn đường)
Tâm
Giữa hai 2 khoé mắt trong, thẳng đường chính giữa mũi (Sơn căn).
Can
Chính giữa sống mũi, giữa huyệt Tâm và Tỳ.
Tỳ
Đỉnh nhọn nhất ở mũi (Tương đương huyệt Tố Liêu - Đc 25).
Tử cung,
Bàng quang
Trên rãnh nhân trung, 1/3 về phía trên.
Đởm
Dưới sống mũi, thẳng dưới khoé mắt trong, hai bên là huyệtCan.
Vị
Chính giữa cánh mũi lên, 2 bên là huyệt Tỳ, bên dưới là huyệt Đởm. Nơi gặp nhau của hai huyệt này.
Ưng Nhũ (Ngực Vú)
Cạnh khoé mắt trong (huyệt Tinh Minh).
Cổ Lý (Đùi Trong)
Khoé miệng ra 0,5 thốn, nơi gặp nhau của 2 môi (huyệt Địa thương),
Đại Trường
Ở bờ dưới xương gò má, thẳng khoé mắt ngoài xuống (Tương đương huyệt Quyền Liêu - Ttr 18).
Tiểu Trường
Tại bờ trong xương gò má, ngang với huyệt  Can, Đởm.
Kiên (Vai)
Ở bờ trên xương gò má, thẳng từ đuôi (khoé) mắt ngoài xuống.
Tý (Cánh Tay)
Ở bờ trên khúc cong, đằng sau xương gò má, sau huyệt Vai.
Thủ (Bàn Tay)
Phía trên đằng sau xương gò má, phía sau huyệt Vai.
Thận
Vùng má, ngang với cánh mũi.
Tề (Rốn)
Vùng má, dưới huyệt Thận khoảng 0,7 thốn).
Cổ (Đùi)
Phía trên chỗ gặp nhau của thuỳ tai và hàm dưới.
Tất (Gối)
Giữa chỗ gặp nhau của 2 dái tai và hàm dưới.
Bánh Chè (Tất Tân)
Chỗ lõm bên trên góc hàm dưới, cạnh trên xương hàm dưới (Huyệt Giáp Xa).
Hĩnh (Ống Chân)
Phía trước góc hàm dưới, nơi bờ trên xương hàm dưới, giữa 2 huyệt Bánh Chè và huyệt Chân.
Túc (Chân)
Phía trước huyệt  Ống Chân, thẳng từ đuôi mắt ngoài xuống tới bờ trên xương hàm dưới.
Bối (Lưng)
Trước bình tai (nhĩ bình), giữa mé trước bình tai và khớp xương hàm dưới, bảo người bệnh  há miệng để sờ rõ chỗ lõm để lấy huyệt, ấn vào huyệt, trong tai có tiếng động. Tương đương huyệt  Thính Cung (Ttr 16) của Thể Châm.
 
BẢNG ĐỐI CHIẾU TÊN HUYỆT
 
Vì huyệt có nhiều tên gọi, có thể gọi theo tên Hán Việt, tên tiếng Việt, vì vậy chúng tôi ghi lại bảng tên đối chiếu của Diện Châm dưới đây cho dễ tra cứu.
 
Tên Việt
Tên Hán Việt
Bàng Quang
Bàng Quang
Bánh Chè
Tất Tân
Can
Can
Cánh Tay
Chân
Túc
Đại Trường
Đại Trường
Đầu Mặt
Thủ Diện
Đởm
Đởm
Đùi
Cổ
Đùi Trong
Cổ Lý
Gối
Tất
Họng
Yết Hầu
Lưng
Bối
Ngực
Ưng
Ống Chân
Hĩnh
Phế
Phế
Rốn
Tề
Tay
Thủ
Tiểu Trường
Tiểu Trường
Tử Cung
Tử Cung
Tỳ
Tỳ
Vai
Kiên
Vị
Vị
Nhũ
 
Nguyên Tắc Chọn Huyệt
 
Có thể chọn dùng cách lấy huyệt sau :
1-Căn cứ vào các cơ quan tạng phủ bị bệnh để chọn huyệt tương ứng.
Thí dụ : Bệnh đau ở dạ dày, chọn huyệt Vị (Dạ dày).
2- Dựa vào điểm phản ứng để lấy huyết, bằng cách dùng cán kim hoặc  que dò ấn tìm điểm đau  ở vùng tương ứng  với bệnh lý của tạng phủ.
Thí dụ: Đầu gối đau, ấn tìm quanh vùng Đầu gối ở mặt, điểm nào đau nhất (phản ứng mạnh nhất), đó là huyệt cần chọn.
3- Căn cứ vào sự thay đổi hình dạng (cứng, mềm…) hoặc mầu sắc (ửng đỏ hoặc có vết tích khác thường để lấy huyệt.
Thí dụ: Tiểu buốt, gắt… vùng huyệt Thận ở mặt có thể có vết ban đỏ nhỏ xuất hiện…
4- Dựa vào biện chứng theo y lý YHCT để chọn huyệt có quan hệ về sinh lý, bệnh lý với nhau.
Thí dụ: Dạ dày đau do Can khí uất kết, chọn huyệt Vị và Can. Bổ huyệt Vị (hoặc Tỳ), tả huyệt Can hoặc Đởm…
‘Phế chủ bì mao da lông’, do đó các vế thương ngoài da, bệnh da liễu, có thể chọn huyệt Phế để gây tê, điều trị.
‘Bổ Thổ sinh Kim’, để trị ho, châm bổ huyệt Tỳ (Vị², tả huyệt Phế hoặc Họng…
 
            Cách Châm
 
. Chọn kim cho thích hợp, thường là loại kim ngắn (có chiều dài khoảng 2,4cm).
. Sát trùng kim và da vùng châm.
. Châm vào càng nhanh càng tốt vì da mặt mỏng, rất dễ đau.
.  Sau khi đắc khí, lưu kim 10-20 phút, 5-10 phút vê kim một lần.
. Ngày châm một lần hoặc cách ngày châm một lần. Bệnh cấp tính, đau nhiều, có thể châm hai lần trong ngày.
. Khoảng 10 lần là một liệu trình, sau một liệu trình, nghỉ 5-7 ngày rồi lại tiếp tục.
. Khi châm tê để mổ, phải vê kim liên tục hoặc xung điện với tần số 180-200 lần/phút, để 15 phút.
Chú ý:
+ Da vùng mặt mỏng, dễ nhậy đau cao, vì vậy cần thận trọng lúc châm kim vào, tránh châm sâu, không nên vê mạnh sẽ gây đau nhiều.
+ Nơi huyệt có sẹo, nên tránh châm để khỏi chảy máu hoặc đau.
+ Dùng điện châm: lúc đầu nên dùng cường độ nhẹ rồi tăng dần, dòng điện cần ổn định, tránh lúc mạnh lúc yếu sẽ gây đau và sợ cho người bệnh.
 
 
Theo Từ điển tra cứu đông y dược
 
                                                                                     Lương Y Hoàng Duy Tân 
 
                                                                                           Lương Y Trần Văn Nhủ

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio