Gia phả họ Lê ở Sơn An, Hương Sơn, Hà Tĩnh
Hotline

Gia phả họ Lê ở Sơn An, Hương Sơn, Hà Tĩnh

Kỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng Lê Khánh Khang khi bị bắt tù đày do Thủ tướng tặng có ghi "Đã nêu cao tinh thần trung kiên bất khuất góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc".
 
Chi   lê khánh
(Thuộc dòng Lê Khánh Quýnh)
 
đời 20.4
Lê khánh Quýnh còn có tên Lê Khánh Tùng, tục gọi là Cố Bách, con thứ 4 của cụ Lê Nguyễn Lệ, là tổ chi Lê Khánh. Đương thời làm chánh Tổng, được sắc phong Bát phẩm bá hộ hàng tỉnh.
Ông có 2 bà vợ:
-          Bà vợ cả là Nguyễn Thị Đào sinh được 2 trai và 2 gái (đời 21):
1-     Lê Khánh Trạch,
2-     Lê Khánh Toại còn gọi Lê Khánh Đạo
3-     Gái thứ 3 (không rõ tên) chồng là tú tài Trần Xuân Khai người làng Tứ Mỵ (nay là xã Sơn Châu) không có con, thường gọi là bà tú Khai.
4-     Lê Thị Tứ chết sớm khi chưa có gia đình, mất ngày 27 tháng Giêng.
-          Bà vợ 2 là Hà Thị Giao thường gọi Cố Liễn đã có một đời chồng trước người họ Hà Học ở Bình hoà (nay là Sơn hoà) và đã có 1 con trai là Hà Học Liễn cũng theo mẹ về ở Kẻ E. Bà Giao sinh được 1 con trai (đời 21);
5-     Lê Khánh Chỉnh.
Ông Quýnh mất ngày 18 tháng 5;
Bà Đào mất ngày 29 tháng 5;
Bà Giao mất ngày 2 tháng 2.
Phần mộ của ba ông bà đã được cải cát đưa về rú Tháp, Sơn an.
Đời 21.1.
Lê Khánh Trạch, hiệu Văn Giao, tên tục là Thúy, đậu tú tài năm Canh Ngọ, được phong Hàn lâm viện đải chiếu, ông mất ngày15 tháng 6. Vợ người họ Võ quê Phúc Dương, sinh được 4 con trai và 5 con gái (đời 22):
1-     Lê Khánh Giản,
2-     Lê Khánh Tốn,
3-     Lê Khánh Táo,
4-     Lê Khánh Khoái,
5-     Bà con gái thứ 1 lấy chồng người Sơn hoà, gọi là cụ Đoan hay cụ Mậu,
6-     Bà thứ 2 lấy chồng về Sơn trung gọi là bà Bá Minh,
7-     Bà thứ 3 lấy chồng về Sơn hoà gọi là bà Tú Ngôn,
8-     Bà thứ 4 lấy chồng về Sơn mỹ gọi là bà Chắt Viên,
9-     Bà thứ 5 chưa rõ.
            Phần mộ của 2 ông bà trước táng ở rú Tháp nay đã cải táng đưa về rú Trơ và cùng mộ người em gái Lê Thị Tứ làm thành 3 ngôi liền nhau đã xây và gắn bia đá. Bà mất ngày 13 tháng 6.
Đời 22.1.
Lê Khánh Giản, tự Tử xuyên, đỗ tú tài khoa Tân Mão, được phong sắc tiến sĩ Tá lang hàn lâm viện đải chiếu, tục gọi ông Hàn Trùm. Là người có học thức, có nhân đức, luôn bênh vực người nghèo, hiền lành, phúc hậu. Nhờ hiểu biết rộng nên quan nha bản huyện đều kính nể, đã giúp dân làng giảm được phu phen. Nên sau khi ông mất nhân dân địa phương thường vẫn nhắc đến nhân đức của cố Hàn. Ông mất ngày24 tháng 5.
Vợ là Hà Thị Hai thuộc dòng họ Hà Học ở Sơn Hoà, bà mất ngày 3 tháng 8.
Phần mộ hai ông bà đã cải táng đưa về rú Trơ, được xây và gắn bia đá.
Ông bà có 5 con trai và 3 con gái (đời 23):
1-     Lê Khánh Nhu tức Lê Khánh Hoạt,
2-     Lê Khánh Cán,
3-     Bà Hương Đạt, chồng là ông Bùi Đạt ở xóm Sắn xã Sơn lễ,
4-     Lê Khánh Hạn,
5-     Bà Cu Nho tức là bà Cu Hoè, chồng người họ Nguyễn Khắc ở Sơn hoà,
6-     Lê Khánh Đàm,
7-     Bà Nho Diên, chồng là Nguyễn Khắc Diên ở Sơn hoà,
8-     Lê Khánh Triêm.
Đời 23.1.
 
Lê Khánh Nhu, tục gọi là ông đầu huyện Hoạt, tư chất thông minh, học rất giỏi có tiếng tăm, đi thi thử đậu đầu huyện (nên người đương thời gọi ông là ông đầu huyện). Ông có tham gia khoa thi của triều đình nhà Nguyễn nhưng không đậu. Ông có tính tình cương trực, thẳng thắn có cảm tình với các phong trào cách mạng, thường bênh vực dân nghèo, chống quan lại cường hào, làm thầy thuốc chữa bệnh cho dân.
Trong cải cách ruộng đất 1955 bị qui oan, ông đã kiên trì chống lại. Bị bắt giam ở Nghĩa Đàn ông đã kiên quyết nhịn ăn cho đến chết.
Ông mất ngày 7 tháng 5 tại Nghĩa Đàn. Phần mộ đã được cải cát đưa về rú Tháp, Sơn An. Bà giáo mất ngày 25 tháng 1 phần mộ đặt ở rú Tháp.
Vợ là Lê Thị Giáo (con cụ Hàn Mười gia đình truyền thống hiếu học và lao động tốt) quê ở Sơn Thịnh làm nghề tơ tằm dệt vải. Ông bà sinh được 6 trai và 2 gái (đời 24):
1-     Lê Khánh Du,
2-     Lê Thị Hai chồng là Trần Tài quê Sơn an,
3-     Lê Khánh Bái,
4-     Lê Khánh Yêm,
5-     Lê Khánh Ngụ,
6-     Lê Khánh Dinh,
7-     Lê Khánh Ty,
8-     Lê Thị Dỹ chồng là Nguyễn Văn Đạm (con ông Cửu Lương cháu bà Cửu Chúc) ở Liễu nha Thanh Lâm, Thanh chương Nghệ an.
Đời 24.1.
Lê Khánh Du 1900-1988, tham gia hoạt động cách mạng từ 1930 tại xưởng Ba son Sài Gòn, bị thực dân Pháp bắt và kết án tù chung thân, giam ở nhà lao Ban Mê Thuột. Có thời gian tham gia xứ ủy Nam kỳ sang hoạt động ở A-Tô pơ Lào và Thái Lan. Sau Nhật đảo chính Pháp được ra tù và tham gia cướp chính quyền ở Hà Tĩnh. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa hoạt động ở Hương Sơn, về sau lên công tác ở tỉnh. Là cán bộ lão thành cách mạng.
Ông mất ngày . . tháng 12 /1988.
Vợ là con ông Đoan cháu bà Cán Đuôn con gái họ Lê.
Ông bà sinh được 2 con gái và 1 con trai (đời 25):
1-     Lê Thị Châu,
2-     Lê Thị Phương Lan,
3-     Lê Khánh Hồng chết lúc còn nhỏ.
Đời 25.1.
Lê Thị Châu, chồng là Trần Đức Viêm con ông tú tài Trần Thực cháu ngoại ông Lê Khánh ích. Công tác tại thương nghiệp Lào Cai và nghỉ hưu tại Yên bái. Có các con:
 
Đời 25.2.
Lê Thị Phương Lan, tốt nghiệp trung cấp ngân hàng công tác tại ngân hàng Thành phố Vinh Nghệ An. Chồng là Nguyễn Kỷ tốt nghiệp Đại học Bách khoa (con ông Dư ở) Thọ Lộc, Sơn Lễ, là thương binh chống Mỹ, nay là Hiệu trưởng trường công nhân kỹ thuật Vinh. Sinh được các con:
1.Nguyễn Thị Phương Chi
2.
3.
4.
Đời 24.2.
Lê Thị Hai chồng là Trần Tài ở cùng quê, sinh được 3 con gái thì chồng mất.
1- Con gái đầu lấy chồng là Nguyện ở Lê Định Sơn tiến.
2- Con gái thứ 2 lấy chồng là Lê Khánh Mai ở Sơn An (con ông Lê Khánh Vu cháu nội ông Lê Khánh ích).
3- Con gái thứ 3 là Trần Thị Lan lấy chồng về Sơn Tiến
Đời 24.3
Lê Khánh Bái sinh năm 1904, trước làm nghề nông ở quê. Vợ là Nguyễn Thị Cửu quê Sơn Lễ đã mất 1998, tại huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai (nơi mới di cư đến) thọ 86 tuổi. Ông bà sinh được 2 trai và 2 gái (đời 25):
1-     Lê Khánh Hoàng 1940, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, Liệt sĩ chống Mỹ
2-     Lê Khánh Kỳ 1945
3-     Lê Thị Hường,
4-     Lê Thị Hợi.
Đời 25.2.
Lê Khánh Kỳ, tốt nghiệp Đại học sư phạm Vinh là giáo viên. Vợ là Trần Thị Thân sinh 1949, quê Đức Thọ, tốt nghiệp Đại học làm giáo viên trường trung học Võ Thị Sáu, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Có 4 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Toàn 1973, kỹ sư điện công nghiệp
2-     Lê Khánh Thắng 1976, tốt nghiệp trung cấp điện lạnh, đang học sư phạm kỹ thuật Thủ Đức.
3-     Lê Khánh Hùng 1979, sinh viên cao đẳng sư phạm Đồng Nai.
4-     Lê Thị ái Vân 1982, đang học THPT.
Đời 25.3.
Lê Thị Hường 1958 tốt nghiệp y sĩ, chồng là Nguyễn Văn Sáng (con ông Luân) ở xóm Nậy, Sơn An. Có 3 con gái:
1-     Nguyễn Thị Thu Hà, 1976, tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ.
2-     Nguyễn Thị Hằng, 1973
3-     Nguyễn Thị Hồng, đang đi học.
Đời 25.4.
Lê Thị Hợi, 1955, tốt nghiệp trung cấp ngân hàng công tác tại ngân hàng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Chồng là Nguyễn Nga lái máy ủi quê ở Sơn Hoà,. đã có 2 con trai là
1-     Nguyễn Thế Hùng,                     2. Nguyễn Thắng.
Đời 24.4.
Lê Khánh Yêm làm ruộng ở quê. Vợ người họ Lương ở Sơn Mỹ, Hương Sơn. Sinh được 1 gái và 1 trai (đời 25) rồi ông bà mất ngày 25 tháng chạp và ngày 6/6
          1. Lê Thị Cháu Yêm,      2. Lê Khánh Trầm.
Đời 25.1.
Lê Thị Ngọc Anh (thường gọi Bà Cháu Yêm) về sau xuống Vinh và lấy chồng là Nguyễn Văn Tam người Bến Thủy công tác tại công ty xuất nhập khẩu Vinh. Có 5 con: Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Long
Đời 25.2.
Lê Khánh Trầm, 1942, về sau lên sinh sống ở Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. Vợ là Phạm Thị Mẫu, quê ở Giao Thuỷ Nam Hà, có 5 con (đời 26):
1. Lê Thị Hảo,1968                     2. Lê Khánh Trọng, 1971
3. Lê Thị Loan,1974                   4. Lê Khánh Trung,1976
5.Lê Thị Liễu,1983
Đời 26.1.
Lê Thị Hảo, chồng là Lê Văn San, quê Hải Hưng cũ, có 2 con:
                                    Lê Văn Sơn và Lê Văn Long
đời 26.2.
Lê Khánh Trọng, vợ là Nguyễn Thị Lan quê ở Giao Thủy Hà Nam, có 2 con ( đời 27):
1. Lê Khánh Đại, 1993                2. Lê Khánh Nghĩa, 1997
đời 26.3.
Lê Thị Loan, chồng là Phạm Văn Sỹ quê Lý Nhân, Nam Hà, có 2 con:
Phạm Văn Dương và Phạm Văn Duy
đời 26.4.
Lê Khánh Trung, vợ là Hoàng Thị Thanh, quê Xuân thủy, Nam Hà, đã có 1 con (đời 27):                      Lê Thị Hậu, 2000
đời 26.5.
Lê Thị Liễu, đang đi học
Đời 24.5.
Lê Khánh Ngụ làm ruộng và cư trú ở Yên Đức, Sơn Lễ. Vợ là Nguyễn Thị Nhượng, quê Yên Đức. Sinh được 1 gái và 2 trai (đời 25):
1-     Lê Thị Lý,
2-     Lê Khánh Dục,                    3. Lê Khánh Thắng.
Ông Ngụ mất ngày 19/1 âm lịch (1959), mộ đặt ở rú Đá Bạc, Sơn Lễ.
Đời 25.1.
Lê Thị Lý 1948, giáo viên tiểu học ở Sơn Lễ. Chồng là Trần Thế Cung, con út bà miện Lương, quê Sơn Hòa. Có 1 con trai:
Trần Minh Châu, 1972, tốt nghiệp đại học giao thông TP HCM, công tác tại công ty cơ khí thực phẩm. Đã có vợ là Trịnh Thị Ngoan và 1 con gái là Trần Minh Thư.
Đời 25.2.
Lê Khánh Dục, 1950, giáo viên THCS, nay cư trú ở huyện Thống Nhất Đồng Nai. Vợ là Đoàn Thị Hương quê Đức Thọ, Hà Tĩnh, sinh được 3 con (đời 26):
1-     Lê Thị Xuân Diệu 1979, sinh viên cao đẳng sư phạm.
2-     Lê Thị Thu Hằng, 1982, sinh viên đại học năm thứ 1.
3-     Lê Thị Kiều Nga, 1989, đang học lớp 6.
 
Đời 25.3.
Lê Khánh Thắng, 1953, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, trước công tác tại trường Nguyễn ái Quốc II Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh. Nay là phó giám đốc công ty VYFACO ở TP Hồ Chí Minh. Vợ là Nguyễn Thị Trị, 1954, quê Sơn Phú, tốt nghiệp đại học tài chính. Có 3 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Việt Hà (gái) 1980, đại học sư phạm.
2-     Lê Nam Hùng (trai) 1982, đại học kỹ thuật.
3-     Lê Khánh Hồng Hoan (gái) 1984, đang học lớp 11
Đời 24.6.
Lê Khánh Dinh, sinh năm 1918. Trước cách mạng đi lính thủy cho Pháp. Từ năm 1940 đến nay không có tin tức.
Đời 24.7.
Lê Khánh Ty, 1928, tham gia tiền khởi nghĩa. Vào quân đội 1945. Đảng viên, Đại tá quân đội nghỉ hưu, tham gia chiến đấu ở chiến trường Lào. Đã tốt nghiệp các trường:
-          Trường Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc,
-          Học viện quân sự,
-          Học viện chính trị và ở lại làm giáo viên. Sau về công tác tại cơ quan Bộ quốc phòng và nghỉ hưu.
Ông đã được nhà nước thưởng:
-          Huân chương quân công hạng II,
-          Huân chương chiến công hạng II,
-          Huân chương chiến thắng hạng II,
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,
-          Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I, II và III,
-          Huân chương tự do hạng I (Lào tặng),
-          Huy chương chống Pháp (nt),
-          Huy chương chống Mỹ (nt),
-          Huy chương hữu nghị (nt),
-          Huy hiệu 40 và 50 tuổi Đảng.
-          Huy hiệu quân kỳ quyết thắng.
Vợ là Hồ Thị Tý 1939 (con ông bà Hồ Phạm Thuỳnh) ở Sơn Châu, Hương Sơn, tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp, trước công tác ở bộ Nội thương nay đã nghỉ hưu. Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I.
Ông bà sinh được 3 con gái (đời 25):
1-     Lê Thị Phương,
2-     Lê Thị Hồng,
3-     Lê Thị Hà.
Đời 25.1.
Lê Thị Phương tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp công tác ở bộ Nội thương. Chồng là Nguyễn Đức Toàn tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân công tác ở vụ tài vụ văn phòng Quốc hội, quê Đông Anh, Hà Nội. Đã sinh 2 con :
1- Nguyễn Thị Hương,   2. Nguyễn Đức Huy.
Đời 25.2.
Lê Thị Hồng, tốt nghiệp Đại học Y khoa công tác tại Quân y viện 108 Hà Nội. Chồng là Lê Tuấn Vinh (con thiếu tướng Lê Chiêu) tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân, công tác tại Xí nghiệp dược phẩm ở Hà Nội. Đã có 1 con:
Lê Thị Quỳnh Anh.
Đời 25.3.
Lê Thị Hà, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp công tác tại vụ đối ngoại văn phòng Quốc hội. đã được du học ở Singapore và có bằng Thạc sĩ. Chồng là Phan Sơn quê Thanh Chương, Nghệ An tốt nghiệp Đại học ở Liên Xô cũ công tác ở liên doanh AUSNAM, tốt nghiệp thạc sĩ ở Singapore. Đã có 1 con gái:
Phan Thị Hà Anh
Đời 24.8.
Lê Thị Dỹ, chồng là Nguyễn Văn Đạm (con ông Cửu Lương cháu bà Cửu Chúc) ở Liễu Nha, Thanh Lâm, Thanh Chương.
Có 5 con (3 gáI 2 trai):
                        1. Nguyễn Thị Châu                   2. Nguyễn Thị Hương   
                        3. Nguyễn Văn Dũng                 4. Nguyễn Văn Thanh
            Bốn người này đã trưởng thành và có gia đình riêng
                        5. Nguyễn Thị Dung sống với bố mẹ ở quê
 
Đời 23.2.
Lê Khánh Cán 1886-1950, làm ruộng ở quê. Vợ là Lê Thị Hai quê xóm Sắn, Sơn Lễ (1883-1983). Phần mộ ông bà ở rú Trơ đã xây cất và gắn bia.
Có 3 con trai và 1 con gái (đời 24):
1-     Lê Khánh Lưu,
2-     Lê Thị Hai,
3-     Lê Khánh Dật,
4-     Lê Khánh Tửu chết sớm lúc chưa có vợ.
Đời 24.1.
Lê Khánh Lưu 1907-1971, làm ruộng. Vợ là Nguyễn Thị Dung quê Sơn Tiến. Có 2 con gái và 1 con trai (đời 25):
1-     Lê Thị Lý,
2-     Lê Thị Hồng,
3-     Lê Khánh Thịnh.
Đời 25.1.
Lê Thị Lý, chồng là Nguyễn Liêu quê Sơn Lễ.Có 5 con:
1- Nguyễn Quốc                        2- Nguyễn Kiều.
3. Nguyễn Kiều              4. Nguyễn Thắm                        5. Nguyễn Mậu
Đời 25.2.
Lê Thị Hồng, chồng là Nguyễn Tứ quê Sơn Lễ. Có 5 con là:
1. Nguyễn Thị Mùi                      2. Nguyễn Thị Hiền
3. Nguyễn Thị Lương     4. Nguyễn Thị Dân         5. Nguyễn Mậu.
 
Đời 25.3.
Lê Khánh Thịnh, 1948, làm ruộng ở Thanh lâm Thanh chương. Vợ là Liên. Có các con (đời 26):
1. Lê Khánh Tuấn,                                  2. Lê Thị Trang,
3. Lê Thị Mai.                            4. Lê Thị Lành    5. Lê Thị Danh
Đời 24.2.
Lê Thị Hai, chồng là Nguyễn Ngụ (con ông Lý Tuy) làm ruộng ở quê. Có 3 con:
1- Nguyễn Thị Xuân làm nông nghiệp,
2- Nguyễn Văn Khôi giáo viên cấp 2,
3- Nguyễn Thị Hường cán bộ kế toán ngân hàng.
Đời 24.3.
Lê Khánh Dật, 1919-1990, tốt nghiệp tiểu học thời Pháp thuộc. Sau năm 1945 vào quân đội rồi chuyển ngành làm Giám đốc nhà máy gạch Thuận Lộc, Can lộc, Hà Tĩnh, sau đó là trưởng phòng Kế hoặch ty Kiến trúc Hà Tĩnh.
Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Pháp. Vợ là Nguyễn Thị Tý người họ Nguyễn Khắc ở Sơn Hoà. Có 2 con trai và 1 con gái (đời 25):
1-     Lê Khánh Vượng 1948,
2-     Lê Thị Nga 1958,
3-     Lê Khánh Bình 1963.
Đời 25.1.
Lê Khánh Vượng, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, công tác tại nhà máy thiết bị đo đếm điện Hà Nội. Được thưởng Huân chương chống Mỹ. Vợ là Lê Thị én 1950 quê ở Vụ Bản, Nam Định, công tác cùng cơ quan. Có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Dũng 1981, sinh viên Đại học Bách khoa Hà nội,
2-     Lê Thị Khánh Huyền 1983 đang học ĐH kinh tế.
Đời 25.2.
Lê Thị Nga, 1958, là giáo viên . Chồng là Nguyễn Văn Hùng (con ông Nguyễn Lộc) ở Sơn An là sĩ quan thiết giáp. Hiện tại gia đình ở trong Nam. Có 2 cọn:
1. Nguyễn Cao Cường                           2. Nguyễn Thị Tư
Đời 25.3.
Lê Khánh Bình, 1963, tốt nghiệp THPT, làm ruộng ở quê.Vợ là Nguyễn Thị Nhiên con ông Nguyễn Tùng ở Sơn an. Có các con (đời 26):
1. Lê Khánh Minh                       2. Lê Thị Thuý                3. Lê Thị Mơ
Đời 23.3.
Bà Hương Đạt chồng là Bùi Đạt ở xóm Sắn Sơn Lễ, nhà khá giả. Có các con:
1-     Ông Bùi Quát,
2-     Bà Nại, chồng là Trần đình Nại Sơn thịnh,
3-     Bà Quýnh chồng là Đinh Phùng Quýnh Sơn hoà,
4-     Bà Thụ có chồng là Lê Khánh Thụ con ông Hàn áng dòng dõi họ Lê,
5-     Bà thứ 5 mất khi chưa có con,
6-     Bà Bùi Thị Oanh.
Đời 23.4.
Lê Khánh Hạn, làm ruộng ở quê. Vợ người họ Nguyễn Quang, con ông Cửu Đoàn ở Sơn Lễ. Có 1 con gái và 1 con trai (đời 24):
1-     Con gái có chồng là Nguyễn Văn Sanh,
2-     Lê Khánh Tương.
            Ông Hạn mất ngày 13 tháng 3, bà mất ngày 6 tháng1. Phần mộ ở rú Trơ đã cải cát và gắn bia.
Đời 24.1.
Bà con gái đầu của ông Hạn có chồng là Nguyễn Văn Sanh quê Sơn Ninh, Hương Sơn, làm nông nghiệp. Có các con:
1-     Nguyễn Văn Sơn liệt sĩ chống Mỹ,
2-     Nguyễn Thị Hiền,
3-     Nguyễn Văn Hà,
4-     Nguyễn Văn Thâm đã mất,
5-     Nguyễn Văn Toàn,
6-     Nguyễn Văn Mạnh,
7-     Nguyễn Văn Thiện,
8-     Nguyễn Thị Thanh.
Đời 24.2.
Lê Khánh Tương 1920-1997, tốt nghiệp tiểu học thời Pháp rồi đi làm ở Huế, sau cách mạng về làm ruộng ở quê, mất ngày 25 tháng 12, mộ đặt ở . rú Trơ. Vợ là Phan Thị Con (con ông đốc Thuyết) ở Kẻ Trúa, Sơn Tiến. Có 4 con gái và 2 con trai (đời 25):
1-     Lê Khánh Tiến 1949,
2-     Lê Thị Loan 1951,
3-     Lê Thị Huệ 1953,
4-     Lê Thị Xuân 1955,
5-     Lê Thị Lợi 1960,
6-     Lê Khánh Lộc 1964.
Đời 25.1.
Lê Khánh Tiến 1949, tốt nghiệp Trung học xây dựng công tác tại Quảng Bình đã nghỉ hưu. Vợ đầu là Phạm Thị An quê Sơn Lễ làm ruộng ở quê chồng, có 1 con gái và 1 con trai (đời 26):
1-     Lê Thị Nhàn 1977, tốt nghiệp THPT, nay làm việc và cư trú tại Đức Linh tỉnh Bình thuận (cùng với cô ruột là Lê Thị Lợi).
2-     Lê Khánh Tiệp 1983 đang học ở quê.
Sau khi sinh được 2 con Phạm Thị An bị bệnh mất ngày 8/11 âm lịch (1988), mộ đặt ở rú Trơ. Lê Khánh Tiến lấy bà vợ thứ 2 là Nguyễn Thị Diên quê Quảng Bình công tác tại Công ty xây dựng Lệ Thủy, Quảng Bình, sinh được 2 con (đời 26):
3-     Lê Khánh Tình,
4-     Lê Thị Lý,
Đời 25.2.
Lê Thị Loan 1951, giáo viên tiểu học. Chồng là Nguyễn Hồng Minh quê Sơn Phúc. đã có 3 con:
1-     Nguyễn Hồng Quang tốt nghiệp Đại học Sư phạm Vinh,
2-     Nguyễn Thị Thanh đang đi học,
3-     Nguyễn Thị Thủy đang học.
Đời 25.3.
Lê Thị Huệ, 1953, tốt nghiệp cấp 3, đang công tác tại trường cao đẳng hoá chất Lâm Thao, Phú Thọ. Chồng là Nguyễn Quang Hiển quê Nam Định. Có 1 con :
Nguyễn Mạnh Hùng đang học.
Đời 25.4.
Lê Thị Xuân, 1955, học hết cấp 2, làm công nhân trại hươu Hương Sơn đã nghỉ hưu mất sức. Chồng là Đậu Thế Đường quê Sơn Phúc. Có 4 con:
1-     Đậu Thị Thơ,
2-     Đậu Thị Tâm,
3-     Đậu Thị Thương,     4. Đậu Thế Thông.
Đời 25.5.
Lê Thị Lợi 1960, tốt nghiệp trung cấp ngân hàng, công tác ở ngân hàng huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. Chồng là Nguyễn Văn Bình quê Đức Thọ, Hà Tĩnh, công tác tại ngành công an Bình Thuận. Có 2 con:
1-     Nguyễn Thị ánh Tuyết,         2. Nguyễn Thị Thủy.
Đời 25.6.
Lê Khánh Lộc, 1964, học hết cấp 3 đi bộ đội đóng ở đảo Trường Sa. Sau học ở học viện chính trị, nay công tác tại Bộ tư lệnh Thủ đô làm giáo viên đường lối quân sự tại trường Tuyên giáo Trung ương, quân hàm Thiếu tá. Vợ là Nguyễn Thị Đoài (con ông Nguyễn Văn Thường) cùng quê, là cô giáo nuôi dạy trẻ nay theo chồng ra Hà Nội. Có 3 con (đời 26):
1-     Lê Ngọc Hà,
2-     Lê Khánh Huyền,
3-     Lê Thị Hồng Duyên.
Đời 23.5.
Bà cụ Hoè, chồng người họ Nguyễn Khắc ở Sơn Hòa, sinh được 1 trai và một gái thì ông bà mất:
1-     Nguyễn Khắc Hòe làm ruộng ở quê,
2-     Nguyễn Thị Trầm chồng là Kỷ quê Sơn Ninh, Hương Sơn.
 
Đời 23.6.
Lê Khánh Đàm, đậu tiểu học, giỏi tiếng Pháp, đã làm thư ký cho hãng buôn gỗ ở Bến Thủy và hãng thầu khoán ở Thakhẹt Lào, về sau làm nghề dạy học. Vợ là Đinh Thị Điều (con ông ấm Thung) ở xã Sơn Hòa. Có 5 con (đời 24):
1-     Lê Thị Mộng Lan,
2-     Lê Thị Kim Liên,
3-     Lê Thị Mỹ Hà,
4-     Lê Khánh Chiên,                       
5-     Lê Thị Xuân Dung.
Ông mất ngày 15 tháng 4 Giáp Dần (1974). Bà mất ngày 27 tháng 6 cùng năm. Phần mộ đặt ở rú Trơ đã xây và gắn bia.
 
 
Đời 24.1.
Lê Thị Mộng Lan, chồng là Nguyễn Khắc Nhuận (con ông Nguyễn Khắc Tuyên) quê Sơn Hòa, công tác tại ty nông nghiệp Yên Bái nghỉ hưu ở Lào Cai. Có 6 con:
1. Nguyễn Thị Minh Lý,              2. Nguyễn Khắc Chương,
3. Nguyễn Thị Minh Đường,       4. Nguyễn Khắc Sơn,
5. Nguyễn Thị Phương Lâm,     6. Nguyễn Thị Phương Thảo.
Đời 24.2.
Lê Thị Kim Liên, tốt nghiệp Đại học ngành Tài chính, trước công tác ở nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, sau thống nhất Bắc-Nam vào công tác tại TP HCM và nghỉ hưu ở đó. Chồng người miền Nam. Có 1 con gái:
Nguyễn Tố Trinh đã lập gia đình.
Đời 24.3.
Lê Thị Mỹ Hà, phiên dịc tiếng Trung, tốt nghiệp đại học tại chức tài chính kế toán, là chuyên viên chính, trước làm ở sở Điện lực Hà Nội, sau vào công tác tại thành phố Hồ Chí minh và nghỉ hưu ở đó. Chồng quê miền Nam. Có 2 con:
1-     Cao Thị Thu Lê, đã có gia đình riêng,
2-     Cao Hoàng Linh đang học.
 
Đời 24.4.
Lê khánh Chiên, 1942, tốt nghiệp Đại hoc thủy lợi và làm cán bộ giảng dạy ở trường, sau thống nhất đất nước vào công tác tại TP HCM. Là KS trưởng chuyên qui hoạch tài nguyên nước và môi trường. Huy chương chống Mỹ hạng nhất. Vợ là Bùi Thị Kim lan quê ở Cần Thơ, cư trú tại TP HCM. Có 2 con trai (đời 25):
1-     Lê Khánh Vũ     tốt nghiệp THPT,
2-     Lê Khánh Toàn   tốt nghiệp THPT, đang học ĐH tại TP HCM.
Đời 24.5.
Lê Thị Xuân Dung, tốt nghiệp ĐH sư phạm, giáo viên cấp 2. Chồng là Lê văn Định quê Thạch Hà, Hà Tĩnh, Trung tá bộ đội công tác ở sân bay Nha Trang, đã nghỉ hưu và cư trú ở Nha Trang. Có 3 con:
1-     Lê thị Linh Chi     tốt nghiệp THPT,
2-     Lê Thị Thùy Chi     (nt),
3-     Lê Thị Thu Hương đang học.
Đời 23.7.            
Bà Nho Diên, chồng là Nguyễn Khắc Diên quê Sơn Hòa, gia đình giàu có. Sinh 6 con:
1-     Con gái đầu là vợ ông Đinh Nho Lạm ở Sơn Hòa,
2-     Con gái thứ 2 là vợ thầy giáo Nguyễn Duy Soa con bà Hàn Cừ ở Sơn Tiến, cư trú ở Hải Dương, có 3 con trai
3-     Con gái thứ 3 là vợ bác sĩ Đinh Phùng Yêm con ông Đinh Phùng Trạch ở Sơn hòa mới sinh được 1 cháu trai thì mất.
4-     Con gái thứ tư là Nguyễn Thị Phin, chồng là Nguyễn Văn Luyện, Sơn Tiến, có 2 con trai và 1 con gái.
5-     Con trai Nguyễn Khắc Miên trung cấp kỹ thuật làm ở Viện thiết kế Bộ công nghiệp nhẹ đã nghỉ hưu. Vợ là Lê thị Ngà con bà Hàn Đàn, Sơn An. Có các con là Nguyễn Khắc Việt và Nguyễn Khắc Anh.
6-     Nguyễn Khắc Biền bác sĩ làm ở Viện sốt rét trung ương đã nghỉ hưu. Vợ là Nguyễn Thị Hạnh quê Hà Tây. Có các con là Nguyễn Thị Kiều Vân, Nguyễn Khắc Hồng.
Đời 23.8.
Lê Khánh Triêm 1900-1984, mất ngày 11 tháng 1, phần mộ đặt ở rú Trơ đã xây và gắn bia đá.
Thuở nhỏ ông là người thông minh học giỏi, lại khéo tay, có lòng hiếu thảo. Tính tình cương trực, thẳng thắn, sống có tình nghĩa với bà con hàng xóm và họ hàng. Đương thời ông tích cực tham gia công tác xã hội và phong trào hợp tác hóa. Vợ là Lương Thị Ngọc quê Sơn Mỹ, Hương Sơn, bà là người hiền lành, trọng lễ nghĩa và làm ăn tần tảo, mất ngày 8 tháng 9 (Tân Tỵ). Ông bà sinh được 4 con trai (đời 24):
1-     Lê Khánh Thanh,
2-     Lê Khánh Hán,
3-     Lê khánh Trừng,     
4-     Lê Khánh Trương.
Đời 24.1.
Lê Khánh Thanh 1934, kỹ sư kinh tế. Thời chống Pháp là bộ đội tình nguyện Việt nam tại Lào. năm 1959 chuyển ngành về công tác tại Ngân hàng trung ương. Là Đảng viên, đã qua chức vụ Trưởng phòng tài vụ ở Ngân hàng nhà nước, giám đốc công ty xây dựng ngân hàng từ 1976 - 1992, chuyên viên cao cấp (bậc 7 cũ) tại Ngân hàng trung ương. Nghỉ hưu từ 1998 tại Hà Nội. Đã được thưởng:
-          Huy chương chiến thắng (trong chống Pháp),
-          Huy chương chiến sĩ vẻ vang,
-          Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng I,
-          Huy chương vì sự nghiệp công đoàn do Tổng liên đoàn lao động Việt nam tặng, Huy chương vì sự nghiệp ngân hàng.
Vợ là Trần Thị Phúc 1938 (con ông Trần Nhàn) ở Sơn Châu, cán bộ trung cấp ngân hàng trung ương, đã được thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II và huy chương vì sự nghiệp ngân hàng. Có 1 con gái và 3 con trai (đời 25):
1-     Lê Thị Ngọc Anh 1965,
2-     Lê Việt Anh 1969,
3-     Lê Tuấn Anh 1971,
4-     Lê Quốc Anh 1974.
Đời 25.1.
Lê thị Ngọc Anh 1965, tốt nghiệp Cao đẳng ngân hàng công tác tại Ngân hàng công thương quận Hai bà trưng. Chồng là Dương Văn Hùng quê Hà Nội công tác tại công ty xây dựng ngân hàng. Đã có 2 con trai:
1-     Dương Ngọc Hiếu 1988 đang học THCS,
2-     Dương Quang Hưng 1996 đang học mẫu giáo.
Đời 25.2.
Lê Việt Anh, 1969, tốt nghiệp THPT, đi bộ đội sau về làm ở công ty xây dựng ngân hàng, phó phòng Hành chính tổ chức của công ty, Đảng viên, đang học Đại học tại chức. Vợ là Bùi Thúy Loan quê Thanh Trì, Hà Nội, công tác tại Công viên Thụ Lễ. Đã có 1 con trai (đời 26):
1- Lê Hoài Nam 1995 đang học mẫu giáo.
Đời 25.3.
Lê Tuấn Anh 1971, tốt nghiệp THPT là công nhân xây dựng làm ở công ty xây dựng Ngân hàng. Vợ là Khổng Thị Huyền Trang, sinh 1980, quê thị trấn Phong Châu, Phú Thọ. Đã có 1 con gái (đời 26):
Lê Thị Phương Anh
Đời 25.4.
Lê Quốc anh, 1974, tốt nghiệp Cao đẳng Ngân hàng, công tác tại Tổng công ty bưu chính viễn thông, đang học ĐH luật.
Đời 24.2.
Lê Khánh Hán, 1937, kỹ sư bưu điện, cán bộ cấp vụ, nguyên phó bí thư thường trực Đảng ủy Tổng cục bưu điện, sau là Đảng ủy Tổng công ty bưu chính viễn thông. đã được thưởng:
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III,
-          Huy chương vì sự nghiệp bưu điện,
-          Huy chương vì sự nghiệp công đoàn.
Vợ là Đinh Thị Xuân An, 1939 (con ông Đinh Xuân thịnh) Sơn Hòa,, là giáo viên tiểu học nghỉ hưu, đã được thưởng:
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II,
-          Huy chương vì sự nghiệp giáo dục.
Có 2 con gái và 1 con trai (đời 25):
1-     Lê Thị Khánh Vân 1961,
2-     Lê Thị Khánh Hòa 1964,       3. Lê Khánh Thành 1975.
Đời 25.1.
Lê Thị Khánh Vân 1961, tốt nghiệp Đại học sư phạm Vinh, giáo viên trường THPT Lê Hữu Trác, Hương Sơn. Chồng là Trịnh Văn Huệ tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội, Hiệu phó cùng trường. Có 2 con trai:
1- Trịnh Khánh Tú 1988 đang học,
2- Trịnh Lê Trung 1991 đang học.
đời 25.2.
Lê Thị Khánh Hòa, 1964, tốt nghiệp trường công nhân Bưu điện, sau vừa học vừa làm đã tốt nghiệp kỹ sư điện tử viễn thông, công tác tại Công ty viễn thông liên tỉnh (VTN) thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông.
Đời 25.3.
Lê Khánh Thành, 1975, tốt nghiệp Đại học Bách khoa kỹ sư điện tử viễn thông, công tác tại công ty thông tin di động VMS thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông, vừa làm vừa học cao học tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội và đã bảo vệ thành công luận án Thạc sĩ.
Đời 24.3.
Lê Khánh Trừng đi bộ đội sau đi học tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật cơ khí, công tác tại Hà Tĩnh, là Đảng viên
. không may bị mất năm 1972 ngày 27 tháng 7 tại bệnh viện Hà Tĩnh, mộ đã cải cát đưa về để ở rú trơ đã xây cất và gắn bia
            Vợ người Thạch Hà đã tái giá.
Đời 24.4.
Lê Khánh Trương đang học cấp 2 thì bị chó dại cắn chết năm 1962 (lúc 13 tuổi). Phần mộ đã cải cát đặt ở rú Trơ đã gắn bia
 
đời 22.2.
Lê Khánh Tốn là con trai thứ 2 của ông Lê Khánh Trạch, còn có tên Lê Khánh Soạn, tục gọi là Nghĩa Uông. Vợ người họ Nguyễn ở xóm Nậy, Sơn An, thuộc dòng gia đình ông Nuôi Kính, ông Đồ Em. Có 4 con (đời 23):
1-     Lê Khánh Uông thường gọi Chắt Uông,
2-     Lê Khánh Hàm chết sớm,
3-     Lê Khánh Điền chết sớm,
4-     Lê Khánh Tuyền.
đời 23.1.
Lê Khánh Uông thường gọi Chắt Uông hay quản Chắt, dạy học ở Sơn Tây. Vợ người họ Lê (con ông Trùm Thơ) ở xóm Nậy. Có 1 con trai (đời 24):
1-     Lê Khánh Dương.
đời 24.1.
Lê Khánh Dương 1905-1968, làm ruộng và sinh sống ở Voi Bổ, Sơn Tây, Hương Sơn, mất 1968, mộ ở Sơn Tây. Vợ là Lê Thị Dương 1917 ở Sơn Trung, Hương Sơn. Có 4 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Lưu 1945,
2-     Lê Khánh Quang 1948,
3-     Lê Thị Vinh 1952,
4-     Lê Thị Xoan 1956.
đời 25.1.
Lê Khánh Lưu 1945, tốt nghiệp đại học Giao thông, đã nghỉ hưu ở xóm Tân Thủy, Sơn Tây. đã được thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III. Vợ là Nguyễn Thị Mai quê Sơn An, làm ruộng ở Sơn Tây.Có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Hòa 1975, công nhân giao thông tại chức.
2-     Lê Khánh Bình 1976 đang học đại học sư phạm Vinh Khoa toán.
đời 25.2. Lê Khánh Quang 1948, thương binh chống Mỹ cứu nước hạng 2/4, cư trú ở xã Sơn Tây. Vợ là Lê Thị Thanh 1952, giáo viên THCS, dạy tại quê. Có 4 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Hùng 1973, giáo viên tiểu học ở quê,
2-     Lê Thị Cẩm Vân 1978 đang học cao đẳng sư phạm ở tỉnh Bình Dương,
3-     Lê Thị Khánh Như 1982 học xong THPT,
4-     Lê Khánh Hiệu đang học 1985 THPT.
Đời 25.3. Lê Thị Vinh 1952, văn hóa cấp 2, làm ruộng ở Sơn Tây. Chồng là Phạm Văn Toại làm ruộng ở quê. Có 6 con:
1-     Phạm Văn Hạnh 1976 học hết cấp 2,
2-     Phạm Thị Huyền 1979, học hết cấp 2,
3-     Phạm Thị Hà 1982, đang học cao đẳng sư phạm ở tỉnh Bình dương,
4-     Phạm Thị Hương 1985 đang học PTTH,
5-     Phạm Thị Dung 1988 đang học THCS,
6-     Phạm Văn Tú 1990, đang học Tiểu học.
đời 25.4.   Lê Thị Xoan 1956, làm ruộng ở Sơn Lĩnh. Chồng là Nguyễn Tiến Dũng hiệu trưởng trường THCS Sơn Lĩnh. Đã có 3 con:
1-     Nguyễn Thị Huệ 1982 đang học PTTH,
2-     Nguyễn Tiến Đức 1985 đang học PTTH,
3-     Nguyễn Thị Kim Chi đang học tiểu học.,
đời 23.2.           Lê Khánh Hàm mất sớm.
đời 23.3.          Lê Khánh Điền mất sớm
đời 23.4.
Lê Khánh Tuyền 1897-1958, kỵ ngày 5 tháng 11 AL làm ruộng ở Sơn An, mộ đặt rú Bụt.Vợ là Hoàng Thị Nhỏ 1897 kỵ ngày 12/1 AL. Có 3 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Thọ,
2-     Lê Thị Điu,   3. Lê Khánh Xuân.
Đời 24.1.     Lê Khánh Thọ 1934-1999, kỵ ngày 9/12 AL làm ruộng ở Sơn An, vợ là Nguyễn Thị Vịnh . Có 7 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Quốc 1958,
2-     Lê Khánh Mạo 1963,
3-     Lê Khánh Hiệp 1966,
4-     Lê Khánh Hiểu 1968,
5-     Lê Khánh Hương 1971, mất 1998 tại Kon Tum
6-     Lê Thị Hải 1973, giáo sinh trường sư phạm Vũng Tàu
7-     Lê Khánh Huỳnh 1975, đang tại ngũ.
đời 25.1.   Lê Khánh Quốc 1958, công nhân nhà máy gỗ Vinh, Nghệ An. Vợ là Hiếu quê Nghệ An, có 2 con (đời 26): Lê Khánh Hùng và Lê Thị Hạnh
đời 25.2.   Lê Khánh Mạo 1963, trong chống Mỹ tham gia quân đội tình nguyện ở Lào, quân hàm Trung úy. Vợ là Lê Thị Huệ (con ông Viêm) quê Sơn An. Có 2 con (đời 26): Lê Thị Hằng và Lê Thị Yến
 
đời 24.2.
Lê Thị Điu, chồng là Nguyễn Quang ở xóm Nậy, Sơn An. Làm ruộng ở quê. Có các con: Nguyễn Thị Tý, Nguyễn Văn Dư, Nguyễn Văn Trữ, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Huê, Nguyễn Thị Huệ.
đời 24.3.
Lê Khánh Xuân 1945, văn hóa lớp 7. Bộ đội chống Mỹ cứu nước. Phục viên về cư trú ở Sơn Trường, Hương Sơn. Vợ là Lê Thị Sơn quê ở Sơn Phú, Hương Sơn. Có 5 con (đời 25):
1. Lê Thị Thuần 1970,              2. Lê Thi Túy 1971,   3. Lê Thị Tuyết 1973,
4. Lê Khánh Thành 1976,                        5. Lê Khánh Thảo 1978, đang ở quân đội
đời 25.1.
            Lê Thị Thuần, 1970, chồng là Lê Văn Bộ, quê Sơn Trường, có các con:
                        1. Lê Thị Nhàn               2. Lê Văn Ngọc
đời 25.2. Lê Thị Tuý 1971, chồng là Nguyễn Văn Hải quê Sơn Phú, các con: Nguyễn Ngọc Văn và Nguyễn Văn Tùng.
đời 25.3.
            Lê Thị Tuyết,1973, Chồng là Nguyễn Nhân Chí, quê Thọ Sơn, Anh Sơn, Nghệ An, có hai con là:
            1. Nguyễn Nhân Quyết                          2. Nguyễn Thị Kim Đanh
đời 25.4.
            Lê Khánh Thành, 1976, vợ là Nguyễn Thị Oanh quê Sơn Thọ, Hương Sơn. Có con (đời 26) là:
                                                1. Lê Thị Quỳnh Như
Đời 22.3.
Lê Khánh Táo là con trai thứ 3 của ông Lê Khánh Trạch, đương thời làm chánh tổng nên hay gọi là Tổng Táo. Ông có 4 vợ:
-          bà thứ 1 người họ Hồ Huy sinh được 1 con trai (đời 23):
1-     Lê Khánh Điền
-          Bà thứ 2 thường gọi bà Kế Tổng sinh được 1 con trai (đời 23):
2-     Lê Khánh Quyên,
-          Bà thứ 3 không rõ tên sinh được 2 con trai:
3- Lê Khánh Huyền chết sớm không có con
3-     Lê Khánh Duyên chết sớm không có con.
-          Bà thứ 4 thường gọi bà Tuỳ sinh được 1 con trai:
4-     Lê Khánh Viên.
Ông Lê Khánh Táo mất ngày 30 tháng 5 AL.
Đờì 23.1.
Lê Khánh Điền là con trai cả của bà vợ cả ông Tổng Táo. Vợ là Thanh Hương (con ông Tống Trần Tạo) ở Văn Giang (nay là Sơn Thịnh) sinh được 1 con trai (đời 24):
1-     Lê Khánh Lâm thường gọi là Chắt Điền sau đổi là Lê Khánh Cầm.
Về sau bà Hương lấy chồng khác, ông Điền lấy vợ khác là Hồ Thị Điền quê Sơn Hàm, Hương Sơn sinh được 1 con trai (đời 24):
2- Lê Khánh Châu.
Ông Điền mất ngày 17 tháng 8, bà hai mất ngày 17 tháng 10, mộ ông bà đặt ở Sơn Hàm.
Đời 24.1.
Lê Khánh Lâm, sau đổi là Lê khánh Cầm 1909-1970, ngày mất 19/2, phần mộ táng tại Ông đàm Sơn Hàm. Có hai vợ:
-          Bà thứ nhất người họ Trần chết khi chưa có con,
-          Bà thứ 2 Hồ Thị Cẩm 1922-1996, ngày mất 21/9. Có 2 con trai và 2 con gái
(đời 25):
1-     Lê Khánh Thi 1951,
2-     Lê Thị Nữ 1954,
3-     Lê Thị Phương 1958,
4-     Lê Khánh Tường 1962.
Đời 25.1.
Lê Khánh Thi 1951, văn hoá 7/10, làm ruộng ở Sơn Hàm, là bộ đội phục viên. Đã được thưởng:
-          Huy chương chiến thắng hạng nhì,
         -   Huy chương chiến sĩ giải phóng hạng II và III.
Có 2 vợ:
-          bà thứ 1 là Nguyễn Thị Số quê Sơn Hàm sinh được 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Anh 1977, văn hoá 9/12, bộ đội biên phòng tại ngũ ở tỉnh Đắc Lắc,
2-     Lê Thị Tâm 1979, văn hoá 12/12 đang ở quê.
-          Bà vợ thứ 2 là Lê Thị Diệu 1954 quê Sơn Phố, văn hoá 7/10 làm ruộng ở Sơn Hàm, Có 1 con trai và 2 con gái (đời 26):
3-     Lê Thị Huế 1982 văn hoá 9/12, làm ruộng,
4-     Lê Khánh Hùng 1985 đang học,
5-     Lê Thị Nga 1987 đang học.
Đời 25.2.   Lê Thị Nữ 1954 văn hoá 7/10, chồng là Hồ Hữu Sơn văn hoá 7/10, hai vợ chồng đều làm ruộng ở Sơn Hàm. đã có 5 con:
1-     Hồ Sĩ Long 1975 văn hoá 9/12 công tác tại xưởng dày da Sài gòn,
2-     Hồ Sĩ Tiến 1977 văn hóa 9/12 cùng làm ở dày da Sài gòn,
3-     Hồ Thị Hải 1980 văn hóa 9/12 đang học may ở Sài gòn,
4-     Hồ Thị Hưng 1983 văn hóa 9/12 đang làm ruộng ở quê,
5-     Hồ Thị Hằng 1992 đang học.
Đời 25.3. Lê Thị Phương 1958, văn hóa 9/10, chồng là Trần văn Hào văn hóa 7/10, cả hai làm ruộng ở Sơn Hàm. đã có 5 con:
1-     Trần Văn Cường 1973, văn hóa 9/12 làm tại công ty bao bì Sài gòn,
2-     Trần Văn Dương 1980, văn hóa 12/12 đang ở với bố mẹ,
3-     Trần văn Hòa 1984 đang học,
4-     Trần Văn Hiệp 1986 đang học,
5-     Trần Thị Hiền 1990 đang học.
Đời 25.4. Lê Khánh Tường, vợ là Đoàn Thị Chiến, 1963, quê Sơn Hàm. các con (đời 26): Lê Thị Nam 1987, Lê Khánh Quốc 1989, Lê Thị Thury 1991,   Lê Thị Ngân 1993
Đời 24.2. Lê Khánh Châu là con bà vợ họ Hồ sinh sống tại Sơn Hàm, ông mất ngày 3/12- 1992, mộ đặt ở Cây Mít, Sơn Hàm. Ông có 2 vợ:
-          Bà thứ nhất là Lê Thị Châu mất sớm sinh được 1 con gái (đời 25):
1-     Lê thị Phương cũng chết lúc còn nhỏ ngày 12/12.
-          Bà vợ thứ 2 là Phạm Thị Lợi quê Sơn Phú, Hương Sơn, sinh được 2 con (đời 25):
2-     Lê Khánh Cầu 1964,
3-     Lê Khánh Cừ
Đời 25.1.
Lê Khánh Cầu 1964, văn hóa lớp 7, làm ruộng tại quê. Vợ là Trần Thị Liên 1966 quê Sơn Trường, Hương Sơn, cả 2 làm ruộng ở quê chồng. Đã có 2 con trai và 2 con gái (đời 26):
1-     Lê Thị Thanh 1982, văn hóa lớp 9 làm ruộng ở quê,
2-     Lê thị Minh 1985 đang đi học,
3-     Lê Khánh Hòa 1989 đang đi học,
4-     Lê Khánh Hợp 1992 đang đi học.
Đời 25.2.
Lê Khánh Cừ 1968, văn hóa lớp 7 làm ruộng ở quê, Vợ là Nguyễn Thị Sơn 1969 cùng quê, sinh được 2 gái và 1 trai (đời 26):
1-     Lê Thị Nhâm 1993 đang đi học,
2-     Lê Thị Nhàn 1996 đang đi học,
3-     Lê Khánh Nhiên 1998.
 
Đời 23.2.
lê Khánh Quyên là con thứ 2 của ông Tổng Táo do bà vợ kế sinh ra, cư trú tại Sơn Hồng, Hương Sơn, mất ngày 5/10- 1988, mộ táng tại Đá Nít Sơn Hồng. Ông có 2 vợ:
-          Bà thứ 1 là Trần Thị Len quê Sơn Phú, sinh được 1 con gái (đời 24) rồi mất năm 1945, mộ táng ở Sơn Hàm:
1-     Lê thị Lan,
-          Bà vợ thứ 2 là Trần Thị Thành quê Sơn Hồng, mất 26/10-1985 mộ táng ở Đá Nít Sơn Hồng. Bà sinh được 2 con trai (đời 24):
2-     Lê Khánh Vỹ 1951,
3-     Lê Khánh Toàn 1956.
Đời 24.1.
Lê Thị Lan 1945, văn hóa lớp 4, chồng là Phạm Tiến quê Sơn Phú mất 1994. Có 5 con:
1-     Phạm Hành đã chết,
2-     Phạm Quyền đã chết,
3-     Phạm Quỳnh 1971,
4-     Phạm Đào 1976,          
5-     Phạm Liệu 1976.
Đời 24.2.
Lê Khánh Vỹ 1951, văn hóa lớp 7, mất ngày 14/8-2000 (15/7 Canh Thìn), mộ táng tại Sơn Hồng. Vợ là Nguyễn Thị Thảo quê Sơn Hồng, làm ruộng. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Ngọc 1971,
2-     Lê Thị Giang 1977,
3-     Lê Thị Linh 1981,
4-     Lê Khánh Chinh 1984,
5-     Lê Thị Vương 1989.
Đời 25.1.
Lê Khánh Ngọc 1971, văn hóa lớp 7, vợ là Trần Thị Kim 1971, văn hóa lớp 7. Cả 2 đều làm ruộng ở Sơn Hồng đã có 2 con (đời 26):
Lê Khánh Thiệp 1998 và Lê Thị Yên 2000
đời 25.2. Lê Thị Giang, 1977, chồng là Bùi Nguyên, quê ở Vinh, có con là :
                                    Bùi Thị Lan, 1999
Đời 24.3.
Lê Khánh Toàn 1956, văn hóa lớp 10, vợ là Nguyễn Thị Hương 1959 văn hóa lớp 7, cả 2 đều làm ruộng. Có 4 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Phi 1981 đang đi học,
2-     Lê Thị Mỹ 1984 đang đi học,
3-     Lê Khánh Phong 1986 đang đi học,
4-     Lê Khánh Thông 1988 đang đi học.
Đời 23.3.
 
Lê Khánh Viên, tên tục là Tửu (con bà Tuỳ - vợ thứ 4 của ông Tổng Táo). Trước cư trú ở Sơn An, sau Cách mạng có thời gian làm bảo vệ ở trưòng cấp I Sơn An, sau cải cách ruộng đất đã di cư lên sơn Tây, Hương Sơn. Vợ là Trần Thị Cháu 1933 thường gọi là bà Viên. hai vợ chồng làm nghề cắt tóc và buôn bán ở Sơn Tây. Có 8 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Thịnh 1951,
2-     Lê Khánh Vượng
3-     Lê Khánh Lợi 1960,
4-     Lê Khánh Lộc 1963,
5-     Lê Khánh Việt 1966,
6-     Lê Khánh Hải 1969,
7-     Lê Khánh Anh 1977,
8-     Lê thị Vân 1971.
Ông Lê Khánh Viên mất ngày 6/12 (1981), mộ ở nghĩa địa rú Tròn lô 22 xóm Kim Thành, xã Sơn Tây.
 
Đời 24.1.
 
Lê Khánh Thịnh 1951, sinh tại Sơn An sau lên sơn Tây theo bố mẹ. Vào bộ đội 1968 sau chuyển sang cơ quan và hưu mất sức 1987 tại đội I Kỳ đồng Kỳ anh Hà tĩnh. Đã dược thưởng: Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Vợ là Tống Thị Việt 1946 làm ở xí nghiệp vôi Sơn Quang, Hương Sơn, sau chuyển về Đò Diệm, Hà Tĩnh. Nay nghỉ mất sức tại Kỳ Đồng, Kỳ Anh. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Hùng 1973,
2-     Lê Thị Thanh Huyền 1975,
3-     Lê Khánh Hoà 1980 sinh viên cao đẳng nhac Hà Tĩnh,
4-     Lê Khánh Hằng 1983 đang đi học,
5-     Lê Khánh Hoa 1985 đang học lớp 8.
Đời 25.1.
Lê Khánh Hùng sinh 1973 tại Sơn thịnh, vợ là Nguyễn Thị Duyên 1971 quê ở Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đã có 3 con (đời 26) cả nhà cư trú tại Kỳ Đồng, Kỳ Anh:
1-     Lê Khánh Dũng 1980 đang đi học,
2-     Lê Thị Loan Anh 1991 đang học,
3-     Lê Khánh Hoàng 1995.
Đời 25.2.
Lê Thị Thanh Huyền 1975, chồng là Lữ Doãn Trường 1971 quê Xuân Mỹ huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa, bộ đội tại ngũ cấp bậc Đại đội trưởng ở Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Đã có 1 con trai:
Lữ Doãn Quang 1999.
Đời 25.3.
Lê Khánh Hòa, sinh 1980 tại nông trường 12-9 Kỳ Anh, nay ở Kỳ Đồng, Kỳ Anh, sinh viên cao đẳng nhạc hoạ Hà Tĩnh.
Đời 25.4.
Lê Khánh Hằng sinh 2/10/1983 tại nông trường 12-9 Kỳ Anh , đang đi học.
Đời 25.5.
Lê Khánh Hoa 29/7/1985, nay ở Kỳ Đồng, Kỳ Anh đang đi học.
 
Đời 24.2.
Lê Khánh Vượng, văn hóa lớp 7 làm ruộng ở xã Sơn Tây. Vợ là Nguyễn Thị Tình 1971 văn hóa lớp 7 người cùng quê. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Thị Thanh 1984- 1992 (ngày 6/6),
2-     Lê Thị Hoài 1988 đang đi học,
3-     Lê Thị Phương 1990 đang đi học,
4-     Lê Khánh Dương 1993 đang đi học,
5-     Lê Khánh Trinh 1995 đang đi học
Đời 24.3.
Lê Khánh Lợi 1960, văn hóa lớo 7. Vợ là Lê Thị Hợi 1960 cùng quê văn hóa lớp 7. Cả 2 đều làm ruộng ở Sơn Tây. Đã có 3 con (đời 25):
1-     Lê Thị Nga   1986 đang đi học,
2-     Lê Thị Liệu 1988 đang đi học,
3-     Lê Thị Ngân 1990 đang đi học.
Đời 24.4.
Lê Khánh Lộc 1963, văn hóa 7/10. Vợ là Nguyễn Thị Trầm 1967 cùng quê. Cả 2 đều làm ruộng ở xã Sơn Tây. Đã có 6 con (đời 25):
1-     Lê Thị Hiền       1990, đang đi học
2-     Lê thị Hòa         1992 đang đi học,
3-     Lê thị Bình         1994 đang đi học,
4-     Lê thị Hương     1996 đang đi học,
5-     Lê Khánh Thành 1998,     6. Lê Khánh Đạt     2000.
Đời 24.5.          Lê Khánh Việt 1966, văn hóa 7/10, sống cùng cha mẹ ở Sơn Tây.
Đời 24.6.
Lê Khánh Hải 1969, văn hóa 7/10. Vợ là Trần Thị Hiền 1981 chưa có con. Hai vợ chồng làm nghề may ở xã Sơn Tây.
Đời 24.7.
Lê Khánh Anh 1977 văn hóa lớp 7, sống với cha mẹ ở xã Sơn Tây.
Đời 24.8.
Lê Thị Vân 1971 văn hóa 7/10. Chồng là Hồ Văn Kỳ 1974. Cả 2 đều làm ruộng ở quê chồng là xã Sơn Hồng, Hương Sơn.
Đời 22.4.
Lê Khánh Khoái là con trai thứ 4 của ông Lê Khánh Trạch, tục gọi là ông Cu Khoái. Sau định cư ở quê vợ là xã Sơn Phố, Hương Sơn, hà Tĩnh. Ông có 2 bà vợ:
-          Bà vợ cả là Trần Thị Cu quê ở Sơn Phố, sinh được 2 con (đời 23):
1-     Lê Khánh Hoành,
2- Lê Thị Viện,
-          Bà vợ 2 chưa rõ tên quê xã Sơn Lĩnh, Hương Sơn, có 2 con (đời 23):
3- Lê Khánh Dung,
4-     Lê Khánh Uyên.
Ông mất ngày 20 tháng 10. Bà cả mất ngày 9 tháng 5.
Bà 2 không rõ ngày mất. Phần mộ của cả 3 ông bà đều đặt ở Sơn phố.
Đời 23.1.
Lê Khánh Hoành 1910-1939, vợ là Đinh Thị Tốn quê ở Sơn Hòa. Ông bà có 3 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Thọ,
2-     Lê Khánh Bồn,                    3. Lê Thị Lợi.
Ông Hoành mất ngày 20 tháng 12. Bà Tốn mất ngày 8 tháng 4.
Phần mộ hai ông bà đặt ở Sơn phố.
Đời 24.1.
Lê Khánh Thọ 1930, học hết trung học thì vào bộ đội, đã tốt nghiệp trường pháo binh khoá I tại Thanh hóa, cấp bậc khẩu đội phó. Kháng chiến chống Pháp được thưởng: Huân chương kháng chiến hạng II. Sau phục viên về sinh sống ở Sơn phố. Vợ là Nguyễn Thị Vựng 1930, quê Sơn thịnh. Có 6 con (đời 25):
1.Lê Khánh La,              2. Lê Khánh Danh,
3. Lê Thị Thắm,              4. Lê Thị Thanh,
5. Lê Thị Oanh,              6. Lê Thị Hạnh.
Ông Thọ mất ngày 26 tháng 10. Bà Vựng mất ngày 21 tháng 8.
Phần mộ ông bà ở Sơn Phố.
 
Đời 25.1.
Lê Khánh La 1953, văn hóa 7/10. Bộ đội chống Mỹ, đã được thưởng: Huân chương chống Mỹ hạng III, hiện công tác và cư trú ở Cần Thơ. Vợ là Trần Thị Ngọc quê Can Lộc, Hà Tĩnh. Đã có 1 con gái (đời 26):
1-     Lê Ngọc Khánh.
Đời 25.2.
Lê Khánh Danh 1953, văn hóa 7/10. Vợ là Nguyễn Thị Lan 1973. Có 2 con (đời26):
1-     Lê Thị Khánh Ngọc 1992,
2-     Lê Khánh Dũng 1995.
Đời 25.3.
Lê Thị Thắm 1958, văn hóa 10/10, là giáo viên cấp II ở tỉnh Hậu Giang. Chồng là Nguyễn Cấu quê ở thành phố Cần Thơ. Có 2 con:
1-     Nguyễn Dịu Hiền,
2-     Nguyễn Thị Lâm Sừng.
Đời 25.4.
Lê Thị Thanh 1962, văn hóa 10/10 đang làm ở công ty dược Hậu Giang. Chồng là Nguyễn Hữu Thu quê Nghĩa Đàn, Nghệ An. Có 2 con:
1-     Nguyễn Thị Diễm,
2-     Nguyễn Thị Thơ.
Đời 25.5.
Lê Thị Oanh 1968, văn hóa 10/10, làm nghề buôn bán nhỏ. Chồng Nguyễn Ngọc Thuyết quê ở Huế. Có 1 con:
Nguyễn Tú Trinh.
Đời 25.6.
Lê Thị Hạnh 1974, văn hóa 12/12, làm nghề nội trợ. Chồng là Nguyễn Mạnh Hùng quê Nghệ An. Có 2 con:1. Nguyễn Thị Huyền        2. Nguyễn Thị Trang.
 
Đời 24.2.
Lê Thị Lợi 1934-1976, chồng là Nguyễn Văn Linh quê xã Đức Lạc Đức Thọ, Hà Tĩnh. Có 2 con rồi mất sớm:
1-     Nguyễn Văn Hiến,
2-     Nguyễn Văn Hợi.
Đời 24.3.
Lê Khánh Bồn 1937, văn hóa 7/10. Công tác nông trường Sơn Tây hương Sơn. Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III. Vợ là Lê Thị Liên quê xã Hương Phong, Hương Khê, Hà Tĩnh. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Biền 1976,                        2. Lê Thị Tiềm.
Đời 25.1.
Lê Khánh Biền 1976, văn hóa lớp 10, làm nghề cắt tóc chưa có gia đình riêng.
đời 25.2.
Lê Thị Tiềm 1973, giáo viên tiểu học. Chồng là Hồ Hữu Hoàng sĩ quan biên phòng Hà Tĩnh.Đã có 1 con:
Hồ Lê Tin 2000.
 
Đời 23.2.
Lê Thị Viện là con gái bà vợ cả ông Khoái, chồng quê Sơn Phố, có 2 con:
1-     Ông Ngọ đang sống ở Hà Nội,
2-     Bà Sâm đang sống ở Thanh hóa.
Đời 23.3.
Lê Khánh Dung con trai đầu của bà vợ 2 ông Khoái, cư trú ở Sơn Lĩnh, Hương Sơn, mất ngày 15/6. Vợ là Hồ Thị Bát quê sơn Lĩnh. Có 2 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Thông 1934,
2-     Lê Khánh Đồng 1940.
Bà Bát mất ngày 23 tháng 1. Phần mộ 2 ông bà đặt ở Sơn Lĩnh.
Đời 24.1.
Lê Khánh Thông 1934, văn hóa lớp 4, làm nghề nông ở Sơn Lĩnh, mất ngày 2 tháng 8 (1990). Vợ là Trần Thị Sửu quê ở Sơn Tân, Hương Sơn, mất ngày 11 tháng 7 (1994). Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Bình 1964,
2-     Lê Khánh Luận 1967,
3-     Lê Khánh Thọ 1970,
4-     Lê Khánh Mạo 1972,                        5. Lê Thị Lan 1975.
Đời 25.1.
Lê Khánh Bình 1964, văn hóa 10/10, là sĩ quan quân đội phục viên, đã đi lao động ở nước ngoài từ tháng 3/1989- 10/1990, hiện làm ruộng ở nhà. Đã dược thưởng:
-          Huân chương chiến công hạng III,
-          Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng II,
-          Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng I (của Campuchia)
Vợ là Phan Thị Hòa quê Sơn Lĩnh. Có 2 con (đời 26):
1. Lê Thị Hương Giang 1992,                 2. Lê Thị Thùy Ngân 1994.
Đời 25.2.
Lê Khánh Luận 1967, văn hóa 9/12, sản xuất nông nghiệp ở Sơn Lĩnh. Vợ là Nguyễn Thị Tịnh cùng quê. Có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Tuấn 1991,                       2. Lê Khánh Tú 1993.
Đời 25.3.
Lê Khánh Thọ 1970, văn hóa lớp 9, làm nông nghiệp ở Sơn Lĩnh. Vợ là Đinh Thị Chiên quê Sơn Lĩnh, đã có 1 con trai (đời 26):
1- Lê Khánh Trọng 1994
 
Đời 25.4.
Lê Khánh Mạo 1972 văn hoá lớp 9, đang làm ăn ở Đáclắk, chưa có gia đình riêng.
đời 25.5.
Lê thị Lan 1975 là con gái út của ông Lê Khánh Thông, chồng là đinh Nho Thưởng quê Sơn Hòa, có 2 con:
1-     Đinh Nho Tương 1994,
2-     Đinh Thị Như       1997.
Đời 24.2.
Lê Khánh Đồng 1940, văn hóa lớp 5/10, vào bộ đội 1963. Đã dược thưởng: Huân chương chống Mỹ hạng III, hiện làm nông nghiệp ở Sơn Lĩnh. Vợ là Trần Thị Hợi quê Sơn Tân. Đã có 6 con (đời 25):
1-     Lê Thị Thanh     1975,
2-     Lê Thị Nhàn       1977,
3-     Lê Khánh Đoàn 1970,
4-     Lê Khánh Quân 1983,
5-     Lê Thị Oanh       1986,          6. Lê Khánh Vũ 1989.
Đời 25.1.
Lê Thị Thanh 1975, văn hóa 9/12, làm ruộng. Chồng là Nguyễn Văn Cảnh quê Sơn Tây. Đã có 2 con:
1-     Nguyễn Văn Dũng,
2-     Nguyễn Văn Đức.
Đời 25.2.
Lê Thị Nhàn 1977, văn hóa 5/12, làm ruộng ở quê. Chồng là Phạm Văn Tâm. Đã có 2 con:
1-     Phạm Thị Linh,
2-     Phạm Thị chinh.
Đời 25.3.          Lê Khánh Đoàn 1980, văn hoá 9/12, đang tham gia quân đội.
Đời 25.4.          Lê Khánh Quân 1983 văn hóa 9/12, làm ruộng ở quê.
Đời 25.5.          Lê thị oanh 1986 đang đi học.
Đời 25.6.          Lê Khánh Vũ 1989 đang đi học.
Đời 23.4.
Lê Khánh Uyên là con trai thứ 4 của ông Khoái do bà vợ hai sinh ra. Lúc trẻ làm lục lộ ở Tha-khẹt (Lào), không có con, mất vào khoảng năm 1959 tại thủ đô Lào (Cháu Lê Khánh Danh là con ông Lê Khánh Thọ đã sang chụp ảnh mộ).
Nhân ngày giỗ Tổ 10/3 -1996 con gái nuôi là Lê Thị Long có đưa bát nhang về để xin phép họ Lê cho tòng tự ở nhà thờ họ Lê năm chi.
 
Đời 21.2.
Lê Khánh Toại còn gọi là Lê Khánh Đạo, tục gọi Cố Đồn là con trai thứ 2 của ông Lê Khánh Quýnh, có tham gia phong trào Cần vương của cụ Phan Đình Phùng.
Bà vợ thứ 1 người ở Lê Định (Sơn Tiến) chỉ sinh 1 con gái rồi mất. Người con gái này lấy chồng họ Hà Huy ở Sơn Thịnh là tú tài Hà Huy ái nên thường gọi là bà Tú ái.
Bà vợ kế người họ Phan quê Sơn Hòa, có 2 trai và 1 gái (đời 22):
1-     Lê Khánh Mại,
2-     Lê Khánh Phùng,
3-     Lê Thị Năm , chồng là ông Đốc Trinh ở Sơn Lễ nên thường gọi là bà Đốc Trinh.
   Phần mộ ông bà Lê Khánh Toại, Lê Khánh Mại đều đặt ở rú Bụt, Sơn An.
Đời 22.1.
Bà Tú ái là con vợ cả ông Toại, chồng là Tú tài Hà Huy ái quê Thịnh Xá (nay là Sơn Thịnh). Có các con là:
1-     Bà Nghĩa Đường,
2-     Bà ấm Thường,
3-     Bà Cửu Lâm,
4-     Hà Huy Cư,
5-     Hà Huy Giáp cán bộ lão thành cách mạng nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Bộ Văn hóa, Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Đời 22.2.
Lê Khánh Mại (thường gọi là ông Đội Mại) người thanh tú, thông minh có sức khỏe, tham gia phong trào Cần vương chống Pháp của Cụ Phan Đìmh Phùng. Vợ người họ Nguyễn ở làng Thịnh Xá. Có 2 con trai và 5 con gái (đời 23):
1-     Lê Khánh Tao,
2-     Lê Khánh Liêu,
Năm bà con gái:
-          Bà thứ nhất và bà thứ 5 là vợ cả và vợ kế ông Trần Dịnh, ở Sơn Lễ
-          Bà thứ 2 và thứ 3 là vợ cả và vợ kế ông Nguyễn Quang Hoàn, ở Sơn Lễ
-          Một bà lấy ông Đậu Đức Nguyên ở Sơn Tiến.
 
Đời 23.1.
Lê Khánh Tao thường gọi là ông Nho Tao, học hành thông minh, giỏi văn chương hay làm thơ ca, hò vè, thích hát ví hát tuồng. Nhưng thi không đậu. Không may bị chết đuối khi đi tắm ngoài đồng ngập lụt lúc mới 32 tuổi (1896-1928). Vợ người Kẻ Sét (nay là Sơn Ninh). Bà sinh được 1 con trai và 1 con gái (đời 24) rồi cải giá sau khi ông Tao mất:
1-     Lê Thị Chắt Tao chồng là người họ Trần thường gọi là ông Ký Lục quê Sơn Thịnh,
2-     Lê Khánh Tạo.
Phần mộ ông Tao đặ ở rú Bút, Sơn An.
Đời 24.1.
Lê Thị Chắt Tao (xem trên). Con cái chưa rõ.
 
Đời 24.2.
Lê Khánh Tạo thuở nhỏ thông minh học giỏi vào làm ăn ở Sài Gòn, sớm giác ngộ cách mạng (1938). Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 ông ở lại hoạt động bí mật ở Nam bộ, là cán bộ trung ương cục miền Nam. Trong 2 cuộc kháng chiến ông đã làm các chức vụ:
-          Tỉnh ủy viên tỉnh Thủ Dầu Một,
-          Thư ký Liên đoàn cao su Nam bộ,
-          Thường vụ Thành ủy Sài Gòn Chợ Lớn.
Sau bị địch bắt ở bến xe Bình Dương và bị đày ra Côn Đảo năm 1960. Ông đã tham gia đấu tranh rất kiên cường ở chuồng cọp và hy sinh năm 1962 tại nhà tù Côn Đảo. Phần mộ đặt ở nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo
Vợ là Trịnh Thị Diệu quê ở Thanh Tuyền Bến, Bến Cát, Thủ Dầu Một cũng là một người hoạt động cách mạng trong thời kỳ chống Pháp. Trong thời gian chống Mỹ bà làm ở ngành giáo dục. Ông bà sinh được 5 con (đời 25):
1-     Lê Chí Dũng 1957,
2-     Lê Thị Thanh Dung,
3-     Lê Thị Thanh Duyên,
4-     Lê Thị Thanh Danh.
Bà Diệu mất ngày-----, mộ đặt ở Thanh Tuyền, Bến Cát.
            Ông Tạo còn có con trai đầu là Lê Khánh Thành (con bà vợ trước lấy ở quê), bị Mỹ Nguỵ bắt đi lính đã chết không rõ tin tức.
Đời 25.1.
Lê Chí Dũng 1957, tốt nghiệp Đại học Thủy lợi Sài Gòn. Công tác, vợ con chưa rõ.
Đời 25.2.
Lê Thị Thanh Dung tốt nghiệp Đại học Kinh tế, chồng là Dương Minh Mẫn kỹ sư kinh tế. Có 3 con:
1-     Dương Minh Trí 1976.
2-     Dương Minh Thông 1987.
3-     Dương Minh Tâm 1997.
Đời 25.3.
Lê Thị Thanh Duyên tốt nghiệp Đại học sư phạm, chồng là Nguyễn Văn Vĩnh, giáo viên đại học. Có 1 con:
                        Nguyễn Vinh Thái 1981.
 
Đời 25.4.
Lê Thị Thanh Danh, tốt nghiệp Đại học sư phạm, chồng là Nguyễn Chí Trung, có 2 con:
1-     Nguyễn Chí Ngọc Minh 1982.
2-     Nguyễn Thị Trâm Anh 1995.
Đời 23.2.
Lê Khánh Liêu 1903- 19. ..là người thông minh nhanh nhẹn, khéo tay giỏi nghề thủ công đan lát. Vợ là Hà Thị Em người họ Hà Huy ở Sơn Thịnh làm nghề dệt vải thủ công. Có 4 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Thông,
2-     Lê Khánh Giao,
3-     Lê Khánh Biên,
4-     Lê Thị Huê.
Phần mộ ông bà Liêu đặt ở rú Bụt, Sơn An.
 
Đời 24.1.
Lê Khánh Thông 1940, tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt nam, trước làm cán bộ giảng dạy ở trường mỹ thuật Vinh, nay công tác tại TP Hồ Chí Minh, hội viên hội mỹ thuật Việt Nam. Vợ là Nguyễn Thị Tâm 1948 (con ông Nguyễn Trí) Sơn An, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm làm giáo viên. Có các con (đời 25):
1-     Lê Thị Khánh Hồng 1976, đại học mỹ thuật TP HCM
2-     Lê Khánh Thái 1980, đang học ĐH kiến trúc TP HCM.
đời 24.2.
Lê Khánh Giao 1944, Đại úy quân đội. Vợ là Lê thị Hạnh 1955 quê ở Bến Thủy, làm công nhân. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Thị Phương 1984,
2-     Lê Khánh Hải 1986.
3-     (chưa rõ)
4-     Lê Thị Hoài 1994
Đời 24.3.
Lê Khánh Biên 1947, tốt nghiệp Đại học thủy lợi, kỹ sư thủy văn, nay công tác tại Tây nguyên. Vợ là Trần Thị Hợi 1951, quê ở Sơn An, nay ở cùng chồng và làm công nhân thủy văn. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Hà 1975,
2-     Lê Khánh Hòa 1977,
3-     Lê Thị Hoa 1980,
4-     Lê Thị Lệ 1983,
5-     Lê Thị Ngọc 1986.
 
Đời 24.4.
Lê Thị Huê, làm việc và cư trú tại thị xã Lào Cai tỉnh Lào Cai. Chồng là Nguyễn Xuân Dược quê Sơn Thịnh (cháu ngoại ông Lê Doãn Liên), công tác và cư trú tại thị xã Lào Cai. Có các con:
 
Đời 23.
về các bà con gái ông Lê Khánh Mại:
-          Bà thứ 1 và bà thứ 5 là vợ cả và vợ lẻ ông Trần Dịnh ở xóm Sắn xã Sơn lễ, thường gọi là ông Giám Dịnh. Có các con:
1-     Trần Tịnh,
2-     Trần Chương,
3-     Trần Bính,
4-     Trần Tiêu,
5-     Trần Vân, nay gọi là bà Tấn
6-     Trần Toàn,
7-     Trần Tường là liệt sĩ chống Mỹ.
8-     Trần Thị Kim Dung là con dâu họ Lê, vợ ông Lê Khánh Qụy con ông Lê Khánh Dương.
9-     Bà Thinh lấy chồng về Sơn châu Hương sơn.
10-  Bà Nguyệt là con dâu họ Lê, vợ ông Lê Khánh Bằng.
-          Bà thứ 2 và thứ 3 là vợ cả và vợ kế ông Nguyễn Quang Hoàn ở xóm Sắn Sơn Lễ, thường gọi là ông Bát Hoàn. Có các con:
1-     Nguyễn Thị Nguyệt,
2-     Nguyễn Quang Danh.
-          Còn một bà lấy chồng là Đậu Đức Nguyên quê Sơn Tiến công tác ở ngành thủy lợi. Có 5 con:
1-     Đậu Đức Thụ,
2-     Đậu Đức Nam,
3-     . . .
Đời 22.3.
Lê Khánh Phùng, tục gọi là ông Nho Ba, người nho nhã vui thú điền viên, nuôi chim cảnh. Vợ người họ Nguyễn ở Sơn Thịnh con bà Phổ (bà Phổ trước là vợ ông Lê Sĩ Vân, Khi ông Vân chết bà lấy chồng khác ở Sơn Thịnh) làm nghề buôn hàng xén nhà nghèo. Có 1 con gái (đời 23):
1- Lê Thị Nga.
Đời 23.
Lê Thị Nga con gái duy nhất của ông Lê Khánh Phùng, chồng là ông Nguyễn Khắc Huỳnh quê Sơn Hòa và ở rể tại Sơn An. Có 4 con trai và 4 con gái:
1. Nguyễn Khắc Ninh, bị chết đuối lúc đang học chuyên khoa tú tài,
2. Nguyễn Khắc Bình, bộ đội Hải quân đã nghỉ hưu ở Hà Nội,
3. Nguyễn Khắc Vịnh, cư trú ở Hà Nội,
4. Nguyễn Khắc Sính, Hiệu trưởng Đại học Đà nẵng,
6.Nguyễn Thị Huyền Phi,         6. Nguyễn Thị Tý,                                                                      7. Nguyễn Thị Nhật Tân,                        8. Nguyễn Thị Thập.
Đời 22.4.
Lê Thị Năm tức bà Đốc Trinh, chồng là ông Đốc Trinh người họ Nguyễn ở xóm sắn, Sơn Lễ, là Hàn lâm quang Lộc tự Thiếu Khanh. Có 4 con:
1-     Bà Tú Tuấn,
2-     Bà Hậu Các,
3-     Bà Tham Hàng,
4-     NGuyễn Văn Thước (chết sớm).
đời 21.3.
Lê Khánh Chỉnh 1840-1890, mất ngày 15 tháng 4. Ông là con bà Hà Thị Giao (thường gọi là Cố Liễn) vợ thứ 2 của ông Lê Khánh Quýnh.
            Cố Liễn có một người con với chồng trước là người họ Hà Học ở Sơn Hòa cũng theo mẹ đẻ về ở Kẻ E có con cháu là ông Hương Huyến, bà Cu Quyền, ông cháu Huyến, ông Hòe Liên, Diên, Khôn, Minh Thanh v.v. Hiện nay các thế hệ cháu chắt đều cư trú ở Sơn An cả.
Thuở nhỏ ông Chỉnh rất nghèo, cùng vợ chịu khó thức khuya dậy sớm làm ăn cần cù: hàng xay hàng xáo, nhuộm vải nâu đi chợ bán, tích lũy dần rồi trở nên giàu có nhất huyện Hương Sơn thời bấy giờ.
Khi đã giàu có ông chạy mua chức chánh Tổng ngoại ủy để tránh sự quấy nhiễu phiền hà của các chức dịch trong vùng, nên thường gọi là Cụ Tổng.
Sau này con cái đậu đạt, như con cả Lê Khánh áng đậu Tú tài, con út Lê Qúi Bác làm quan ở Huế, nên được nhà vua phong tặng Tham nghị đại phu (hàm Tứ phẩm) Hàn lâm Thị độc nên thường gọi tên khác là Cụ Tặng.
Vợ cả là Nguyễn Thị Hai người họ Nguyễn Khắc ở Sơn Hòa được phong tặng Ngũ phẩm nghi nhân mất ngày 17 tháng Giêng năm Tỵ thọ 75 tuổi. Vợ hai là bà Phúc quê ở Phúc Dương mất ngày. . .Phần mộ ba ông bà đặt ở rú Tháp. Có 4 con trai và 1 con gái (đời 22):
1-     Lê Khánh áng,
2-     Lê Thị Hai,
3-     Lê Khánh ích,
4-     Lê Khánh Lam tức Lê Qúy Bác,
5-     Lê Khánh Bàn (con cố Phúc) chết sớm.
Đời 22.1.
Lê Khánh Áng 1868-1917 thọ 49 tuổi, hiệu Túy Hiên, đậu Tú tài khoa Tân Mão, tước Hàn lâm cung phụng. Vợ cả là Nguyễn Thị Năm ở làng Hoành Sơn, Nam Hoành, Nam Đàn, Nghệ An (1871-1918), mất ngày 27 tháng 12. Vợ thứ 2 là bà Nhu 1879-1955 quê ở làng Kẻ Sét xã Sơn Ninh. Phần mộ ba ông bà đặt ở rú Tháp. Có 9 con (đời 23):
1. Lê Khánh Đàn,                                   2. Lê Khánh Dương,
3. Lê Thị Ba (chết sớm),             4. Lê Khánh Quyền,
5. Lê Khánh Hạnh,                                 6. Bà ấm Tuân,
7. Lê Khánh Thụ,                                   8. Lê thị Phương,
9. Lê Thị Xuân (con bà Nhu).
 
Đời 23.1.
Lê Khánh Đàn 1893-1946, mất ngày 15 tháng 5. Tước Hàn lâm đãi chiếu. Tính tình hiền lành, phúc hậu, rất mực thương yêu, chăm sóc con cháu tận tình, đối xử thân tình với họ hàng làng xóm. Học tập kế thừa môn thuốc Đông y của cha ông, làm thầy thuốc chữa bệnh giúp dân không lấy tiền, gặp người nghèo còn cho không cả thuốc.
Vợ cả là em gái ông Nguyễn Khắc Niêm ở Sơn Hòa chỉ sinh được 1 con gái rồi chết (đời 24):
1-     Lê thị Lưu
Vợ kế là Tôn Nữ Thị Mừng quê ở Huế cũng chỉ sinh được 1 con gái rồi chết (đời 24):
2-     Lê Thị Hợi tức Kim Anh.
Vợ kế thứ 2 là Nguyễn Thị Tứ (con ông Bá Kính) người làng Thọ lộc Sơn Lễ, sinh được 8 con (đời 24):
3-     Lê Khánh Khâm tham gia bộ đội và đã hy sinh trong thời kỳ chống Pháp,
4-     Lê Khánh Phác,
5-     Lê Khánh Tần,
6-     Lê Khánh Cát,
7-     Lê Thị Oanh chết sớm,   8. Lê Thị Thân,                                9. Lê Thị Ngà,       10. Lê thị Hồng.
Sau cách mạng thang Tám ông Đàn tham gia Hội đồng nhân dân xã, được dân tín nhiệm. Là gia đình chính sách liệt sĩ.
Đời 24.1.
Lê Thị Lựu 1922, chồng là Đinh Nho Hân người Sơn Hòa, trước cách mạng làm Thừa phái đậu thành chung. Sau cách mạng làm hậu cần quân đội, là liệt sĩ chống Pháp. Bà Lựu tư cách hiền thục, đảm đang được bà con hàng xóm thương yêu qúy mến, làm nhiệm vụ phục vụ ủy ban kháng chiến Nghệ An đã nghỉ hưu. Chồng hy sinh khi 6 con còn nhỏ, bà đã nuôi dạy 6 con trưởng thành đều tốt nghiệp Đại học . Bà là gương sáng của bà mẹ hiền họ Lê. Ông bà có 6 con:
1-     Đinh Thanh Hà, dược sĩ cao cấp nghỉ hưu ở Vinh,
2-     Đinh Thị Hoan Châu, kỹ sư làm ở Huế cùng chồng,
3-     Đinh Thị Chi, giáo viên ở Vinh đã nghỉ hưu,
4-     Đinh Nho Hoan, trên Đại học, dạy học ở trường cao đẳng sư phạm Nghệ An.
5-     Đinh Thị Bé, trung cấp hoá chất ở Phú Thọ
6-     Đinh Thị Tâm, giáo viên cấp 3 ở Vinh,
Đời 24.2.
Lê thị Hợi tức Kim Anh (con bà thứ 2) chồng là Lê Đình Hanh, cán bộ kháng chiến chống Pháp, chuyên viên tài chính tỉnh Nghệ An đã nghỉ hưu, ở 11A đường Phan Bội Châu, Huế. Có 3 con:
1-     Lê Thị Hương, giáo viên THPT ở Vinh
2-     Lê Thị Phúc, công nhân ở Huế
3-     Lê Thị Hường. Giáo viên tiểu học ở Huế
Đời 24.3.
Lê Khánh Khâm, liệt sĩ chống Pháp, hy sinh 1953 ở mặt trận Trung Lào.
Đời 24.4.
Lê Khánh Phác 1936, cán bộ chi cục muối, có tính thương người, sống vô tư, luôn nhận khó khăn về mình. Tính thẳng thắn được anh em trong cơ quan yêu mến, thường mệnh danh là người cộng sản ngoài Đảng. Vợ là Nguyễn Thị Sen (con ông Nguyễn Quang Tiền) ở Sơn Lễ. Có 4 con (đời25):
1-     Lê Khánh Tùng 1966, tốt nghiệp THPT làm công nhân xây dựng ở TP HCM,
2-     Lê Khánh Thảo 1968, làm ăn sinh sống ở T/P Vinh với bố mẹ,
3-     Lê Thị Tuyết 1970, làm kế toán viên ở Vinh. Lấy chồng ở Vinh,
4-     Lê Khánh Thành kỹ sư nông nghiệp công tác tại TP hồ Chí Minh.
Đời 24.5.
Lê Khánh Tần 1938, tốt nghiệp Đại học sư phạm, cần cù chăm chỉ học tập, công tác và lao động, là giáo viên cấp 3 Hương Sơn. Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II. Vợ là Dương Thị Hồng 1950, giáo viên cấp 1 quê ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Nay gia đình định cư ở nơi dạy học Sơn Tân. Có 4 con (đời 25):
1.Lê Thị Hoài Xuân, tốt nghiệp THPT vào làm ăn ở Vũng Tàu, vừa làm vừa học Đại học sư phạm tiếng Anh. Hiện đang dạy hợp đồng các lớp tiếng Anh ở Vũng Tàu, nêu cao được truyền thống hiếu học của gia đình.
2.Lê Thị Xuân An, giáo viên trường trung học chuyên ban Trần Văn Quan bà Rịa Vũng tàu. Là giáo viên trẻ nhiệt tình, được đi dự thi giáo viên dạy giỏi của tỉnh mặc dù mới ra trường được 2 năm.
3.Lê Thị Thư, học giỏi, có quyết tâm vượt khó, học khoa Hóa Đại học sư phạm Vinh, nay dạy học ở Bà Rịa.
4.Lê Khánh Trí, thông minh, phát triển rất sớm, được đi thi học sinh giỏi toán lớp 11 ở tỉnh Hà Tĩnh. 15 tuổi đã thi đậu Đại học, hiện đang học năm thứ 1 khoa Toán Đại học sư phạm Vinh.
Đời 24.6.
Lê Khánh Cát 1945, Đảng viên, tham gia quân đội từ năm 1968, nay đã nghỉ hưu với quân hàm Đại úy thông tin. Tính tình thẳng thắn thật thà, chan hoà, dũng cảm trong chiến đấu, thông minh. Đã được tặng thưởng:
-          Huy hiệu Bác Hồ,
-          Ba huân chương giải phóng hạng I,II và III,
-          Ba huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I,II,III.
Vợ là Nguyễn Thị Mai 1950, giáo viên cấp 2. Nay gia đình định cư ở quê vợ là thôn Thành Phú xã Định Tường, huyện Thiệu yên, Thanh Hóa. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Hoài 1976, tốt nghiệp cao đẳng kỹ sư ngành Điện công tác tại     Thiệu yên Thanh hóa,
2-     Lê Thị Nam 1975,
3-     Lê Thị Tuyết Trinh 1984, đang đi học
 
Đời 24.7.
Lê Thị Thân, chồng là Nguyễn Văn Hà cùng quê, giáo viên trường Sơn An. Có các con:
1-     Nguyễn Văn Nhã,
2-     Nguyễn Thị Nhân,
3-     Nguyễn Thị ái,
4-     Nguyễn Văn Siêu.
Gia đình đã chuyển vào tổ chức trang trại sinh sống ở Sông Bé.
 
Đời 24.8.
Lê Thị Ngà, giáo viên cấp 1. Chồng là Nguyễn Khắc Miên (cháu ngoại ông Lê Khánh Giản) cán bộ kỹ thuật thiết kế Bộ công nghiệp nhẹ đã nghỉ hưu, cư trú ở Sơn Hòa, đã mất ở Sơn Hòa tháng 8/2001. Có các con:
1-     Nguyễn Khắc Việt, KS, ĐH Bách khoa công tác ở Đồng Nai,
2-     Nguyễn Khắc Anh học công nhân kỹ thuật ở Hà Nội.
Đời 24.9.
Lê Thị Hồng, giáo viên tiểu học ở Sơn An. Chồng là ông Nghệ (con ông Bân) ở cùng quê.
Đời 23.2.
Lê Khánh Dương 1895-1967, mất ngày 15 tháng 10, thọ 73 tuổi. Sinh thời ông sống chan hòa vui vẻ với mọi người không phân biệt giàu nghèo. Đặc biệt thân thiết với nông dân trong xóm làng. Có năng khiếu văn nghệ, thích săn bắn, cưỡi ngựa, thả diều. Thường bỏ tiền ra tổ chức các gánh hát cho anh em nông dân biểu diễn, bản thân là Đạo diễn cho gánh hát. Phong cách sống rất hào phóng.
Tham gia cách mạng từ năm tháng 5-1945, vào Đảng 14-10-1946, là cơ sở của Đảng trước cách mạng tháng Tám, là ủy viên Việt Minh bí mật ở xã. Tham gia cướp chính quyền ở xã và làm chủ tịch ủy ban kháng chiến xã An Lễ, Bí thư hội Phụ lão cứu quốc, ủy viên mặt trận Liên Việt xã, phụ trách tôn giáo vận của Đảng bộ xã. Đã được nhà nước tặng thưởng:
-          Huân chương kháng chiến hạng II,
-          Huy chương kháng chiến hạng I,
-          Hai bảng vàng danh dự (có 6 con đi bộ đội thời chống Pháp và 3 con bộ đội thời chống Mỹ),
-          Bằng tuyên dương công trạng của ủy ban kháng chiến Liên khu 4 tặng,
-          Hai bằng gia đình vẻ vang,
-          Bằng Tổ quốc ghi công Liệt sĩ Lê Khánh Sào.
Là gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách.
Vợ là bà Nguyễn Thị Tư (1898-1980) mất ngày 3 tháng 4 năm Canh Thân, thọ 83 tuổi. Bà là con cụ Nguyễn Khắc Kiều ở Sơn Hòa, là một phụ nữ tháo vát đảm đang, cần cù lao động chăn tằm, dệt vải, chăn nuôi. đã nuôi dạy 9 người con khôn lớn nên người.
Phần mộ của ông bà táng ở rú Tháp. Có 9 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Khang 1918-1996,
2-     Lê Khánh Qụy 1920-1985,
3-     Lê Khánh Thiềm 1924,
4-     Lê Khánh Lâm 1926,
5-     Lê Khánh Nam 1928,
6-     Lê Khánh Sằn 1932,
7-     Lê Khánh Sào 1935-1954, liệt sĩ chống Pháp,
8-     Lê Thị Khánh Kim 1937,
9-     Lê Khánh Đài 1939.
Ngoài ra còn có 3 con chết sớm là:
Lê Khánh Nhơn, Lê Thị Trà, Lê Thị Khánh Ngọc
Đời 24.1.
Lê Khánh Khang 1918-1996, học ở Quốc học Vinh, đậu Thành chung, đI làm ở Bưu điện Pnong Pênh, Huế, học trường huấn luyện thể thao Phan Thiết. Đảng viên từ năm 1946, tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945. Năm 1944 hoạt động chống Pháp bị bắt đi an trí tại Đắc Tô, Kôn Tum. Trong khởi nghĩa tháng Tám là ủy viên ủy ban khởi nghĩa tỉnh Thừa Thiên, cướp chính quyền ở Huế.
Tham gia quân đội lần lượt giữ các chức vụ Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng, Đã chỉ huy chiến đấu ở các mặt trận: Bình Trị Thiên, Nghệ An, Trung Lào, Thượng lào, Khu Ba. Làm cán bộ sư đoàn phụ trách chủ nhiệm khoa chiến thuật, trưởng phòng huấn luyện học viên quân sự cao cấp thuộc Bộ tổng tư lệnh. Sau làm Hiệu trưởng trường sĩ quan hậu cần, được phong quân hàm Đại tá năm 1957. Năm 1960 chuyển ngành lần lượt làm Chánh văn phòng, Cục trưởng cục chăn nuôi Bộ nông trường, Cục trưởng cục kiến thiết cơ bản Bộ lâm nghiệp. Nghỉ hưu từ năm1980. Trong quá trình công tác ở quân đội cũng như dân sự ông luôn giữ được tính cương trực, thẳng thắn, cần kiệm liêm khiết, gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình công tác. Quản lý tốt cơ quan, có ý thức đào tạo cán bộ kế cận, được cấp trên kính nể, cấp dưới mến phục. Luôn chấp hành tốt chính sách của Đảng và Nhà nước. Sau khi nghỉ hưu vẫn tích cực tham gia cấp ủy đảng ở địa phương. Tự tăng gia cải thiện đời sống trong hoàn cảnh khó khăn chung của cả nước. Ông đã được tặng thưởng:
-          Huân chương Độc lập hạng III,
-          Huân chgương chiến thắng hạng I,
-          Huân chương chiế công hạng III,
-          Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I và II,
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,
-          Huy hiệu 40 và 50 tuổi Đảng,
-          Kỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị bắt tù đày do Thủ tướng tặng: "Đã nêu cao tinh thần trung kiên bất khuất góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc". Ông mất ngày 15 tháng 9.
Vợ là Trương Thị Xuân Tần 1932 (con ông Trương Xuân Mai) ở huyện điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Là Đảng viên tập kết ra Bắc từ 1954. Làm cán bộ tài vụ ở ủy ban liên lạc kinh tế và văn hóa với Lào và Campuchia, biệt phái sang Lào tháng 7/1987. Bà đã được tặng thưởng:
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,
-          Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng II,
-          Huân chương tự do hạng II của Lào.
Đã nghỉ hưu, gia đình cư trú tại D3 phòng 401 phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Ông bà sinh được 2 con (đời 25):
1-     Lê Quốc Khánh 1957,
2-     Lê Thị Khánh Vân 1960.
 
Đời 25.1.
Lê Quốc Khánh 1957, tốt nghiệp kỹ sư cơ khí chế tạo trường Đại học Thái Nguyên. Tham gia quân đội 8 năm, công tác tại Viện vũ khí, chuyển ngành với quân hàm Đại úy sang công tác tại xí nghiệp cơ khí thuộc công ty khảo sát thiết kê Bộ nông nghiệp, nay công tác ở công ty cơ khí Hòa phát. Đảng viên. Vợ là Nguyễn Thị Thảo bác sĩ y khoa (chuyên khoa cấp 1). Có 1 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Hoàng 1991, đang đi học.
 
Đời 25.2.
Lê Thị Khánh Vân 1960, cử nhân khoa ngữ văn, tốt nghiệp trường Đại học tổng hợp (nay là Đại học quốc gia) Hà Nội, nay là phóng viên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội.
Đời 24.2.
Lê Khánh Qụy 1920-1985, mất ngày 7 tháng 2, mộ đặt ở rú Tháp. Thời chống Pháp làm trại trưởng trại giống lúa Rạch Gòi Cần Thơ và Cầu Hai, Thừa Thiên thuộc Túc mễ cục Đông Dương. Sau cách mạng về quê làm ruộng và làm y tá phục vụ dân công và nhân dân trong xã. Trong hoàn cảnh tất cả anh em thoát ly một mình ông Qụy vừa tham gia công tác đia phương làm thư ký đội sản xuất vừa phải chăm lo vườn tược nhà cửa của cha mẹ, chăm sóc hầu hạ cha mẹ lúc đau yếu, nêu cao tấm gương hiếu thảo không nề hà than vãn. Vợ là bà Trần Thị Dung 1918 (con ông Giám Dịnh) ở xóm Sắn Sơn lễ. có 5 con (đời 25):
1-     Lê Thị Mỹ Hương còn gọi là Nhụy,
2-     Lê thị Phương,
3-     Lê Khánh Thái,
4-     Lê Thị Khánh Hòa,
5-     Lê Khánh Hồng Công.
Đời 25.1.
Lê Thị Mỹ Hương (lúc nhỏ gọi là Nhụy) tốt nghiệp trung cấp chăn nuôi. Chồng là Nguyễn Văn Lang kỹ sư trồng trọt, Giám đốc nông trường ở Bình Định, quê ở huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định. Có các con:
1-     Nguyễn Thị Xuân Hà,
2-     Nguyễn Văn Định,
3-     Nguyễn Tuấn Anh.
đời 25.2.
Lê Thị Phương, tốt nghiệp trung cấp sư phạm, đi thanh niên xung phong, nay là công nhân xí nghiệp may Đáp Cầu. Chồng là Trần Đình Học quê Hưng Nguyên, Nghệ An, trung úy công binh hy sinh ở mặt trận Tây Nam chống Ponpốt, là liệt sĩ. có 1 con gái :
Trần Thị Tú Anh học trung cấp thống kê ở Bắc Ninh nay làm ở xí nghiệp may Đáp Cầu..
Hai mẹ con hiện cư trú tại Đáp Cầu gần nhà cô Khánh Kim. Đã được cấp nhà tình nghĩa.
Đời 25.3.
Lê Khánh Thái 1955, học xong lớp 9 thì gia nhập quân đội, chiến đấu dũng cảm ở Campuchia, bị thương nhẹ, phục viên với quân hàm Chuẩn úy về quê làm nông nghiệp, là Đảng viên. Vợ là Nguyễn Thị Ngọc Diệp giáo viên cấp 2 ở Sơn An, người thuộc họ Nguyễn Quang ở xóm Sắn, Sơn Lễ. có 1 con (đời 26):
1- Lê Khánh Thạch đang đi học lớp 10 ở Hương Sơn
Đời 25.4.
Lê Thị Khánh Hòa, tốt nghiệp THPT, học xong trường công nhân kỹ thuật may Hà Bắc, nay công tác tại công ty may Chiến thắng Hà Nội. Chồng là Trần Văn Thế tốt nghiệp Đại học an ninh, công tác tại Sở công an Hà Nội. Nhà ở gần chợ xanh Giáp Bát. có 1 con:
Trần Tuấn Anh đang học tiểu học.
Đời 25.5.
Lê Khánh Hồng Công, đang học THPT thì gia nhập quân đội, chiến đấu ở mặt trận phía bắc năm 1979, sau khi xuất ngũ lại tiếp tục học hết THPT. Có khả năng học tốt các môn khoa học xã hội. Thi tuyển đủ điểm đI học ở Liên Xô, học xong Đại học văn hoá thư viện và ở lại Ukraina. Vợ tên là Hồng, đã có 1 con gái (đời 26). Hiện gia đình đang sống ở Kiep.
Đời 24.3.
Lê Khánh Thiềm, sinh ngày 6/6/1924. Trước cách mạng học trung học ở Vinh, sau ở nhà làm ruộng, giỏi công việc đồng áng, làm ăn tích cực chăm chỉ. Tính tình cởi mở chan hòa được dân làng yêu mến. Sớm giác ngộ cách mạng tham gia hoạt động từ trước năm 1945, vào Đảng năm 1946. Tốt nghiệp sĩ quan lục quân khóa 4, đã tham dự nhiều chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1955 là sĩ quan biệt phái làm công tác cải tạo tư sản ở hà Nội. Sau đó làm Giám đốc Công ty Hợp doanh dệt len mùa Đông – Hà Nội. Tái ngũ tham gia chiến đấu chống Mỹ ở tuyến đường Trường Sơn-Lào. Nghỉ hưu với quân hàm Trung tá. Trong công tác tỏ ra có khả năng quản lý và tổ chức, năng động sáng tạo , gần gũi anh em công nhân, được công nhân và cán bộ mến yêu và tin tưởng. Trong đời thường cũng như ở mọi vị trí công tác ông đều tỏ ra là con người có bản lĩnh, trung thực thẳng thắn, nhiệt tình, kiên quyết bảo vệ chân lý, hết lòng giúp đỡ mọi người. Đã được tặng thưởng:
-          Huân chương quân công hạng III,
-          Ba huân chương chiến sĩ vẻ vang I,II và III,
-          Hai huân chương kháng chiến hạng I và II,
-          Hai huân chương chiến sĩ giải phóng hạng II và III,
-          Huy hiệu 40 và 50 tuổi Đảng,
-          Huy chương quân kỳ quyết thắng.
-          Cán bộ tiền khởi nghĩa.
Vợ đầu là Nguyễn Thị Sâm (con thứ 2 của ông bà Nguyễn Văn Huỳnh) ở xóm Sắn, Sơn Lễ. Bà là người đảm đang, chồng đi chiến đấu xa, một mình ở nhà nuôi dạy con cái và chăm sóc cha mẹ nội ngoại rất chí hiếu, được bà con xóm giềng khen là dâu hiền. Bà sinh được 1 con trai (đời 25):
1-     Lê Khánh Quốc.
Bà mất ngày 1 tháng 4, mộ đặt ở rú Tháp.
Sau lấy bà vợ thứ 2 là Trần Thị Thành sinh năm 1930 (con ông bà Trần Trung Lệnh) ở xã Hòa Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Bà là Đảng viên tham gia nhiều công tác chính quyền và đoàn thể, nghỉ hưu năm 1985. Đã được thưởng:
-          Huân chương kháng chiến hạng I,
-          Huy hiệu 40 và 50 năm tuổi Đảng.
Hiện gia đình đang cư trú tại phường Dịch Vọng quận Cầu giấy. Bà sinh được 3 con (đời 25):
Lê Tuấn Sơn 1958,
Lê Thị Minh Tâm 1959,       4. Lê Thị Phương Loan (tức Phương Liên) 1962.
 
Đời 25.1.
Lê Khánh Quốc 1946, là con bà cả mồ côi mẹ từ lúc còn nhỏ sống với ông bà nội (ông bà Dương). Là người chăm chỉ cần cù chịu khó học tập và rèn luyện, có quyết tâm cao. Ra Đông Triều cùng với chú học hết cấp 3, vào học trường Đại học Lâm nghiệp ở Bắc Mã, Đông Triều, tốt nghiệp kỹ sư chế biến lâm sản. ra công tác ở Viện qui hoạch rừng Bộ Lâm nghiệp, sau đó làm Phó giám đốc xí nghiệp sản xuất tà vẹt ở Tây Quảng Bình. Tiếp theo là Giám đốc nhà máy gỗ Vinh, chuyên viên cố vấn cho liên doanh chế biến gỗ Đài Loan-Việt Nam ở Vinh. Là Đảng viên, cán bộ có trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, được cấp trên và công nhân tín nhiệm. Vợ là Lê Thị Hoa (con ông Lê Trọng Cự - cháu ngoại ông Lê Khánh Khai) quê Sơn Hòa, là dược sĩ trung cấp công tác ở nhà máy gỗ Vinh, đã nghỉ hưu. có 2 con (đời 26):
1-     Lê Quốc Trung Đã tốt nghiệp Đại học tài chính kế toán đang làm ở Hà Nội,
2-     Lê Thị Mỹ Hòa đã tốt nghiệp khoa ngôn ngữ học Đại học quốc gia Hà Nội
Đời 25.2.
Lê Tuấn Sơn 1958, tốt nghiệp sĩ quan công binh, Đảng viên, Thượng úy chuyển ngành làm ở công ty xây dựng ngân hàng trung ương, sau lại chuyển sang công ty bánh kẹo Tràng An. có 2 con (đời 26):
1-     Lê Mai Linh 9/1989,
2-     Lê Khánh Tuấn An 10/1994.
Đời 25.3.
Lê thị Minh Tâm , tốt nghiệp trung cấp sư phạm mẫu giáo, công tác ở phòng giáo dục quận Ba Đình. Vừa làm vừa học đã tốt nghiệp Đại học sư phạm mẫu giáo, nay là Hiệu trưởng trường Mẫu giáo ở quận Ba Đình. Chồng là Đinh Tuấn Hùng kỹ sư điện công tác tại Bộ Năng lượng. có 2 con:
1- Đinh Ngọc xuân Giang 1989,
2- Đinh Ngọc Xuân Lâm 1995.
Đời 25.4.
Lê Thị Phương Loan, học hết phổ thông vào làm ở xí nghiệp bánh kẹo Tràng An. Chồng là Vũ Hồng Vân Thiếu tá công an quê Thường Tín, Hà Tây. có 2 con gái:
1. Vũ Huyền Trang 1985, đang đi học                 2. Vũ Hồng Nhung 1995.
Đời 24.4.
Lê Khánh Lâm 1927, trước cách mạng học trung học ở Vinh. Tham gia cách mạng từ năm 1945. Gia nhập quân đội năm 1945. Vào Đảng năm 1949, là người hăng hái nhiệt tình liêm khiết, sống chan hòa cởi mở, vô tư và lạc quan. Trong kháng chiến chống Pháp đã tham gia nhiều chiến dịch ở Napê (Lào), Bình Trị Thiên, Trung Lào. Đã tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân ở Nam Ninh, Trung Quốc. Làm huyện đội trưởng huyện đội Kỳ Anh, chuyển ngành với quân hàm Trung úy. Là cầu thủ bóng đá của quân khu 4 và Nghệ Tĩnh. Đã học Trung cấp thể dục thể thao Từ Bơn, Hà Bắc và trở thành huấn luyện viên bóng đá, công tác tại ty thể dục thể thao Nghệ Tĩnh. Nghỉ hưu tại phường Bắc Hà thị xã Hà Tĩnh. Đã được tặng thưởng:
-          Huân chương chiến công hạng III,
-          Huân chương chiến thắng hạng III,
-          Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng III,Huy hiệu 40 và 45 tuổi Đảng.
Vợ là Trần Thị Thanh sinh năm 1934, công nhân ngành dược Hà Tĩnh, quê ở xã Thạch Tiến huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, đã nghỉ hưu. Có 2 con trai và 3 con gái (đời 25):
1-     Lê thị Lan Hương,
2-     Lê Khánh Sơn,
3-     Lê Thị Như Mai,
4-     Lê Khánh Phong,
5-     Lê Thị Kim Ngân
Đời 25.1.
Lê Thị Lan Hương 1957, tốt nghiệp sư phạm trung cấp nay là giáo viên tiểu học dạy ở trường tiểu học Bắc Hà thị xã Hà Tĩnh, là giáo viên dạy giỏi. Chồng là Nguyễn Việt, giáo viên cấp 3 ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, bị bệnh hiểm nghèo mất sớm. Một mình nuôi con sau 10 năm mới tái giá, chồng mới tên là Chữ chủ nhiệm khoa ngữ văn trường Cao đẳng sư phạm Hà tĩnh. Có   con gái:
Nguyễn Lê Thúy Hằng, giải ba học sinh giỏi văn toàn quốc, được tuyển thẳng vào Học Viện Hành Chính Quốc gia Hà Nội
đời 25.2.
Lê Khánh Sơn thường gọi là Hồng, tốt nghiệp Khoa vật lý trường ĐH sư phạm Vinh, dạy học ở trường cấp 3 Tô Văn Ơn huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa. Đang vừa dạy học vừa học cao học tại Phân viện Vật lý ở Nha Trang. Vợ là Phạm Thị Thanh Hà y sĩ công tác tại bệnh viện Vạn Ninh, Khánh Hòa. có 1 con trai và 1 con gái (đời 26):
1-     Lê Thị Kim Dung
2-     Lê Khánh Vinh 1998.
Đời 25.3.
Lê Thị Như mai thường gọi là Huệ tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp trường quân y Hà Bắc chuyển ngành sang công ty cung ứng xi măng Hoàng Thạch ở Đáp Cầu. Chồng tên là Nguyễn Mừng quê ở Hải Dương, công nhân công ty Xi măng Hoàng Thạch. Hai vợ chồng làm ăn khá giả, có 2 con:
1. con trai tên là Long đang học lớp 5                2. Con gái là Nguyễn Mai Linh
Gia đình cư trú tại Đáp Cầu, Bắc Ninh.
Đời 25.4.
Lê Khánh Phong, tốt nghiệp THPT, làm nghĩa vụ quân sự rồi về làm công nhân xí nghiệp gạch hoa thị xã Hà Tĩnh. Sau đi học trung cấp kiến trúc ở Vĩnh Long, hiện đang làm ở phòng công nghiệp huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa. Vợ tên là Lê Bảo Hạnh giáo viên tiểu học, có con trai (đời 26):                       Lê Khánh Ninh
Đời 25.5.
Lê Thị Kim Ngân tốt nghiệp THPT, học sinh giỏi có năng khiếu thơ văn, đã có thơ đăng ở tuyển tập thơ nữ của Hà Tĩnh. Được tặng học bổng của hội huynh đệ Việt kiều ở Pháp trong 3 năm. Học xong trung cấp sư phạm ra dạy tiểu học ở thị xã Hà Tĩnh, kết hợp học tại chức Đại học sư phạm khoa tiểu học tốt nghiệp loại khá. Là Đảng viên. Nay chuyển vào Vũng Tàu dạy ở trường tiểu học song ngữ dân lập cùng với chồng là Trần anh Chiến luật sư dạy ở trường Đảng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đã có 1 con gái:
Trần Anh Thơ 1996.
Đời 24.5.
Lê Khánh Nam 1930, trước cách mạng học cấp 2 ở Vinh, tham gia cách mạng năm 1945 vào bộ đội ,chiến đấu ở vụ Quang, Bình Trị Thiên, Điện Biên Phủ, Hà Nam Ninh, Trường Sơn. Tốt ngiệp trường Sĩ quan Sơn Tây, học hết cấp 3 trong quân đội, làm giáo viên văn hóa ở cục nhà trường quân đội. Chuyển ngành làm chuyên viên ban tuyên huấn trường Đại học giao thông. Đã tham gia nghiên cứu giáo dục Mác - Lê nin ở Kiép (Liên Xô cũ). Đã được tặng thưởng:
-          Huân chương chiến thắng hạng III,
-          Huân chương kháng chiến hạng I,
-          Ba huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I, II và III,
-          Huy hiệu quyết thắng,
-          Huy hiệu quân kỳ quyết thắng.
Vợ là Trần Thị Cẩm Thạch, cán bộ tài chính Hà Nội. Đã có các con (đời 25):
1-     Lê Thị Phương Nga,
2-     Lê Khánh Ngọc Anh.
Đời 25.1.
Lê Thị Phương Nga, tốt nghiệp kỹ sư giao thông, khoa thông tin tín hiệu, công tác tại công ty Hàng hải Hà Nội. Chồng là Phan Tiến Nguyên, công tác tại công ty bảo hiểm Hà Nội. Đã có nhà riêng ở phố Lý Nam Đế, Hà Nội. Đã có 1 con:
Phan Thị Cẩm Vân 1996.
Đời 25.2.
Lê Khánh Ngọc Anh 1969, tốt nhiệp Đại học giao thông, khoa ô tô. Đã có vợ và 1 con trai còn nhỏ(đời 26).
Đời 24.6.
            Lê Khánh Sằn 1932, học sinh cấp 3 Phan đình Phùng, là một học sinh học giỏi thông minh, đã được giải học sinh giỏi văn cấp Liên khu 4. Hăng hái tham gia quân đội, đã học trường sĩ quan lục quân khóa 6, trường Thiếu sinh quân Liên khu 4. Cán bộ hội đồng cung cấp mặt trận Liên khu 4, tham gia chiến dịch Trung Lào. cán bộ trao trả tù binh và đón tiếp cán bộ và quân đội miền Nam tập kết 1954. Chuyển ngành ra học ở Khoa ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp loại ưu. Tốt nghiệp đại học sư phạm 4 năm. Ra trường làm giáo viên trường học sinh miền Nam ở Đông Triều, Quảng Ninh. Sau về làm chuyên viên cao cấp ở bộ giáo dục và Đào tạo, chuyên viết sách giáo khoa cho học sinh cấp 2 về môn văn và tiếng Việt và sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên. Cộng tác viên viết nhiều bài báo và chuyên luận cho các tập san Giáo dục, báo Tiền phong, Thiếu niên tiền phong, Người Giáo viên nhân dân. Là Đảng viên từ 1963, có chí tiến thủ, chuyên môn giáo dục phổ thông có tài năng và nhiều kinh nghiệm. Đã được đi nghiên cứu giáo dục cấp huyện ở Liên Xô cũ. Đã được thưởng:
-          Huy chương khánh chiến chống Pháp hạng II,
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,
-          Huy chương vì sự nghiệp giáo dục,
-          Huy chương vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Vợ là Nguyễn Thị Kim Liên 1939, tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân, phó phòng kế hoạch Dệt len Mùa đông Hà Nội, đã nghỉ hưu. Được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II. Gia đình cư trú tại phòng 405 nhà 57 Đường Giảng Võ, Hà Nội. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Bích Thủy 1964,
2-     Lê Kim Lan 1970.
Đời 25.1.
Lê Thị Bích Thủy 1964, thông minh học giỏi, hiền hậu đã được giải 3 học sinh giỏi văn toàn quốc. Tốt nghiệp kỹ sư hóa thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội, là cán bộ kỹ thuật công ty bánh kẹo Tràng An Hà Nội. Vừa công tác, vừa nuôi dạy 2 con nhỏ, lại vừa theo học và tốt nghiệp cữ nhân Anh văn trường sư phạm ngoại ngữ. Và đã có bằng Thạc sĩ khoa môi trường đại học Bách khoa Hà nội. Thật là một phụ nữ giàu nghị lực đáng khen của họ Lê ta. Chồng là Lê văn Quân kỹ sư máy tính điện tử, công tác tại nhà máy tính Ngân hàng nhà nước. Đã có 2 con:
1-     Lê Quang Minh 1991,
2-     Lê Khánh Tường Vân 1999.
            Gia đình cư trú ở phố Thái Thịnh quận Đống Đa, Hà Nội.
đời 25.2.
Lê Thị Kim Lan 1970, Là học sinh giỏi học lớp chuyên văn, tốt nghiệp bác sĩ y khoa loại khá tại Đại học y khoa Hà Nội, công tác tại công ty TAKEDA. Chồng là Nguyễn Đình Việt cử nhân thương mại, công tác ở sở Xây dựng Hà Nội.Đã có 1 con gái là:
1. Nguyễn Lê Khánh Linh 1998.  2. Nguyễn Lê Việt Phong (trai)
     Gia đình cư trú ở phường Tương Mai quận Hai Bà Trưng, làm ăn khá giả.
Đời 24.7.
Lê Khánh Sào 1937, học cấp 2 ở quê. Năm 1951-1952 học ở trường Thiếu sinh quân Liên khu 4, ở nhà tham gia sản xuất cùng với 2 em. Chăm sóc cha mẹ già yếu trong hoàn cảnh thiếu thốn, các anh đi chiến đấu xa. Năm 1953 xung phong vào quân đội, tham gia chiến dịch Trung Lào, chiến đấu dũng cảm lập nhiều chiến công xuất sắc. Hy sinh trong trận tiêu diệt địch ở bản Ta-khôn-khen Trung Lào. Là liệt sĩ chống Pháp, được truy tặng: Huy chương chiến thắng hạng I.
Đời 24.8.
Lê Thị Khánh Kim 1937, học hết cấp 2 ở quê, trong kháng chiến chống Pháp 6 anh đi bộ đội nên ở nhà chăm sóc cha mẹ trong hoàn cảnh thiếu thốn, phải chạy chợ làm vườn, làm ruộng. Năm 1956 được các anh đưa ra Hà Nội vừa học vừa làm công nhân may đo và đã tốt nghiệp cấp 3. Là Đảng viên. Đã học trường Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc và nhiều lớp quản lý kinh tế của trung ương mở ở Hà Nôị và TP HCM. Từ một công nhân trực tiếp sản xuất đã vượt qua nhiều khó khăn vừa nuôi 3 con nhỏ vừa phấn đấu trở thành cán bộ giỏi, có khả năng quản lý giỏi, Đã nhiều năm là Phó Giám đốc xí nghiệp may Đáp Cầu,Thị ủy viên thị xã Bắc Ninh, ủy viên Hội đồng nhân dân thị xã. Là người được cấp trên và địa phương tín nhiệm, công nhân mến phục. Sống với anh em, bà con, bạn bè rất chân tình, nhiệt tình giúp đỡ con cháu nội ngoại, tạo lập cho các cháu công ăn việc làm, học hành thành đạt. Đã dược tặng thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I.
Chồng là Vũ Thành Kính bộ đội chuyển ngành làm công nhân xí nghiệp may 10 và may Đáp Cầu. Cả hai đã nghỉ hưu cư trú ở thị xã Bắc Ninh. Có 3 con:
1-     Vũ Trung Anh, tốt nghiệp THPT làm nghĩa vụ quân sự xong được cữ đi học kỹ thuật ở Tiệp Khắc, nay làm ở công ty may Đáp Cầu.
2-     Vũ Lan Anh, tốt nghiệp cấp 3, học trung học thống kê, công tác ở công ty may Đáp Cầu, vừa học vừa làm đã tốt nghiệp Đại học tại chức.
3-     Vũ Việt Anh, tốt nghiệp cấp 3, tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật may và công tác ở công ty may Đáp Cầu.
Đời 24.9.
Lê Khánh Đài 1939, năm1955 tốt nghiệp sư phạm sơ cấp, dạy tiểu học ở huyện Hương Sơn. Vừa dạy vừa học thêm cấp 3 ở Đức Thọ (cách chỗ dạy 15 km). Sau được chuyển lên dạy cấp 2 ở Hương Sơn và Thạch Hà. Học tiếp ở trường cao đẳng sư phạm hệ chính quy và trở thành giáo viên dạy giỏi. Tổ chức cuộc sống gia đình có hiệu quả nên vừa nâng cao mức sống vừa chữa bệnh mãn tính có hiệu quả, đã xây dựng nhà cửa khang trang ở Phố Châu, Hương Sơn. Đã nghỉ hưu trước tuổi. Đặc biệt đã biết học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của các lương y nổi tiếng như cụ Đào Việt Hà ở Phố Châu là bố vợ và cụ Lê Khánh Quyền là chú ruột, dần dần trở thành thầy thuốc có tín nhiệm ở Phố Châu được bà con quanh vùng biết đến.
Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I.
Vợ là Đào Việt Châu (con ông thầy thuốc Đào Việt Hà), giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Trung Chính 1967,
2-     Lê Thị Kim Chi 1969,
3-     Lê Khánh Nghĩa 1980.
Đời 25.1.
Lê Khánh Trung Chính 1967, tốt nghiệp THPT làm công nhân xí nghiệp lâm nghiệp ở Vinh và Hương Sơn. sau đi học trung cấp thống kê ở Bắc Ninh, nay làm cán bộ văn thư ở trường trung học Cao Thắng, Hương Sơn. Vợ quê Sơn Thịnh, giáo viên THCS ở Phố Châu. Đã có 1 con trai (đời 26):
                        Lê Khánh Anh Đức
 
 
 
đời 25.2.
Lê Thị Kim Chi 1969, tốt nghiệp trường công nhân kỹ thuật may Thuận Thành, Hà Bắc, nay công tác ở công ty may Đáp Cầu. Chồng là Phan Anh quê Sơn Hòa, kỹ sư xây dựng công tác ở nhà máy kính Đáp Cầu. có 2 con:
1-Phan Huyền đang học lớp 1.
2- Phan Khải Đại
Gia đình cư trú tại Đáp Cầu, Bắc Ninh.
Đời 25.3.
Lê Khánh Nghĩa 1980, đang học khoa tiếng Anh trường cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh.
 
Đời 23.4.
Lê Khánh Quyền, thường gọi là ông Giám Quyền (1901-1975), mất ngày 12 tháng 8. Mộ đặt ở rú Trơ. Trước học trường Quốc tử giám ở Huế, về sau thành thầy thuốc nổi tiếng, biết kết hợp Đông Tây y chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo. Tận tình với người bệnh nhất là người nghèo, bà con họ hàng. Ông đã được tỉnh ủy Nghệ An và Văn phòng trung ương Đảng mời chữa bệnh cho một số cán bộ cao cấp có kết quả tốt. Ông là người thông minh, khảng khái, quả cảm có trình độ học vấn về y học dân tộc chuyên sâu. Khi mới Tổng khởi nghĩa tháng 8/ 1945 ông có tham gia công tác tài chính ở mặt trận Việt Minh và ủy ban Hương Sơn.
Vợ là Trần Thị Tám (con cụ Bang hiến họ Trần) ở làng Tứ Mỵ (nay là Sơn Châu, Hương Sơn). Ông bà có 7 con (đời 24):
1-     Lê Thị Thu Lan 1924,
2-     Lê Khánh Bình 1926,
3-     Lê Khánh Kỳ 1928-1954, là liệt sĩ chống Pháp,
4-     Lê Thị Cầm1932,
5-     Lê Thị Sâm 1936,
6-     Lê Khánh Long 1940,
7-     Lê Khánh Linh 1944-1972, mất sớm.
Đời 24.1.
Lê Thị Thu Lan 1924, cán bộ hành chính ngành giáo dục đã nghỉ hưu năm 1984. Chồng là Phạm Kim Tuân giáo viên cấp 2 đã nghỉ hưu mất năm 1999. Gia đình trước ở Sơn Tân nay chuyển lên Sơn Kim, Hương Sơn. Có các con:
1-     Phạm Thị Châu giáo viên cấp 2,
2-     Phạm Thị Ngọc,
3-     Phạm Thị Tố,
4-     Phạm Kim Đạo,
5-     Phạm Thị Ngân.
Đời 24.2.
Lê Khánh Bình 1926-1985, tham gia quân đội thời chống Pháp, tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân khoá 5, cán bộ trung đội trưởng 1948-1957 phục viên về làm ruộng ở quê. Vợ là Nguyễn Thị Lan quê xóm Sắn, Sơn Lễ. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Nho,
2-     Lê Thị Như,
3-     Lê Khánh Hùng,
4-     Lê Thị Na,                                 5. Lê Khánh Các.
Đời 25.1.
Lê Khánh Nho, bộ đội ở Nam từ 1968-1976, chuyển ngành làm cán bộ kỹ thuật cơ khí nhà máy chế biến thức ăn gia súc Thạch Hà, Hà Tĩnh. Vợ là Trần Thị Dung công nhân cùng nhà máy. Có 3 con (đời 26):
     1- Lê Thị Hằng                         2. Lê Thị Hải                   3. Lê Khánh Toàn
 
Đời 25.2.
Lê Thị Như, trung cấp chăn nuôi, công tác ở trại giống Yên Thành Nghệ An. Chồng tên là Cận, thiếu tá quân đội quê ở Hương Khê, Hà Tĩnh. Đã có các con:
đời 25.3 .
Lê Khánh Hùng, tham gia quân đội 1979-1983. Sau làm công nhân nông trường Đáclăk, nay về làm ruộng ở Sơn An. Đã có vợ và 2 con (đời 26):
            1. Lê Khánh Hồng 1993              2. Lê Thị Sương 1995
            3. Lê Khánh Hà 1998
Đời 25.4.                      Lê Thị Na, lấy chồng về Sơn Tiến, làm nông nghiệp.
 
Đời 25.5.
Lê Khánh Các, được sự giáo dục của gia đình và truyền thống dòng họ đã chăm chỉ làm ăn, sản xuất nông nghiệp ở quê, đội viên đội bảo vệ mùa màng của xã. Vợ là con gái ông Quyền cháu nội ông Cu Hy ở Sơn An, có 2 con trai và 1 con gái (đời 26):
            1. Lê Khánh quyết 1992,                       2. Lê Thị Tú 1994,
            3. Lê Khánh Huấn 1996
Đời 24.3.
Lê Khánh Kỳ 1928-1954, học xong cấp 2 ở quê xung phong vào quân đội từ 1950, làm sĩ quan thông tin liên lạc. Hy sinh năm 1954, phần mộ đặt ở Ba Vì, Hà Tây. Là liệt sĩ chống Pháp.
đời 24.4.
Lê thị Cầm 1932-1955, chồng tên là Phẩm quê Sơn Châu. Hai vợ chồng mất sớm, không có con.
 
Đời 24.5.
Lê Thị Sâm, tốt nghiệp Đại học sư phạm, giáo viên cấp 2 ở Vinh. Chồng là Lê Yên quê ở Sơn Mỹ, Hương Sơn, phó phòng giáo dục phổ thông sở giáo dục Nghệ Tĩnh. Có các con:
1-     Lê Thị Thanh giáo viên cấp 3 ở Vinh,
2-     Lê Thị Hương giáo viên cấp 2 ở Hà Tĩnh,
3-     Lê Thị Anh kỹ sư kinh tế ở Hà Tĩnh,
4-     Lê thị Dung giáo viên cấp 2 ở Hà Tĩnh.
Đời 24.6.
Lê khánh Long 1940, kỹ sư chăn nuôi, trại trưởng trại lợn Yên Thành Nghệ An, nghỉ hưu ở Nam Đàn, Nghệ An. Vợ là Vũ Thị Hương Trà bác sĩ thú y quê ở Hoa Thành, Yên Thành, nghỉ hưu ở Nam Đàn. Có 4 con (đời 25):
1-     Lê Thị Giang 1972, tốt nghiệp Đại học sư phạm Vinh, công tác ở hội liên hiệp phụ nữ Nghệ An, đã lấy chồng quê ở Vinh và đã có 1 con gái.
2-     Lê Khánh Sơn 1975, học xong THPT đang chờ việc tại Nam Đàn,
3-     Lê Thị Cẩm Thơ 1977 giáo viên THPT ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng,
4-     Lê Khánh Minh 1979, sinh viên Đại học Lâm nghiệp.
Đời 23.5.
Lê Khánh Hạnh 1902-1932, mất ngày 2 tháng 11, mộ đặt ở Nam Giao, Huế. Ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đông dương thời thuộc Pháp. Năm 1929 ra dạy học ở các trường quốc học Vinh, quốc học Huế, thường gọi là ông đốc Hạnh. Bị bệnh lao và mất ở Húê. Vợ là Tôn Nữ Thị Nuôi 1910, (con ông Tôn Thất Cổn nguyên là Tuần vũ tỉnh Hà Tĩnh), quê ở Bến Ngự Huế đậu Thành chung 1928, dạy học ở trường Đồng Khánh, Huế. Năm 1946 chuẩn bị kháng chiến chống Pháp bà nuôi đưa 2 con về quê nội ở Sơn An Hương Sơn và tiếp tục dạy học. Bà mất ngày 13 tháng 6 tại Sơn An. ông bà có 2 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Sum 1931-1954,
2-     Lê Khánh Đệ 1933.
Đời 24.1.
Lê Khánh Sum 1931-1954, thông minh học giỏi. Đang học trường chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng thì xung phong vào bộ đội, học trường sĩ quan lục quân khóa 6, bị ốm giải ngũ về theo học toán đại cương và khoa học cơ bản trong kháng chiến ở Liên khu 4. Bị chết do sốt rét ác tính năm 1954.
 
đời 24.2.
Lê Khánh Đệ 1933, kỹ sư thủy lợi, công tác ở Bộ thủy lợi. Sau giải phóng miền Nam vào làm ở sở thủy lợi Thừa Thiên, đã nghỉ hưu. Được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I. Vợ là Lê Thị Bê 1950, tốt nghiệp Đại học sư phạm giáo viên Anh văn ở Huế. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Thành cữ nhân vật lý công tác ở Huế,
2-     Lê Thị Kim Khánh đang học phổ thông.
Đời 23.6.
Lê Thị Chi 1904-1987, thường gọi là bà ấm Tuân. Chồng là Nguyễn Khánh Tuân, người Xạ Lang (Sơn Tân). Sau năm 1954 cả nhà xuống Vinh làm ăn. Có 5 con:
1-     Nguyễn Khánh Phùng 1921-1987, giáo viên,
2-     Nguyễn Khánh Hà hiệu trưởng cấp 2 ở Vinh đã nghỉ hưu,
3-     Nguyễn Khánh Bồng Thiếu tá công an ở Hải Phòng,
4-     Nguyễn Thị Qùy tức Liên lấy chồng cán bộ miền Nam tập kết đã nghỉ hưu ở TP Hồ Chí Minh,
5-     Nguyễn Thị Hà Thanh giáo viên cấp 3, chồng là Nguyễn Văn Tư Hiệu trưởng trường cấp 3 ở Nam Trung bộ.
Đời 23.7.
Lê Khánh Thụ 1908-1968, mất ngày 23 tháng1. Ông đậu thành chung ở trường Thăng Long Hà Nội, làm giáo viên cấp 1 nên thường gọi là ông giáo Thụ. Vợ là Bùi Thị Liên (con ông Bùi Đạt) ở xóm Sắn, Sơn Lễ là cháu ngoại ông Lê Khánh Giản. Có 7 con (đời 24):
1-     Lê Thị Hồng Vân,
2-     Lê Khánh Sành,
3-     Lê Khánh Cường,
4-     Lê Khánh Trường liệt sĩ chống Mỹ
5-     Lê Thị Sơn,
6-     Lê Thị Hồng Hoa,
7-     Lê Thị Hường.
Đời 24.1.
Lê Thị Hồng Vân 1942, là nhân viên văn thư ở trường cấp 3 Minh Khai, Đức Thọ, Hà Tĩnh, đã nghỉ hưu ở đó.
Đời 24.2.
Lê Khánh Sành, tham gia thanh niên xung phong trong chống Mỹ, chuyển ngành làm cán bộ thương nghiệp Hương sơn, nghỉ hưu 1999, mất năm 2000. Vợ là Đặng Thị Vân quê Sơn Hòa. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Dũng 1970,
2-     Lê Khánh Tiến 1974,
3-     Lê Thị Yên 1976.
Đời 25.1.          Lê Khánh Dũng, làm công nhân xây dựng ở Vũng Tàu, đã lấy vợ quê Vũng Tàu.
Đời 25.2.          Lê Khánh Tiến ở với mẹ tại Nầm, Hương Sơn, làm nghề lái xe ôm.
Đời 25.3.          Lê Thị Yên, học xong THPT vào học tiếp ngành sư phạm ở Vũng Tàu.
Đời 24.3.
Lê Khánh Cường 1946, bộ đội chống Mỹ, chuyển ngành làm Lâm nghiệp đã nghỉ hưu ở quê. Vợ là Lê Thị Huệ quê Sơn Hòa giáo viên cấp 2. Ông Cường là người chịu khó cần cù, biết chuyển hướng sản xuất chăn nuôi kịp thời nên đạt hiệu quả, đảm bảo đời sống gia đình trong điều kiện nông thôn nói chung còn khó khăn. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Đức 1978, tốt nghiệp THPT ở nhà sản xuất.
2-     Lê Thị Hoài Thanh 1980 đang đi học,
3-     Lê Thị Thúy Hằng 1983, đang đi học,
4-     Lê Khánh Hòa 1986 đang đi học.
5-     Lê Khánh Hiệp
Đời 24.4.
Lê Khánh Trường 1948-1969, bộ đội chống Mỹ chiến đấu dũng cảm ở miền Nam và đã anh dũng hy sinh, là liệt sĩ.
Đời 24.5.          Lê Thị sơn 1950, công nhân nhà máy gạch ở Bãi Vọt, Hà Tĩnh.
Đời 24.6.
Lê Thị Hồng Hoa, giáo viên trường trung cấp lâm nghiệp ở Gia Lai, đang học chuyên tu đại học ngành lâm nghiệp. Chồng là Nguyễn Hạnh cán bộ trung cấp Địa chất ở Gia Lai. có 2 con:
1-     Nguyễn Ngọc,                     2. Nguyễn Hải.
Đời 24.7.
Lê Thị Hường 1958, chồng tên là Tiến Thượng úy Hải quân ở Vũng Tàu. Đã có 2 con.
Đời 23.8.
Lê Thị Phương (tức bà Hàn Tấn) 1911-1990, tư chất thông minh sắc sảo, ham mê đọc sách báo và thơ ca, sống chân tình cởi mở với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ Cách mạng. Bà rất mực yêu thương con cháu, dạy bảo đến nơi đến chốn. Gần cuối đời bà đã tự nghiên cứu nghề thuốc và trở thành thầy thuốc Đông y ở địa phương. Bà mất ngày 24 tháng 8 (Canh Ngọ). Chồng là Nguyễn Quang Tấn ở xóm Sắn, Sơn Lễ, trước cách mạng là giáo viên, tham gia cách mạng từ 1945, đảng viên, Tỉnh ủy viên tỉnh Thanh Hóa, Bí thư huyện ủy Nông Cống, trưởng ty thủy lợi Nghệ An. Từ năm 1955 cả gia đình định cư ở xã Hưng Đông, Hưng Nguyên, Nghệ An. Có 6 con:
1-     Nguyễn Quang Thân 1936, nhà báo nhà văn nghỉ hưu ở phường Kim Giang quận Thanh Xuân, Hà Nội,
2-     Nguyễn Thị Mai Hoa 1938, thuở nhỏ gọi là Bé, về hưu ở TP Hồ Chí Minh,
3-     Nguyễn Quang Châu, thợ thủ công ở Vinh,
4-     Nguyễn Quốc Quân Thiếu tá, kỹ sư nghỉ hưu ở phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội,
5-     Nguyễn Thị Thanh Tùng 1948, bác sĩ y khoa, trung tá quân y nghỉ hưu tại Hà Nội,
6-     Nguyễn Thị Hoài Nhân 1951, tiến sĩ Nga văn giảng viên Đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội.
Đời 23.9.
Lê Thị Xuân Thường gọi là Xuôn (bà Đốc Trinh) là con bà Nhu vợ thứ 2 của ông Lê Khánh áng. Chồng là ông Tống Trần Trinh quê Sơn Hòa trước cách mạng là nhà giáo, sau làm hiệu trưởng cấp 2 Hương Sơn. Có 8 con:
1-     Tống thị Khánh giáo viên nghỉ hưu mất sức năm 1999, chồng là thầy giáo Lê Đức Hóa quê Sơn Thịnh.
2-     Tống Thị Thuận giáo viên nghỉ hưu ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
3-     Tống Song Hương giáo viên nghỉ hưu ở Quảng Bình.
4-     Tống Thị Phú Sơn kỹ sư viện thiết kế công nghiệp chế biến thực phẩm Hà Nội, chồng là Đinh Phạm Thái giáo sư tiến sĩ con ông Hàn Huề quê Sơn Hòa, công tác ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
5-     Tống Thị Trị lấy chồng ở Huế, cán bộ tài vụ sở giao thông công chính Thừa Thiên Huế.
6-     Tống Trần Hội là thương binh chống Mỹ hạng nặng nay ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, đã được tặng nhà tình nghĩa.
7-     Tống Trần Công kỹ sư xây dựng ở thị xã Hà Tĩnh.
8-     Tống Trần Triệt kỹ sư cơ khí nông nghiệp ở nông trường Sơn Tây, Hương Sơn . Mất năm 1999 tại thị xã Hà Tĩnh do bị bệnh.
Đời 22.2.
Lê Thị Hai, chồng là Nguyễn Văn Chúc quê ở Liễu Nha, Thanh Lâm, Thanh Chương, Nghệ An, sắc cữu phẩm nên thường gọi là bà cữu Chúc, gia đình giàu có. Có các con:
1-     Ông Bang Chúc,
2-     Ông Cữu Lương,
3-     Ông Tường,
4-     Ông Thuận,
5-     Bà Tổng San,
6-     Bà Tổng Tập,
7-     Bà Hàn Thái, chồng là Nguyễn Duy TháI, giáo viên
8-     Bà Huyện Hội, chồng là cử nhân Đinh Xuân Hội.
 
đời 22.3.
Lê Khánh ích (cửu phẩm bá hộ nên thường gọi cố Bá ích) làm nông nghiệp, thích đánh cá, săn bắn. Có 3 vợ:
-          Bà cả người họ Nguyễn quê Hàm Lại, Sơn Lễ, sinh đươc 10 con (đời 23):
1-     Lê Thị Bình (bà Bá Đồng) Sơn Lễ,
2-     Lê Thị Bằng (bà Tú Thực) Sơn An,
3-     Lê Thị Tằng (bà Tú Tiêu) Sơn Mỹ,
4-     Lê Thị Em (bà Tú Phan),
5-     Lê Khánh Khai,
6-     Lê Khánh Thức,
7-     Lê Khánh Bính,
8-     Lê Thị Em Nậy (bà Giánh),
9-     Lê Thị Hồng (bà Phán Thi),
10-  Lê Thị Miều (bà Trợ Khâm),
-          Bà hai là bà Nhì sinh được 4 con (đời 23):
11-  Lê Khánh Vu,
12-  Lê Khánh Nguyên,
13-  Lê Khánh Hoàn,
14-  Lê Khánh Côn,
-          Bà ba người họ Hồ ở Sơn Bằng chị ruột Hồ Hảo không có con.
Phần mộ của ông và ba bà đã xây và gắn bia đặt ở rú Trơ.
đời 23.1.
Lê Thị Bình lấy chồng là Nguyễn Văn Đồng (thường gọi Bá Đồng con ông Tú sĩ Bảng) ở xóm Sắn, Sơn Lễ. Có các con:
1-     Nguyễn Đệ,                         2. Nguyễn Lê,
3. Nguyễn Văn Căn,       4. Nguyễn Dương,
5. Nguyễn Cơ,               6. Nguyễn Quí,
7. Nguyễn Thị Xuân,      8. Nguyễn Thị Cúc.
đời 23.2.
Lê Thị Bằng, chồng là Tú tài Trần Thực ở Xuân Cường, Sơn An, có các con:
1-     Trần Đức Viêm (con rể ông Lê Khánh Du),
2-     Trần Thế Hoành (có vợ người Sơn Châu- mất ở Yên Bái),
3-     Trần Thị Nghệ,
4-     Trần Thị Nguyệt,
5-     Trần Thị Nhiên (cư trú tại Hà Nội).
đời 23.3.
Lê Thị Tằng, chồng là tú tài Lương Tiêu quê Sơn Mỹ, có các con:
1-     Lương Diêu,                       2. Lương Soạn,
3. Lương Hiểu,
4. và người con gái là bà Tạo ở xóm Sắn, Sơn Lễ, lấy ông Nguyễn Mai quê Sơn Tiến nay cư trú tại Hà Nội.
đời 23.4.
Lê Thị Em, chồng là Nguyễn Khắc Tiềm ở Sơn Hòa, thường gọi bà Hàn Phan, có các con:
1-     Nguyễn Khắc Khanh,                       2. Nguyễn Khắc Cầm,
3. Nguyễn Thị Mỳ,                     4. Nguyễn Thị Dỵ.
đời 23.5.
Lê Khánh Khai, học đến năm thứ 2 quốc học Vinh, chết khi 21 tuổi. Vợ là Phan Thị Mười (con cụ Bạt họ Phan ở chợ Choi) có 2 con (đời 24):
1-     Lê Thị Huệ,
2-     Lê Khánh Dư.
đời 24.1.
Lê Thị Huệ, chồng là Lê Trọng Cự ở Sơn Hòa cán bộ ủy ban kế hoạch tỉnh Hà Tĩnh, đã nghỉ hưu, cư trú tại thị xã Hà Tĩnh. Có các con:
1-     Lê Châu, kỹ sư lâm nghiệp,
2-     Lê Huân, bác sĩ quân y,
3-     Lê Thị Hoa dược sĩ trung cấp, chồng là Lê Khánh Quốc (con ông Lê Khánh Thiềm).
4-     Lê Thị Tú, giáo viên THPT,
5-     Lê Khôi, kỹ sư dầu khí làm ở Vũng Tàu,
6-     Lê Thị Thảo,
7-     Lê thị Xuân.
đời 24.2.
Lê Khánh Dư, cán bộ sở thương nghiệp Quảng Ninh đã mất sau khi nghỉ hưu, phần mộ đặt tại Quảng Ninh. Vợ là Thị Nga quê Sơn Thịnh. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Thị Thanh,
2-     Lê Khánh Tiến,
3-     Lê Thị Thư.
đời 25.1.           Lê Thị Thanh, cán bộ ngành du lịch Quảng Ninh.
đời 25.2.
Lê Khánh Tiến, kỹ sư kinh tế, công tác ở phòng tài chính sở giao thông Quảng Ninh. Vợ đầu có 1 con (đời 26) rồi li dị:
1-     Lê Khánh Trung, đang đi học.
Lấy vợ thứ 2 đã có 2 con (đời 26):
2-     Lê Thị Quỳnh Anh 1994,
3-     Lê Khánh Cường 1998.
đời 25.3.
Lê Thị Thư, kỹ sư xây dựng, công tác tại công ty xây dựng TP Hải Phòng, đã có chồng và 2 con.
đời 23.6.
Lê Khánh Thức, trước ở Sơn An, chết sau cải cách ruộng đất. Sau vợ con di cư lên Hương Khê, Hà Tĩnh. Vợ người họ Phạm quê Sơn Mỹ. Có các con (đời 24):
1-     Lê Khánh Trân,                                2. Lê Khánh Hiến,
3. Lê Khánh Đổng, liệt sĩ chống mỹ.
4. Lê Thị Miễn nay gọi là Lê Thị Hồng.
đời 24.1.
Lê Khánh Trân, tốt nghiệp đại học mỏ địa chất đã nghỉ hưu ở cùng gia đình tại 557 Sung Yên, Chí Linh, Hải Dương. Vợ là Nguyễn Thị Ngôn quê xã Phúc Trạch, Hương Khê, giáo viên nghỉ hưu. Có các con (đời 25):
1-     Lê Thị Nhung,
2-     Lê Khánh Sơn.
đời 25.1.
Lê Thị Nhung, thạc sĩ về tự động hóa, tốt nghiệp ở đại học giao thông. Đã lấy chồng quê Hoàng Hóa Thanh Hoá và đã có 1 con. Cư trú ở Hà Nội.
đời 25.2.                       Lê Khánh Sơn đang học THPT.
đời 24.2.
Lê Khánh Hiến, công tác ở lâm trường Chúc A Hương Khê. Đã lấy vợ và có con.
đời 24.3.
Lê Khánh Đổng, liệt sĩ hy sinh thời chống Mỹ.
 
đời 24.4.
Lê Thị Miễu, giáo viên dạy học ở Hương Khê, chưa rõ chồng con.
 
đời 23.7.
Lê Khánh Bính 1912-1983, trước cách mạng học hết trung học ở Hà Nội, người khỏe mạnh ham thích thể dục, thể thao. Đã tốt nghiệp trường huấn luyện thể dục, có thời gian làm trưởng ga xe lửa.
Trong khởi nghĩa tháng 8/1945 ông chỉ huy tự vệ tham gia cướp chính quyền ở địa phương. Sau cách mạng chuyển sang dạy học. Ra Hà Nội làm cán bộ ngoại thương một thời gian rồi lại quay sang dạy học cho đến khi bị bệnh xuất huyết não và mất tại Hà Nội ngày   tháng   . Phần mộ đặt ở nghĩa trang Hà Đông. Ông đã được thưởng huân chương chống Pháp hạng ba. Vợ là Nguyễn Thị Kim Anh 1923-1989, quê Sơn Trà, Hương Sơn, mất ngày 11 tháng 12 Mậu Thìn, phần mộ đặt ở nghĩa trang Hà Đông. Bà có tham gia hoạt động phụ nữ ở địa phương, sau ra Hà Nội làm cán bộ cung tiêu ở xí nghiệp Dệt len mùa Đông Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu. Ông bà sinh được 4 con (đời 24):
1-     Lê Thị Ngọc Thảo,
2-     Lê Thị Mỹ Diệu,
3-     Lê Khánh Minh,
4-     Lê Mỹ Hồng Loan.
đời 24.1.
Lê Thị Ngọc Thảo, tốt nghiệp đại học y Hà Nội, nay là bác sĩ chuyên khoa 2, công tác tại khoa Lão khoa bệnh viện Bạch Mai. Chồng là Lương Đình Phi, quê Sơn Mỹ, Hương Sơn, kỹ sư thủy văn công tác tại Công ty khảo sát thiết kế điện I. Có 2 con:
1-     Lương Thị Thu Hiền 1977, cử nhân, làm ở Công ty khảo sat thiết kế đIện I
2-     Lương Đình Hiệu 1983, ĐH Bách khoa
đời 24.2.
Lê Thị Mỹ Diệu, tốt nghiệp đại học tại Liên Xô (cũ) ngành sinh vật, trước công tác tại Viện sốt rét ký sinh trùng Hà Nội, nay chuyển sang công tác ở Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Chồng là Đỗ Lê Thăng, giáo viên trường đại học quốc gia Hà Nội, quê ở Văn Giang, Hưng Yên. có 2 con:
1-     Đỗ Lê Phong 1979,
2-     Đỗ Thị Hồng Uyên.
Đời 24.3.
Lê Khánh Minh, tốt nghiệp y sĩ đa khoa, sau học thêm và trở thành kỹ sư hóa, công tác tại ủy ban môi trường sở y tế Hà Nội. Vợ đầu là Hồ Mai Hoa (con Thiếu tướng Hồ Đệ) quê Nam Đàn Nghệ An, sinh được 1 con (đời 25) rồi tự nguyện bỏ nhau:
1-     Lê Khánh Hưng 1986.
Sau đó lấy vợ khác là Bùi Minh Hải, quê Thanh Miện, Hải Dương, có thêm hai con:
1. Lê Mỹ Khánh Huyền 1994,                  2. Lê Mỹ Khánh Vy 1997.
đời 24.4.
Lê Mỹ Hồng Loan, cán bộ trung cấp trước công tác ở Tổng cục du lịch, sau theo chồng sang làm ăn ở Ba Lan. Chồng là Nguyễn Văn Hảo trước là bác sĩ công tác tại phòng khám bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, nay đang ở Ba Lan cùng các con:
1. Nguyễn Hồng Linh 1983                     2. Nguyễn Văn Hoàng
Đời 23.8.
Lê Thị Em (Nậy), chồng tên là Dánh nên thường gọi bà Dánh, mất sớm. Sinh được 2 con:
1-     Con gái tên là Tuyết,
2-     Con trai tên là Quảng, kỹ sư nông nghiệp.
đời 23.9.
Lê Thị Khánh Hồng, chồng là Hà Huy Thi quê Sơn Thịnh, di cư vào Sài Gòn từ 1954, thường gọi là bà Phán Thi, làm ăn giàu có. Các con ra nước ngoài nên chưa rõ
đời 23.10.
Lê Thị Miều, chồng là Lê Khâm, giáo viên, quê Sơn Thịnh. Có các con:
1-     Lê Đức Định,                       2. Lê Thị Tùng,
3. Lê Đức Việt,              4. Lê Thị Mai.
đời 23.11.
Lê Khánh Vu (con bà vợ hai) 1901-1954, làm ruộng ở quê, mất ngày 26 tháng 7. Vợ là Nguyễn Thị Tứ 1905-1975, làm ruộng, mất ngày 28 tháng 2. Phần mộ hai ông bà đã xây cất ở rú Trơ. Có 5 con (đời 24):
Lê Thị Sen 1925,                        2. Lê Khánh Mai 1933,   3. Lê Khánh Đậu 1937,
4. Lê Khánh Lương 1940,                 5. Lê Thị Liên 1944.
 
đời 24.1.
Lê Thị Sen 1925, làm ruộng ở quê. Chồng là Nguyễn Tri Thức (con ông Hương Thuận) quê Sơn An, không có con.
đời 24.2.
Lê Khánh Mai 1933, bộ đội chống Pháp, sau chuyển ngành sang Công ty xây dựng cơ bản lâm nghiệp, cư trú tại Quì Hợp, Nghệ An. Vợ là Trần Thị Châu 1930, (con ông bà Trần Tài, là cháu ngoại ông Lê Khánh Nhu) cùng quê. Có 4 con (đời 25):
1-     Lê Thị Tuyết,
2-     Lê Khánh Phương 1963,
3-     Lê Khánh Đông 1970,                      4. Lê Khánh Đoài 1973.
đời 25.1.
Lê Thị Tuyết, công nhân nhà máy dệt Vinh. Chồng là Trần Văn Tiến, công an, quê Sơn Ninh, Hương Sơn. Có các con:
1. Trần Thị Lý, học sinh,            2. Trần Thị Thảo, học sinh,         3. Trần Thị Tâm
đời 25.2.
Lê Khánh Phương 1963, công nhân xây dựng ở Quì Hợp. Vợ là Nguyễn Thị Dân. Đã có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Hướng,
2-     Lê Khánh Thành.
đời 25.3.          
            Lê Khánh Đông sinh năm 1970., vào bộ đội rồi lập nghiệp ở Lâm Đồng
đời 25.4.          
            Lê Khánh Đoài sinh năm 1973, hiện ở Lâm Đồng
 
đời 24.3.
Lê Khánh Đậu 1937, làm ruộng ở quê, đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Vợ là Lê Thị Nga (con ông Lê Đình Sâm) cùng quê. Có 6 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Đường 1960,        2. Lê Khánh Cát 1964,
3. Lê Khánh Cường 1966,          4. Lê Khánh Tường 1971,
5. Lê Khánh Chương 1975,        6. Lê Thị Ngân 1979.
đời 25.1.
Lê Khánh Đường 1960, công nhân xây dựng ở TP Vinh. Vợ là Nguyễn Thị Lương 1959 quê Thanh Lương, Thanh Chương. Đã có các con (đời 26):
1-     Lê Khánh Đạt 1989, học sinh.
2-     Lê Thị Khánh Toàn 1993, học sinh.
đời 25.2.
Lê Khánh Cát 1964, vào bộ đội năm 1984, sau về học trường công nhân kỹ thuật điện ở Vinh.
 
đời 25.3.
Lê Khánh Cường 1966, tốt nghiệp trường Hóa Chất Lâm Thao, Phú Thọ, công tác tại Phú Yên. Vợ là Phạm Thị Đức 1967, quê Đức Long, Đức Thọ làm văn thư ở trường THCS. Có 1 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Tuấn Vũ 1994, học sinh.
đời 25.4.
Lê Khánh Tường 1971, làm công nhân ở TP HCM. Vợ là Phạm Thị Hoàng Lan, công nhân may mặc ở TP HCM. Đã có 1 con (đời 26):
1- Lê Khánh Hoàng Lâm sinh tháng 12/2000.
đời 25.5.           Lê Khánh Chương 1975, tốt ngfhiệp đại học sư phạm Vinh, khoa sử.
đời 25.6.
Lê Thị Ngân 1979, tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh, nay dạy học ở trường tiểu học Sơn Ninh.
đời 24.4.
Lê Khánh Lương 1940, công tác ở Lâm trường Hương Sơn đã nghỉ hưu. Vợ là Hà Thị Tân quê Sơn Trung Hương Sơn. Hiện cư trú ở quê vợ. Đã có 6 con (đời 25):
Lê Thị Thu 1974,                        2. Lê Khánh Dũng 1977,             3. Lê Thị Yến 1979,
     4. Lê Thị Hường 1981,                      5. Lê Thị Hà 1984.
đời 25.1.
Lê Thị Xuân 1970, chồng là Trần văn Sơn. Có các con:
                               Trần Thị Hoa
đời 25.2.
Lê Thị Thu 1974, lấy chồng là Phạm Ngọc Toản, quê Thái Bình, hiện cư trú ở TP HCM, có 1 con gái:              Phạm Thị Tường Vi
đời 25.3.
Lê Khánh Dũng 1977, chưa có vợ, làm ở xưởng mộc mỹ nghệ Bình Dương.
đời 24.5.
Lê Thị Liên 1944, thanh niên xung phong chống Mỹ, nay là thương binh sinh sống ở quê. Có một con trai là:
Lê Khánh Minh bộ đội.
đời 23.12.
Lê Khánh Nguyên 1902-1946, làm ruộng ở quê, mất năm 44 tuổi, phần mộ đặt ở rú Trơ. Vợ là Nguyễn Thị Thân (con ông Lý Hét) 1906, quê Sơn An. Trong chống Pháp bà tham gia hoạt động phụ nữ ở địa phương, mất ngày 23 tháng 10, phần mộ đặt ở thị xã Hà Tĩnh. Có 4 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Cơ 1933, lúc nhỏ gọi là Ky,           2. Lê Khánh Thiện,
3. Lê Thị Gái,                 4. Lê Khánh Xanh.
đời 24.1.
Lê Khánh Cơ 1933, đi bộ đội từ 1950-1958, phục viên về làm ruộng ở quê. Vợ là Nguyễn Thị Sáu 1937, quê Thanh Giang, Thanh Chương. Có 7 con (đời 25):
Lê Thị Thanh Hương 1960,         2. Lê Thị Ngọc 1962,
Lê Khánh Sơn 1964,                  4. Lê Thị Hà 1966,
5. Lê Khánh Trà 1970,                      6. Lê Khánh Long 1972,
7. Lê Thị Hồng tức Hòa 1974.
đời 25.1.
Lê Thị Thanh Hương 1960, đi bộ đội 3 năm tại Lào, sau chuyển ngành làm công nhân ở Quảng Ninh. Chồng là Hoàng Thế Thành quê Ninh Bình. Có 2 con:
1-     Hoàng Hằng,
2-     Hoàng Tâm.
đời 25.2.
Lê Thị Ngọc 1962, chồng là Nguyễn Quang Miên quê Sơn Lễ, bộ đội phục viên, làm nông nghiệp. Đã có 3 con:
1-     Nguyễn Quang Khoa,
2-     Nguyễn Thị Mai,
3-     Nguyễn Quang Trung.
đời 25.3.
Lê Khánh Sơn 1964, đi bộ đội 3 năm ở Campuchia, phục viên về làm công nhân ở lâm trường Hương Sơn. Có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Lâm,
2-     Lê Khánh Pháp.
đời 25.4.
Lê Thị Hà, chồng là Nguyễn Văn Điền cùng quê. Đã có 2 con:
1-     Nguyễn Thị Thảo,
2-     Nguyễn Văn Hiền.
đời 25.5.
Lê Khánh Long, vợ là Nguyễn Thị Hồng cùng quê. Có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Vũ,                      2. Lê Khánh Sáng.
đời 25.6.
Lê Thị Hòa, chồng là Phạm Văn Sơn. Đã có 1 con:
1-     Phạm Văn Tú.
Đời 25.7.
Lê Khánh Trà, làm công nhân ở TP HCM.
đời 24.2.
Lê Khánh Thiện 1936, kỹ sư địa chất, công tác tại Quảng Ninh. Vợ là Nguyễn Thị Lệ quê Sơn Tiến, công nhân ở Quảng Ninh đã nghỉ hưu. Có 5 con (đời 25):
Lê Thị Vân,                    2. Lê Thị Minh,               3. Lê Thị Hường,
4. Lê Khánh Hùng, công nhân địa chất.
5. Lê Khánh Mạnh, đang học đại học xây dựng
đời 24.3.
Lê Thị Gái 1943, làm ruộng ở quê. Chồng là Phạm Văn Lộc quê Sơn An, lái xe ở lâm trường Chúc A. Đã có 5 con:
            1. Phạm Thị Sâm,                            2.Phạm Văn Dũng,
            3. Phạm Văn Sỹ,                             4. Phạm Thị Hải,                        5. Phạm Thị Vân.
đời 24.4.
Lê Khánh Xanh 1946, lái xe ở Công ty vật tư kỹ thuật Hà Tĩnh. Vợ là Phạm Thị Phúc quê Thanh Hóa, công tác tại trạm vật tư thị xã Hà Tĩnh. Đã có 5 con (đời 25):
1-     Lê Thị Yến, cao đẳng sư phạm, đã có chồng và 1 con.
2-     Lê Thị Oanh, kế toán bảo hiểm y tế Hà Tĩnh đã có chồng là công an và 1 con.
3-     Lê Thị Hạnh, Đại học pháp lý, công tác tại Hải Phòng.
4-     Lê Khánh Toàn, Đang học đại học pháp lý Hà Nội.
5-     Lê Khánh Thắng, đang học lớp 12 ở thị xã Hà Tĩnh.
 
Đời 23.13.
Lê Khánh Hoàn, làm việc ở đồn điền cao su Nam Bộ, mất trong thời kỳ khởi nghĩa tháng 8/1945. Vợ quê Sơn Hà, Hương Sơn. Có 1 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Sài, sau đổi Lê Khánh Thành.
đời 24.1.
Lê Khánh Thành, cán bộ thanh tra giao thông đường sắt, được thưởng huy chương chống Mỹ hạng nhất. Vợ là Bạch Thị Quế, quê Thanh Liêm tỉnh Hà Nam. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Thị Khánh Vân,
2-     Lê Thị Vui,   3. Lê Thị My.
đời 25.1.
Lê Thị Khánh Vân, kỹ sư kinh tế, công tác ở Viện công nghệ quốc gia (thuộc bộ Khoa học công nghệ và môi trường). Chồng là Vũ Văn Thảo quê Thái Bình. Đã có 1 con:
                                                Vũ Trung Hiếu.
đời 25.2.
Lê Thị Vui, tốt nghiệp cao đẳng tin học Bách khoa, tốt nghiệp đại học ngoại ngữ. Công tác tại Công ty xây dựng 120 thuộc Tổng công ty xây dựng hạ tầng, Bộ xây dựng.
 
đời 25.3.
Lê Thị My, đang học đại học khoa học xã hội và nhân văn.
đời 23.14.
Lê Khánh Côn, thời Pháp thuộc vào làm ăn ở Sài Gòn, đã mất năm 1987 tại TP HCM. Có các con (đời 24):
1-     Lê Thị Xuân,                        2. Lê Thị Lan,
3. Lê Khánh Long, di cư sang Mỹ,          4. Lê Khánh Phung?
5. Lê Thị Hoa,                6. Lê Thị Hằng,              7.Lê Thị Cúc.
Sự trưởng thành và thành đạt của con cháu ông Lê Khánh Côn chưa rõ.
 
Đời 22.4.
Lê Khánh Lam 1875-1954, còn có tên Lê Quý Bác. Dưới triều nhà Nguyễn đã làm đến chức Tham tri bộ Lễ ở Huế. Ông lại giỏi nghề đông y, thích làm vườn trồng cây, nuôi ong mật. Ông về hưu sau khi Nhật đảo chính Pháp. Sau cách mạng tháng Tám cả gia đình sơ tán về Sơn An, Hương Sơn. Ông có tham gia hội phụ lão cứu quốc và mất ngày 3 tháng 9 (1954). Sau cách mạng chủ yếu làm thuốc và chữa bệnh.
Vợ là bà Lê Thị Đỉnh 1880-1955, con cụ Huấn Đỉnh (Huấn đạo) quê Yên Đồng nay là xã Sơn Bình. Trước bà sinh sống với gia đình ở Huế, năm 1946 về sống ở Sơn An làm vườn và nội trợ, tham gia công tác ở Hội mẹ chiến sĩ địa phương. Bà là một phụ nữ điềm đạm, thông minh, đảm đang việc nhà, chăm lo dạy bảo con cái. Bà mất ngày 22 tháng 2 (1955).
Phần mộ hai ông bà đặt ở rú Tháp, Sơn An.
Ông bà có 10 con (đời 23):
1-     Lê Khánh Đồng       2. Lê Khánh Liệu
3. Lê Khánh Lý (mất lúc còn nhỏ)
4. Lê Thị Cúc                 5. Lê Khánh Biền
6. Lê Khánh Cân (mất sớm)        7. Lê Khánh Cư (mất sớm)
8. Lê Khánh Bằng                                  9. Lê Thị Hòa                
10. Lê Khánh Trai.
Đời 23.1.
Lê Khánh Đồng 1904-1976, tốt nghiệp cao đẳng y khoa, là thầy thuốc tham gia kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đã được công nhận là bác sĩ y khoa công tác tại bệnh viện Đông y Hà Nội. Ông đã viết "Thơ buông" mở đầu phong trào thơ mới, sau này còn viết cuốn sách " Châm cứu giản đơn".
Đã được nhà nước tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng nhì.
Ông có 2 vợ:
-          Bà cả là Trần Thị Xuyên quê ở Nghi Lộc ( Nghệ An), sinh được 1 con trai (đời 24) rồi chết:
1-     Lê Khánh Căn.
-          Bà hai là Nguyễn Thị Vang con cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (chị ruột ông Nguyễn Khắc Viện) ở Sơn Hòa, có thời gian bà công tác ở viện Đông y. Bà sinh được 3 con (đời 24):
2-     Lê Khánh Chi,
3-     Lê Khánh Soa,
4-     Lê Khánh Thạnh (tức Thành).
đời 24.1.
Lê Khánh Căn 1927, học sinh trường Quốc học Huế, tham gia Việt Minh từ thời tiền khởi nghĩa, Đảng viên, làm công tác tuyên huấn và là biên tập viên báo Nhân dân.
Đã được thưởng huân chương kháng chiến hạng chống Pháp ba, huân chương chống Mỹ hạng nhất.
            Vợ là Trương Thị Tân Nhân 1932, quê Quảng Trị, làm công tác văn nghệ, đã được tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú và huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Châu,
2-     Lê Thị Khánh Như.
Đời 25.1.
Lê Khánh Châu 1955, học rất giỏi, là Tiến sĩ toán học ở Liên Xô cũ, công tác tại Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. Hiện nay đang công tác giảng dạy toán cơ bậc đại học ở Cộng hòa Liên bang Đức. Là người có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đã được đưa vào tập danh nhân khoa học thế giới của Mỹ. Vợ là Nguyễn Thị Thanh Hoa 1956 (con nhà thơ Tố Hữu), là phó tiến sĩ tốt nghiệp ở Liên Xô cũ. Đã có 1 con (đời 26):
1-     Lê Thị Thanh Ly sinh 24-6-1982.
Đời 25.2.
Lê Thị Khánh Như 1957, tốt nghiệp khoa tâm lý giáo dục trường đại học sư phạm Hà Nội, công tác ở đài phát thanh trung ương. Chồng là Nguyễn Ngọc Đan 1955, quê Thạch Thất, Hà Tây, kỹ sư xây dựng. Đã có 1 con:
1-     Nguyễn Lê Đăng Thi 1982.
 
Đời 24.2.
Lê Khánh Chi 1934, tốt nghiệp đại học văn ở Hà Nội, công tác ở Thông tấn xã Việt Nam (tại TP HCM).
Đã được thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai.
Vợ là Trần Thị Liễu Mai quê Hải Phòng, tốt nghiệp đại học sư phạm ngoại ngữ, công tác tại thông tấn xã Việt Nam. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng ba. Có 1 con (đời 25):
1-     Lê Mai Duy 1967, tốt nghiệp kỹ sư kinh tế, công tác tại công ty tư vấn thiết kế giao thông phía Nam.
Đời 24.3.
Lê Khánh Soa 1936, tốt nghiệp đại học tổng hợp, cán bộ giảng dạy trường đại học tổng hợp, chuyên nghiên cứu và sưu tầm về Hồ Chủ tịch. Đã xuất bản một số sách trong đó có: Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh (nhà xuất bản thanh niên đã tái bản lần 2 năm 1998). Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Ông đã qua đời ở Hà Nội. Vợ là Dương Thị Diễm 1942, chuyên viên kinh tế, công tác tại ngân hàng nhà nước Việt Nam. Có 3 con (đời 25):
Lê Bích Thủy,                2. Lê Thu Hương,                      3. Lê Khánh Việt.
Đời 25.1.
Lê Bích Thủy 1968, cử nhân kinh tế, công tác ngân hàng á Châu TP HCM. Chồng là Nguyễn Quốc Cường, cử nhân kinh tế. Đã có 2 con:
1-     Nguyễn Phương Linh 1997,
2-     Nguyễn Quốc Thịnh 1999.
Đời 25.2.
Lê Thu Hương 1971, cử nhân kinh tế. Chồng là Lê Tiến Hải 1970, tốt nghiệp đại học giao thông. Có 2 con:
1-     Lê Gia Tôn 1996,
2-     Lê Gia Linh 2000.
Đời 25.3.
Lê Khánh Việt 1983, đang học lớp 12.
 
Đời 24.4.
Lê Khánh Thạnh (tức Thành) 1943, kỹ sư điện tử, công tác tại bộ công nghiệp, có thời gian phục vụ trong quân đội quân hàm đại úy và đi làm ở Tiệp Khắc cũ. Vợ là Nghiêm Thị Dung 1948, dược sĩ công tác ở viện y học dân tộc. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Anh Tuấn 1973,
2-     Lê Khánh Linh 1980.
Đời 25.1.
Lê Anh Tuấn 1973, bác sĩ đông y. Vợ là Trần Thị Nhật Lệ 1977, cử nhân luật.
 
Đời 25.2.
Lê Khánh Linh 1980, sinh viên đại học bách khoa ngành vật lý.
Đời 23.2.
Lê Khánh Liệu 1907-1955, Trước cách mạng ông làm nghề dạy học, Ông là người có nhân đức, thương người nghèo khổ. Có những học trò của ông nay là viện trưởng vẫn nhớ đến đạo đức của ông. Ông đã cho gia đình học trò nghèo tiền để bán hàng vặt trong trường v.v. Sau cách mạng ông về quê tham gia mặt trận Liên Việt và làm thuốc cứu người. Vợ là Trần Thị Cam 1911-1976. Bà là một phụ nữ đảm đang công việc nội trợ gia đình, là con dâu hiếu thảo được gia đình và họ hàng qúi mến. Ông bà có 4 con (đời 24):
1-     Lê Thị Hoài Xuân 1931,
2-     Lê Khánh Kiểm 1933,
3-     Lê Thị Liên Hương 1936,
4-     Lê Thị Cẩm Vân 1939.
Đời 24.1.
Lê Thị Hoài Xuân 1931, giáo viên tiểu học, hiệu phó trường tiểu học Hà Bình, Bỉm Sơn, Thanh Hóa đã nghỉ hưu. Đã được thưởng huân chương kháng chiến hạng nhất và huy chương vì sự nghiệp giáo dục. Chồng là Nguyễn Quang Quýnh (con ông Tú Duật ở Sơn Lễ), trung tá bộ đội giải phóng, hy sinh tại TP HCM tháng 5/1975. Có 3 con:
1-     Nguyễn Thị Trang 1955, trung cấp thương nghiệp,
2-     Nguyễn Thu Hà 1957, tốt nghiệp đại học sư phạm, giáo viên trường THPT Hà Bình, Bỉm Sơn.
3-     Nguyễn Quang Hải 1960, tốt nghiệp đại học sư phạm Vinh, giáo viên trường THPT ở Bỉm Sơn.
Đời 24.2.
Lê Khánh Kiểm 1933, tốt nghiệp đại học văn, giáo viên THPT ở Thái nguyên. Đã được thưởng Huân chương chống Mỹ hạng nhất và huy chương vì sự nghiệp giáo dục. Vợ là Đặng Thị Hồng Xuân 1938, hiệu phó trường tiểu học Phấn Mễ, Thái Nguyên. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng nhì. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Hoài Hà 1959,
2-     Lê Hồng Hà 1961,
3-     Lê Hằng Hà 1965.
đời 25.1.
Lê Hoài Hà 1959, tốt nghiệp đại học sư phạm Việt Bắc, giáo viên THPT. Chồng là Nguyễn Văn Chiến quê Thái Nguyên, công nhân. Có 2 con:
1-     Nguyễn Thị Lan,      2. Nguyễn Thị Huê.
 
đời 25.2.
Lê Hồng Hà 1961, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Chồng là Nguyễn Văn Ngàn. Có 2 con:
1-     Nguyễn Văn Hường,
2-     Nguyễn Văn Dũng.
Đời 25.3.
Lê Hằng Hà 1965, tốt nghiệp sư phạm mẫu giáo. Chồng là Phạm Văn Công, công nhân. Có 1 con:
1-     Phạm Thị Nhung.
đời 24.3.
Lê Thị Liên Hương 1936, cán bộ ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm đã nghỉ hưu. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Chồng là Đỗ Văn Thuần 1934, kỹ sư kinh tế giao thông đã nghỉ hưu, quê huyện Vũ Thư,Thái Bình, được thưởng huân chương chống Mỹ hạng nhất.
Có 1 con trai:
1-     Đỗ Ngọc Điệp 1966, tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân, công tác ở quân khu 2, quân hàm thiếu tá đang dạy ở đại học thương mại Hà Nội. Đã có vợ và 2 con:                                                                                                                Đỗ Lê Giang 1994 và Đỗ Lê Vũ 1999.
đời 24.4.
Lê Thị Cẩm Vân 1939, làm nghề thợ may. Chồng là Lê Đình Cự 1932, quê Hà Tĩnh, tốt nghiệp đại học sư phạm Vinh. Đã có 4 con:
1-     Lê Hoàng Lê 1961, tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ.
2-     Lê Hoàng Long làm thợ may,
3-     Lê Thu Hiền 1971, cữ nhân làm ở bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh,
4-     Lê Hoàng Linh 1975, kỹ sư kinh tế.
đời 23.3.
Lê Thị Cúc 1910, cán bộ công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ đã nghỉ hưu. Chồng Nguyễn Nguyên quê Yên Thành, trước dạy học, tham gia hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945, Đảng viên, trưởng ban lãnh đạo trường đại học thương nghiệp trung ương đã nghỉ hưu, đã được thưởng Huân chương Độc lập hạng ba, huân chương kháng chiến hạng nhất. Có 2 con:
1-     Nguyễn Thị ấu Tô, KS ĐH Bách khoa
2-     Nguyễn Hồng Kỳ, bác sĩ y khoa.                                                     
đời 23.4. Lê Khánh Biền 1914-1945, Tú tài trường Bưởi, sau học trường luật, có năng khiếu về cơ điện, ngành muối. Vợ là Nguyễn Thị Lan (con ông Nguyễn Văn Chúc - cụ Hương Chúc) ở Sơn Lễ. Có 4 con (đời 24):
1-     Lê Khánh ái,                        2. Lê Thị ái Liên,
3. Lê Thị Nhung,                        4. Lê Khánh Cảnh.
đời 24.1.
Lê Khánh ái 1938, giáo viên phổ thông, cán bộ giáo dục quận Tân Bình, TP HCM. Được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Vợ là Trần Thị Thanh 1942, quê Việt Yên, Bắc giang, công tác tại công ty điện máy TP HCM. Gia đình cư trú tại 441/20 đường Nguyễn Đình Chiểu, TP HCM. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Thị Ngọc Huyền 1965,
2-     Lê Thị ánh Tuyết 1968,
3-     Lê Khánh Đạt 1972.
Đời 25.1.
Lê Thị Ngọc Huyền 1965, tốt nghiệp đại học sư phạm tiếng Nga, công tác tại công ty du lịch Sài Gòn. Chồng là Nguyễn Văn Tiến quê Hà Bắc cũ, trung úy hậu cần quân khu V. Đã có 2 con:
1-     Nguyễn Thị Ngọc Hà 1993,
2-     Nguyễn Văn Hải 1999.
đời 25.2.
Lê Thị ánh Tuyết 1968, tốt nghiệp đại học tiếng Nga, công tác tại công ty du lịch Sài Gòn. Chồng là Nguyễn Thanh Bình, quê Hà Nội, công tác tại phòng kỹ thuật cơ giới quân khu VII. Có 1 con:                 Nguyễn Văn Thành 1995.
đời 25.3.
Lê Khánh Đạt 1972, tốt nghiệp đại học kiến trúc, công tác tại ban xây dựng quân khu VII, chưa có vợ.
đời 24.2.
Lê Thị ái Liên, tức Khánh Liên 1940, giáo viên THCS trường Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Chồng là Nguyễn Hữu Tùng giáo viên trường bổ túc văn hóa số 7 quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng nhất, đã nghỉ hưu, cư trú tại 67 phố Trần Quốc Toản, Hà Nội. Có 2 con:
1- Lê Anh Phi 1968, tốt nghiệp đại học sư phạm ngoại ngữ (tiếng Anh), công tác tại ngân hàng Tokyo Hà Nội.
2. Lê Hải Sơn tức Đại 1972, tốt nghiệp đại học xây dựng, công tác tại ban thẩm định dự án đầu tư Từ Liêm Hà Nội.
đời 24.3.
Lê Khánh Nhung tức Cẩm Nhung 1945, công nhân công ty xi măng Bỉm Sơn đã nghỉ hưu. Chồng là Lê Tiến Lục 1943, công nhân công ty xi măng Bỉm Sơn. Đã có 3 con:
1-     Lê Thị Khánh Phương 1973,
2-     Lê Xuân Vũ 1975,
3-     Lê Thị Nguyệt Thu 1977.
Gia đình cư trú tại làng Cổ Đam, Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
đời 24.4
Lê Khánh Cảnh 1952, công tác tại nhà văn hóa thị xã Long Khánh, Đồng Nai. Vợ là Nguyễn Thị Phương Liên công tác tại nhà văn hóa thị trấn Xuân Lộc, Đồng Nai. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Thị Hương Giang 1980,
2-     Lê Thị Hồng Anh 1982,
3-     Lê Khánh Hùng 1998.
đời 23.5.
Lê Khánh Cận 1919-1953, sinh viên trường luật Hà Nội, tham gia Việt Minh từ tiền khởi nghĩa 1945. Trong kháng chiến chống Pháp công tác tại Bộ quốc phòng, phủ Chủ tịch, sau sang công tác tại khu học xá Việt Nam ở Nam Ninh, Trung Quốc và chết vì bệnh ở đó lúc chưa có vợ con.
đời 23.6.
Lê Khánh Cư 1925-1949, học sinh trường quốc học Huế, tham gia kháng chiến chống từ đầu cách mạng tháng Tám, sau khi mặt trận ở Huế bị vỡ đã tản cư ra khu 4. Do có năng khiếu cơ điện nên đã vào công tác tại công binh xưởng chiến khu Cầu Đất , Nghệ An. Bị sốt rét ác tính và chết tại Sơn An khi chưa có vợ con, được công nhận là liệt sĩ.
đời 23.7.
Lê Khánh Bằng 1928, học sinh trường quốc học Huế, tham gia Việt Minh từ thời tiền khởi nghĩa 1945, Đảng viên từ năm 1948, công tác tại trường đại học sư phạm Hà Nội. Là giáo sư, chủ nhiệm bộ môn giáo dục học. Từ năm 1983 đến 1986 được cử đi làm chuyên gia ở Angola. Ông là người thật thà, hồn nhiên và nhiệt tình trong công tác nghiên cứu, đã viết một số sách về khoa học giáo dục như: phương pháp dạy học đại học, phương pháp học ngoại ngữ, kinh tế tri thức, học và dạy trong thiền v.v. và nhiều bài chuyên đề nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học của Bộ giáo dục và đào tạo. Ông đã được nhà nước phong hàm giáo sư và thưởng huân chương chống Pháp hạng ba, huân chương chống Mỹ hạng nhất, huy chương vì sự nghiệp giáo dục, huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Vợ là Trần Thị Phương Nguyệt (con ông giám Dịnh) quê Sơn Lễ, giáo viên THCS ở Mai Dịch, Hà Nội đã nghỉ hưu, đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai, huy chương vì sự nghiệp giáo dục. Có 3 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Phương Hoa 1957,
2-     Lê Khánh Dũng,      3. Lê Trần Khánh Vân.
đời 24.1.
Lê Khánh Phương Hoa 1957, tốt nghiệp đại học, Thạc sĩ, giáo viên đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội. Chồng là Hoàng Long Duyên kỹ sư chế tạo máy, công tác tại xí nghiệp nhuộm Tô Châu Hà Nội. Đã có 2 con:
1-     Hoàng Anh Vũ 1986,
2-     Hoàng Thu Lê 1990.
            Bị bệnh hiểm nghèo, đã mất năm 2001
đời 24.2.
Lê Khánh Dũng 1959, tốt nghiệp cấp 3, làm nghề điện tử. Vợ là Trương Thị Thủy quê Nha Trang, cử nhân sư phạm mẫu giáo. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Trang 1993,
2-     Lê Khánh Minh 1997.
đời 24.3.
Lê Trần Khánh Vân 1963, giáo viên THCS ở Mai Dịch, Cỗu Giấy, Hà Nội. Chồng là Nguyễn Văn Tư tiến sĩ ngoại ngữ, công tác tại Viện kỹ thuật quân sự, quân hàm trung tá, phó chủ nhiệm khoa ngoại ngữ.
 
đời 23.8.
Lê Thị Hoà 1929, bác sĩ sản khoa bệnh viện Thái Bình đã nghỉ hưu, được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Chồng là Nguyễn Tấn Minh bác sĩ nội khoa, giáo sư trường đại học y Thái Bình đã nghỉ hưu, đã được thưởng huân chương chống Pháp hạng ba, huân chương chống Mỹ hạng nhất. Cả hai ông bà đã được cử đi làm chuyên gia ở Angierie một thời gian, hiện cư trú tại Vũng Tàu. Có 2 con:
1-     Nguyễn Tấn Hồng, thương binh, tốt nghiệp đại học giao thông Hà Nội,
2-     Nguyễn Tấn Khánh, kỹ sư cơ khí nông nghiệp tốt nghiệp đại học ở Bungarie.
đời 23.9.
Lê Khánh Trai 1930, tốt nghiệp đại học dược Hà Nội năm 1960, công tác tại viện nghiên cứu đông y Việt Nam. Đã được thưởng huy chương chống Pháp hạng hai, huân chương chống Mỹ hạng hai.
Ông đã viết được một số sách: ứng dụng xác suất thống kê trong nghiên cứu đông y (Viện đông y xuất bản 1971), ứng dụng xác suất thống kê trong y sinh học (nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1979), cấu trúc logic hệ kinh lạc (nhà xuất bản y học 1999) và một số bài viết về đông y trên các tạp chí. Đã được cữ đi làm chuyên gia ở Angierie 1983-1984. Đã được phong hàm phó giáo sư năm 1991, nay đã nghỉ hưu. Vợ là Nguyễn Thị Hiền 1935, quê Hà Nội, tốt nghiệp đại học dược khoa năm 1960, công tác tại viện nghiên cứu đông y (viện y học cổ truyền), đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai, nghỉ hưu năm 1992. Có 1 con (đời 24):
1-     Lê Hồng Nhân 1961.
Đời 24.1.
Lê Hồng Nhân 1961, tốt nghiệp đại học y khoa, là bác sĩ phẩu thuật thần kinh tại bệnh viện Việt Đức Hà Nội. Vợ là Trương Thanh Hương 1961, bác sĩ tim mạch bệnh viện Bạch Mai Hà Nội. Có 2 con (đời 25):
1.Lê Thanh Tùng 1988, đang học lớp 7.
2. Lê Hồng An 1996, đang học mẫu giáo.Kỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng Lê Khánh Khang khi bị bắt tù đày do Thủ tướng tặng có ghi "Đã nêu cao tinh thần trung kiên bất khuất góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc".
 
 
Chi   lê khánh
(Thuộc dòng Lê Khánh Quýnh)
 
đời 20.4
Lê khánh Quýnh còn có tên Lê Khánh Tùng, tục gọi là Cố Bách, con thứ 4 của cụ Lê Nguyễn Lệ, là tổ chi Lê Khánh. Đương thời làm chánh Tổng, được sắc phong Bát phẩm bá hộ hàng tỉnh.
Ông có 2 bà vợ:
-          Bà vợ cả là Nguyễn Thị Đào sinh được 2 trai và 2 gái (đời 21):
1-     Lê Khánh Trạch,
2-     Lê Khánh Toại còn gọi Lê Khánh Đạo
3-     Gái thứ 3 (không rõ tên) chồng là tú tài Trần Xuân Khai người làng Tứ Mỵ (nay là xã Sơn Châu) không có con, thường gọi là bà tú Khai.
4-     Lê Thị Tứ chết sớm khi chưa có gia đình, mất ngày 27 tháng Giêng.
-          Bà vợ 2 là Hà Thị Giao thường gọi Cố Liễn đã có một đời chồng trước người họ Hà Học ở Bình hoà (nay là Sơn hoà) và đã có 1 con trai là Hà Học Liễn cũng theo mẹ về ở Kẻ E. Bà Giao sinh được 1 con trai (đời 21);
5-     Lê Khánh Chỉnh.
Ông Quýnh mất ngày 18 tháng 5;
Bà Đào mất ngày 29 tháng 5;
Bà Giao mất ngày 2 tháng 2.
Phần mộ của ba ông bà đã được cải cát đưa về rú Tháp, Sơn an.
Đời 21.1.
Lê Khánh Trạch, hiệu Văn Giao, tên tục là Thúy, đậu tú tài năm Canh Ngọ, được phong Hàn lâm viện đải chiếu, ông mất ngày15 tháng 6. Vợ người họ Võ quê Phúc Dương, sinh được 4 con trai và 5 con gái (đời 22):
1-     Lê Khánh Giản,
2-     Lê Khánh Tốn,
3-     Lê Khánh Táo,
4-     Lê Khánh Khoái,
5-     Bà con gái thứ 1 lấy chồng người Sơn hoà, gọi là cụ Đoan hay cụ Mậu,
6-     Bà thứ 2 lấy chồng về Sơn trung gọi là bà Bá Minh,
7-     Bà thứ 3 lấy chồng về Sơn hoà gọi là bà Tú Ngôn,
8-     Bà thứ 4 lấy chồng về Sơn mỹ gọi là bà Chắt Viên,
9-     Bà thứ 5 chưa rõ.
            Phần mộ của 2 ông bà trước táng ở rú Tháp nay đã cải táng đưa về rú Trơ và cùng mộ người em gái Lê Thị Tứ làm thành 3 ngôi liền nhau đã xây và gắn bia đá. Bà mất ngày 13 tháng 6.
Đời 22.1.
Lê Khánh Giản, tự Tử xuyên, đỗ tú tài khoa Tân Mão, được phong sắc tiến sĩ Tá lang hàn lâm viện đải chiếu, tục gọi ông Hàn Trùm. Là người có học thức, có nhân đức, luôn bênh vực người nghèo, hiền lành, phúc hậu. Nhờ hiểu biết rộng nên quan nha bản huyện đều kính nể, đã giúp dân làng giảm được phu phen. Nên sau khi ông mất nhân dân địa phương thường vẫn nhắc đến nhân đức của cố Hàn. Ông mất ngày24 tháng 5.
Vợ là Hà Thị Hai thuộc dòng họ Hà Học ở Sơn Hoà, bà mất ngày 3 tháng 8.
Phần mộ hai ông bà đã cải táng đưa về rú Trơ, được xây và gắn bia đá.
Ông bà có 5 con trai và 3 con gái (đời 23):
1-     Lê Khánh Nhu tức Lê Khánh Hoạt,
2-     Lê Khánh Cán,
3-     Bà Hương Đạt, chồng là ông Bùi Đạt ở xóm Sắn xã Sơn lễ,
4-     Lê Khánh Hạn,
5-     Bà Cu Nho tức là bà Cu Hoè, chồng người họ Nguyễn Khắc ở Sơn hoà,
6-     Lê Khánh Đàm,
7-     Bà Nho Diên, chồng là Nguyễn Khắc Diên ở Sơn hoà,
8-     Lê Khánh Triêm.
Đời 23.1.
 
Lê Khánh Nhu, tục gọi là ông đầu huyện Hoạt, tư chất thông minh, học rất giỏi có tiếng tăm, đi thi thử đậu đầu huyện (nên người đương thời gọi ông là ông đầu huyện). Ông có tham gia khoa thi của triều đình nhà Nguyễn nhưng không đậu. Ông có tính tình cương trực, thẳng thắn có cảm tình với các phong trào cách mạng, thường bênh vực dân nghèo, chống quan lại cường hào, làm thầy thuốc chữa bệnh cho dân.
Trong cải cách ruộng đất 1955 bị qui oan, ông đã kiên trì chống lại. Bị bắt giam ở Nghĩa Đàn ông đã kiên quyết nhịn ăn cho đến chết.
Ông mất ngày 7 tháng 5 tại Nghĩa Đàn. Phần mộ đã được cải cát đưa về rú Tháp, Sơn An. Bà giáo mất ngày 25 tháng 1 phần mộ đặt ở rú Tháp.
Vợ là Lê Thị Giáo (con cụ Hàn Mười gia đình truyền thống hiếu học và lao động tốt) quê ở Sơn Thịnh làm nghề tơ tằm dệt vải. Ông bà sinh được 6 trai và 2 gái (đời 24):
1-     Lê Khánh Du,
2-     Lê Thị Hai chồng là Trần Tài quê Sơn an,
3-     Lê Khánh Bái,
4-     Lê Khánh Yêm,
5-     Lê Khánh Ngụ,
6-     Lê Khánh Dinh,
7-     Lê Khánh Ty,
8-     Lê Thị Dỹ chồng là Nguyễn Văn Đạm (con ông Cửu Lương cháu bà Cửu Chúc) ở Liễu nha Thanh Lâm, Thanh chương Nghệ an.
Đời 24.1.
Lê Khánh Du 1900-1988, tham gia hoạt động cách mạng từ 1930 tại xưởng Ba son Sài Gòn, bị thực dân Pháp bắt và kết án tù chung thân, giam ở nhà lao Ban Mê Thuột. Có thời gian tham gia xứ ủy Nam kỳ sang hoạt động ở A-Tô pơ Lào và Thái Lan. Sau Nhật đảo chính Pháp được ra tù và tham gia cướp chính quyền ở Hà Tĩnh. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa hoạt động ở Hương Sơn, về sau lên công tác ở tỉnh. Là cán bộ lão thành cách mạng.
Ông mất ngày . . tháng 12 /1988.
Vợ là con ông Đoan cháu bà Cán Đuôn con gái họ Lê.
Ông bà sinh được 2 con gái và 1 con trai (đời 25):
1-     Lê Thị Châu,
2-     Lê Thị Phương Lan,
3-     Lê Khánh Hồng chết lúc còn nhỏ.
Đời 25.1.
Lê Thị Châu, chồng là Trần Đức Viêm con ông tú tài Trần Thực cháu ngoại ông Lê Khánh ích. Công tác tại thương nghiệp Lào Cai và nghỉ hưu tại Yên bái. Có các con:
 
Đời 25.2.
Lê Thị Phương Lan, tốt nghiệp trung cấp ngân hàng công tác tại ngân hàng Thành phố Vinh Nghệ An. Chồng là Nguyễn Kỷ tốt nghiệp Đại học Bách khoa (con ông Dư ở) Thọ Lộc, Sơn Lễ, là thương binh chống Mỹ, nay là Hiệu trưởng trường công nhân kỹ thuật Vinh. Sinh được các con:
1.Nguyễn Thị Phương Chi
2.
3.
4.
Đời 24.2.
Lê Thị Hai chồng là Trần Tài ở cùng quê, sinh được 3 con gái thì chồng mất.
1- Con gái đầu lấy chồng là Nguyện ở Lê Định Sơn tiến.
2- Con gái thứ 2 lấy chồng là Lê Khánh Mai ở Sơn An (con ông Lê Khánh Vu cháu nội ông Lê Khánh ích).
3- Con gái thứ 3 là Trần Thị Lan lấy chồng về Sơn Tiến
Đời 24.3
Lê Khánh Bái sinh năm 1904, trước làm nghề nông ở quê. Vợ là Nguyễn Thị Cửu quê Sơn Lễ đã mất 1998, tại huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai (nơi mới di cư đến) thọ 86 tuổi. Ông bà sinh được 2 trai và 2 gái (đời 25):
1-     Lê Khánh Hoàng 1940, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, Liệt sĩ chống Mỹ
2-     Lê Khánh Kỳ 1945
3-     Lê Thị Hường,
4-     Lê Thị Hợi.
Đời 25.2.
Lê Khánh Kỳ, tốt nghiệp Đại học sư phạm Vinh là giáo viên. Vợ là Trần Thị Thân sinh 1949, quê Đức Thọ, tốt nghiệp Đại học làm giáo viên trường trung học Võ Thị Sáu, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Có 4 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Toàn 1973, kỹ sư điện công nghiệp
2-     Lê Khánh Thắng 1976, tốt nghiệp trung cấp điện lạnh, đang học sư phạm kỹ thuật Thủ Đức.
3-     Lê Khánh Hùng 1979, sinh viên cao đẳng sư phạm Đồng Nai.
4-     Lê Thị ái Vân 1982, đang học THPT.
Đời 25.3.
Lê Thị Hường 1958 tốt nghiệp y sĩ, chồng là Nguyễn Văn Sáng (con ông Luân) ở xóm Nậy, Sơn An. Có 3 con gái:
1-     Nguyễn Thị Thu Hà, 1976, tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ.
2-     Nguyễn Thị Hằng, 1973
3-     Nguyễn Thị Hồng, đang đi học.
Đời 25.4.
Lê Thị Hợi, 1955, tốt nghiệp trung cấp ngân hàng công tác tại ngân hàng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Chồng là Nguyễn Nga lái máy ủi quê ở Sơn Hoà,. đã có 2 con trai là
1-     Nguyễn Thế Hùng,                     2. Nguyễn Thắng.
Đời 24.4.
Lê Khánh Yêm làm ruộng ở quê. Vợ người họ Lương ở Sơn Mỹ, Hương Sơn. Sinh được 1 gái và 1 trai (đời 25) rồi ông bà mất ngày 25 tháng chạp và ngày 6/6
          1. Lê Thị Cháu Yêm,      2. Lê Khánh Trầm.
Đời 25.1.
Lê Thị Ngọc Anh (thường gọi Bà Cháu Yêm) về sau xuống Vinh và lấy chồng là Nguyễn Văn Tam người Bến Thủy công tác tại công ty xuất nhập khẩu Vinh. Có 5 con: Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Long
Đời 25.2.
Lê Khánh Trầm, 1942, về sau lên sinh sống ở Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. Vợ là Phạm Thị Mẫu, quê ở Giao Thuỷ Nam Hà, có 5 con (đời 26):
1. Lê Thị Hảo,1968                     2. Lê Khánh Trọng, 1971
3. Lê Thị Loan,1974                   4. Lê Khánh Trung,1976
5.Lê Thị Liễu,1983
Đời 26.1.
Lê Thị Hảo, chồng là Lê Văn San, quê Hải Hưng cũ, có 2 con:
                                    Lê Văn Sơn và Lê Văn Long
đời 26.2.
Lê Khánh Trọng, vợ là Nguyễn Thị Lan quê ở Giao Thủy Hà Nam, có 2 con ( đời 27):
1. Lê Khánh Đại, 1993                2. Lê Khánh Nghĩa, 1997
đời 26.3.
Lê Thị Loan, chồng là Phạm Văn Sỹ quê Lý Nhân, Nam Hà, có 2 con:
Phạm Văn Dương và Phạm Văn Duy
đời 26.4.
Lê Khánh Trung, vợ là Hoàng Thị Thanh, quê Xuân thủy, Nam Hà, đã có 1 con (đời 27):                      Lê Thị Hậu, 2000
đời 26.5.
Lê Thị Liễu, đang đi học
Đời 24.5.
Lê Khánh Ngụ làm ruộng và cư trú ở Yên Đức, Sơn Lễ. Vợ là Nguyễn Thị Nhượng, quê Yên Đức. Sinh được 1 gái và 2 trai (đời 25):
1-     Lê Thị Lý,
2-     Lê Khánh Dục,                    3. Lê Khánh Thắng.
Ông Ngụ mất ngày 19/1 âm lịch (1959), mộ đặt ở rú Đá Bạc, Sơn Lễ.
Đời 25.1.
Lê Thị Lý 1948, giáo viên tiểu học ở Sơn Lễ. Chồng là Trần Thế Cung, con út bà miện Lương, quê Sơn Hòa. Có 1 con trai:
Trần Minh Châu, 1972, tốt nghiệp đại học giao thông TP HCM, công tác tại công ty cơ khí thực phẩm. Đã có vợ là Trịnh Thị Ngoan và 1 con gái là Trần Minh Thư.
Đời 25.2.
Lê Khánh Dục, 1950, giáo viên THCS, nay cư trú ở huyện Thống Nhất Đồng Nai. Vợ là Đoàn Thị Hương quê Đức Thọ, Hà Tĩnh, sinh được 3 con (đời 26):
1-     Lê Thị Xuân Diệu 1979, sinh viên cao đẳng sư phạm.
2-     Lê Thị Thu Hằng, 1982, sinh viên đại học năm thứ 1.
3-     Lê Thị Kiều Nga, 1989, đang học lớp 6.
 
Đời 25.3.
Lê Khánh Thắng, 1953, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, trước công tác tại trường Nguyễn ái Quốc II Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh. Nay là phó giám đốc công ty VYFACO ở TP Hồ Chí Minh. Vợ là Nguyễn Thị Trị, 1954, quê Sơn Phú, tốt nghiệp đại học tài chính. Có 3 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Việt Hà (gái) 1980, đại học sư phạm.
2-     Lê Nam Hùng (trai) 1982, đại học kỹ thuật.
3-     Lê Khánh Hồng Hoan (gái) 1984, đang học lớp 11
Đời 24.6.
Lê Khánh Dinh, sinh năm 1918. Trước cách mạng đi lính thủy cho Pháp. Từ năm 1940 đến nay không có tin tức.
Đời 24.7.
Lê Khánh Ty, 1928, tham gia tiền khởi nghĩa. Vào quân đội 1945. Đảng viên, Đại tá quân đội nghỉ hưu, tham gia chiến đấu ở chiến trường Lào. Đã tốt nghiệp các trường:
-          Trường Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc,
-          Học viện quân sự,
-          Học viện chính trị và ở lại làm giáo viên. Sau về công tác tại cơ quan Bộ quốc phòng và nghỉ hưu.
Ông đã được nhà nước thưởng:
-          Huân chương quân công hạng II,
-          Huân chương chiến công hạng II,
-          Huân chương chiến thắng hạng II,
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,
-          Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I, II và III,
-          Huân chương tự do hạng I (Lào tặng),
-          Huy chương chống Pháp (nt),
-          Huy chương chống Mỹ (nt),
-          Huy chương hữu nghị (nt),
-          Huy hiệu 40 và 50 tuổi Đảng.
-          Huy hiệu quân kỳ quyết thắng.
Vợ là Hồ Thị Tý 1939 (con ông bà Hồ Phạm Thuỳnh) ở Sơn Châu, Hương Sơn, tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp, trước công tác ở bộ Nội thương nay đã nghỉ hưu. Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I.
Ông bà sinh được 3 con gái (đời 25):
1-     Lê Thị Phương,
2-     Lê Thị Hồng,
3-     Lê Thị Hà.
Đời 25.1.
Lê Thị Phương tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp công tác ở bộ Nội thương. Chồng là Nguyễn Đức Toàn tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân công tác ở vụ tài vụ văn phòng Quốc hội, quê Đông Anh, Hà Nội. Đã sinh 2 con :
1- Nguyễn Thị Hương,   2. Nguyễn Đức Huy.
Đời 25.2.
Lê Thị Hồng, tốt nghiệp Đại học Y khoa công tác tại Quân y viện 108 Hà Nội. Chồng là Lê Tuấn Vinh (con thiếu tướng Lê Chiêu) tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân, công tác tại Xí nghiệp dược phẩm ở Hà Nội. Đã có 1 con:
Lê Thị Quỳnh Anh.
Đời 25.3.
Lê Thị Hà, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp công tác tại vụ đối ngoại văn phòng Quốc hội. đã được du học ở Singapore và có bằng Thạc sĩ. Chồng là Phan Sơn quê Thanh Chương, Nghệ An tốt nghiệp Đại học ở Liên Xô cũ công tác ở liên doanh AUSNAM, tốt nghiệp thạc sĩ ở Singapore. Đã có 1 con gái:
Phan Thị Hà Anh
Đời 24.8.
Lê Thị Dỹ, chồng là Nguyễn Văn Đạm (con ông Cửu Lương cháu bà Cửu Chúc) ở Liễu Nha, Thanh Lâm, Thanh Chương.
Có 5 con (3 gáI 2 trai):
                        1. Nguyễn Thị Châu                   2. Nguyễn Thị Hương   
                        3. Nguyễn Văn Dũng                 4. Nguyễn Văn Thanh
            Bốn người này đã trưởng thành và có gia đình riêng
                        5. Nguyễn Thị Dung sống với bố mẹ ở quê
 
Đời 23.2.
Lê Khánh Cán 1886-1950, làm ruộng ở quê. Vợ là Lê Thị Hai quê xóm Sắn, Sơn Lễ (1883-1983). Phần mộ ông bà ở rú Trơ đã xây cất và gắn bia.
Có 3 con trai và 1 con gái (đời 24):
1-     Lê Khánh Lưu,
2-     Lê Thị Hai,
3-     Lê Khánh Dật,
4-     Lê Khánh Tửu chết sớm lúc chưa có vợ.
Đời 24.1.
Lê Khánh Lưu 1907-1971, làm ruộng. Vợ là Nguyễn Thị Dung quê Sơn Tiến. Có 2 con gái và 1 con trai (đời 25):
1-     Lê Thị Lý,
2-     Lê Thị Hồng,
3-     Lê Khánh Thịnh.
Đời 25.1.
Lê Thị Lý, chồng là Nguyễn Liêu quê Sơn Lễ.Có 5 con:
1- Nguyễn Quốc                        2- Nguyễn Kiều.
3. Nguyễn Kiều              4. Nguyễn Thắm                        5. Nguyễn Mậu
Đời 25.2.
Lê Thị Hồng, chồng là Nguyễn Tứ quê Sơn Lễ. Có 5 con là:
1. Nguyễn Thị Mùi                      2. Nguyễn Thị Hiền
3. Nguyễn Thị Lương     4. Nguyễn Thị Dân         5. Nguyễn Mậu.
 
Đời 25.3.
Lê Khánh Thịnh, 1948, làm ruộng ở Thanh lâm Thanh chương. Vợ là Liên. Có các con (đời 26):
1. Lê Khánh Tuấn,                                  2. Lê Thị Trang,
3. Lê Thị Mai.                            4. Lê Thị Lành    5. Lê Thị Danh
Đời 24.2.
Lê Thị Hai, chồng là Nguyễn Ngụ (con ông Lý Tuy) làm ruộng ở quê. Có 3 con:
1- Nguyễn Thị Xuân làm nông nghiệp,
2- Nguyễn Văn Khôi giáo viên cấp 2,
3- Nguyễn Thị Hường cán bộ kế toán ngân hàng.
Đời 24.3.
Lê Khánh Dật, 1919-1990, tốt nghiệp tiểu học thời Pháp thuộc. Sau năm 1945 vào quân đội rồi chuyển ngành làm Giám đốc nhà máy gạch Thuận Lộc, Can lộc, Hà Tĩnh, sau đó là trưởng phòng Kế hoặch ty Kiến trúc Hà Tĩnh.
Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Pháp. Vợ là Nguyễn Thị Tý người họ Nguyễn Khắc ở Sơn Hoà. Có 2 con trai và 1 con gái (đời 25):
1-     Lê Khánh Vượng 1948,
2-     Lê Thị Nga 1958,
3-     Lê Khánh Bình 1963.
Đời 25.1.
Lê Khánh Vượng, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, công tác tại nhà máy thiết bị đo đếm điện Hà Nội. Được thưởng Huân chương chống Mỹ. Vợ là Lê Thị én 1950 quê ở Vụ Bản, Nam Định, công tác cùng cơ quan. Có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Dũng 1981, sinh viên Đại học Bách khoa Hà nội,
2-     Lê Thị Khánh Huyền 1983 đang học ĐH kinh tế.
Đời 25.2.
Lê Thị Nga, 1958, là giáo viên . Chồng là Nguyễn Văn Hùng (con ông Nguyễn Lộc) ở Sơn An là sĩ quan thiết giáp. Hiện tại gia đình ở trong Nam. Có 2 cọn:
1. Nguyễn Cao Cường                           2. Nguyễn Thị Tư
Đời 25.3.
Lê Khánh Bình, 1963, tốt nghiệp THPT, làm ruộng ở quê.Vợ là Nguyễn Thị Nhiên con ông Nguyễn Tùng ở Sơn an. Có các con (đời 26):
1. Lê Khánh Minh                       2. Lê Thị Thuý                3. Lê Thị Mơ
Đời 23.3.
Bà Hương Đạt chồng là Bùi Đạt ở xóm Sắn Sơn Lễ, nhà khá giả. Có các con:
1-     Ông Bùi Quát,
2-     Bà Nại, chồng là Trần đình Nại Sơn thịnh,
3-     Bà Quýnh chồng là Đinh Phùng Quýnh Sơn hoà,
4-     Bà Thụ có chồng là Lê Khánh Thụ con ông Hàn áng dòng dõi họ Lê,
5-     Bà thứ 5 mất khi chưa có con,
6-     Bà Bùi Thị Oanh.
Đời 23.4.
Lê Khánh Hạn, làm ruộng ở quê. Vợ người họ Nguyễn Quang, con ông Cửu Đoàn ở Sơn Lễ. Có 1 con gái và 1 con trai (đời 24):
1-     Con gái có chồng là Nguyễn Văn Sanh,
2-     Lê Khánh Tương.
            Ông Hạn mất ngày 13 tháng 3, bà mất ngày 6 tháng1. Phần mộ ở rú Trơ đã cải cát và gắn bia.
Đời 24.1.
Bà con gái đầu của ông Hạn có chồng là Nguyễn Văn Sanh quê Sơn Ninh, Hương Sơn, làm nông nghiệp. Có các con:
1-     Nguyễn Văn Sơn liệt sĩ chống Mỹ,
2-     Nguyễn Thị Hiền,
3-     Nguyễn Văn Hà,
4-     Nguyễn Văn Thâm đã mất,
5-     Nguyễn Văn Toàn,
6-     Nguyễn Văn Mạnh,
7-     Nguyễn Văn Thiện,
8-     Nguyễn Thị Thanh.
Đời 24.2.
Lê Khánh Tương 1920-1997, tốt nghiệp tiểu học thời Pháp rồi đi làm ở Huế, sau cách mạng về làm ruộng ở quê, mất ngày 25 tháng 12, mộ đặt ở . rú Trơ. Vợ là Phan Thị Con (con ông đốc Thuyết) ở Kẻ Trúa, Sơn Tiến. Có 4 con gái và 2 con trai (đời 25):
1-     Lê Khánh Tiến 1949,
2-     Lê Thị Loan 1951,
3-     Lê Thị Huệ 1953,
4-     Lê Thị Xuân 1955,
5-     Lê Thị Lợi 1960,
6-     Lê Khánh Lộc 1964.
Đời 25.1.
Lê Khánh Tiến 1949, tốt nghiệp Trung học xây dựng công tác tại Quảng Bình đã nghỉ hưu. Vợ đầu là Phạm Thị An quê Sơn Lễ làm ruộng ở quê chồng, có 1 con gái và 1 con trai (đời 26):
1-     Lê Thị Nhàn 1977, tốt nghiệp THPT, nay làm việc và cư trú tại Đức Linh tỉnh Bình thuận (cùng với cô ruột là Lê Thị Lợi).
2-     Lê Khánh Tiệp 1983 đang học ở quê.
Sau khi sinh được 2 con Phạm Thị An bị bệnh mất ngày 8/11 âm lịch (1988), mộ đặt ở rú Trơ. Lê Khánh Tiến lấy bà vợ thứ 2 là Nguyễn Thị Diên quê Quảng Bình công tác tại Công ty xây dựng Lệ Thủy, Quảng Bình, sinh được 2 con (đời 26):
3-     Lê Khánh Tình,
4-     Lê Thị Lý,
Đời 25.2.
Lê Thị Loan 1951, giáo viên tiểu học. Chồng là Nguyễn Hồng Minh quê Sơn Phúc. đã có 3 con:
1-     Nguyễn Hồng Quang tốt nghiệp Đại học Sư phạm Vinh,
2-     Nguyễn Thị Thanh đang đi học,
3-     Nguyễn Thị Thủy đang học.
Đời 25.3.
Lê Thị Huệ, 1953, tốt nghiệp cấp 3, đang công tác tại trường cao đẳng hoá chất Lâm Thao, Phú Thọ. Chồng là Nguyễn Quang Hiển quê Nam Định. Có 1 con :
Nguyễn Mạnh Hùng đang học.
Đời 25.4.
Lê Thị Xuân, 1955, học hết cấp 2, làm công nhân trại hươu Hương Sơn đã nghỉ hưu mất sức. Chồng là Đậu Thế Đường quê Sơn Phúc. Có 4 con:
1-     Đậu Thị Thơ,
2-     Đậu Thị Tâm,
3-     Đậu Thị Thương,     4. Đậu Thế Thông.
Đời 25.5.
Lê Thị Lợi 1960, tốt nghiệp trung cấp ngân hàng, công tác ở ngân hàng huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. Chồng là Nguyễn Văn Bình quê Đức Thọ, Hà Tĩnh, công tác tại ngành công an Bình Thuận. Có 2 con:
1-     Nguyễn Thị ánh Tuyết,         2. Nguyễn Thị Thủy.
Đời 25.6.
Lê Khánh Lộc, 1964, học hết cấp 3 đi bộ đội đóng ở đảo Trường Sa. Sau học ở học viện chính trị, nay công tác tại Bộ tư lệnh Thủ đô làm giáo viên đường lối quân sự tại trường Tuyên giáo Trung ương, quân hàm Thiếu tá. Vợ là Nguyễn Thị Đoài (con ông Nguyễn Văn Thường) cùng quê, là cô giáo nuôi dạy trẻ nay theo chồng ra Hà Nội. Có 3 con (đời 26):
1-     Lê Ngọc Hà,
2-     Lê Khánh Huyền,
3-     Lê Thị Hồng Duyên.
Đời 23.5.
Bà cụ Hoè, chồng người họ Nguyễn Khắc ở Sơn Hòa, sinh được 1 trai và một gái thì ông bà mất:
1-     Nguyễn Khắc Hòe làm ruộng ở quê,
2-     Nguyễn Thị Trầm chồng là Kỷ quê Sơn Ninh, Hương Sơn.
 
Đời 23.6.
Lê Khánh Đàm, đậu tiểu học, giỏi tiếng Pháp, đã làm thư ký cho hãng buôn gỗ ở Bến Thủy và hãng thầu khoán ở Thakhẹt Lào, về sau làm nghề dạy học. Vợ là Đinh Thị Điều (con ông ấm Thung) ở xã Sơn Hòa. Có 5 con (đời 24):
1-     Lê Thị Mộng Lan,
2-     Lê Thị Kim Liên,
3-     Lê Thị Mỹ Hà,
4-     Lê Khánh Chiên,                       
5-     Lê Thị Xuân Dung.
Ông mất ngày 15 tháng 4 Giáp Dần (1974). Bà mất ngày 27 tháng 6 cùng năm. Phần mộ đặt ở rú Trơ đã xây và gắn bia.
 
 
Đời 24.1.
Lê Thị Mộng Lan, chồng là Nguyễn Khắc Nhuận (con ông Nguyễn Khắc Tuyên) quê Sơn Hòa, công tác tại ty nông nghiệp Yên Bái nghỉ hưu ở Lào Cai. Có 6 con:
1. Nguyễn Thị Minh Lý,              2. Nguyễn Khắc Chương,
3. Nguyễn Thị Minh Đường,       4. Nguyễn Khắc Sơn,
5. Nguyễn Thị Phương Lâm,     6. Nguyễn Thị Phương Thảo.
Đời 24.2.
Lê Thị Kim Liên, tốt nghiệp Đại học ngành Tài chính, trước công tác ở nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, sau thống nhất Bắc-Nam vào công tác tại TP HCM và nghỉ hưu ở đó. Chồng người miền Nam. Có 1 con gái:
Nguyễn Tố Trinh đã lập gia đình.
Đời 24.3.
Lê Thị Mỹ Hà, phiên dịc tiếng Trung, tốt nghiệp đại học tại chức tài chính kế toán, là chuyên viên chính, trước làm ở sở Điện lực Hà Nội, sau vào công tác tại thành phố Hồ Chí minh và nghỉ hưu ở đó. Chồng quê miền Nam. Có 2 con:
1-     Cao Thị Thu Lê, đã có gia đình riêng,
2-     Cao Hoàng Linh đang học.
 
Đời 24.4.
Lê khánh Chiên, 1942, tốt nghiệp Đại hoc thủy lợi và làm cán bộ giảng dạy ở trường, sau thống nhất đất nước vào công tác tại TP HCM. Là KS trưởng chuyên qui hoạch tài nguyên nước và môi trường. Huy chương chống Mỹ hạng nhất. Vợ là Bùi Thị Kim lan quê ở Cần Thơ, cư trú tại TP HCM. Có 2 con trai (đời 25):
1-     Lê Khánh Vũ     tốt nghiệp THPT,
2-     Lê Khánh Toàn   tốt nghiệp THPT, đang học ĐH tại TP HCM.
Đời 24.5.
Lê Thị Xuân Dung, tốt nghiệp ĐH sư phạm, giáo viên cấp 2. Chồng là Lê văn Định quê Thạch Hà, Hà Tĩnh, Trung tá bộ đội công tác ở sân bay Nha Trang, đã nghỉ hưu và cư trú ở Nha Trang. Có 3 con:
1-     Lê thị Linh Chi     tốt nghiệp THPT,
2-     Lê Thị Thùy Chi     (nt),
3-     Lê Thị Thu Hương đang học.
Đời 23.7.            
Bà Nho Diên, chồng là Nguyễn Khắc Diên quê Sơn Hòa, gia đình giàu có. Sinh 6 con:
1-     Con gái đầu là vợ ông Đinh Nho Lạm ở Sơn Hòa,
2-     Con gái thứ 2 là vợ thầy giáo Nguyễn Duy Soa con bà Hàn Cừ ở Sơn Tiến, cư trú ở Hải Dương, có 3 con trai
3-     Con gái thứ 3 là vợ bác sĩ Đinh Phùng Yêm con ông Đinh Phùng Trạch ở Sơn hòa mới sinh được 1 cháu trai thì mất.
4-     Con gái thứ tư là Nguyễn Thị Phin, chồng là Nguyễn Văn Luyện, Sơn Tiến, có 2 con trai và 1 con gái.
5-     Con trai Nguyễn Khắc Miên trung cấp kỹ thuật làm ở Viện thiết kế Bộ công nghiệp nhẹ đã nghỉ hưu. Vợ là Lê thị Ngà con bà Hàn Đàn, Sơn An. Có các con là Nguyễn Khắc Việt và Nguyễn Khắc Anh.
6-     Nguyễn Khắc Biền bác sĩ làm ở Viện sốt rét trung ương đã nghỉ hưu. Vợ là Nguyễn Thị Hạnh quê Hà Tây. Có các con là Nguyễn Thị Kiều Vân, Nguyễn Khắc Hồng.
Đời 23.8.
Lê Khánh Triêm 1900-1984, mất ngày 11 tháng 1, phần mộ đặt ở rú Trơ đã xây và gắn bia đá.
Thuở nhỏ ông là người thông minh học giỏi, lại khéo tay, có lòng hiếu thảo. Tính tình cương trực, thẳng thắn, sống có tình nghĩa với bà con hàng xóm và họ hàng. Đương thời ông tích cực tham gia công tác xã hội và phong trào hợp tác hóa. Vợ là Lương Thị Ngọc quê Sơn Mỹ, Hương Sơn, bà là người hiền lành, trọng lễ nghĩa và làm ăn tần tảo, mất ngày 8 tháng 9 (Tân Tỵ). Ông bà sinh được 4 con trai (đời 24):
1-     Lê Khánh Thanh,
2-     Lê Khánh Hán,
3-     Lê khánh Trừng,     
4-     Lê Khánh Trương.
Đời 24.1.
Lê Khánh Thanh 1934, kỹ sư kinh tế. Thời chống Pháp là bộ đội tình nguyện Việt nam tại Lào. năm 1959 chuyển ngành về công tác tại Ngân hàng trung ương. Là Đảng viên, đã qua chức vụ Trưởng phòng tài vụ ở Ngân hàng nhà nước, giám đốc công ty xây dựng ngân hàng từ 1976 - 1992, chuyên viên cao cấp (bậc 7 cũ) tại Ngân hàng trung ương. Nghỉ hưu từ 1998 tại Hà Nội. Đã được thưởng:
-          Huy chương chiến thắng (trong chống Pháp),
-          Huy chương chiến sĩ vẻ vang,
-          Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng I,
-          Huy chương vì sự nghiệp công đoàn do Tổng liên đoàn lao động Việt nam tặng, Huy chương vì sự nghiệp ngân hàng.
Vợ là Trần Thị Phúc 1938 (con ông Trần Nhàn) ở Sơn Châu, cán bộ trung cấp ngân hàng trung ương, đã được thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II và huy chương vì sự nghiệp ngân hàng. Có 1 con gái và 3 con trai (đời 25):
1-     Lê Thị Ngọc Anh 1965,
2-     Lê Việt Anh 1969,
3-     Lê Tuấn Anh 1971,
4-     Lê Quốc Anh 1974.
Đời 25.1.
Lê thị Ngọc Anh 1965, tốt nghiệp Cao đẳng ngân hàng công tác tại Ngân hàng công thương quận Hai bà trưng. Chồng là Dương Văn Hùng quê Hà Nội công tác tại công ty xây dựng ngân hàng. Đã có 2 con trai:
1-     Dương Ngọc Hiếu 1988 đang học THCS,
2-     Dương Quang Hưng 1996 đang học mẫu giáo.
Đời 25.2.
Lê Việt Anh, 1969, tốt nghiệp THPT, đi bộ đội sau về làm ở công ty xây dựng ngân hàng, phó phòng Hành chính tổ chức của công ty, Đảng viên, đang học Đại học tại chức. Vợ là Bùi Thúy Loan quê Thanh Trì, Hà Nội, công tác tại Công viên Thụ Lễ. Đã có 1 con trai (đời 26):
1- Lê Hoài Nam 1995 đang học mẫu giáo.
Đời 25.3.
Lê Tuấn Anh 1971, tốt nghiệp THPT là công nhân xây dựng làm ở công ty xây dựng Ngân hàng. Vợ là Khổng Thị Huyền Trang, sinh 1980, quê thị trấn Phong Châu, Phú Thọ. Đã có 1 con gái (đời 26):
Lê Thị Phương Anh
Đời 25.4.
Lê Quốc anh, 1974, tốt nghiệp Cao đẳng Ngân hàng, công tác tại Tổng công ty bưu chính viễn thông, đang học ĐH luật.
Đời 24.2.
Lê Khánh Hán, 1937, kỹ sư bưu điện, cán bộ cấp vụ, nguyên phó bí thư thường trực Đảng ủy Tổng cục bưu điện, sau là Đảng ủy Tổng công ty bưu chính viễn thông. đã được thưởng:
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III,
-          Huy chương vì sự nghiệp bưu điện,
-          Huy chương vì sự nghiệp công đoàn.
Vợ là Đinh Thị Xuân An, 1939 (con ông Đinh Xuân thịnh) Sơn Hòa,, là giáo viên tiểu học nghỉ hưu, đã được thưởng:
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II,
-          Huy chương vì sự nghiệp giáo dục.
Có 2 con gái và 1 con trai (đời 25):
1-     Lê Thị Khánh Vân 1961,
2-     Lê Thị Khánh Hòa 1964,       3. Lê Khánh Thành 1975.
Đời 25.1.
Lê Thị Khánh Vân 1961, tốt nghiệp Đại học sư phạm Vinh, giáo viên trường THPT Lê Hữu Trác, Hương Sơn. Chồng là Trịnh Văn Huệ tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội, Hiệu phó cùng trường. Có 2 con trai:
1- Trịnh Khánh Tú 1988 đang học,
2- Trịnh Lê Trung 1991 đang học.
đời 25.2.
Lê Thị Khánh Hòa, 1964, tốt nghiệp trường công nhân Bưu điện, sau vừa học vừa làm đã tốt nghiệp kỹ sư điện tử viễn thông, công tác tại Công ty viễn thông liên tỉnh (VTN) thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông.
Đời 25.3.
Lê Khánh Thành, 1975, tốt nghiệp Đại học Bách khoa kỹ sư điện tử viễn thông, công tác tại công ty thông tin di động VMS thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông, vừa làm vừa học cao học tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội và đã bảo vệ thành công luận án Thạc sĩ.
Đời 24.3.
Lê Khánh Trừng đi bộ đội sau đi học tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật cơ khí, công tác tại Hà Tĩnh, là Đảng viên
. không may bị mất năm 1972 ngày 27 tháng 7 tại bệnh viện Hà Tĩnh, mộ đã cải cát đưa về để ở rú trơ đã xây cất và gắn bia
            Vợ người Thạch Hà đã tái giá.
Đời 24.4.
Lê Khánh Trương đang học cấp 2 thì bị chó dại cắn chết năm 1962 (lúc 13 tuổi). Phần mộ đã cải cát đặt ở rú Trơ đã gắn bia
 
đời 22.2.
Lê Khánh Tốn là con trai thứ 2 của ông Lê Khánh Trạch, còn có tên Lê Khánh Soạn, tục gọi là Nghĩa Uông. Vợ người họ Nguyễn ở xóm Nậy, Sơn An, thuộc dòng gia đình ông Nuôi Kính, ông Đồ Em. Có 4 con (đời 23):
1-     Lê Khánh Uông thường gọi Chắt Uông,
2-     Lê Khánh Hàm chết sớm,
3-     Lê Khánh Điền chết sớm,
4-     Lê Khánh Tuyền.
đời 23.1.
Lê Khánh Uông thường gọi Chắt Uông hay quản Chắt, dạy học ở Sơn Tây. Vợ người họ Lê (con ông Trùm Thơ) ở xóm Nậy. Có 1 con trai (đời 24):
1-     Lê Khánh Dương.
đời 24.1.
Lê Khánh Dương 1905-1968, làm ruộng và sinh sống ở Voi Bổ, Sơn Tây, Hương Sơn, mất 1968, mộ ở Sơn Tây. Vợ là Lê Thị Dương 1917 ở Sơn Trung, Hương Sơn. Có 4 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Lưu 1945,
2-     Lê Khánh Quang 1948,
3-     Lê Thị Vinh 1952,
4-     Lê Thị Xoan 1956.
đời 25.1.
Lê Khánh Lưu 1945, tốt nghiệp đại học Giao thông, đã nghỉ hưu ở xóm Tân Thủy, Sơn Tây. đã được thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III. Vợ là Nguyễn Thị Mai quê Sơn An, làm ruộng ở Sơn Tây.Có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Hòa 1975, công nhân giao thông tại chức.
2-     Lê Khánh Bình 1976 đang học đại học sư phạm Vinh Khoa toán.
đời 25.2. Lê Khánh Quang 1948, thương binh chống Mỹ cứu nước hạng 2/4, cư trú ở xã Sơn Tây. Vợ là Lê Thị Thanh 1952, giáo viên THCS, dạy tại quê. Có 4 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Hùng 1973, giáo viên tiểu học ở quê,
2-     Lê Thị Cẩm Vân 1978 đang học cao đẳng sư phạm ở tỉnh Bình Dương,
3-     Lê Thị Khánh Như 1982 học xong THPT,
4-     Lê Khánh Hiệu đang học 1985 THPT.
Đời 25.3. Lê Thị Vinh 1952, văn hóa cấp 2, làm ruộng ở Sơn Tây. Chồng là Phạm Văn Toại làm ruộng ở quê. Có 6 con:
1-     Phạm Văn Hạnh 1976 học hết cấp 2,
2-     Phạm Thị Huyền 1979, học hết cấp 2,
3-     Phạm Thị Hà 1982, đang học cao đẳng sư phạm ở tỉnh Bình dương,
4-     Phạm Thị Hương 1985 đang học PTTH,
5-     Phạm Thị Dung 1988 đang học THCS,
6-     Phạm Văn Tú 1990, đang học Tiểu học.
đời 25.4.   Lê Thị Xoan 1956, làm ruộng ở Sơn Lĩnh. Chồng là Nguyễn Tiến Dũng hiệu trưởng trường THCS Sơn Lĩnh. Đã có 3 con:
1-     Nguyễn Thị Huệ 1982 đang học PTTH,
2-     Nguyễn Tiến Đức 1985 đang học PTTH,
3-     Nguyễn Thị Kim Chi đang học tiểu học.,
đời 23.2.           Lê Khánh Hàm mất sớm.
đời 23.3.          Lê Khánh Điền mất sớm
đời 23.4.
Lê Khánh Tuyền 1897-1958, kỵ ngày 5 tháng 11 AL làm ruộng ở Sơn An, mộ đặt rú Bụt.Vợ là Hoàng Thị Nhỏ 1897 kỵ ngày 12/1 AL. Có 3 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Thọ,
2-     Lê Thị Điu,   3. Lê Khánh Xuân.
Đời 24.1.     Lê Khánh Thọ 1934-1999, kỵ ngày 9/12 AL làm ruộng ở Sơn An, vợ là Nguyễn Thị Vịnh . Có 7 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Quốc 1958,
2-     Lê Khánh Mạo 1963,
3-     Lê Khánh Hiệp 1966,
4-     Lê Khánh Hiểu 1968,
5-     Lê Khánh Hương 1971, mất 1998 tại Kon Tum
6-     Lê Thị Hải 1973, giáo sinh trường sư phạm Vũng Tàu
7-     Lê Khánh Huỳnh 1975, đang tại ngũ.
đời 25.1.   Lê Khánh Quốc 1958, công nhân nhà máy gỗ Vinh, Nghệ An. Vợ là Hiếu quê Nghệ An, có 2 con (đời 26): Lê Khánh Hùng và Lê Thị Hạnh
đời 25.2.   Lê Khánh Mạo 1963, trong chống Mỹ tham gia quân đội tình nguyện ở Lào, quân hàm Trung úy. Vợ là Lê Thị Huệ (con ông Viêm) quê Sơn An. Có 2 con (đời 26): Lê Thị Hằng và Lê Thị Yến
 
đời 24.2.
Lê Thị Điu, chồng là Nguyễn Quang ở xóm Nậy, Sơn An. Làm ruộng ở quê. Có các con: Nguyễn Thị Tý, Nguyễn Văn Dư, Nguyễn Văn Trữ, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Huê, Nguyễn Thị Huệ.
đời 24.3.
Lê Khánh Xuân 1945, văn hóa lớp 7. Bộ đội chống Mỹ cứu nước. Phục viên về cư trú ở Sơn Trường, Hương Sơn. Vợ là Lê Thị Sơn quê ở Sơn Phú, Hương Sơn. Có 5 con (đời 25):
1. Lê Thị Thuần 1970,              2. Lê Thi Túy 1971,   3. Lê Thị Tuyết 1973,
4. Lê Khánh Thành 1976,                        5. Lê Khánh Thảo 1978, đang ở quân đội
đời 25.1.
            Lê Thị Thuần, 1970, chồng là Lê Văn Bộ, quê Sơn Trường, có các con:
                        1. Lê Thị Nhàn               2. Lê Văn Ngọc
đời 25.2. Lê Thị Tuý 1971, chồng là Nguyễn Văn Hải quê Sơn Phú, các con: Nguyễn Ngọc Văn và Nguyễn Văn Tùng.
đời 25.3.
            Lê Thị Tuyết,1973, Chồng là Nguyễn Nhân Chí, quê Thọ Sơn, Anh Sơn, Nghệ An, có hai con là:
            1. Nguyễn Nhân Quyết                          2. Nguyễn Thị Kim Đanh
đời 25.4.
            Lê Khánh Thành, 1976, vợ là Nguyễn Thị Oanh quê Sơn Thọ, Hương Sơn. Có con (đời 26) là:
                                                1. Lê Thị Quỳnh Như
Đời 22.3.
Lê Khánh Táo là con trai thứ 3 của ông Lê Khánh Trạch, đương thời làm chánh tổng nên hay gọi là Tổng Táo. Ông có 4 vợ:
-          bà thứ 1 người họ Hồ Huy sinh được 1 con trai (đời 23):
1-     Lê Khánh Điền
-          Bà thứ 2 thường gọi bà Kế Tổng sinh được 1 con trai (đời 23):
2-     Lê Khánh Quyên,
-          Bà thứ 3 không rõ tên sinh được 2 con trai:
3- Lê Khánh Huyền chết sớm không có con
3-     Lê Khánh Duyên chết sớm không có con.
-          Bà thứ 4 thường gọi bà Tuỳ sinh được 1 con trai:
4-     Lê Khánh Viên.
Ông Lê Khánh Táo mất ngày 30 tháng 5 AL.
Đờì 23.1.
Lê Khánh Điền là con trai cả của bà vợ cả ông Tổng Táo. Vợ là Thanh Hương (con ông Tống Trần Tạo) ở Văn Giang (nay là Sơn Thịnh) sinh được 1 con trai (đời 24):
1-     Lê Khánh Lâm thường gọi là Chắt Điền sau đổi là Lê Khánh Cầm.
Về sau bà Hương lấy chồng khác, ông Điền lấy vợ khác là Hồ Thị Điền quê Sơn Hàm, Hương Sơn sinh được 1 con trai (đời 24):
2- Lê Khánh Châu.
Ông Điền mất ngày 17 tháng 8, bà hai mất ngày 17 tháng 10, mộ ông bà đặt ở Sơn Hàm.
Đời 24.1.
Lê Khánh Lâm, sau đổi là Lê khánh Cầm 1909-1970, ngày mất 19/2, phần mộ táng tại Ông đàm Sơn Hàm. Có hai vợ:
-          Bà thứ nhất người họ Trần chết khi chưa có con,
-          Bà thứ 2 Hồ Thị Cẩm 1922-1996, ngày mất 21/9. Có 2 con trai và 2 con gái
(đời 25):
1-     Lê Khánh Thi 1951,
2-     Lê Thị Nữ 1954,
3-     Lê Thị Phương 1958,
4-     Lê Khánh Tường 1962.
Đời 25.1.
Lê Khánh Thi 1951, văn hoá 7/10, làm ruộng ở Sơn Hàm, là bộ đội phục viên. Đã được thưởng:
-          Huy chương chiến thắng hạng nhì,
         -   Huy chương chiến sĩ giải phóng hạng II và III.
Có 2 vợ:
-          bà thứ 1 là Nguyễn Thị Số quê Sơn Hàm sinh được 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Anh 1977, văn hoá 9/12, bộ đội biên phòng tại ngũ ở tỉnh Đắc Lắc,
2-     Lê Thị Tâm 1979, văn hoá 12/12 đang ở quê.
-          Bà vợ thứ 2 là Lê Thị Diệu 1954 quê Sơn Phố, văn hoá 7/10 làm ruộng ở Sơn Hàm, Có 1 con trai và 2 con gái (đời 26):
3-     Lê Thị Huế 1982 văn hoá 9/12, làm ruộng,
4-     Lê Khánh Hùng 1985 đang học,
5-     Lê Thị Nga 1987 đang học.
Đời 25.2.   Lê Thị Nữ 1954 văn hoá 7/10, chồng là Hồ Hữu Sơn văn hoá 7/10, hai vợ chồng đều làm ruộng ở Sơn Hàm. đã có 5 con:
1-     Hồ Sĩ Long 1975 văn hoá 9/12 công tác tại xưởng dày da Sài gòn,
2-     Hồ Sĩ Tiến 1977 văn hóa 9/12 cùng làm ở dày da Sài gòn,
3-     Hồ Thị Hải 1980 văn hóa 9/12 đang học may ở Sài gòn,
4-     Hồ Thị Hưng 1983 văn hóa 9/12 đang làm ruộng ở quê,
5-     Hồ Thị Hằng 1992 đang học.
Đời 25.3. Lê Thị Phương 1958, văn hóa 9/10, chồng là Trần văn Hào văn hóa 7/10, cả hai làm ruộng ở Sơn Hàm. đã có 5 con:
1-     Trần Văn Cường 1973, văn hóa 9/12 làm tại công ty bao bì Sài gòn,
2-     Trần Văn Dương 1980, văn hóa 12/12 đang ở với bố mẹ,
3-     Trần văn Hòa 1984 đang học,
4-     Trần Văn Hiệp 1986 đang học,
5-     Trần Thị Hiền 1990 đang học.
Đời 25.4. Lê Khánh Tường, vợ là Đoàn Thị Chiến, 1963, quê Sơn Hàm. các con (đời 26): Lê Thị Nam 1987, Lê Khánh Quốc 1989, Lê Thị Thury 1991,   Lê Thị Ngân 1993
Đời 24.2. Lê Khánh Châu là con bà vợ họ Hồ sinh sống tại Sơn Hàm, ông mất ngày 3/12- 1992, mộ đặt ở Cây Mít, Sơn Hàm. Ông có 2 vợ:
-          Bà thứ nhất là Lê Thị Châu mất sớm sinh được 1 con gái (đời 25):
1-     Lê thị Phương cũng chết lúc còn nhỏ ngày 12/12.
-          Bà vợ thứ 2 là Phạm Thị Lợi quê Sơn Phú, Hương Sơn, sinh được 2 con (đời 25):
2-     Lê Khánh Cầu 1964,
3-     Lê Khánh Cừ
Đời 25.1.
Lê Khánh Cầu 1964, văn hóa lớp 7, làm ruộng tại quê. Vợ là Trần Thị Liên 1966 quê Sơn Trường, Hương Sơn, cả 2 làm ruộng ở quê chồng. Đã có 2 con trai và 2 con gái (đời 26):
1-     Lê Thị Thanh 1982, văn hóa lớp 9 làm ruộng ở quê,
2-     Lê thị Minh 1985 đang đi học,
3-     Lê Khánh Hòa 1989 đang đi học,
4-     Lê Khánh Hợp 1992 đang đi học.
Đời 25.2.
Lê Khánh Cừ 1968, văn hóa lớp 7 làm ruộng ở quê, Vợ là Nguyễn Thị Sơn 1969 cùng quê, sinh được 2 gái và 1 trai (đời 26):
1-     Lê Thị Nhâm 1993 đang đi học,
2-     Lê Thị Nhàn 1996 đang đi học,
3-     Lê Khánh Nhiên 1998.
 
Đời 23.2.
lê Khánh Quyên là con thứ 2 của ông Tổng Táo do bà vợ kế sinh ra, cư trú tại Sơn Hồng, Hương Sơn, mất ngày 5/10- 1988, mộ táng tại Đá Nít Sơn Hồng. Ông có 2 vợ:
-          Bà thứ 1 là Trần Thị Len quê Sơn Phú, sinh được 1 con gái (đời 24) rồi mất năm 1945, mộ táng ở Sơn Hàm:
1-     Lê thị Lan,
-          Bà vợ thứ 2 là Trần Thị Thành quê Sơn Hồng, mất 26/10-1985 mộ táng ở Đá Nít Sơn Hồng. Bà sinh được 2 con trai (đời 24):
2-     Lê Khánh Vỹ 1951,
3-     Lê Khánh Toàn 1956.
Đời 24.1.
Lê Thị Lan 1945, văn hóa lớp 4, chồng là Phạm Tiến quê Sơn Phú mất 1994. Có 5 con:
1-     Phạm Hành đã chết,
2-     Phạm Quyền đã chết,
3-     Phạm Quỳnh 1971,
4-     Phạm Đào 1976,          
5-     Phạm Liệu 1976.
Đời 24.2.
Lê Khánh Vỹ 1951, văn hóa lớp 7, mất ngày 14/8-2000 (15/7 Canh Thìn), mộ táng tại Sơn Hồng. Vợ là Nguyễn Thị Thảo quê Sơn Hồng, làm ruộng. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Ngọc 1971,
2-     Lê Thị Giang 1977,
3-     Lê Thị Linh 1981,
4-     Lê Khánh Chinh 1984,
5-     Lê Thị Vương 1989.
Đời 25.1.
Lê Khánh Ngọc 1971, văn hóa lớp 7, vợ là Trần Thị Kim 1971, văn hóa lớp 7. Cả 2 đều làm ruộng ở Sơn Hồng đã có 2 con (đời 26):
Lê Khánh Thiệp 1998 và Lê Thị Yên 2000
đời 25.2. Lê Thị Giang, 1977, chồng là Bùi Nguyên, quê ở Vinh, có con là :
                                    Bùi Thị Lan, 1999
Đời 24.3.
Lê Khánh Toàn 1956, văn hóa lớp 10, vợ là Nguyễn Thị Hương 1959 văn hóa lớp 7, cả 2 đều làm ruộng. Có 4 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Phi 1981 đang đi học,
2-     Lê Thị Mỹ 1984 đang đi học,
3-     Lê Khánh Phong 1986 đang đi học,
4-     Lê Khánh Thông 1988 đang đi học.
Đời 23.3.
 
Lê Khánh Viên, tên tục là Tửu (con bà Tuỳ - vợ thứ 4 của ông Tổng Táo). Trước cư trú ở Sơn An, sau Cách mạng có thời gian làm bảo vệ ở trưòng cấp I Sơn An, sau cải cách ruộng đất đã di cư lên sơn Tây, Hương Sơn. Vợ là Trần Thị Cháu 1933 thường gọi là bà Viên. hai vợ chồng làm nghề cắt tóc và buôn bán ở Sơn Tây. Có 8 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Thịnh 1951,
2-     Lê Khánh Vượng
3-     Lê Khánh Lợi 1960,
4-     Lê Khánh Lộc 1963,
5-     Lê Khánh Việt 1966,
6-     Lê Khánh Hải 1969,
7-     Lê Khánh Anh 1977,
8-     Lê thị Vân 1971.
Ông Lê Khánh Viên mất ngày 6/12 (1981), mộ ở nghĩa địa rú Tròn lô 22 xóm Kim Thành, xã Sơn Tây.
 
Đời 24.1.
 
Lê Khánh Thịnh 1951, sinh tại Sơn An sau lên sơn Tây theo bố mẹ. Vào bộ đội 1968 sau chuyển sang cơ quan và hưu mất sức 1987 tại đội I Kỳ đồng Kỳ anh Hà tĩnh. Đã dược thưởng: Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Vợ là Tống Thị Việt 1946 làm ở xí nghiệp vôi Sơn Quang, Hương Sơn, sau chuyển về Đò Diệm, Hà Tĩnh. Nay nghỉ mất sức tại Kỳ Đồng, Kỳ Anh. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Hùng 1973,
2-     Lê Thị Thanh Huyền 1975,
3-     Lê Khánh Hoà 1980 sinh viên cao đẳng nhac Hà Tĩnh,
4-     Lê Khánh Hằng 1983 đang đi học,
5-     Lê Khánh Hoa 1985 đang học lớp 8.
Đời 25.1.
Lê Khánh Hùng sinh 1973 tại Sơn thịnh, vợ là Nguyễn Thị Duyên 1971 quê ở Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đã có 3 con (đời 26) cả nhà cư trú tại Kỳ Đồng, Kỳ Anh:
1-     Lê Khánh Dũng 1980 đang đi học,
2-     Lê Thị Loan Anh 1991 đang học,
3-     Lê Khánh Hoàng 1995.
Đời 25.2.
Lê Thị Thanh Huyền 1975, chồng là Lữ Doãn Trường 1971 quê Xuân Mỹ huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa, bộ đội tại ngũ cấp bậc Đại đội trưởng ở Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Đã có 1 con trai:
Lữ Doãn Quang 1999.
Đời 25.3.
Lê Khánh Hòa, sinh 1980 tại nông trường 12-9 Kỳ Anh, nay ở Kỳ Đồng, Kỳ Anh, sinh viên cao đẳng nhạc hoạ Hà Tĩnh.
Đời 25.4.
Lê Khánh Hằng sinh 2/10/1983 tại nông trường 12-9 Kỳ Anh , đang đi học.
Đời 25.5.
Lê Khánh Hoa 29/7/1985, nay ở Kỳ Đồng, Kỳ Anh đang đi học.
 
Đời 24.2.
Lê Khánh Vượng, văn hóa lớp 7 làm ruộng ở xã Sơn Tây. Vợ là Nguyễn Thị Tình 1971 văn hóa lớp 7 người cùng quê. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Thị Thanh 1984- 1992 (ngày 6/6),
2-     Lê Thị Hoài 1988 đang đi học,
3-     Lê Thị Phương 1990 đang đi học,
4-     Lê Khánh Dương 1993 đang đi học,
5-     Lê Khánh Trinh 1995 đang đi học
Đời 24.3.
Lê Khánh Lợi 1960, văn hóa lớo 7. Vợ là Lê Thị Hợi 1960 cùng quê văn hóa lớp 7. Cả 2 đều làm ruộng ở Sơn Tây. Đã có 3 con (đời 25):
1-     Lê Thị Nga   1986 đang đi học,
2-     Lê Thị Liệu 1988 đang đi học,
3-     Lê Thị Ngân 1990 đang đi học.
Đời 24.4.
Lê Khánh Lộc 1963, văn hóa 7/10. Vợ là Nguyễn Thị Trầm 1967 cùng quê. Cả 2 đều làm ruộng ở xã Sơn Tây. Đã có 6 con (đời 25):
1-     Lê Thị Hiền       1990, đang đi học
2-     Lê thị Hòa         1992 đang đi học,
3-     Lê thị Bình         1994 đang đi học,
4-     Lê thị Hương     1996 đang đi học,
5-     Lê Khánh Thành 1998,     6. Lê Khánh Đạt     2000.
Đời 24.5.          Lê Khánh Việt 1966, văn hóa 7/10, sống cùng cha mẹ ở Sơn Tây.
Đời 24.6.
Lê Khánh Hải 1969, văn hóa 7/10. Vợ là Trần Thị Hiền 1981 chưa có con. Hai vợ chồng làm nghề may ở xã Sơn Tây.
Đời 24.7.
Lê Khánh Anh 1977 văn hóa lớp 7, sống với cha mẹ ở xã Sơn Tây.
Đời 24.8.
Lê Thị Vân 1971 văn hóa 7/10. Chồng là Hồ Văn Kỳ 1974. Cả 2 đều làm ruộng ở quê chồng là xã Sơn Hồng, Hương Sơn.
Đời 22.4.
Lê Khánh Khoái là con trai thứ 4 của ông Lê Khánh Trạch, tục gọi là ông Cu Khoái. Sau định cư ở quê vợ là xã Sơn Phố, Hương Sơn, hà Tĩnh. Ông có 2 bà vợ:
-          Bà vợ cả là Trần Thị Cu quê ở Sơn Phố, sinh được 2 con (đời 23):
1-     Lê Khánh Hoành,
2- Lê Thị Viện,
-          Bà vợ 2 chưa rõ tên quê xã Sơn Lĩnh, Hương Sơn, có 2 con (đời 23):
3- Lê Khánh Dung,
4-     Lê Khánh Uyên.
Ông mất ngày 20 tháng 10. Bà cả mất ngày 9 tháng 5.
Bà 2 không rõ ngày mất. Phần mộ của cả 3 ông bà đều đặt ở Sơn phố.
Đời 23.1.
Lê Khánh Hoành 1910-1939, vợ là Đinh Thị Tốn quê ở Sơn Hòa. Ông bà có 3 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Thọ,
2-     Lê Khánh Bồn,                    3. Lê Thị Lợi.
Ông Hoành mất ngày 20 tháng 12. Bà Tốn mất ngày 8 tháng 4.
Phần mộ hai ông bà đặt ở Sơn phố.
Đời 24.1.
Lê Khánh Thọ 1930, học hết trung học thì vào bộ đội, đã tốt nghiệp trường pháo binh khoá I tại Thanh hóa, cấp bậc khẩu đội phó. Kháng chiến chống Pháp được thưởng: Huân chương kháng chiến hạng II. Sau phục viên về sinh sống ở Sơn phố. Vợ là Nguyễn Thị Vựng 1930, quê Sơn thịnh. Có 6 con (đời 25):
1.Lê Khánh La,              2. Lê Khánh Danh,
3. Lê Thị Thắm,              4. Lê Thị Thanh,
5. Lê Thị Oanh,              6. Lê Thị Hạnh.
Ông Thọ mất ngày 26 tháng 10. Bà Vựng mất ngày 21 tháng 8.
Phần mộ ông bà ở Sơn Phố.
 
Đời 25.1.
Lê Khánh La 1953, văn hóa 7/10. Bộ đội chống Mỹ, đã được thưởng: Huân chương chống Mỹ hạng III, hiện công tác và cư trú ở Cần Thơ. Vợ là Trần Thị Ngọc quê Can Lộc, Hà Tĩnh. Đã có 1 con gái (đời 26):
1-     Lê Ngọc Khánh.
Đời 25.2.
Lê Khánh Danh 1953, văn hóa 7/10. Vợ là Nguyễn Thị Lan 1973. Có 2 con (đời26):
1-     Lê Thị Khánh Ngọc 1992,
2-     Lê Khánh Dũng 1995.
Đời 25.3.
Lê Thị Thắm 1958, văn hóa 10/10, là giáo viên cấp II ở tỉnh Hậu Giang. Chồng là Nguyễn Cấu quê ở thành phố Cần Thơ. Có 2 con:
1-     Nguyễn Dịu Hiền,
2-     Nguyễn Thị Lâm Sừng.
Đời 25.4.
Lê Thị Thanh 1962, văn hóa 10/10 đang làm ở công ty dược Hậu Giang. Chồng là Nguyễn Hữu Thu quê Nghĩa Đàn, Nghệ An. Có 2 con:
1-     Nguyễn Thị Diễm,
2-     Nguyễn Thị Thơ.
Đời 25.5.
Lê Thị Oanh 1968, văn hóa 10/10, làm nghề buôn bán nhỏ. Chồng Nguyễn Ngọc Thuyết quê ở Huế. Có 1 con:
Nguyễn Tú Trinh.
Đời 25.6.
Lê Thị Hạnh 1974, văn hóa 12/12, làm nghề nội trợ. Chồng là Nguyễn Mạnh Hùng quê Nghệ An. Có 2 con:1. Nguyễn Thị Huyền        2. Nguyễn Thị Trang.
 
Đời 24.2.
Lê Thị Lợi 1934-1976, chồng là Nguyễn Văn Linh quê xã Đức Lạc Đức Thọ, Hà Tĩnh. Có 2 con rồi mất sớm:
1-     Nguyễn Văn Hiến,
2-     Nguyễn Văn Hợi.
Đời 24.3.
Lê Khánh Bồn 1937, văn hóa 7/10. Công tác nông trường Sơn Tây hương Sơn. Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III. Vợ là Lê Thị Liên quê xã Hương Phong, Hương Khê, Hà Tĩnh. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Biền 1976,                        2. Lê Thị Tiềm.
Đời 25.1.
Lê Khánh Biền 1976, văn hóa lớp 10, làm nghề cắt tóc chưa có gia đình riêng.
đời 25.2.
Lê Thị Tiềm 1973, giáo viên tiểu học. Chồng là Hồ Hữu Hoàng sĩ quan biên phòng Hà Tĩnh.Đã có 1 con:
Hồ Lê Tin 2000.
 
Đời 23.2.
Lê Thị Viện là con gái bà vợ cả ông Khoái, chồng quê Sơn Phố, có 2 con:
1-     Ông Ngọ đang sống ở Hà Nội,
2-     Bà Sâm đang sống ở Thanh hóa.
Đời 23.3.
Lê Khánh Dung con trai đầu của bà vợ 2 ông Khoái, cư trú ở Sơn Lĩnh, Hương Sơn, mất ngày 15/6. Vợ là Hồ Thị Bát quê sơn Lĩnh. Có 2 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Thông 1934,
2-     Lê Khánh Đồng 1940.
Bà Bát mất ngày 23 tháng 1. Phần mộ 2 ông bà đặt ở Sơn Lĩnh.
Đời 24.1.
Lê Khánh Thông 1934, văn hóa lớp 4, làm nghề nông ở Sơn Lĩnh, mất ngày 2 tháng 8 (1990). Vợ là Trần Thị Sửu quê ở Sơn Tân, Hương Sơn, mất ngày 11 tháng 7 (1994). Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Bình 1964,
2-     Lê Khánh Luận 1967,
3-     Lê Khánh Thọ 1970,
4-     Lê Khánh Mạo 1972,                        5. Lê Thị Lan 1975.
Đời 25.1.
Lê Khánh Bình 1964, văn hóa 10/10, là sĩ quan quân đội phục viên, đã đi lao động ở nước ngoài từ tháng 3/1989- 10/1990, hiện làm ruộng ở nhà. Đã dược thưởng:
-          Huân chương chiến công hạng III,
-          Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng II,
-          Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng I (của Campuchia)
Vợ là Phan Thị Hòa quê Sơn Lĩnh. Có 2 con (đời 26):
1. Lê Thị Hương Giang 1992,                 2. Lê Thị Thùy Ngân 1994.
Đời 25.2.
Lê Khánh Luận 1967, văn hóa 9/12, sản xuất nông nghiệp ở Sơn Lĩnh. Vợ là Nguyễn Thị Tịnh cùng quê. Có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Tuấn 1991,                       2. Lê Khánh Tú 1993.
Đời 25.3.
Lê Khánh Thọ 1970, văn hóa lớp 9, làm nông nghiệp ở Sơn Lĩnh. Vợ là Đinh Thị Chiên quê Sơn Lĩnh, đã có 1 con trai (đời 26):
1- Lê Khánh Trọng 1994
 
Đời 25.4.
Lê Khánh Mạo 1972 văn hoá lớp 9, đang làm ăn ở Đáclắk, chưa có gia đình riêng.
đời 25.5.
Lê thị Lan 1975 là con gái út của ông Lê Khánh Thông, chồng là đinh Nho Thưởng quê Sơn Hòa, có 2 con:
1-     Đinh Nho Tương 1994,
2-     Đinh Thị Như       1997.
Đời 24.2.
Lê Khánh Đồng 1940, văn hóa lớp 5/10, vào bộ đội 1963. Đã dược thưởng: Huân chương chống Mỹ hạng III, hiện làm nông nghiệp ở Sơn Lĩnh. Vợ là Trần Thị Hợi quê Sơn Tân. Đã có 6 con (đời 25):
1-     Lê Thị Thanh     1975,
2-     Lê Thị Nhàn       1977,
3-     Lê Khánh Đoàn 1970,
4-     Lê Khánh Quân 1983,
5-     Lê Thị Oanh       1986,          6. Lê Khánh Vũ 1989.
Đời 25.1.
Lê Thị Thanh 1975, văn hóa 9/12, làm ruộng. Chồng là Nguyễn Văn Cảnh quê Sơn Tây. Đã có 2 con:
1-     Nguyễn Văn Dũng,
2-     Nguyễn Văn Đức.
Đời 25.2.
Lê Thị Nhàn 1977, văn hóa 5/12, làm ruộng ở quê. Chồng là Phạm Văn Tâm. Đã có 2 con:
1-     Phạm Thị Linh,
2-     Phạm Thị chinh.
Đời 25.3.          Lê Khánh Đoàn 1980, văn hoá 9/12, đang tham gia quân đội.
Đời 25.4.          Lê Khánh Quân 1983 văn hóa 9/12, làm ruộng ở quê.
Đời 25.5.          Lê thị oanh 1986 đang đi học.
Đời 25.6.          Lê Khánh Vũ 1989 đang đi học.
Đời 23.4.
Lê Khánh Uyên là con trai thứ 4 của ông Khoái do bà vợ hai sinh ra. Lúc trẻ làm lục lộ ở Tha-khẹt (Lào), không có con, mất vào khoảng năm 1959 tại thủ đô Lào (Cháu Lê Khánh Danh là con ông Lê Khánh Thọ đã sang chụp ảnh mộ).
Nhân ngày giỗ Tổ 10/3 -1996 con gái nuôi là Lê Thị Long có đưa bát nhang về để xin phép họ Lê cho tòng tự ở nhà thờ họ Lê năm chi.
 
Đời 21.2.
Lê Khánh Toại còn gọi là Lê Khánh Đạo, tục gọi Cố Đồn là con trai thứ 2 của ông Lê Khánh Quýnh, có tham gia phong trào Cần vương của cụ Phan Đình Phùng.
Bà vợ thứ 1 người ở Lê Định (Sơn Tiến) chỉ sinh 1 con gái rồi mất. Người con gái này lấy chồng họ Hà Huy ở Sơn Thịnh là tú tài Hà Huy ái nên thường gọi là bà Tú ái.
Bà vợ kế người họ Phan quê Sơn Hòa, có 2 trai và 1 gái (đời 22):
1-     Lê Khánh Mại,
2-     Lê Khánh Phùng,
3-     Lê Thị Năm , chồng là ông Đốc Trinh ở Sơn Lễ nên thường gọi là bà Đốc Trinh.
   Phần mộ ông bà Lê Khánh Toại, Lê Khánh Mại đều đặt ở rú Bụt, Sơn An.
Đời 22.1.
Bà Tú ái là con vợ cả ông Toại, chồng là Tú tài Hà Huy ái quê Thịnh Xá (nay là Sơn Thịnh). Có các con là:
1-     Bà Nghĩa Đường,
2-     Bà ấm Thường,
3-     Bà Cửu Lâm,
4-     Hà Huy Cư,
5-     Hà Huy Giáp cán bộ lão thành cách mạng nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Bộ Văn hóa, Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Đời 22.2.
Lê Khánh Mại (thường gọi là ông Đội Mại) người thanh tú, thông minh có sức khỏe, tham gia phong trào Cần vương chống Pháp của Cụ Phan Đìmh Phùng. Vợ người họ Nguyễn ở làng Thịnh Xá. Có 2 con trai và 5 con gái (đời 23):
1-     Lê Khánh Tao,
2-     Lê Khánh Liêu,
Năm bà con gái:
-          Bà thứ nhất và bà thứ 5 là vợ cả và vợ kế ông Trần Dịnh, ở Sơn Lễ
-          Bà thứ 2 và thứ 3 là vợ cả và vợ kế ông Nguyễn Quang Hoàn, ở Sơn Lễ
-          Một bà lấy ông Đậu Đức Nguyên ở Sơn Tiến.
 
Đời 23.1.
Lê Khánh Tao thường gọi là ông Nho Tao, học hành thông minh, giỏi văn chương hay làm thơ ca, hò vè, thích hát ví hát tuồng. Nhưng thi không đậu. Không may bị chết đuối khi đi tắm ngoài đồng ngập lụt lúc mới 32 tuổi (1896-1928). Vợ người Kẻ Sét (nay là Sơn Ninh). Bà sinh được 1 con trai và 1 con gái (đời 24) rồi cải giá sau khi ông Tao mất:
1-     Lê Thị Chắt Tao chồng là người họ Trần thường gọi là ông Ký Lục quê Sơn Thịnh,
2-     Lê Khánh Tạo.
Phần mộ ông Tao đặ ở rú Bút, Sơn An.
Đời 24.1.
Lê Thị Chắt Tao (xem trên). Con cái chưa rõ.
 
Đời 24.2.
Lê Khánh Tạo thuở nhỏ thông minh học giỏi vào làm ăn ở Sài Gòn, sớm giác ngộ cách mạng (1938). Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 ông ở lại hoạt động bí mật ở Nam bộ, là cán bộ trung ương cục miền Nam. Trong 2 cuộc kháng chiến ông đã làm các chức vụ:
-          Tỉnh ủy viên tỉnh Thủ Dầu Một,
-          Thư ký Liên đoàn cao su Nam bộ,
-          Thường vụ Thành ủy Sài Gòn Chợ Lớn.
Sau bị địch bắt ở bến xe Bình Dương và bị đày ra Côn Đảo năm 1960. Ông đã tham gia đấu tranh rất kiên cường ở chuồng cọp và hy sinh năm 1962 tại nhà tù Côn Đảo. Phần mộ đặt ở nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo
Vợ là Trịnh Thị Diệu quê ở Thanh Tuyền Bến, Bến Cát, Thủ Dầu Một cũng là một người hoạt động cách mạng trong thời kỳ chống Pháp. Trong thời gian chống Mỹ bà làm ở ngành giáo dục. Ông bà sinh được 5 con (đời 25):
1-     Lê Chí Dũng 1957,
2-     Lê Thị Thanh Dung,
3-     Lê Thị Thanh Duyên,
4-     Lê Thị Thanh Danh.
Bà Diệu mất ngày-----, mộ đặt ở Thanh Tuyền, Bến Cát.
            Ông Tạo còn có con trai đầu là Lê Khánh Thành (con bà vợ trước lấy ở quê), bị Mỹ Nguỵ bắt đi lính đã chết không rõ tin tức.
Đời 25.1.
Lê Chí Dũng 1957, tốt nghiệp Đại học Thủy lợi Sài Gòn. Công tác, vợ con chưa rõ.
Đời 25.2.
Lê Thị Thanh Dung tốt nghiệp Đại học Kinh tế, chồng là Dương Minh Mẫn kỹ sư kinh tế. Có 3 con:
1-     Dương Minh Trí 1976.
2-     Dương Minh Thông 1987.
3-     Dương Minh Tâm 1997.
Đời 25.3.
Lê Thị Thanh Duyên tốt nghiệp Đại học sư phạm, chồng là Nguyễn Văn Vĩnh, giáo viên đại học. Có 1 con:
                        Nguyễn Vinh Thái 1981.
 
Đời 25.4.
Lê Thị Thanh Danh, tốt nghiệp Đại học sư phạm, chồng là Nguyễn Chí Trung, có 2 con:
1-     Nguyễn Chí Ngọc Minh 1982.
2-     Nguyễn Thị Trâm Anh 1995.
Đời 23.2.
Lê Khánh Liêu 1903- 19. ..là người thông minh nhanh nhẹn, khéo tay giỏi nghề thủ công đan lát. Vợ là Hà Thị Em người họ Hà Huy ở Sơn Thịnh làm nghề dệt vải thủ công. Có 4 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Thông,
2-     Lê Khánh Giao,
3-     Lê Khánh Biên,
4-     Lê Thị Huê.
Phần mộ ông bà Liêu đặt ở rú Bụt, Sơn An.
 
Đời 24.1.
Lê Khánh Thông 1940, tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt nam, trước làm cán bộ giảng dạy ở trường mỹ thuật Vinh, nay công tác tại TP Hồ Chí Minh, hội viên hội mỹ thuật Việt Nam. Vợ là Nguyễn Thị Tâm 1948 (con ông Nguyễn Trí) Sơn An, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm làm giáo viên. Có các con (đời 25):
1-     Lê Thị Khánh Hồng 1976, đại học mỹ thuật TP HCM
2-     Lê Khánh Thái 1980, đang học ĐH kiến trúc TP HCM.
đời 24.2.
Lê Khánh Giao 1944, Đại úy quân đội. Vợ là Lê thị Hạnh 1955 quê ở Bến Thủy, làm công nhân. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Thị Phương 1984,
2-     Lê Khánh Hải 1986.
3-     (chưa rõ)
4-     Lê Thị Hoài 1994
Đời 24.3.
Lê Khánh Biên 1947, tốt nghiệp Đại học thủy lợi, kỹ sư thủy văn, nay công tác tại Tây nguyên. Vợ là Trần Thị Hợi 1951, quê ở Sơn An, nay ở cùng chồng và làm công nhân thủy văn. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Hà 1975,
2-     Lê Khánh Hòa 1977,
3-     Lê Thị Hoa 1980,
4-     Lê Thị Lệ 1983,
5-     Lê Thị Ngọc 1986.
 
Đời 24.4.
Lê Thị Huê, làm việc và cư trú tại thị xã Lào Cai tỉnh Lào Cai. Chồng là Nguyễn Xuân Dược quê Sơn Thịnh (cháu ngoại ông Lê Doãn Liên), công tác và cư trú tại thị xã Lào Cai. Có các con:
 
Đời 23.
về các bà con gái ông Lê Khánh Mại:
-          Bà thứ 1 và bà thứ 5 là vợ cả và vợ lẻ ông Trần Dịnh ở xóm Sắn xã Sơn lễ, thường gọi là ông Giám Dịnh. Có các con:
1-     Trần Tịnh,
2-     Trần Chương,
3-     Trần Bính,
4-     Trần Tiêu,
5-     Trần Vân, nay gọi là bà Tấn
6-     Trần Toàn,
7-     Trần Tường là liệt sĩ chống Mỹ.
8-     Trần Thị Kim Dung là con dâu họ Lê, vợ ông Lê Khánh Qụy con ông Lê Khánh Dương.
9-     Bà Thinh lấy chồng về Sơn châu Hương sơn.
10-  Bà Nguyệt là con dâu họ Lê, vợ ông Lê Khánh Bằng.
-          Bà thứ 2 và thứ 3 là vợ cả và vợ kế ông Nguyễn Quang Hoàn ở xóm Sắn Sơn Lễ, thường gọi là ông Bát Hoàn. Có các con:
1-     Nguyễn Thị Nguyệt,
2-     Nguyễn Quang Danh.
-          Còn một bà lấy chồng là Đậu Đức Nguyên quê Sơn Tiến công tác ở ngành thủy lợi. Có 5 con:
1-     Đậu Đức Thụ,
2-     Đậu Đức Nam,
3-     . . .
Đời 22.3.
Lê Khánh Phùng, tục gọi là ông Nho Ba, người nho nhã vui thú điền viên, nuôi chim cảnh. Vợ người họ Nguyễn ở Sơn Thịnh con bà Phổ (bà Phổ trước là vợ ông Lê Sĩ Vân, Khi ông Vân chết bà lấy chồng khác ở Sơn Thịnh) làm nghề buôn hàng xén nhà nghèo. Có 1 con gái (đời 23):
1- Lê Thị Nga.
Đời 23.
Lê Thị Nga con gái duy nhất của ông Lê Khánh Phùng, chồng là ông Nguyễn Khắc Huỳnh quê Sơn Hòa và ở rể tại Sơn An. Có 4 con trai và 4 con gái:
1. Nguyễn Khắc Ninh, bị chết đuối lúc đang học chuyên khoa tú tài,
2. Nguyễn Khắc Bình, bộ đội Hải quân đã nghỉ hưu ở Hà Nội,
3. Nguyễn Khắc Vịnh, cư trú ở Hà Nội,
4. Nguyễn Khắc Sính, Hiệu trưởng Đại học Đà nẵng,
6.Nguyễn Thị Huyền Phi,         6. Nguyễn Thị Tý,                                                                      7. Nguyễn Thị Nhật Tân,                        8. Nguyễn Thị Thập.
Đời 22.4.
Lê Thị Năm tức bà Đốc Trinh, chồng là ông Đốc Trinh người họ Nguyễn ở xóm sắn, Sơn Lễ, là Hàn lâm quang Lộc tự Thiếu Khanh. Có 4 con:
1-     Bà Tú Tuấn,
2-     Bà Hậu Các,
3-     Bà Tham Hàng,
4-     NGuyễn Văn Thước (chết sớm).
đời 21.3.
Lê Khánh Chỉnh 1840-1890, mất ngày 15 tháng 4. Ông là con bà Hà Thị Giao (thường gọi là Cố Liễn) vợ thứ 2 của ông Lê Khánh Quýnh.
            Cố Liễn có một người con với chồng trước là người họ Hà Học ở Sơn Hòa cũng theo mẹ đẻ về ở Kẻ E có con cháu là ông Hương Huyến, bà Cu Quyền, ông cháu Huyến, ông Hòe Liên, Diên, Khôn, Minh Thanh v.v. Hiện nay các thế hệ cháu chắt đều cư trú ở Sơn An cả.
Thuở nhỏ ông Chỉnh rất nghèo, cùng vợ chịu khó thức khuya dậy sớm làm ăn cần cù: hàng xay hàng xáo, nhuộm vải nâu đi chợ bán, tích lũy dần rồi trở nên giàu có nhất huyện Hương Sơn thời bấy giờ.
Khi đã giàu có ông chạy mua chức chánh Tổng ngoại ủy để tránh sự quấy nhiễu phiền hà của các chức dịch trong vùng, nên thường gọi là Cụ Tổng.
Sau này con cái đậu đạt, như con cả Lê Khánh áng đậu Tú tài, con út Lê Qúi Bác làm quan ở Huế, nên được nhà vua phong tặng Tham nghị đại phu (hàm Tứ phẩm) Hàn lâm Thị độc nên thường gọi tên khác là Cụ Tặng.
Vợ cả là Nguyễn Thị Hai người họ Nguyễn Khắc ở Sơn Hòa được phong tặng Ngũ phẩm nghi nhân mất ngày 17 tháng Giêng năm Tỵ thọ 75 tuổi. Vợ hai là bà Phúc quê ở Phúc Dương mất ngày. . .Phần mộ ba ông bà đặt ở rú Tháp. Có 4 con trai và 1 con gái (đời 22):
1-     Lê Khánh áng,
2-     Lê Thị Hai,
3-     Lê Khánh ích,
4-     Lê Khánh Lam tức Lê Qúy Bác,
5-     Lê Khánh Bàn (con cố Phúc) chết sớm.
Đời 22.1.
Lê Khánh Áng 1868-1917 thọ 49 tuổi, hiệu Túy Hiên, đậu Tú tài khoa Tân Mão, tước Hàn lâm cung phụng. Vợ cả là Nguyễn Thị Năm ở làng Hoành Sơn, Nam Hoành, Nam Đàn, Nghệ An (1871-1918), mất ngày 27 tháng 12. Vợ thứ 2 là bà Nhu 1879-1955 quê ở làng Kẻ Sét xã Sơn Ninh. Phần mộ ba ông bà đặt ở rú Tháp. Có 9 con (đời 23):
1. Lê Khánh Đàn,                                   2. Lê Khánh Dương,
3. Lê Thị Ba (chết sớm),             4. Lê Khánh Quyền,
5. Lê Khánh Hạnh,                                 6. Bà ấm Tuân,
7. Lê Khánh Thụ,                                   8. Lê thị Phương,
9. Lê Thị Xuân (con bà Nhu).
 
Đời 23.1.
Lê Khánh Đàn 1893-1946, mất ngày 15 tháng 5. Tước Hàn lâm đãi chiếu. Tính tình hiền lành, phúc hậu, rất mực thương yêu, chăm sóc con cháu tận tình, đối xử thân tình với họ hàng làng xóm. Học tập kế thừa môn thuốc Đông y của cha ông, làm thầy thuốc chữa bệnh giúp dân không lấy tiền, gặp người nghèo còn cho không cả thuốc.
Vợ cả là em gái ông Nguyễn Khắc Niêm ở Sơn Hòa chỉ sinh được 1 con gái rồi chết (đời 24):
1-     Lê thị Lưu
Vợ kế là Tôn Nữ Thị Mừng quê ở Huế cũng chỉ sinh được 1 con gái rồi chết (đời 24):
2-     Lê Thị Hợi tức Kim Anh.
Vợ kế thứ 2 là Nguyễn Thị Tứ (con ông Bá Kính) người làng Thọ lộc Sơn Lễ, sinh được 8 con (đời 24):
3-     Lê Khánh Khâm tham gia bộ đội và đã hy sinh trong thời kỳ chống Pháp,
4-     Lê Khánh Phác,
5-     Lê Khánh Tần,
6-     Lê Khánh Cát,
7-     Lê Thị Oanh chết sớm,   8. Lê Thị Thân,                                9. Lê Thị Ngà,       10. Lê thị Hồng.
Sau cách mạng thang Tám ông Đàn tham gia Hội đồng nhân dân xã, được dân tín nhiệm. Là gia đình chính sách liệt sĩ.
Đời 24.1.
Lê Thị Lựu 1922, chồng là Đinh Nho Hân người Sơn Hòa, trước cách mạng làm Thừa phái đậu thành chung. Sau cách mạng làm hậu cần quân đội, là liệt sĩ chống Pháp. Bà Lựu tư cách hiền thục, đảm đang được bà con hàng xóm thương yêu qúy mến, làm nhiệm vụ phục vụ ủy ban kháng chiến Nghệ An đã nghỉ hưu. Chồng hy sinh khi 6 con còn nhỏ, bà đã nuôi dạy 6 con trưởng thành đều tốt nghiệp Đại học . Bà là gương sáng của bà mẹ hiền họ Lê. Ông bà có 6 con:
1-     Đinh Thanh Hà, dược sĩ cao cấp nghỉ hưu ở Vinh,
2-     Đinh Thị Hoan Châu, kỹ sư làm ở Huế cùng chồng,
3-     Đinh Thị Chi, giáo viên ở Vinh đã nghỉ hưu,
4-     Đinh Nho Hoan, trên Đại học, dạy học ở trường cao đẳng sư phạm Nghệ An.
5-     Đinh Thị Bé, trung cấp hoá chất ở Phú Thọ
6-     Đinh Thị Tâm, giáo viên cấp 3 ở Vinh,
Đời 24.2.
Lê thị Hợi tức Kim Anh (con bà thứ 2) chồng là Lê Đình Hanh, cán bộ kháng chiến chống Pháp, chuyên viên tài chính tỉnh Nghệ An đã nghỉ hưu, ở 11A đường Phan Bội Châu, Huế. Có 3 con:
1-     Lê Thị Hương, giáo viên THPT ở Vinh
2-     Lê Thị Phúc, công nhân ở Huế
3-     Lê Thị Hường. Giáo viên tiểu học ở Huế
Đời 24.3.
Lê Khánh Khâm, liệt sĩ chống Pháp, hy sinh 1953 ở mặt trận Trung Lào.
Đời 24.4.
Lê Khánh Phác 1936, cán bộ chi cục muối, có tính thương người, sống vô tư, luôn nhận khó khăn về mình. Tính thẳng thắn được anh em trong cơ quan yêu mến, thường mệnh danh là người cộng sản ngoài Đảng. Vợ là Nguyễn Thị Sen (con ông Nguyễn Quang Tiền) ở Sơn Lễ. Có 4 con (đời25):
1-     Lê Khánh Tùng 1966, tốt nghiệp THPT làm công nhân xây dựng ở TP HCM,
2-     Lê Khánh Thảo 1968, làm ăn sinh sống ở T/P Vinh với bố mẹ,
3-     Lê Thị Tuyết 1970, làm kế toán viên ở Vinh. Lấy chồng ở Vinh,
4-     Lê Khánh Thành kỹ sư nông nghiệp công tác tại TP hồ Chí Minh.
Đời 24.5.
Lê Khánh Tần 1938, tốt nghiệp Đại học sư phạm, cần cù chăm chỉ học tập, công tác và lao động, là giáo viên cấp 3 Hương Sơn. Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II. Vợ là Dương Thị Hồng 1950, giáo viên cấp 1 quê ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Nay gia đình định cư ở nơi dạy học Sơn Tân. Có 4 con (đời 25):
1.Lê Thị Hoài Xuân, tốt nghiệp THPT vào làm ăn ở Vũng Tàu, vừa làm vừa học Đại học sư phạm tiếng Anh. Hiện đang dạy hợp đồng các lớp tiếng Anh ở Vũng Tàu, nêu cao được truyền thống hiếu học của gia đình.
2.Lê Thị Xuân An, giáo viên trường trung học chuyên ban Trần Văn Quan bà Rịa Vũng tàu. Là giáo viên trẻ nhiệt tình, được đi dự thi giáo viên dạy giỏi của tỉnh mặc dù mới ra trường được 2 năm.
3.Lê Thị Thư, học giỏi, có quyết tâm vượt khó, học khoa Hóa Đại học sư phạm Vinh, nay dạy học ở Bà Rịa.
4.Lê Khánh Trí, thông minh, phát triển rất sớm, được đi thi học sinh giỏi toán lớp 11 ở tỉnh Hà Tĩnh. 15 tuổi đã thi đậu Đại học, hiện đang học năm thứ 1 khoa Toán Đại học sư phạm Vinh.
Đời 24.6.
Lê Khánh Cát 1945, Đảng viên, tham gia quân đội từ năm 1968, nay đã nghỉ hưu với quân hàm Đại úy thông tin. Tính tình thẳng thắn thật thà, chan hoà, dũng cảm trong chiến đấu, thông minh. Đã được tặng thưởng:
-          Huy hiệu Bác Hồ,
-          Ba huân chương giải phóng hạng I,II và III,
-          Ba huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I,II,III.
Vợ là Nguyễn Thị Mai 1950, giáo viên cấp 2. Nay gia đình định cư ở quê vợ là thôn Thành Phú xã Định Tường, huyện Thiệu yên, Thanh Hóa. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Hoài 1976, tốt nghiệp cao đẳng kỹ sư ngành Điện công tác tại     Thiệu yên Thanh hóa,
2-     Lê Thị Nam 1975,
3-     Lê Thị Tuyết Trinh 1984, đang đi học
 
Đời 24.7.
Lê Thị Thân, chồng là Nguyễn Văn Hà cùng quê, giáo viên trường Sơn An. Có các con:
1-     Nguyễn Văn Nhã,
2-     Nguyễn Thị Nhân,
3-     Nguyễn Thị ái,
4-     Nguyễn Văn Siêu.
Gia đình đã chuyển vào tổ chức trang trại sinh sống ở Sông Bé.
 
Đời 24.8.
Lê Thị Ngà, giáo viên cấp 1. Chồng là Nguyễn Khắc Miên (cháu ngoại ông Lê Khánh Giản) cán bộ kỹ thuật thiết kế Bộ công nghiệp nhẹ đã nghỉ hưu, cư trú ở Sơn Hòa, đã mất ở Sơn Hòa tháng 8/2001. Có các con:
1-     Nguyễn Khắc Việt, KS, ĐH Bách khoa công tác ở Đồng Nai,
2-     Nguyễn Khắc Anh học công nhân kỹ thuật ở Hà Nội.
Đời 24.9.
Lê Thị Hồng, giáo viên tiểu học ở Sơn An. Chồng là ông Nghệ (con ông Bân) ở cùng quê.
Đời 23.2.
Lê Khánh Dương 1895-1967, mất ngày 15 tháng 10, thọ 73 tuổi. Sinh thời ông sống chan hòa vui vẻ với mọi người không phân biệt giàu nghèo. Đặc biệt thân thiết với nông dân trong xóm làng. Có năng khiếu văn nghệ, thích săn bắn, cưỡi ngựa, thả diều. Thường bỏ tiền ra tổ chức các gánh hát cho anh em nông dân biểu diễn, bản thân là Đạo diễn cho gánh hát. Phong cách sống rất hào phóng.
Tham gia cách mạng từ năm tháng 5-1945, vào Đảng 14-10-1946, là cơ sở của Đảng trước cách mạng tháng Tám, là ủy viên Việt Minh bí mật ở xã. Tham gia cướp chính quyền ở xã và làm chủ tịch ủy ban kháng chiến xã An Lễ, Bí thư hội Phụ lão cứu quốc, ủy viên mặt trận Liên Việt xã, phụ trách tôn giáo vận của Đảng bộ xã. Đã được nhà nước tặng thưởng:
-          Huân chương kháng chiến hạng II,
-          Huy chương kháng chiến hạng I,
-          Hai bảng vàng danh dự (có 6 con đi bộ đội thời chống Pháp và 3 con bộ đội thời chống Mỹ),
-          Bằng tuyên dương công trạng của ủy ban kháng chiến Liên khu 4 tặng,
-          Hai bằng gia đình vẻ vang,
-          Bằng Tổ quốc ghi công Liệt sĩ Lê Khánh Sào.
Là gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách.
Vợ là bà Nguyễn Thị Tư (1898-1980) mất ngày 3 tháng 4 năm Canh Thân, thọ 83 tuổi. Bà là con cụ Nguyễn Khắc Kiều ở Sơn Hòa, là một phụ nữ tháo vát đảm đang, cần cù lao động chăn tằm, dệt vải, chăn nuôi. đã nuôi dạy 9 người con khôn lớn nên người.
Phần mộ của ông bà táng ở rú Tháp. Có 9 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Khang 1918-1996,
2-     Lê Khánh Qụy 1920-1985,
3-     Lê Khánh Thiềm 1924,
4-     Lê Khánh Lâm 1926,
5-     Lê Khánh Nam 1928,
6-     Lê Khánh Sằn 1932,
7-     Lê Khánh Sào 1935-1954, liệt sĩ chống Pháp,
8-     Lê Thị Khánh Kim 1937,
9-     Lê Khánh Đài 1939.
Ngoài ra còn có 3 con chết sớm là:
Lê Khánh Nhơn, Lê Thị Trà, Lê Thị Khánh Ngọc
Đời 24.1.
Lê Khánh Khang 1918-1996, học ở Quốc học Vinh, đậu Thành chung, đI làm ở Bưu điện Pnong Pênh, Huế, học trường huấn luyện thể thao Phan Thiết. Đảng viên từ năm 1946, tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945. Năm 1944 hoạt động chống Pháp bị bắt đi an trí tại Đắc Tô, Kôn Tum. Trong khởi nghĩa tháng Tám là ủy viên ủy ban khởi nghĩa tỉnh Thừa Thiên, cướp chính quyền ở Huế.
Tham gia quân đội lần lượt giữ các chức vụ Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng, Đã chỉ huy chiến đấu ở các mặt trận: Bình Trị Thiên, Nghệ An, Trung Lào, Thượng lào, Khu Ba. Làm cán bộ sư đoàn phụ trách chủ nhiệm khoa chiến thuật, trưởng phòng huấn luyện học viên quân sự cao cấp thuộc Bộ tổng tư lệnh. Sau làm Hiệu trưởng trường sĩ quan hậu cần, được phong quân hàm Đại tá năm 1957. Năm 1960 chuyển ngành lần lượt làm Chánh văn phòng, Cục trưởng cục chăn nuôi Bộ nông trường, Cục trưởng cục kiến thiết cơ bản Bộ lâm nghiệp. Nghỉ hưu từ năm1980. Trong quá trình công tác ở quân đội cũng như dân sự ông luôn giữ được tính cương trực, thẳng thắn, cần kiệm liêm khiết, gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình công tác. Quản lý tốt cơ quan, có ý thức đào tạo cán bộ kế cận, được cấp trên kính nể, cấp dưới mến phục. Luôn chấp hành tốt chính sách của Đảng và Nhà nước. Sau khi nghỉ hưu vẫn tích cực tham gia cấp ủy đảng ở địa phương. Tự tăng gia cải thiện đời sống trong hoàn cảnh khó khăn chung của cả nước. Ông đã được tặng thưởng:
-          Huân chương Độc lập hạng III,
-          Huân chgương chiến thắng hạng I,
-          Huân chương chiế công hạng III,
-          Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I và II,
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,
-          Huy hiệu 40 và 50 tuổi Đảng,
-          Kỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị bắt tù đày do Thủ tướng tặng: "Đã nêu cao tinh thần trung kiên bất khuất góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc". Ông mất ngày 15 tháng 9.
Vợ là Trương Thị Xuân Tần 1932 (con ông Trương Xuân Mai) ở huyện điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Là Đảng viên tập kết ra Bắc từ 1954. Làm cán bộ tài vụ ở ủy ban liên lạc kinh tế và văn hóa với Lào và Campuchia, biệt phái sang Lào tháng 7/1987. Bà đã được tặng thưởng:
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,
-          Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng II,
-          Huân chương tự do hạng II của Lào.
Đã nghỉ hưu, gia đình cư trú tại D3 phòng 401 phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Ông bà sinh được 2 con (đời 25):
1-     Lê Quốc Khánh 1957,
2-     Lê Thị Khánh Vân 1960.
 
Đời 25.1.
Lê Quốc Khánh 1957, tốt nghiệp kỹ sư cơ khí chế tạo trường Đại học Thái Nguyên. Tham gia quân đội 8 năm, công tác tại Viện vũ khí, chuyển ngành với quân hàm Đại úy sang công tác tại xí nghiệp cơ khí thuộc công ty khảo sát thiết kê Bộ nông nghiệp, nay công tác ở công ty cơ khí Hòa phát. Đảng viên. Vợ là Nguyễn Thị Thảo bác sĩ y khoa (chuyên khoa cấp 1). Có 1 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Hoàng 1991, đang đi học.
 
Đời 25.2.
Lê Thị Khánh Vân 1960, cử nhân khoa ngữ văn, tốt nghiệp trường Đại học tổng hợp (nay là Đại học quốc gia) Hà Nội, nay là phóng viên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội.
Đời 24.2.
Lê Khánh Qụy 1920-1985, mất ngày 7 tháng 2, mộ đặt ở rú Tháp. Thời chống Pháp làm trại trưởng trại giống lúa Rạch Gòi Cần Thơ và Cầu Hai, Thừa Thiên thuộc Túc mễ cục Đông Dương. Sau cách mạng về quê làm ruộng và làm y tá phục vụ dân công và nhân dân trong xã. Trong hoàn cảnh tất cả anh em thoát ly một mình ông Qụy vừa tham gia công tác đia phương làm thư ký đội sản xuất vừa phải chăm lo vườn tược nhà cửa của cha mẹ, chăm sóc hầu hạ cha mẹ lúc đau yếu, nêu cao tấm gương hiếu thảo không nề hà than vãn. Vợ là bà Trần Thị Dung 1918 (con ông Giám Dịnh) ở xóm Sắn Sơn lễ. có 5 con (đời 25):
1-     Lê Thị Mỹ Hương còn gọi là Nhụy,
2-     Lê thị Phương,
3-     Lê Khánh Thái,
4-     Lê Thị Khánh Hòa,
5-     Lê Khánh Hồng Công.
Đời 25.1.
Lê Thị Mỹ Hương (lúc nhỏ gọi là Nhụy) tốt nghiệp trung cấp chăn nuôi. Chồng là Nguyễn Văn Lang kỹ sư trồng trọt, Giám đốc nông trường ở Bình Định, quê ở huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định. Có các con:
1-     Nguyễn Thị Xuân Hà,
2-     Nguyễn Văn Định,
3-     Nguyễn Tuấn Anh.
đời 25.2.
Lê Thị Phương, tốt nghiệp trung cấp sư phạm, đi thanh niên xung phong, nay là công nhân xí nghiệp may Đáp Cầu. Chồng là Trần Đình Học quê Hưng Nguyên, Nghệ An, trung úy công binh hy sinh ở mặt trận Tây Nam chống Ponpốt, là liệt sĩ. có 1 con gái :
Trần Thị Tú Anh học trung cấp thống kê ở Bắc Ninh nay làm ở xí nghiệp may Đáp Cầu..
Hai mẹ con hiện cư trú tại Đáp Cầu gần nhà cô Khánh Kim. Đã được cấp nhà tình nghĩa.
Đời 25.3.
Lê Khánh Thái 1955, học xong lớp 9 thì gia nhập quân đội, chiến đấu dũng cảm ở Campuchia, bị thương nhẹ, phục viên với quân hàm Chuẩn úy về quê làm nông nghiệp, là Đảng viên. Vợ là Nguyễn Thị Ngọc Diệp giáo viên cấp 2 ở Sơn An, người thuộc họ Nguyễn Quang ở xóm Sắn, Sơn Lễ. có 1 con (đời 26):
1- Lê Khánh Thạch đang đi học lớp 10 ở Hương Sơn
Đời 25.4.
Lê Thị Khánh Hòa, tốt nghiệp THPT, học xong trường công nhân kỹ thuật may Hà Bắc, nay công tác tại công ty may Chiến thắng Hà Nội. Chồng là Trần Văn Thế tốt nghiệp Đại học an ninh, công tác tại Sở công an Hà Nội. Nhà ở gần chợ xanh Giáp Bát. có 1 con:
Trần Tuấn Anh đang học tiểu học.
Đời 25.5.
Lê Khánh Hồng Công, đang học THPT thì gia nhập quân đội, chiến đấu ở mặt trận phía bắc năm 1979, sau khi xuất ngũ lại tiếp tục học hết THPT. Có khả năng học tốt các môn khoa học xã hội. Thi tuyển đủ điểm đI học ở Liên Xô, học xong Đại học văn hoá thư viện và ở lại Ukraina. Vợ tên là Hồng, đã có 1 con gái (đời 26). Hiện gia đình đang sống ở Kiep.
Đời 24.3.
Lê Khánh Thiềm, sinh ngày 6/6/1924. Trước cách mạng học trung học ở Vinh, sau ở nhà làm ruộng, giỏi công việc đồng áng, làm ăn tích cực chăm chỉ. Tính tình cởi mở chan hòa được dân làng yêu mến. Sớm giác ngộ cách mạng tham gia hoạt động từ trước năm 1945, vào Đảng năm 1946. Tốt nghiệp sĩ quan lục quân khóa 4, đã tham dự nhiều chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1955 là sĩ quan biệt phái làm công tác cải tạo tư sản ở hà Nội. Sau đó làm Giám đốc Công ty Hợp doanh dệt len mùa Đông – Hà Nội. Tái ngũ tham gia chiến đấu chống Mỹ ở tuyến đường Trường Sơn-Lào. Nghỉ hưu với quân hàm Trung tá. Trong công tác tỏ ra có khả năng quản lý và tổ chức, năng động sáng tạo , gần gũi anh em công nhân, được công nhân và cán bộ mến yêu và tin tưởng. Trong đời thường cũng như ở mọi vị trí công tác ông đều tỏ ra là con người có bản lĩnh, trung thực thẳng thắn, nhiệt tình, kiên quyết bảo vệ chân lý, hết lòng giúp đỡ mọi người. Đã được tặng thưởng:
-          Huân chương quân công hạng III,
-          Ba huân chương chiến sĩ vẻ vang I,II và III,
-          Hai huân chương kháng chiến hạng I và II,
-          Hai huân chương chiến sĩ giải phóng hạng II và III,
-          Huy hiệu 40 và 50 tuổi Đảng,
-          Huy chương quân kỳ quyết thắng.
-          Cán bộ tiền khởi nghĩa.
Vợ đầu là Nguyễn Thị Sâm (con thứ 2 của ông bà Nguyễn Văn Huỳnh) ở xóm Sắn, Sơn Lễ. Bà là người đảm đang, chồng đi chiến đấu xa, một mình ở nhà nuôi dạy con cái và chăm sóc cha mẹ nội ngoại rất chí hiếu, được bà con xóm giềng khen là dâu hiền. Bà sinh được 1 con trai (đời 25):
1-     Lê Khánh Quốc.
Bà mất ngày 1 tháng 4, mộ đặt ở rú Tháp.
Sau lấy bà vợ thứ 2 là Trần Thị Thành sinh năm 1930 (con ông bà Trần Trung Lệnh) ở xã Hòa Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Bà là Đảng viên tham gia nhiều công tác chính quyền và đoàn thể, nghỉ hưu năm 1985. Đã được thưởng:
-          Huân chương kháng chiến hạng I,
-          Huy hiệu 40 và 50 năm tuổi Đảng.
Hiện gia đình đang cư trú tại phường Dịch Vọng quận Cầu giấy. Bà sinh được 3 con (đời 25):
Lê Tuấn Sơn 1958,
Lê Thị Minh Tâm 1959,       4. Lê Thị Phương Loan (tức Phương Liên) 1962.
 
Đời 25.1.
Lê Khánh Quốc 1946, là con bà cả mồ côi mẹ từ lúc còn nhỏ sống với ông bà nội (ông bà Dương). Là người chăm chỉ cần cù chịu khó học tập và rèn luyện, có quyết tâm cao. Ra Đông Triều cùng với chú học hết cấp 3, vào học trường Đại học Lâm nghiệp ở Bắc Mã, Đông Triều, tốt nghiệp kỹ sư chế biến lâm sản. ra công tác ở Viện qui hoạch rừng Bộ Lâm nghiệp, sau đó làm Phó giám đốc xí nghiệp sản xuất tà vẹt ở Tây Quảng Bình. Tiếp theo là Giám đốc nhà máy gỗ Vinh, chuyên viên cố vấn cho liên doanh chế biến gỗ Đài Loan-Việt Nam ở Vinh. Là Đảng viên, cán bộ có trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, được cấp trên và công nhân tín nhiệm. Vợ là Lê Thị Hoa (con ông Lê Trọng Cự - cháu ngoại ông Lê Khánh Khai) quê Sơn Hòa, là dược sĩ trung cấp công tác ở nhà máy gỗ Vinh, đã nghỉ hưu. có 2 con (đời 26):
1-     Lê Quốc Trung Đã tốt nghiệp Đại học tài chính kế toán đang làm ở Hà Nội,
2-     Lê Thị Mỹ Hòa đã tốt nghiệp khoa ngôn ngữ học Đại học quốc gia Hà Nội
Đời 25.2.
Lê Tuấn Sơn 1958, tốt nghiệp sĩ quan công binh, Đảng viên, Thượng úy chuyển ngành làm ở công ty xây dựng ngân hàng trung ương, sau lại chuyển sang công ty bánh kẹo Tràng An. có 2 con (đời 26):
1-     Lê Mai Linh 9/1989,
2-     Lê Khánh Tuấn An 10/1994.
Đời 25.3.
Lê thị Minh Tâm , tốt nghiệp trung cấp sư phạm mẫu giáo, công tác ở phòng giáo dục quận Ba Đình. Vừa làm vừa học đã tốt nghiệp Đại học sư phạm mẫu giáo, nay là Hiệu trưởng trường Mẫu giáo ở quận Ba Đình. Chồng là Đinh Tuấn Hùng kỹ sư điện công tác tại Bộ Năng lượng. có 2 con:
1- Đinh Ngọc xuân Giang 1989,
2- Đinh Ngọc Xuân Lâm 1995.
Đời 25.4.
Lê Thị Phương Loan, học hết phổ thông vào làm ở xí nghiệp bánh kẹo Tràng An. Chồng là Vũ Hồng Vân Thiếu tá công an quê Thường Tín, Hà Tây. có 2 con gái:
1. Vũ Huyền Trang 1985, đang đi học                 2. Vũ Hồng Nhung 1995.
Đời 24.4.
Lê Khánh Lâm 1927, trước cách mạng học trung học ở Vinh. Tham gia cách mạng từ năm 1945. Gia nhập quân đội năm 1945. Vào Đảng năm 1949, là người hăng hái nhiệt tình liêm khiết, sống chan hòa cởi mở, vô tư và lạc quan. Trong kháng chiến chống Pháp đã tham gia nhiều chiến dịch ở Napê (Lào), Bình Trị Thiên, Trung Lào. Đã tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân ở Nam Ninh, Trung Quốc. Làm huyện đội trưởng huyện đội Kỳ Anh, chuyển ngành với quân hàm Trung úy. Là cầu thủ bóng đá của quân khu 4 và Nghệ Tĩnh. Đã học Trung cấp thể dục thể thao Từ Bơn, Hà Bắc và trở thành huấn luyện viên bóng đá, công tác tại ty thể dục thể thao Nghệ Tĩnh. Nghỉ hưu tại phường Bắc Hà thị xã Hà Tĩnh. Đã được tặng thưởng:
-          Huân chương chiến công hạng III,
-          Huân chương chiến thắng hạng III,
-          Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng III,Huy hiệu 40 và 45 tuổi Đảng.
Vợ là Trần Thị Thanh sinh năm 1934, công nhân ngành dược Hà Tĩnh, quê ở xã Thạch Tiến huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, đã nghỉ hưu. Có 2 con trai và 3 con gái (đời 25):
1-     Lê thị Lan Hương,
2-     Lê Khánh Sơn,
3-     Lê Thị Như Mai,
4-     Lê Khánh Phong,
5-     Lê Thị Kim Ngân
Đời 25.1.
Lê Thị Lan Hương 1957, tốt nghiệp sư phạm trung cấp nay là giáo viên tiểu học dạy ở trường tiểu học Bắc Hà thị xã Hà Tĩnh, là giáo viên dạy giỏi. Chồng là Nguyễn Việt, giáo viên cấp 3 ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, bị bệnh hiểm nghèo mất sớm. Một mình nuôi con sau 10 năm mới tái giá, chồng mới tên là Chữ chủ nhiệm khoa ngữ văn trường Cao đẳng sư phạm Hà tĩnh. Có   con gái:
Nguyễn Lê Thúy Hằng, giải ba học sinh giỏi văn toàn quốc, được tuyển thẳng vào Học Viện Hành Chính Quốc gia Hà Nội
đời 25.2.
Lê Khánh Sơn thường gọi là Hồng, tốt nghiệp Khoa vật lý trường ĐH sư phạm Vinh, dạy học ở trường cấp 3 Tô Văn Ơn huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa. Đang vừa dạy học vừa học cao học tại Phân viện Vật lý ở Nha Trang. Vợ là Phạm Thị Thanh Hà y sĩ công tác tại bệnh viện Vạn Ninh, Khánh Hòa. có 1 con trai và 1 con gái (đời 26):
1-     Lê Thị Kim Dung
2-     Lê Khánh Vinh 1998.
Đời 25.3.
Lê Thị Như mai thường gọi là Huệ tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp trường quân y Hà Bắc chuyển ngành sang công ty cung ứng xi măng Hoàng Thạch ở Đáp Cầu. Chồng tên là Nguyễn Mừng quê ở Hải Dương, công nhân công ty Xi măng Hoàng Thạch. Hai vợ chồng làm ăn khá giả, có 2 con:
1. con trai tên là Long đang học lớp 5                2. Con gái là Nguyễn Mai Linh
Gia đình cư trú tại Đáp Cầu, Bắc Ninh.
Đời 25.4.
Lê Khánh Phong, tốt nghiệp THPT, làm nghĩa vụ quân sự rồi về làm công nhân xí nghiệp gạch hoa thị xã Hà Tĩnh. Sau đi học trung cấp kiến trúc ở Vĩnh Long, hiện đang làm ở phòng công nghiệp huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa. Vợ tên là Lê Bảo Hạnh giáo viên tiểu học, có con trai (đời 26):                       Lê Khánh Ninh
Đời 25.5.
Lê Thị Kim Ngân tốt nghiệp THPT, học sinh giỏi có năng khiếu thơ văn, đã có thơ đăng ở tuyển tập thơ nữ của Hà Tĩnh. Được tặng học bổng của hội huynh đệ Việt kiều ở Pháp trong 3 năm. Học xong trung cấp sư phạm ra dạy tiểu học ở thị xã Hà Tĩnh, kết hợp học tại chức Đại học sư phạm khoa tiểu học tốt nghiệp loại khá. Là Đảng viên. Nay chuyển vào Vũng Tàu dạy ở trường tiểu học song ngữ dân lập cùng với chồng là Trần anh Chiến luật sư dạy ở trường Đảng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đã có 1 con gái:
Trần Anh Thơ 1996.
Đời 24.5.
Lê Khánh Nam 1930, trước cách mạng học cấp 2 ở Vinh, tham gia cách mạng năm 1945 vào bộ đội ,chiến đấu ở vụ Quang, Bình Trị Thiên, Điện Biên Phủ, Hà Nam Ninh, Trường Sơn. Tốt ngiệp trường Sĩ quan Sơn Tây, học hết cấp 3 trong quân đội, làm giáo viên văn hóa ở cục nhà trường quân đội. Chuyển ngành làm chuyên viên ban tuyên huấn trường Đại học giao thông. Đã tham gia nghiên cứu giáo dục Mác - Lê nin ở Kiép (Liên Xô cũ). Đã được tặng thưởng:
-          Huân chương chiến thắng hạng III,
-          Huân chương kháng chiến hạng I,
-          Ba huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I, II và III,
-          Huy hiệu quyết thắng,
-          Huy hiệu quân kỳ quyết thắng.
Vợ là Trần Thị Cẩm Thạch, cán bộ tài chính Hà Nội. Đã có các con (đời 25):
1-     Lê Thị Phương Nga,
2-     Lê Khánh Ngọc Anh.
Đời 25.1.
Lê Thị Phương Nga, tốt nghiệp kỹ sư giao thông, khoa thông tin tín hiệu, công tác tại công ty Hàng hải Hà Nội. Chồng là Phan Tiến Nguyên, công tác tại công ty bảo hiểm Hà Nội. Đã có nhà riêng ở phố Lý Nam Đế, Hà Nội. Đã có 1 con:
Phan Thị Cẩm Vân 1996.
Đời 25.2.
Lê Khánh Ngọc Anh 1969, tốt nhiệp Đại học giao thông, khoa ô tô. Đã có vợ và 1 con trai còn nhỏ(đời 26).
Đời 24.6.
            Lê Khánh Sằn 1932, học sinh cấp 3 Phan đình Phùng, là một học sinh học giỏi thông minh, đã được giải học sinh giỏi văn cấp Liên khu 4. Hăng hái tham gia quân đội, đã học trường sĩ quan lục quân khóa 6, trường Thiếu sinh quân Liên khu 4. Cán bộ hội đồng cung cấp mặt trận Liên khu 4, tham gia chiến dịch Trung Lào. cán bộ trao trả tù binh và đón tiếp cán bộ và quân đội miền Nam tập kết 1954. Chuyển ngành ra học ở Khoa ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp loại ưu. Tốt nghiệp đại học sư phạm 4 năm. Ra trường làm giáo viên trường học sinh miền Nam ở Đông Triều, Quảng Ninh. Sau về làm chuyên viên cao cấp ở bộ giáo dục và Đào tạo, chuyên viết sách giáo khoa cho học sinh cấp 2 về môn văn và tiếng Việt và sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên. Cộng tác viên viết nhiều bài báo và chuyên luận cho các tập san Giáo dục, báo Tiền phong, Thiếu niên tiền phong, Người Giáo viên nhân dân. Là Đảng viên từ 1963, có chí tiến thủ, chuyên môn giáo dục phổ thông có tài năng và nhiều kinh nghiệm. Đã được đi nghiên cứu giáo dục cấp huyện ở Liên Xô cũ. Đã được thưởng:
-          Huy chương khánh chiến chống Pháp hạng II,
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,
-          Huy chương vì sự nghiệp giáo dục,
-          Huy chương vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Vợ là Nguyễn Thị Kim Liên 1939, tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân, phó phòng kế hoạch Dệt len Mùa đông Hà Nội, đã nghỉ hưu. Được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II. Gia đình cư trú tại phòng 405 nhà 57 Đường Giảng Võ, Hà Nội. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Bích Thủy 1964,
2-     Lê Kim Lan 1970.
Đời 25.1.
Lê Thị Bích Thủy 1964, thông minh học giỏi, hiền hậu đã được giải 3 học sinh giỏi văn toàn quốc. Tốt nghiệp kỹ sư hóa thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội, là cán bộ kỹ thuật công ty bánh kẹo Tràng An Hà Nội. Vừa công tác, vừa nuôi dạy 2 con nhỏ, lại vừa theo học và tốt nghiệp cữ nhân Anh văn trường sư phạm ngoại ngữ. Và đã có bằng Thạc sĩ khoa môi trường đại học Bách khoa Hà nội. Thật là một phụ nữ giàu nghị lực đáng khen của họ Lê ta. Chồng là Lê văn Quân kỹ sư máy tính điện tử, công tác tại nhà máy tính Ngân hàng nhà nước. Đã có 2 con:
1-     Lê Quang Minh 1991,
2-     Lê Khánh Tường Vân 1999.
            Gia đình cư trú ở phố Thái Thịnh quận Đống Đa, Hà Nội.
đời 25.2.
Lê Thị Kim Lan 1970, Là học sinh giỏi học lớp chuyên văn, tốt nghiệp bác sĩ y khoa loại khá tại Đại học y khoa Hà Nội, công tác tại công ty TAKEDA. Chồng là Nguyễn Đình Việt cử nhân thương mại, công tác ở sở Xây dựng Hà Nội.Đã có 1 con gái là:
1. Nguyễn Lê Khánh Linh 1998.  2. Nguyễn Lê Việt Phong (trai)
     Gia đình cư trú ở phường Tương Mai quận Hai Bà Trưng, làm ăn khá giả.
Đời 24.7.
Lê Khánh Sào 1937, học cấp 2 ở quê. Năm 1951-1952 học ở trường Thiếu sinh quân Liên khu 4, ở nhà tham gia sản xuất cùng với 2 em. Chăm sóc cha mẹ già yếu trong hoàn cảnh thiếu thốn, các anh đi chiến đấu xa. Năm 1953 xung phong vào quân đội, tham gia chiến dịch Trung Lào, chiến đấu dũng cảm lập nhiều chiến công xuất sắc. Hy sinh trong trận tiêu diệt địch ở bản Ta-khôn-khen Trung Lào. Là liệt sĩ chống Pháp, được truy tặng: Huy chương chiến thắng hạng I.
Đời 24.8.
Lê Thị Khánh Kim 1937, học hết cấp 2 ở quê, trong kháng chiến chống Pháp 6 anh đi bộ đội nên ở nhà chăm sóc cha mẹ trong hoàn cảnh thiếu thốn, phải chạy chợ làm vườn, làm ruộng. Năm 1956 được các anh đưa ra Hà Nội vừa học vừa làm công nhân may đo và đã tốt nghiệp cấp 3. Là Đảng viên. Đã học trường Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc và nhiều lớp quản lý kinh tế của trung ương mở ở Hà Nôị và TP HCM. Từ một công nhân trực tiếp sản xuất đã vượt qua nhiều khó khăn vừa nuôi 3 con nhỏ vừa phấn đấu trở thành cán bộ giỏi, có khả năng quản lý giỏi, Đã nhiều năm là Phó Giám đốc xí nghiệp may Đáp Cầu,Thị ủy viên thị xã Bắc Ninh, ủy viên Hội đồng nhân dân thị xã. Là người được cấp trên và địa phương tín nhiệm, công nhân mến phục. Sống với anh em, bà con, bạn bè rất chân tình, nhiệt tình giúp đỡ con cháu nội ngoại, tạo lập cho các cháu công ăn việc làm, học hành thành đạt. Đã dược tặng thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I.
Chồng là Vũ Thành Kính bộ đội chuyển ngành làm công nhân xí nghiệp may 10 và may Đáp Cầu. Cả hai đã nghỉ hưu cư trú ở thị xã Bắc Ninh. Có 3 con:
1-     Vũ Trung Anh, tốt nghiệp THPT làm nghĩa vụ quân sự xong được cữ đi học kỹ thuật ở Tiệp Khắc, nay làm ở công ty may Đáp Cầu.
2-     Vũ Lan Anh, tốt nghiệp cấp 3, học trung học thống kê, công tác ở công ty may Đáp Cầu, vừa học vừa làm đã tốt nghiệp Đại học tại chức.
3-     Vũ Việt Anh, tốt nghiệp cấp 3, tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật may và công tác ở công ty may Đáp Cầu.
Đời 24.9.
Lê Khánh Đài 1939, năm1955 tốt nghiệp sư phạm sơ cấp, dạy tiểu học ở huyện Hương Sơn. Vừa dạy vừa học thêm cấp 3 ở Đức Thọ (cách chỗ dạy 15 km). Sau được chuyển lên dạy cấp 2 ở Hương Sơn và Thạch Hà. Học tiếp ở trường cao đẳng sư phạm hệ chính quy và trở thành giáo viên dạy giỏi. Tổ chức cuộc sống gia đình có hiệu quả nên vừa nâng cao mức sống vừa chữa bệnh mãn tính có hiệu quả, đã xây dựng nhà cửa khang trang ở Phố Châu, Hương Sơn. Đã nghỉ hưu trước tuổi. Đặc biệt đã biết học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của các lương y nổi tiếng như cụ Đào Việt Hà ở Phố Châu là bố vợ và cụ Lê Khánh Quyền là chú ruột, dần dần trở thành thầy thuốc có tín nhiệm ở Phố Châu được bà con quanh vùng biết đến.
Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I.
Vợ là Đào Việt Châu (con ông thầy thuốc Đào Việt Hà), giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Trung Chính 1967,
2-     Lê Thị Kim Chi 1969,
3-     Lê Khánh Nghĩa 1980.
Đời 25.1.
Lê Khánh Trung Chính 1967, tốt nghiệp THPT làm công nhân xí nghiệp lâm nghiệp ở Vinh và Hương Sơn. sau đi học trung cấp thống kê ở Bắc Ninh, nay làm cán bộ văn thư ở trường trung học Cao Thắng, Hương Sơn. Vợ quê Sơn Thịnh, giáo viên THCS ở Phố Châu. Đã có 1 con trai (đời 26):
                        Lê Khánh Anh Đức
 
 
 
đời 25.2.
Lê Thị Kim Chi 1969, tốt nghiệp trường công nhân kỹ thuật may Thuận Thành, Hà Bắc, nay công tác ở công ty may Đáp Cầu. Chồng là Phan Anh quê Sơn Hòa, kỹ sư xây dựng công tác ở nhà máy kính Đáp Cầu. có 2 con:
1-Phan Huyền đang học lớp 1.
2- Phan Khải Đại
Gia đình cư trú tại Đáp Cầu, Bắc Ninh.
Đời 25.3.
Lê Khánh Nghĩa 1980, đang học khoa tiếng Anh trường cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh.
 
Đời 23.4.
Lê Khánh Quyền, thường gọi là ông Giám Quyền (1901-1975), mất ngày 12 tháng 8. Mộ đặt ở rú Trơ. Trước học trường Quốc tử giám ở Huế, về sau thành thầy thuốc nổi tiếng, biết kết hợp Đông Tây y chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo. Tận tình với người bệnh nhất là người nghèo, bà con họ hàng. Ông đã được tỉnh ủy Nghệ An và Văn phòng trung ương Đảng mời chữa bệnh cho một số cán bộ cao cấp có kết quả tốt. Ông là người thông minh, khảng khái, quả cảm có trình độ học vấn về y học dân tộc chuyên sâu. Khi mới Tổng khởi nghĩa tháng 8/ 1945 ông có tham gia công tác tài chính ở mặt trận Việt Minh và ủy ban Hương Sơn.
Vợ là Trần Thị Tám (con cụ Bang hiến họ Trần) ở làng Tứ Mỵ (nay là Sơn Châu, Hương Sơn). Ông bà có 7 con (đời 24):
1-     Lê Thị Thu Lan 1924,
2-     Lê Khánh Bình 1926,
3-     Lê Khánh Kỳ 1928-1954, là liệt sĩ chống Pháp,
4-     Lê Thị Cầm1932,
5-     Lê Thị Sâm 1936,
6-     Lê Khánh Long 1940,
7-     Lê Khánh Linh 1944-1972, mất sớm.
Đời 24.1.
Lê Thị Thu Lan 1924, cán bộ hành chính ngành giáo dục đã nghỉ hưu năm 1984. Chồng là Phạm Kim Tuân giáo viên cấp 2 đã nghỉ hưu mất năm 1999. Gia đình trước ở Sơn Tân nay chuyển lên Sơn Kim, Hương Sơn. Có các con:
1-     Phạm Thị Châu giáo viên cấp 2,
2-     Phạm Thị Ngọc,
3-     Phạm Thị Tố,
4-     Phạm Kim Đạo,
5-     Phạm Thị Ngân.
Đời 24.2.
Lê Khánh Bình 1926-1985, tham gia quân đội thời chống Pháp, tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân khoá 5, cán bộ trung đội trưởng 1948-1957 phục viên về làm ruộng ở quê. Vợ là Nguyễn Thị Lan quê xóm Sắn, Sơn Lễ. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Nho,
2-     Lê Thị Như,
3-     Lê Khánh Hùng,
4-     Lê Thị Na,                                 5. Lê Khánh Các.
Đời 25.1.
Lê Khánh Nho, bộ đội ở Nam từ 1968-1976, chuyển ngành làm cán bộ kỹ thuật cơ khí nhà máy chế biến thức ăn gia súc Thạch Hà, Hà Tĩnh. Vợ là Trần Thị Dung công nhân cùng nhà máy. Có 3 con (đời 26):
     1- Lê Thị Hằng                         2. Lê Thị Hải                   3. Lê Khánh Toàn
 
Đời 25.2.
Lê Thị Như, trung cấp chăn nuôi, công tác ở trại giống Yên Thành Nghệ An. Chồng tên là Cận, thiếu tá quân đội quê ở Hương Khê, Hà Tĩnh. Đã có các con:
đời 25.3 .
Lê Khánh Hùng, tham gia quân đội 1979-1983. Sau làm công nhân nông trường Đáclăk, nay về làm ruộng ở Sơn An. Đã có vợ và 2 con (đời 26):
            1. Lê Khánh Hồng 1993              2. Lê Thị Sương 1995
            3. Lê Khánh Hà 1998
Đời 25.4.                      Lê Thị Na, lấy chồng về Sơn Tiến, làm nông nghiệp.
 
Đời 25.5.
Lê Khánh Các, được sự giáo dục của gia đình và truyền thống dòng họ đã chăm chỉ làm ăn, sản xuất nông nghiệp ở quê, đội viên đội bảo vệ mùa màng của xã. Vợ là con gái ông Quyền cháu nội ông Cu Hy ở Sơn An, có 2 con trai và 1 con gái (đời 26):
            1. Lê Khánh quyết 1992,                       2. Lê Thị Tú 1994,
            3. Lê Khánh Huấn 1996
Đời 24.3.
Lê Khánh Kỳ 1928-1954, học xong cấp 2 ở quê xung phong vào quân đội từ 1950, làm sĩ quan thông tin liên lạc. Hy sinh năm 1954, phần mộ đặt ở Ba Vì, Hà Tây. Là liệt sĩ chống Pháp.
đời 24.4.
Lê thị Cầm 1932-1955, chồng tên là Phẩm quê Sơn Châu. Hai vợ chồng mất sớm, không có con.
 
Đời 24.5.
Lê Thị Sâm, tốt nghiệp Đại học sư phạm, giáo viên cấp 2 ở Vinh. Chồng là Lê Yên quê ở Sơn Mỹ, Hương Sơn, phó phòng giáo dục phổ thông sở giáo dục Nghệ Tĩnh. Có các con:
1-     Lê Thị Thanh giáo viên cấp 3 ở Vinh,
2-     Lê Thị Hương giáo viên cấp 2 ở Hà Tĩnh,
3-     Lê Thị Anh kỹ sư kinh tế ở Hà Tĩnh,
4-     Lê thị Dung giáo viên cấp 2 ở Hà Tĩnh.
Đời 24.6.
Lê khánh Long 1940, kỹ sư chăn nuôi, trại trưởng trại lợn Yên Thành Nghệ An, nghỉ hưu ở Nam Đàn, Nghệ An. Vợ là Vũ Thị Hương Trà bác sĩ thú y quê ở Hoa Thành, Yên Thành, nghỉ hưu ở Nam Đàn. Có 4 con (đời 25):
1-     Lê Thị Giang 1972, tốt nghiệp Đại học sư phạm Vinh, công tác ở hội liên hiệp phụ nữ Nghệ An, đã lấy chồng quê ở Vinh và đã có 1 con gái.
2-     Lê Khánh Sơn 1975, học xong THPT đang chờ việc tại Nam Đàn,
3-     Lê Thị Cẩm Thơ 1977 giáo viên THPT ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng,
4-     Lê Khánh Minh 1979, sinh viên Đại học Lâm nghiệp.
Đời 23.5.
Lê Khánh Hạnh 1902-1932, mất ngày 2 tháng 11, mộ đặt ở Nam Giao, Huế. Ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đông dương thời thuộc Pháp. Năm 1929 ra dạy học ở các trường quốc học Vinh, quốc học Huế, thường gọi là ông đốc Hạnh. Bị bệnh lao và mất ở Húê. Vợ là Tôn Nữ Thị Nuôi 1910, (con ông Tôn Thất Cổn nguyên là Tuần vũ tỉnh Hà Tĩnh), quê ở Bến Ngự Huế đậu Thành chung 1928, dạy học ở trường Đồng Khánh, Huế. Năm 1946 chuẩn bị kháng chiến chống Pháp bà nuôi đưa 2 con về quê nội ở Sơn An Hương Sơn và tiếp tục dạy học. Bà mất ngày 13 tháng 6 tại Sơn An. ông bà có 2 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Sum 1931-1954,
2-     Lê Khánh Đệ 1933.
Đời 24.1.
Lê Khánh Sum 1931-1954, thông minh học giỏi. Đang học trường chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng thì xung phong vào bộ đội, học trường sĩ quan lục quân khóa 6, bị ốm giải ngũ về theo học toán đại cương và khoa học cơ bản trong kháng chiến ở Liên khu 4. Bị chết do sốt rét ác tính năm 1954.
 
đời 24.2.
Lê Khánh Đệ 1933, kỹ sư thủy lợi, công tác ở Bộ thủy lợi. Sau giải phóng miền Nam vào làm ở sở thủy lợi Thừa Thiên, đã nghỉ hưu. Được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I. Vợ là Lê Thị Bê 1950, tốt nghiệp Đại học sư phạm giáo viên Anh văn ở Huế. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Thành cữ nhân vật lý công tác ở Huế,
2-     Lê Thị Kim Khánh đang học phổ thông.
Đời 23.6.
Lê Thị Chi 1904-1987, thường gọi là bà ấm Tuân. Chồng là Nguyễn Khánh Tuân, người Xạ Lang (Sơn Tân). Sau năm 1954 cả nhà xuống Vinh làm ăn. Có 5 con:
1-     Nguyễn Khánh Phùng 1921-1987, giáo viên,
2-     Nguyễn Khánh Hà hiệu trưởng cấp 2 ở Vinh đã nghỉ hưu,
3-     Nguyễn Khánh Bồng Thiếu tá công an ở Hải Phòng,
4-     Nguyễn Thị Qùy tức Liên lấy chồng cán bộ miền Nam tập kết đã nghỉ hưu ở TP Hồ Chí Minh,
5-     Nguyễn Thị Hà Thanh giáo viên cấp 3, chồng là Nguyễn Văn Tư Hiệu trưởng trường cấp 3 ở Nam Trung bộ.
Đời 23.7.
Lê Khánh Thụ 1908-1968, mất ngày 23 tháng1. Ông đậu thành chung ở trường Thăng Long Hà Nội, làm giáo viên cấp 1 nên thường gọi là ông giáo Thụ. Vợ là Bùi Thị Liên (con ông Bùi Đạt) ở xóm Sắn, Sơn Lễ là cháu ngoại ông Lê Khánh Giản. Có 7 con (đời 24):
1-     Lê Thị Hồng Vân,
2-     Lê Khánh Sành,
3-     Lê Khánh Cường,
4-     Lê Khánh Trường liệt sĩ chống Mỹ
5-     Lê Thị Sơn,
6-     Lê Thị Hồng Hoa,
7-     Lê Thị Hường.
Đời 24.1.
Lê Thị Hồng Vân 1942, là nhân viên văn thư ở trường cấp 3 Minh Khai, Đức Thọ, Hà Tĩnh, đã nghỉ hưu ở đó.
Đời 24.2.
Lê Khánh Sành, tham gia thanh niên xung phong trong chống Mỹ, chuyển ngành làm cán bộ thương nghiệp Hương sơn, nghỉ hưu 1999, mất năm 2000. Vợ là Đặng Thị Vân quê Sơn Hòa. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Dũng 1970,
2-     Lê Khánh Tiến 1974,
3-     Lê Thị Yên 1976.
Đời 25.1.          Lê Khánh Dũng, làm công nhân xây dựng ở Vũng Tàu, đã lấy vợ quê Vũng Tàu.
Đời 25.2.          Lê Khánh Tiến ở với mẹ tại Nầm, Hương Sơn, làm nghề lái xe ôm.
Đời 25.3.          Lê Thị Yên, học xong THPT vào học tiếp ngành sư phạm ở Vũng Tàu.
Đời 24.3.
Lê Khánh Cường 1946, bộ đội chống Mỹ, chuyển ngành làm Lâm nghiệp đã nghỉ hưu ở quê. Vợ là Lê Thị Huệ quê Sơn Hòa giáo viên cấp 2. Ông Cường là người chịu khó cần cù, biết chuyển hướng sản xuất chăn nuôi kịp thời nên đạt hiệu quả, đảm bảo đời sống gia đình trong điều kiện nông thôn nói chung còn khó khăn. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Đức 1978, tốt nghiệp THPT ở nhà sản xuất.
2-     Lê Thị Hoài Thanh 1980 đang đi học,
3-     Lê Thị Thúy Hằng 1983, đang đi học,
4-     Lê Khánh Hòa 1986 đang đi học.
5-     Lê Khánh Hiệp
Đời 24.4.
Lê Khánh Trường 1948-1969, bộ đội chống Mỹ chiến đấu dũng cảm ở miền Nam và đã anh dũng hy sinh, là liệt sĩ.
Đời 24.5.          Lê Thị sơn 1950, công nhân nhà máy gạch ở Bãi Vọt, Hà Tĩnh.
Đời 24.6.
Lê Thị Hồng Hoa, giáo viên trường trung cấp lâm nghiệp ở Gia Lai, đang học chuyên tu đại học ngành lâm nghiệp. Chồng là Nguyễn Hạnh cán bộ trung cấp Địa chất ở Gia Lai. có 2 con:
1-     Nguyễn Ngọc,                     2. Nguyễn Hải.
Đời 24.7.
Lê Thị Hường 1958, chồng tên là Tiến Thượng úy Hải quân ở Vũng Tàu. Đã có 2 con.
Đời 23.8.
Lê Thị Phương (tức bà Hàn Tấn) 1911-1990, tư chất thông minh sắc sảo, ham mê đọc sách báo và thơ ca, sống chân tình cởi mở với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ Cách mạng. Bà rất mực yêu thương con cháu, dạy bảo đến nơi đến chốn. Gần cuối đời bà đã tự nghiên cứu nghề thuốc và trở thành thầy thuốc Đông y ở địa phương. Bà mất ngày 24 tháng 8 (Canh Ngọ). Chồng là Nguyễn Quang Tấn ở xóm Sắn, Sơn Lễ, trước cách mạng là giáo viên, tham gia cách mạng từ 1945, đảng viên, Tỉnh ủy viên tỉnh Thanh Hóa, Bí thư huyện ủy Nông Cống, trưởng ty thủy lợi Nghệ An. Từ năm 1955 cả gia đình định cư ở xã Hưng Đông, Hưng Nguyên, Nghệ An. Có 6 con:
1-     Nguyễn Quang Thân 1936, nhà báo nhà văn nghỉ hưu ở phường Kim Giang quận Thanh Xuân, Hà Nội,
2-     Nguyễn Thị Mai Hoa 1938, thuở nhỏ gọi là Bé, về hưu ở TP Hồ Chí Minh,
3-     Nguyễn Quang Châu, thợ thủ công ở Vinh,
4-     Nguyễn Quốc Quân Thiếu tá, kỹ sư nghỉ hưu ở phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội,
5-     Nguyễn Thị Thanh Tùng 1948, bác sĩ y khoa, trung tá quân y nghỉ hưu tại Hà Nội,
6-     Nguyễn Thị Hoài Nhân 1951, tiến sĩ Nga văn giảng viên Đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội.
Đời 23.9.
Lê Thị Xuân Thường gọi là Xuôn (bà Đốc Trinh) là con bà Nhu vợ thứ 2 của ông Lê Khánh áng. Chồng là ông Tống Trần Trinh quê Sơn Hòa trước cách mạng là nhà giáo, sau làm hiệu trưởng cấp 2 Hương Sơn. Có 8 con:
1-     Tống thị Khánh giáo viên nghỉ hưu mất sức năm 1999, chồng là thầy giáo Lê Đức Hóa quê Sơn Thịnh.
2-     Tống Thị Thuận giáo viên nghỉ hưu ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
3-     Tống Song Hương giáo viên nghỉ hưu ở Quảng Bình.
4-     Tống Thị Phú Sơn kỹ sư viện thiết kế công nghiệp chế biến thực phẩm Hà Nội, chồng là Đinh Phạm Thái giáo sư tiến sĩ con ông Hàn Huề quê Sơn Hòa, công tác ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
5-     Tống Thị Trị lấy chồng ở Huế, cán bộ tài vụ sở giao thông công chính Thừa Thiên Huế.
6-     Tống Trần Hội là thương binh chống Mỹ hạng nặng nay ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, đã được tặng nhà tình nghĩa.
7-     Tống Trần Công kỹ sư xây dựng ở thị xã Hà Tĩnh.
8-     Tống Trần Triệt kỹ sư cơ khí nông nghiệp ở nông trường Sơn Tây, Hương Sơn . Mất năm 1999 tại thị xã Hà Tĩnh do bị bệnh.
Đời 22.2.
Lê Thị Hai, chồng là Nguyễn Văn Chúc quê ở Liễu Nha, Thanh Lâm, Thanh Chương, Nghệ An, sắc cữu phẩm nên thường gọi là bà cữu Chúc, gia đình giàu có. Có các con:
1-     Ông Bang Chúc,
2-     Ông Cữu Lương,
3-     Ông Tường,
4-     Ông Thuận,
5-     Bà Tổng San,
6-     Bà Tổng Tập,
7-     Bà Hàn Thái, chồng là Nguyễn Duy TháI, giáo viên
8-     Bà Huyện Hội, chồng là cử nhân Đinh Xuân Hội.
 
đời 22.3.
Lê Khánh ích (cửu phẩm bá hộ nên thường gọi cố Bá ích) làm nông nghiệp, thích đánh cá, săn bắn. Có 3 vợ:
-          Bà cả người họ Nguyễn quê Hàm Lại, Sơn Lễ, sinh đươc 10 con (đời 23):
1-     Lê Thị Bình (bà Bá Đồng) Sơn Lễ,
2-     Lê Thị Bằng (bà Tú Thực) Sơn An,
3-     Lê Thị Tằng (bà Tú Tiêu) Sơn Mỹ,
4-     Lê Thị Em (bà Tú Phan),
5-     Lê Khánh Khai,
6-     Lê Khánh Thức,
7-     Lê Khánh Bính,
8-     Lê Thị Em Nậy (bà Giánh),
9-     Lê Thị Hồng (bà Phán Thi),
10-  Lê Thị Miều (bà Trợ Khâm),
-          Bà hai là bà Nhì sinh được 4 con (đời 23):
11-  Lê Khánh Vu,
12-  Lê Khánh Nguyên,
13-  Lê Khánh Hoàn,
14-  Lê Khánh Côn,
-          Bà ba người họ Hồ ở Sơn Bằng chị ruột Hồ Hảo không có con.
Phần mộ của ông và ba bà đã xây và gắn bia đặt ở rú Trơ.
đời 23.1.
Lê Thị Bình lấy chồng là Nguyễn Văn Đồng (thường gọi Bá Đồng con ông Tú sĩ Bảng) ở xóm Sắn, Sơn Lễ. Có các con:
1-     Nguyễn Đệ,                         2. Nguyễn Lê,
3. Nguyễn Văn Căn,       4. Nguyễn Dương,
5. Nguyễn Cơ,               6. Nguyễn Quí,
7. Nguyễn Thị Xuân,      8. Nguyễn Thị Cúc.
đời 23.2.
Lê Thị Bằng, chồng là Tú tài Trần Thực ở Xuân Cường, Sơn An, có các con:
1-     Trần Đức Viêm (con rể ông Lê Khánh Du),
2-     Trần Thế Hoành (có vợ người Sơn Châu- mất ở Yên Bái),
3-     Trần Thị Nghệ,
4-     Trần Thị Nguyệt,
5-     Trần Thị Nhiên (cư trú tại Hà Nội).
đời 23.3.
Lê Thị Tằng, chồng là tú tài Lương Tiêu quê Sơn Mỹ, có các con:
1-     Lương Diêu,                       2. Lương Soạn,
3. Lương Hiểu,
4. và người con gái là bà Tạo ở xóm Sắn, Sơn Lễ, lấy ông Nguyễn Mai quê Sơn Tiến nay cư trú tại Hà Nội.
đời 23.4.
Lê Thị Em, chồng là Nguyễn Khắc Tiềm ở Sơn Hòa, thường gọi bà Hàn Phan, có các con:
1-     Nguyễn Khắc Khanh,                       2. Nguyễn Khắc Cầm,
3. Nguyễn Thị Mỳ,                     4. Nguyễn Thị Dỵ.
đời 23.5.
Lê Khánh Khai, học đến năm thứ 2 quốc học Vinh, chết khi 21 tuổi. Vợ là Phan Thị Mười (con cụ Bạt họ Phan ở chợ Choi) có 2 con (đời 24):
1-     Lê Thị Huệ,
2-     Lê Khánh Dư.
đời 24.1.
Lê Thị Huệ, chồng là Lê Trọng Cự ở Sơn Hòa cán bộ ủy ban kế hoạch tỉnh Hà Tĩnh, đã nghỉ hưu, cư trú tại thị xã Hà Tĩnh. Có các con:
1-     Lê Châu, kỹ sư lâm nghiệp,
2-     Lê Huân, bác sĩ quân y,
3-     Lê Thị Hoa dược sĩ trung cấp, chồng là Lê Khánh Quốc (con ông Lê Khánh Thiềm).
4-     Lê Thị Tú, giáo viên THPT,
5-     Lê Khôi, kỹ sư dầu khí làm ở Vũng Tàu,
6-     Lê Thị Thảo,
7-     Lê thị Xuân.
đời 24.2.
Lê Khánh Dư, cán bộ sở thương nghiệp Quảng Ninh đã mất sau khi nghỉ hưu, phần mộ đặt tại Quảng Ninh. Vợ là Thị Nga quê Sơn Thịnh. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Thị Thanh,
2-     Lê Khánh Tiến,
3-     Lê Thị Thư.
đời 25.1.           Lê Thị Thanh, cán bộ ngành du lịch Quảng Ninh.
đời 25.2.
Lê Khánh Tiến, kỹ sư kinh tế, công tác ở phòng tài chính sở giao thông Quảng Ninh. Vợ đầu có 1 con (đời 26) rồi li dị:
1-     Lê Khánh Trung, đang đi học.
Lấy vợ thứ 2 đã có 2 con (đời 26):
2-     Lê Thị Quỳnh Anh 1994,
3-     Lê Khánh Cường 1998.
đời 25.3.
Lê Thị Thư, kỹ sư xây dựng, công tác tại công ty xây dựng TP Hải Phòng, đã có chồng và 2 con.
đời 23.6.
Lê Khánh Thức, trước ở Sơn An, chết sau cải cách ruộng đất. Sau vợ con di cư lên Hương Khê, Hà Tĩnh. Vợ người họ Phạm quê Sơn Mỹ. Có các con (đời 24):
1-     Lê Khánh Trân,                                2. Lê Khánh Hiến,
3. Lê Khánh Đổng, liệt sĩ chống mỹ.
4. Lê Thị Miễn nay gọi là Lê Thị Hồng.
đời 24.1.
Lê Khánh Trân, tốt nghiệp đại học mỏ địa chất đã nghỉ hưu ở cùng gia đình tại 557 Sung Yên, Chí Linh, Hải Dương. Vợ là Nguyễn Thị Ngôn quê xã Phúc Trạch, Hương Khê, giáo viên nghỉ hưu. Có các con (đời 25):
1-     Lê Thị Nhung,
2-     Lê Khánh Sơn.
đời 25.1.
Lê Thị Nhung, thạc sĩ về tự động hóa, tốt nghiệp ở đại học giao thông. Đã lấy chồng quê Hoàng Hóa Thanh Hoá và đã có 1 con. Cư trú ở Hà Nội.
đời 25.2.                       Lê Khánh Sơn đang học THPT.
đời 24.2.
Lê Khánh Hiến, công tác ở lâm trường Chúc A Hương Khê. Đã lấy vợ và có con.
đời 24.3.
Lê Khánh Đổng, liệt sĩ hy sinh thời chống Mỹ.
 
đời 24.4.
Lê Thị Miễu, giáo viên dạy học ở Hương Khê, chưa rõ chồng con.
 
đời 23.7.
Lê Khánh Bính 1912-1983, trước cách mạng học hết trung học ở Hà Nội, người khỏe mạnh ham thích thể dục, thể thao. Đã tốt nghiệp trường huấn luyện thể dục, có thời gian làm trưởng ga xe lửa.
Trong khởi nghĩa tháng 8/1945 ông chỉ huy tự vệ tham gia cướp chính quyền ở địa phương. Sau cách mạng chuyển sang dạy học. Ra Hà Nội làm cán bộ ngoại thương một thời gian rồi lại quay sang dạy học cho đến khi bị bệnh xuất huyết não và mất tại Hà Nội ngày   tháng   . Phần mộ đặt ở nghĩa trang Hà Đông. Ông đã được thưởng huân chương chống Pháp hạng ba. Vợ là Nguyễn Thị Kim Anh 1923-1989, quê Sơn Trà, Hương Sơn, mất ngày 11 tháng 12 Mậu Thìn, phần mộ đặt ở nghĩa trang Hà Đông. Bà có tham gia hoạt động phụ nữ ở địa phương, sau ra Hà Nội làm cán bộ cung tiêu ở xí nghiệp Dệt len mùa Đông Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu. Ông bà sinh được 4 con (đời 24):
1-     Lê Thị Ngọc Thảo,
2-     Lê Thị Mỹ Diệu,
3-     Lê Khánh Minh,
4-     Lê Mỹ Hồng Loan.
đời 24.1.
Lê Thị Ngọc Thảo, tốt nghiệp đại học y Hà Nội, nay là bác sĩ chuyên khoa 2, công tác tại khoa Lão khoa bệnh viện Bạch Mai. Chồng là Lương Đình Phi, quê Sơn Mỹ, Hương Sơn, kỹ sư thủy văn công tác tại Công ty khảo sát thiết kế điện I. Có 2 con:
1-     Lương Thị Thu Hiền 1977, cử nhân, làm ở Công ty khảo sat thiết kế đIện I
2-     Lương Đình Hiệu 1983, ĐH Bách khoa
đời 24.2.
Lê Thị Mỹ Diệu, tốt nghiệp đại học tại Liên Xô (cũ) ngành sinh vật, trước công tác tại Viện sốt rét ký sinh trùng Hà Nội, nay chuyển sang công tác ở Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Chồng là Đỗ Lê Thăng, giáo viên trường đại học quốc gia Hà Nội, quê ở Văn Giang, Hưng Yên. có 2 con:
1-     Đỗ Lê Phong 1979,
2-     Đỗ Thị Hồng Uyên.
Đời 24.3.
Lê Khánh Minh, tốt nghiệp y sĩ đa khoa, sau học thêm và trở thành kỹ sư hóa, công tác tại ủy ban môi trường sở y tế Hà Nội. Vợ đầu là Hồ Mai Hoa (con Thiếu tướng Hồ Đệ) quê Nam Đàn Nghệ An, sinh được 1 con (đời 25) rồi tự nguyện bỏ nhau:
1-     Lê Khánh Hưng 1986.
Sau đó lấy vợ khác là Bùi Minh Hải, quê Thanh Miện, Hải Dương, có thêm hai con:
1. Lê Mỹ Khánh Huyền 1994,                  2. Lê Mỹ Khánh Vy 1997.
đời 24.4.
Lê Mỹ Hồng Loan, cán bộ trung cấp trước công tác ở Tổng cục du lịch, sau theo chồng sang làm ăn ở Ba Lan. Chồng là Nguyễn Văn Hảo trước là bác sĩ công tác tại phòng khám bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, nay đang ở Ba Lan cùng các con:
1. Nguyễn Hồng Linh 1983                     2. Nguyễn Văn Hoàng
Đời 23.8.
Lê Thị Em (Nậy), chồng tên là Dánh nên thường gọi bà Dánh, mất sớm. Sinh được 2 con:
1-     Con gái tên là Tuyết,
2-     Con trai tên là Quảng, kỹ sư nông nghiệp.
đời 23.9.
Lê Thị Khánh Hồng, chồng là Hà Huy Thi quê Sơn Thịnh, di cư vào Sài Gòn từ 1954, thường gọi là bà Phán Thi, làm ăn giàu có. Các con ra nước ngoài nên chưa rõ
đời 23.10.
Lê Thị Miều, chồng là Lê Khâm, giáo viên, quê Sơn Thịnh. Có các con:
1-     Lê Đức Định,                       2. Lê Thị Tùng,
3. Lê Đức Việt,              4. Lê Thị Mai.
đời 23.11.
Lê Khánh Vu (con bà vợ hai) 1901-1954, làm ruộng ở quê, mất ngày 26 tháng 7. Vợ là Nguyễn Thị Tứ 1905-1975, làm ruộng, mất ngày 28 tháng 2. Phần mộ hai ông bà đã xây cất ở rú Trơ. Có 5 con (đời 24):
Lê Thị Sen 1925,                        2. Lê Khánh Mai 1933,   3. Lê Khánh Đậu 1937,
4. Lê Khánh Lương 1940,                 5. Lê Thị Liên 1944.
 
đời 24.1.
Lê Thị Sen 1925, làm ruộng ở quê. Chồng là Nguyễn Tri Thức (con ông Hương Thuận) quê Sơn An, không có con.
đời 24.2.
Lê Khánh Mai 1933, bộ đội chống Pháp, sau chuyển ngành sang Công ty xây dựng cơ bản lâm nghiệp, cư trú tại Quì Hợp, Nghệ An. Vợ là Trần Thị Châu 1930, (con ông bà Trần Tài, là cháu ngoại ông Lê Khánh Nhu) cùng quê. Có 4 con (đời 25):
1-     Lê Thị Tuyết,
2-     Lê Khánh Phương 1963,
3-     Lê Khánh Đông 1970,                      4. Lê Khánh Đoài 1973.
đời 25.1.
Lê Thị Tuyết, công nhân nhà máy dệt Vinh. Chồng là Trần Văn Tiến, công an, quê Sơn Ninh, Hương Sơn. Có các con:
1. Trần Thị Lý, học sinh,            2. Trần Thị Thảo, học sinh,         3. Trần Thị Tâm
đời 25.2.
Lê Khánh Phương 1963, công nhân xây dựng ở Quì Hợp. Vợ là Nguyễn Thị Dân. Đã có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Hướng,
2-     Lê Khánh Thành.
đời 25.3.          
            Lê Khánh Đông sinh năm 1970., vào bộ đội rồi lập nghiệp ở Lâm Đồng
đời 25.4.          
            Lê Khánh Đoài sinh năm 1973, hiện ở Lâm Đồng
 
đời 24.3.
Lê Khánh Đậu 1937, làm ruộng ở quê, đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Vợ là Lê Thị Nga (con ông Lê Đình Sâm) cùng quê. Có 6 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Đường 1960,        2. Lê Khánh Cát 1964,
3. Lê Khánh Cường 1966,          4. Lê Khánh Tường 1971,
5. Lê Khánh Chương 1975,        6. Lê Thị Ngân 1979.
đời 25.1.
Lê Khánh Đường 1960, công nhân xây dựng ở TP Vinh. Vợ là Nguyễn Thị Lương 1959 quê Thanh Lương, Thanh Chương. Đã có các con (đời 26):
1-     Lê Khánh Đạt 1989, học sinh.
2-     Lê Thị Khánh Toàn 1993, học sinh.
đời 25.2.
Lê Khánh Cát 1964, vào bộ đội năm 1984, sau về học trường công nhân kỹ thuật điện ở Vinh.
 
đời 25.3.
Lê Khánh Cường 1966, tốt nghiệp trường Hóa Chất Lâm Thao, Phú Thọ, công tác tại Phú Yên. Vợ là Phạm Thị Đức 1967, quê Đức Long, Đức Thọ làm văn thư ở trường THCS. Có 1 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Tuấn Vũ 1994, học sinh.
đời 25.4.
Lê Khánh Tường 1971, làm công nhân ở TP HCM. Vợ là Phạm Thị Hoàng Lan, công nhân may mặc ở TP HCM. Đã có 1 con (đời 26):
1- Lê Khánh Hoàng Lâm sinh tháng 12/2000.
đời 25.5.           Lê Khánh Chương 1975, tốt ngfhiệp đại học sư phạm Vinh, khoa sử.
đời 25.6.
Lê Thị Ngân 1979, tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh, nay dạy học ở trường tiểu học Sơn Ninh.
đời 24.4.
Lê Khánh Lương 1940, công tác ở Lâm trường Hương Sơn đã nghỉ hưu. Vợ là Hà Thị Tân quê Sơn Trung Hương Sơn. Hiện cư trú ở quê vợ. Đã có 6 con (đời 25):
Lê Thị Thu 1974,                        2. Lê Khánh Dũng 1977,             3. Lê Thị Yến 1979,
     4. Lê Thị Hường 1981,                      5. Lê Thị Hà 1984.
đời 25.1.
Lê Thị Xuân 1970, chồng là Trần văn Sơn. Có các con:
                               Trần Thị Hoa
đời 25.2.
Lê Thị Thu 1974, lấy chồng là Phạm Ngọc Toản, quê Thái Bình, hiện cư trú ở TP HCM, có 1 con gái:              Phạm Thị Tường Vi
đời 25.3.
Lê Khánh Dũng 1977, chưa có vợ, làm ở xưởng mộc mỹ nghệ Bình Dương.
đời 24.5.
Lê Thị Liên 1944, thanh niên xung phong chống Mỹ, nay là thương binh sinh sống ở quê. Có một con trai là:
Lê Khánh Minh bộ đội.
đời 23.12.
Lê Khánh Nguyên 1902-1946, làm ruộng ở quê, mất năm 44 tuổi, phần mộ đặt ở rú Trơ. Vợ là Nguyễn Thị Thân (con ông Lý Hét) 1906, quê Sơn An. Trong chống Pháp bà tham gia hoạt động phụ nữ ở địa phương, mất ngày 23 tháng 10, phần mộ đặt ở thị xã Hà Tĩnh. Có 4 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Cơ 1933, lúc nhỏ gọi là Ky,           2. Lê Khánh Thiện,
3. Lê Thị Gái,                 4. Lê Khánh Xanh.
đời 24.1.
Lê Khánh Cơ 1933, đi bộ đội từ 1950-1958, phục viên về làm ruộng ở quê. Vợ là Nguyễn Thị Sáu 1937, quê Thanh Giang, Thanh Chương. Có 7 con (đời 25):
Lê Thị Thanh Hương 1960,         2. Lê Thị Ngọc 1962,
Lê Khánh Sơn 1964,                  4. Lê Thị Hà 1966,
5. Lê Khánh Trà 1970,                      6. Lê Khánh Long 1972,
7. Lê Thị Hồng tức Hòa 1974.
đời 25.1.
Lê Thị Thanh Hương 1960, đi bộ đội 3 năm tại Lào, sau chuyển ngành làm công nhân ở Quảng Ninh. Chồng là Hoàng Thế Thành quê Ninh Bình. Có 2 con:
1-     Hoàng Hằng,
2-     Hoàng Tâm.
đời 25.2.
Lê Thị Ngọc 1962, chồng là Nguyễn Quang Miên quê Sơn Lễ, bộ đội phục viên, làm nông nghiệp. Đã có 3 con:
1-     Nguyễn Quang Khoa,
2-     Nguyễn Thị Mai,
3-     Nguyễn Quang Trung.
đời 25.3.
Lê Khánh Sơn 1964, đi bộ đội 3 năm ở Campuchia, phục viên về làm công nhân ở lâm trường Hương Sơn. Có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Lâm,
2-     Lê Khánh Pháp.
đời 25.4.
Lê Thị Hà, chồng là Nguyễn Văn Điền cùng quê. Đã có 2 con:
1-     Nguyễn Thị Thảo,
2-     Nguyễn Văn Hiền.
đời 25.5.
Lê Khánh Long, vợ là Nguyễn Thị Hồng cùng quê. Có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Vũ,                      2. Lê Khánh Sáng.
đời 25.6.
Lê Thị Hòa, chồng là Phạm Văn Sơn. Đã có 1 con:
1-     Phạm Văn Tú.
Đời 25.7.
Lê Khánh Trà, làm công nhân ở TP HCM.
đời 24.2.
Lê Khánh Thiện 1936, kỹ sư địa chất, công tác tại Quảng Ninh. Vợ là Nguyễn Thị Lệ quê Sơn Tiến, công nhân ở Quảng Ninh đã nghỉ hưu. Có 5 con (đời 25):
Lê Thị Vân,                    2. Lê Thị Minh,               3. Lê Thị Hường,
4. Lê Khánh Hùng, công nhân địa chất.
5. Lê Khánh Mạnh, đang học đại học xây dựng
đời 24.3.
Lê Thị Gái 1943, làm ruộng ở quê. Chồng là Phạm Văn Lộc quê Sơn An, lái xe ở lâm trường Chúc A. Đã có 5 con:
            1. Phạm Thị Sâm,                            2.Phạm Văn Dũng,
            3. Phạm Văn Sỹ,                             4. Phạm Thị Hải,                        5. Phạm Thị Vân.
đời 24.4.
Lê Khánh Xanh 1946, lái xe ở Công ty vật tư kỹ thuật Hà Tĩnh. Vợ là Phạm Thị Phúc quê Thanh Hóa, công tác tại trạm vật tư thị xã Hà Tĩnh. Đã có 5 con (đời 25):
1-     Lê Thị Yến, cao đẳng sư phạm, đã có chồng và 1 con.
2-     Lê Thị Oanh, kế toán bảo hiểm y tế Hà Tĩnh đã có chồng là công an và 1 con.
3-     Lê Thị Hạnh, Đại học pháp lý, công tác tại Hải Phòng.
4-     Lê Khánh Toàn, Đang học đại học pháp lý Hà Nội.
5-     Lê Khánh Thắng, đang học lớp 12 ở thị xã Hà Tĩnh.
 
Đời 23.13.
Lê Khánh Hoàn, làm việc ở đồn điền cao su Nam Bộ, mất trong thời kỳ khởi nghĩa tháng 8/1945. Vợ quê Sơn Hà, Hương Sơn. Có 1 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Sài, sau đổi Lê Khánh Thành.
đời 24.1.
Lê Khánh Thành, cán bộ thanh tra giao thông đường sắt, được thưởng huy chương chống Mỹ hạng nhất. Vợ là Bạch Thị Quế, quê Thanh Liêm tỉnh Hà Nam. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Thị Khánh Vân,
2-     Lê Thị Vui,   3. Lê Thị My.
đời 25.1.
Lê Thị Khánh Vân, kỹ sư kinh tế, công tác ở Viện công nghệ quốc gia (thuộc bộ Khoa học công nghệ và môi trường). Chồng là Vũ Văn Thảo quê Thái Bình. Đã có 1 con:
                                                Vũ Trung Hiếu.
đời 25.2.
Lê Thị Vui, tốt nghiệp cao đẳng tin học Bách khoa, tốt nghiệp đại học ngoại ngữ. Công tác tại Công ty xây dựng 120 thuộc Tổng công ty xây dựng hạ tầng, Bộ xây dựng.
 
đời 25.3.
Lê Thị My, đang học đại học khoa học xã hội và nhân văn.
đời 23.14.
Lê Khánh Côn, thời Pháp thuộc vào làm ăn ở Sài Gòn, đã mất năm 1987 tại TP HCM. Có các con (đời 24):
1-     Lê Thị Xuân,                        2. Lê Thị Lan,
3. Lê Khánh Long, di cư sang Mỹ,          4. Lê Khánh Phung?
5. Lê Thị Hoa,                6. Lê Thị Hằng,              7.Lê Thị Cúc.
Sự trưởng thành và thành đạt của con cháu ông Lê Khánh Côn chưa rõ.
 
Đời 22.4.
Lê Khánh Lam 1875-1954, còn có tên Lê Quý Bác. Dưới triều nhà Nguyễn đã làm đến chức Tham tri bộ Lễ ở Huế. Ông lại giỏi nghề đông y, thích làm vườn trồng cây, nuôi ong mật. Ông về hưu sau khi Nhật đảo chính Pháp. Sau cách mạng tháng Tám cả gia đình sơ tán về Sơn An, Hương Sơn. Ông có tham gia hội phụ lão cứu quốc và mất ngày 3 tháng 9 (1954). Sau cách mạng chủ yếu làm thuốc và chữa bệnh.
Vợ là bà Lê Thị Đỉnh 1880-1955, con cụ Huấn Đỉnh (Huấn đạo) quê Yên Đồng nay là xã Sơn Bình. Trước bà sinh sống với gia đình ở Huế, năm 1946 về sống ở Sơn An làm vườn và nội trợ, tham gia công tác ở Hội mẹ chiến sĩ địa phương. Bà là một phụ nữ điềm đạm, thông minh, đảm đang việc nhà, chăm lo dạy bảo con cái. Bà mất ngày 22 tháng 2 (1955).
Phần mộ hai ông bà đặt ở rú Tháp, Sơn An.
Ông bà có 10 con (đời 23):
1-     Lê Khánh Đồng       2. Lê Khánh Liệu
3. Lê Khánh Lý (mất lúc còn nhỏ)
4. Lê Thị Cúc                 5. Lê Khánh Biền
6. Lê Khánh Cân (mất sớm)        7. Lê Khánh Cư (mất sớm)
8. Lê Khánh Bằng                                  9. Lê Thị Hòa                
10. Lê Khánh Trai.
Đời 23.1.
Lê Khánh Đồng 1904-1976, tốt nghiệp cao đẳng y khoa, là thầy thuốc tham gia kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đã được công nhận là bác sĩ y khoa công tác tại bệnh viện Đông y Hà Nội. Ông đã viết "Thơ buông" mở đầu phong trào thơ mới, sau này còn viết cuốn sách " Châm cứu giản đơn".
Đã được nhà nước tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng nhì.
Ông có 2 vợ:
-          Bà cả là Trần Thị Xuyên quê ở Nghi Lộc ( Nghệ An), sinh được 1 con trai (đời 24) rồi chết:
1-     Lê Khánh Căn.
-          Bà hai là Nguyễn Thị Vang con cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (chị ruột ông Nguyễn Khắc Viện) ở Sơn Hòa, có thời gian bà công tác ở viện Đông y. Bà sinh được 3 con (đời 24):
2-     Lê Khánh Chi,
3-     Lê Khánh Soa,
4-     Lê Khánh Thạnh (tức Thành).
đời 24.1.
Lê Khánh Căn 1927, học sinh trường Quốc học Huế, tham gia Việt Minh từ thời tiền khởi nghĩa, Đảng viên, làm công tác tuyên huấn và là biên tập viên báo Nhân dân.
Đã được thưởng huân chương kháng chiến hạng chống Pháp ba, huân chương chống Mỹ hạng nhất.
            Vợ là Trương Thị Tân Nhân 1932, quê Quảng Trị, làm công tác văn nghệ, đã được tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú và huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Châu,
2-     Lê Thị Khánh Như.
Đời 25.1.
Lê Khánh Châu 1955, học rất giỏi, là Tiến sĩ toán học ở Liên Xô cũ, công tác tại Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. Hiện nay đang công tác giảng dạy toán cơ bậc đại học ở Cộng hòa Liên bang Đức. Là người có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đã được đưa vào tập danh nhân khoa học thế giới của Mỹ. Vợ là Nguyễn Thị Thanh Hoa 1956 (con nhà thơ Tố Hữu), là phó tiến sĩ tốt nghiệp ở Liên Xô cũ. Đã có 1 con (đời 26):
1-     Lê Thị Thanh Ly sinh 24-6-1982.
Đời 25.2.
Lê Thị Khánh Như 1957, tốt nghiệp khoa tâm lý giáo dục trường đại học sư phạm Hà Nội, công tác ở đài phát thanh trung ương. Chồng là Nguyễn Ngọc Đan 1955, quê Thạch Thất, Hà Tây, kỹ sư xây dựng. Đã có 1 con:
1-     Nguyễn Lê Đăng Thi 1982.
 
Đời 24.2.
Lê Khánh Chi 1934, tốt nghiệp đại học văn ở Hà Nội, công tác ở Thông tấn xã Việt Nam (tại TP HCM).
Đã được thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai.
Vợ là Trần Thị Liễu Mai quê Hải Phòng, tốt nghiệp đại học sư phạm ngoại ngữ, công tác tại thông tấn xã Việt Nam. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng ba. Có 1 con (đời 25):
1-     Lê Mai Duy 1967, tốt nghiệp kỹ sư kinh tế, công tác tại công ty tư vấn thiết kế giao thông phía Nam.
Đời 24.3.
Lê Khánh Soa 1936, tốt nghiệp đại học tổng hợp, cán bộ giảng dạy trường đại học tổng hợp, chuyên nghiên cứu và sưu tầm về Hồ Chủ tịch. Đã xuất bản một số sách trong đó có: Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh (nhà xuất bản thanh niên đã tái bản lần 2 năm 1998). Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Ông đã qua đời ở Hà Nội. Vợ là Dương Thị Diễm 1942, chuyên viên kinh tế, công tác tại ngân hàng nhà nước Việt Nam. Có 3 con (đời 25):
Lê Bích Thủy,                2. Lê Thu Hương,                      3. Lê Khánh Việt.
Đời 25.1.
Lê Bích Thủy 1968, cử nhân kinh tế, công tác ngân hàng á Châu TP HCM. Chồng là Nguyễn Quốc Cường, cử nhân kinh tế. Đã có 2 con:
1-     Nguyễn Phương Linh 1997,
2-     Nguyễn Quốc Thịnh 1999.
Đời 25.2.
Lê Thu Hương 1971, cử nhân kinh tế. Chồng là Lê Tiến Hải 1970, tốt nghiệp đại học giao thông. Có 2 con:
1-     Lê Gia Tôn 1996,
2-     Lê Gia Linh 2000.
Đời 25.3.
Lê Khánh Việt 1983, đang học lớp 12.
 
Đời 24.4.
Lê Khánh Thạnh (tức Thành) 1943, kỹ sư điện tử, công tác tại bộ công nghiệp, có thời gian phục vụ trong quân đội quân hàm đại úy và đi làm ở Tiệp Khắc cũ. Vợ là Nghiêm Thị Dung 1948, dược sĩ công tác ở viện y học dân tộc. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Anh Tuấn 1973,
2-     Lê Khánh Linh 1980.
Đời 25.1.
Lê Anh Tuấn 1973, bác sĩ đông y. Vợ là Trần Thị Nhật Lệ 1977, cử nhân luật.
 
Đời 25.2.
Lê Khánh Linh 1980, sinh viên đại học bách khoa ngành vật lý.
Đời 23.2.
Lê Khánh Liệu 1907-1955, Trước cách mạng ông làm nghề dạy học, Ông là người có nhân đức, thương người nghèo khổ. Có những học trò của ông nay là viện trưởng vẫn nhớ đến đạo đức của ông. Ông đã cho gia đình học trò nghèo tiền để bán hàng vặt trong trường v.v. Sau cách mạng ông về quê tham gia mặt trận Liên Việt và làm thuốc cứu người. Vợ là Trần Thị Cam 1911-1976. Bà là một phụ nữ đảm đang công việc nội trợ gia đình, là con dâu hiếu thảo được gia đình và họ hàng qúi mến. Ông bà có 4 con (đời 24):
1-     Lê Thị Hoài Xuân 1931,
2-     Lê Khánh Kiểm 1933,
3-     Lê Thị Liên Hương 1936,
4-     Lê Thị Cẩm Vân 1939.
Đời 24.1.
Lê Thị Hoài Xuân 1931, giáo viên tiểu học, hiệu phó trường tiểu học Hà Bình, Bỉm Sơn, Thanh Hóa đã nghỉ hưu. Đã được thưởng huân chương kháng chiến hạng nhất và huy chương vì sự nghiệp giáo dục. Chồng là Nguyễn Quang Quýnh (con ông Tú Duật ở Sơn Lễ), trung tá bộ đội giải phóng, hy sinh tại TP HCM tháng 5/1975. Có 3 con:
1-     Nguyễn Thị Trang 1955, trung cấp thương nghiệp,
2-     Nguyễn Thu Hà 1957, tốt nghiệp đại học sư phạm, giáo viên trường THPT Hà Bình, Bỉm Sơn.
3-     Nguyễn Quang Hải 1960, tốt nghiệp đại học sư phạm Vinh, giáo viên trường THPT ở Bỉm Sơn.
Đời 24.2.
Lê Khánh Kiểm 1933, tốt nghiệp đại học văn, giáo viên THPT ở Thái nguyên. Đã được thưởng Huân chương chống Mỹ hạng nhất và huy chương vì sự nghiệp giáo dục. Vợ là Đặng Thị Hồng Xuân 1938, hiệu phó trường tiểu học Phấn Mễ, Thái Nguyên. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng nhì. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Hoài Hà 1959,
2-     Lê Hồng Hà 1961,
3-     Lê Hằng Hà 1965.
đời 25.1.
Lê Hoài Hà 1959, tốt nghiệp đại học sư phạm Việt Bắc, giáo viên THPT. Chồng là Nguyễn Văn Chiến quê Thái Nguyên, công nhân. Có 2 con:
1-     Nguyễn Thị Lan,      2. Nguyễn Thị Huê.
 
đời 25.2.
Lê Hồng Hà 1961, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Chồng là Nguyễn Văn Ngàn. Có 2 con:
1-     Nguyễn Văn Hường,
2-     Nguyễn Văn Dũng.
Đời 25.3.
Lê Hằng Hà 1965, tốt nghiệp sư phạm mẫu giáo. Chồng là Phạm Văn Công, công nhân. Có 1 con:
1-     Phạm Thị Nhung.
đời 24.3.
Lê Thị Liên Hương 1936, cán bộ ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm đã nghỉ hưu. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Chồng là Đỗ Văn Thuần 1934, kỹ sư kinh tế giao thông đã nghỉ hưu, quê huyện Vũ Thư,Thái Bình, được thưởng huân chương chống Mỹ hạng nhất.
Có 1 con trai:
1-     Đỗ Ngọc Điệp 1966, tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân, công tác ở quân khu 2, quân hàm thiếu tá đang dạy ở đại học thương mại Hà Nội. Đã có vợ và 2 con:                                                                                                                Đỗ Lê Giang 1994 và Đỗ Lê Vũ 1999.
đời 24.4.
Lê Thị Cẩm Vân 1939, làm nghề thợ may. Chồng là Lê Đình Cự 1932, quê Hà Tĩnh, tốt nghiệp đại học sư phạm Vinh. Đã có 4 con:
1-     Lê Hoàng Lê 1961, tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ.
2-     Lê Hoàng Long làm thợ may,
3-     Lê Thu Hiền 1971, cữ nhân làm ở bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh,
4-     Lê Hoàng Linh 1975, kỹ sư kinh tế.
đời 23.3.
Lê Thị Cúc 1910, cán bộ công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ đã nghỉ hưu. Chồng Nguyễn Nguyên quê Yên Thành, trước dạy học, tham gia hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945, Đảng viên, trưởng ban lãnh đạo trường đại học thương nghiệp trung ương đã nghỉ hưu, đã được thưởng Huân chương Độc lập hạng ba, huân chương kháng chiến hạng nhất. Có 2 con:
1-     Nguyễn Thị ấu Tô, KS ĐH Bách khoa
2-     Nguyễn Hồng Kỳ, bác sĩ y khoa.                                                     
đời 23.4. Lê Khánh Biền 1914-1945, Tú tài trường Bưởi, sau học trường luật, có năng khiếu về cơ điện, ngành muối. Vợ là Nguyễn Thị Lan (con ông Nguyễn Văn Chúc - cụ Hương Chúc) ở Sơn Lễ. Có 4 con (đời 24):
1-     Lê Khánh ái,                        2. Lê Thị ái Liên,
3. Lê Thị Nhung,                        4. Lê Khánh Cảnh.
đời 24.1.
Lê Khánh ái 1938, giáo viên phổ thông, cán bộ giáo dục quận Tân Bình, TP HCM. Được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Vợ là Trần Thị Thanh 1942, quê Việt Yên, Bắc giang, công tác tại công ty điện máy TP HCM. Gia đình cư trú tại 441/20 đường Nguyễn Đình Chiểu, TP HCM. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Thị Ngọc Huyền 1965,
2-     Lê Thị ánh Tuyết 1968,
3-     Lê Khánh Đạt 1972.
Đời 25.1.
Lê Thị Ngọc Huyền 1965, tốt nghiệp đại học sư phạm tiếng Nga, công tác tại công ty du lịch Sài Gòn. Chồng là Nguyễn Văn Tiến quê Hà Bắc cũ, trung úy hậu cần quân khu V. Đã có 2 con:
1-     Nguyễn Thị Ngọc Hà 1993,
2-     Nguyễn Văn Hải 1999.
đời 25.2.
Lê Thị ánh Tuyết 1968, tốt nghiệp đại học tiếng Nga, công tác tại công ty du lịch Sài Gòn. Chồng là Nguyễn Thanh Bình, quê Hà Nội, công tác tại phòng kỹ thuật cơ giới quân khu VII. Có 1 con:                 Nguyễn Văn Thành 1995.
đời 25.3.
Lê Khánh Đạt 1972, tốt nghiệp đại học kiến trúc, công tác tại ban xây dựng quân khu VII, chưa có vợ.
đời 24.2.
Lê Thị ái Liên, tức Khánh Liên 1940, giáo viên THCS trường Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Chồng là Nguyễn Hữu Tùng giáo viên trường bổ túc văn hóa số 7 quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng nhất, đã nghỉ hưu, cư trú tại 67 phố Trần Quốc Toản, Hà Nội. Có 2 con:
1- Lê Anh Phi 1968, tốt nghiệp đại học sư phạm ngoại ngữ (tiếng Anh), công tác tại ngân hàng Tokyo Hà Nội.
2. Lê Hải Sơn tức Đại 1972, tốt nghiệp đại học xây dựng, công tác tại ban thẩm định dự án đầu tư Từ Liêm Hà Nội.
đời 24.3.
Lê Khánh Nhung tức Cẩm Nhung 1945, công nhân công ty xi măng Bỉm Sơn đã nghỉ hưu. Chồng là Lê Tiến Lục 1943, công nhân công ty xi măng Bỉm Sơn. Đã có 3 con:
1-     Lê Thị Khánh Phương 1973,
2-     Lê Xuân Vũ 1975,
3-     Lê Thị Nguyệt Thu 1977.
Gia đình cư trú tại làng Cổ Đam, Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
đời 24.4
Lê Khánh Cảnh 1952, công tác tại nhà văn hóa thị xã Long Khánh, Đồng Nai. Vợ là Nguyễn Thị Phương Liên công tác tại nhà văn hóa thị trấn Xuân Lộc, Đồng Nai. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Thị Hương Giang 1980,
2-     Lê Thị Hồng Anh 1982,
3-     Lê Khánh Hùng 1998.
đời 23.5.
Lê Khánh Cận 1919-1953, sinh viên trường luật Hà Nội, tham gia Việt Minh từ tiền khởi nghĩa 1945. Trong kháng chiến chống Pháp công tác tại Bộ quốc phòng, phủ Chủ tịch, sau sang công tác tại khu học xá Việt Nam ở Nam Ninh, Trung Quốc và chết vì bệnh ở đó lúc chưa có vợ con.
đời 23.6.
Lê Khánh Cư 1925-1949, học sinh trường quốc học Huế, tham gia kháng chiến chống từ đầu cách mạng tháng Tám, sau khi mặt trận ở Huế bị vỡ đã tản cư ra khu 4. Do có năng khiếu cơ điện nên đã vào công tác tại công binh xưởng chiến khu Cầu Đất , Nghệ An. Bị sốt rét ác tính và chết tại Sơn An khi chưa có vợ con, được công nhận là liệt sĩ.
đời 23.7.
Lê Khánh Bằng 1928, học sinh trường quốc học Huế, tham gia Việt Minh từ thời tiền khởi nghĩa 1945, Đảng viên từ năm 1948, công tác tại trường đại học sư phạm Hà Nội. Là giáo sư, chủ nhiệm bộ môn giáo dục học. Từ năm 1983 đến 1986 được cử đi làm chuyên gia ở Angola. Ông là người thật thà, hồn nhiên và nhiệt tình trong công tác nghiên cứu, đã viết một số sách về khoa học giáo dục như: phương pháp dạy học đại học, phương pháp học ngoại ngữ, kinh tế tri thức, học và dạy trong thiền v.v. và nhiều bài chuyên đề nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học của Bộ giáo dục và đào tạo. Ông đã được nhà nước phong hàm giáo sư và thưởng huân chương chống Pháp hạng ba, huân chương chống Mỹ hạng nhất, huy chương vì sự nghiệp giáo dục, huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Vợ là Trần Thị Phương Nguyệt (con ông giám Dịnh) quê Sơn Lễ, giáo viên THCS ở Mai Dịch, Hà Nội đã nghỉ hưu, đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai, huy chương vì sự nghiệp giáo dục. Có 3 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Phương Hoa 1957,
2-     Lê Khánh Dũng,      3. Lê Trần Khánh Vân.
đời 24.1.
Lê Khánh Phương Hoa 1957, tốt nghiệp đại học, Thạc sĩ, giáo viên đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội. Chồng là Hoàng Long Duyên kỹ sư chế tạo máy, công tác tại xí nghiệp nhuộm Tô Châu Hà Nội. Đã có 2 con:
1-     Hoàng Anh Vũ 1986,
2-     Hoàng Thu Lê 1990.
            Bị bệnh hiểm nghèo, đã mất năm 2001
đời 24.2.
Lê Khánh Dũng 1959, tốt nghiệp cấp 3, làm nghề điện tử. Vợ là Trương Thị Thủy quê Nha Trang, cử nhân sư phạm mẫu giáo. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Trang 1993,
2-     Lê Khánh Minh 1997.
đời 24.3.
Lê Trần Khánh Vân 1963, giáo viên THCS ở Mai Dịch, Cỗu Giấy, Hà Nội. Chồng là Nguyễn Văn Tư tiến sĩ ngoại ngữ, công tác tại Viện kỹ thuật quân sự, quân hàm trung tá, phó chủ nhiệm khoa ngoại ngữ.
 
đời 23.8.
Lê Thị Hoà 1929, bác sĩ sản khoa bệnh viện Thái Bình đã nghỉ hưu, được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Chồng là Nguyễn Tấn Minh bác sĩ nội khoa, giáo sư trường đại học y Thái Bình đã nghỉ hưu, đã được thưởng huân chương chống Pháp hạng ba, huân chương chống Mỹ hạng nhất. Cả hai ông bà đã được cử đi làm chuyên gia ở Angierie một thời gian, hiện cư trú tại Vũng Tàu. Có 2 con:
1-     Nguyễn Tấn Hồng, thương binh, tốt nghiệp đại học giao thông Hà Nội,
2-     Nguyễn Tấn Khánh, kỹ sư cơ khí nông nghiệp tốt nghiệp đại học ở Bungarie.
đời 23.9.
Lê Khánh Trai 1930, tốt nghiệp đại học dược Hà Nội năm 1960, công tác tại viện nghiên cứu đông y Việt Nam. Đã được thưởng huy chương chống Pháp hạng hai, huân chương chống Mỹ hạng hai.
Ông đã viết được một số sách: ứng dụng xác suất thống kê trong nghiên cứu đông y (Viện đông y xuất bản 1971), ứng dụng xác suất thống kê trong y sinh học (nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1979), cấu trúc logic hệ kinh lạc (nhà xuất bản y học 1999) và một số bài viết về đông y trên các tạp chí. Đã được cữ đi làm chuyên gia ở Angierie 1983-1984. Đã được phong hàm phó giáo sư năm 1991, nay đã nghỉ hưu. Vợ là Nguyễn Thị Hiền 1935, quê Hà Nội, tốt nghiệp đại học dược khoa năm 1960, công tác tại viện nghiên cứu đông y (viện y học cổ truyền), đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai, nghỉ hưu năm 1992. Có 1 con (đời 24):
1-     Lê Hồng NhKỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng Lê Khánh Khang khi bị bắt tù đày do Thủ tướng tặng có ghi "Đã nêu cao tinh thần trung kiên bất khuất góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc".
 
 
Chi   lê khánh
(Thuộc dòng Lê Khánh Quýnh)
 
đời 20.4
Lê khánh Quýnh còn có tên Lê Khánh Tùng, tục gọi là Cố Bách, con thứ 4 của cụ Lê Nguyễn Lệ, là tổ chi Lê Khánh. Đương thời làm chánh Tổng, được sắc phong Bát phẩm bá hộ hàng tỉnh.
Ông có 2 bà vợ:
-          Bà vợ cả là Nguyễn Thị Đào sinh được 2 trai và 2 gái (đời 21):
1-     Lê Khánh Trạch,
2-     Lê Khánh Toại còn gọi Lê Khánh Đạo
3-     Gái thứ 3 (không rõ tên) chồng là tú tài Trần Xuân Khai người làng Tứ Mỵ (nay là xã Sơn Châu) không có con, thường gọi là bà tú Khai.
4-     Lê Thị Tứ chết sớm khi chưa có gia đình, mất ngày 27 tháng Giêng.
-          Bà vợ 2 là Hà Thị Giao thường gọi Cố Liễn đã có một đời chồng trước người họ Hà Học ở Bình hoà (nay là Sơn hoà) và đã có 1 con trai là Hà Học Liễn cũng theo mẹ về ở Kẻ E. Bà Giao sinh được 1 con trai (đời 21);
5-     Lê Khánh Chỉnh.
Ông Quýnh mất ngày 18 tháng 5;
Bà Đào mất ngày 29 tháng 5;
Bà Giao mất ngày 2 tháng 2.
Phần mộ của ba ông bà đã được cải cát đưa về rú Tháp, Sơn an.
Đời 21.1.
Lê Khánh Trạch, hiệu Văn Giao, tên tục là Thúy, đậu tú tài năm Canh Ngọ, được phong Hàn lâm viện đải chiếu, ông mất ngày15 tháng 6. Vợ người họ Võ quê Phúc Dương, sinh được 4 con trai và 5 con gái (đời 22):
1-     Lê Khánh Giản,
2-     Lê Khánh Tốn,
3-     Lê Khánh Táo,
4-     Lê Khánh Khoái,
5-     Bà con gái thứ 1 lấy chồng người Sơn hoà, gọi là cụ Đoan hay cụ Mậu,
6-     Bà thứ 2 lấy chồng về Sơn trung gọi là bà Bá Minh,
7-     Bà thứ 3 lấy chồng về Sơn hoà gọi là bà Tú Ngôn,
8-     Bà thứ 4 lấy chồng về Sơn mỹ gọi là bà Chắt Viên,
9-     Bà thứ 5 chưa rõ.
            Phần mộ của 2 ông bà trước táng ở rú Tháp nay đã cải táng đưa về rú Trơ và cùng mộ người em gái Lê Thị Tứ làm thành 3 ngôi liền nhau đã xây và gắn bia đá. Bà mất ngày 13 tháng 6.
Đời 22.1.
Lê Khánh Giản, tự Tử xuyên, đỗ tú tài khoa Tân Mão, được phong sắc tiến sĩ Tá lang hàn lâm viện đải chiếu, tục gọi ông Hàn Trùm. Là người có học thức, có nhân đức, luôn bênh vực người nghèo, hiền lành, phúc hậu. Nhờ hiểu biết rộng nên quan nha bản huyện đều kính nể, đã giúp dân làng giảm được phu phen. Nên sau khi ông mất nhân dân địa phương thường vẫn nhắc đến nhân đức của cố Hàn. Ông mất ngày24 tháng 5.
Vợ là Hà Thị Hai thuộc dòng họ Hà Học ở Sơn Hoà, bà mất ngày 3 tháng 8.
Phần mộ hai ông bà đã cải táng đưa về rú Trơ, được xây và gắn bia đá.
Ông bà có 5 con trai và 3 con gái (đời 23):
1-     Lê Khánh Nhu tức Lê Khánh Hoạt,
2-     Lê Khánh Cán,
3-     Bà Hương Đạt, chồng là ông Bùi Đạt ở xóm Sắn xã Sơn lễ,
4-     Lê Khánh Hạn,
5-     Bà Cu Nho tức là bà Cu Hoè, chồng người họ Nguyễn Khắc ở Sơn hoà,
6-     Lê Khánh Đàm,
7-     Bà Nho Diên, chồng là Nguyễn Khắc Diên ở Sơn hoà,
8-     Lê Khánh Triêm.
Đời 23.1.
 
Lê Khánh Nhu, tục gọi là ông đầu huyện Hoạt, tư chất thông minh, học rất giỏi có tiếng tăm, đi thi thử đậu đầu huyện (nên người đương thời gọi ông là ông đầu huyện). Ông có tham gia khoa thi của triều đình nhà Nguyễn nhưng không đậu. Ông có tính tình cương trực, thẳng thắn có cảm tình với các phong trào cách mạng, thường bênh vực dân nghèo, chống quan lại cường hào, làm thầy thuốc chữa bệnh cho dân.
Trong cải cách ruộng đất 1955 bị qui oan, ông đã kiên trì chống lại. Bị bắt giam ở Nghĩa Đàn ông đã kiên quyết nhịn ăn cho đến chết.
Ông mất ngày 7 tháng 5 tại Nghĩa Đàn. Phần mộ đã được cải cát đưa về rú Tháp, Sơn An. Bà giáo mất ngày 25 tháng 1 phần mộ đặt ở rú Tháp.
Vợ là Lê Thị Giáo (con cụ Hàn Mười gia đình truyền thống hiếu học và lao động tốt) quê ở Sơn Thịnh làm nghề tơ tằm dệt vải. Ông bà sinh được 6 trai và 2 gái (đời 24):
1-     Lê Khánh Du,
2-     Lê Thị Hai chồng là Trần Tài quê Sơn an,
3-     Lê Khánh Bái,
4-     Lê Khánh Yêm,
5-     Lê Khánh Ngụ,
6-     Lê Khánh Dinh,
7-     Lê Khánh Ty,
8-     Lê Thị Dỹ chồng là Nguyễn Văn Đạm (con ông Cửu Lương cháu bà Cửu Chúc) ở Liễu nha Thanh Lâm, Thanh chương Nghệ an.
Đời 24.1.
Lê Khánh Du 1900-1988, tham gia hoạt động cách mạng từ 1930 tại xưởng Ba son Sài Gòn, bị thực dân Pháp bắt và kết án tù chung thân, giam ở nhà lao Ban Mê Thuột. Có thời gian tham gia xứ ủy Nam kỳ sang hoạt động ở A-Tô pơ Lào và Thái Lan. Sau Nhật đảo chính Pháp được ra tù và tham gia cướp chính quyền ở Hà Tĩnh. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa hoạt động ở Hương Sơn, về sau lên công tác ở tỉnh. Là cán bộ lão thành cách mạng.
Ông mất ngày . . tháng 12 /1988.
Vợ là con ông Đoan cháu bà Cán Đuôn con gái họ Lê.
Ông bà sinh được 2 con gái và 1 con trai (đời 25):
1-     Lê Thị Châu,
2-     Lê Thị Phương Lan,
3-     Lê Khánh Hồng chết lúc còn nhỏ.
Đời 25.1.
Lê Thị Châu, chồng là Trần Đức Viêm con ông tú tài Trần Thực cháu ngoại ông Lê Khánh ích. Công tác tại thương nghiệp Lào Cai và nghỉ hưu tại Yên bái. Có các con:
 
Đời 25.2.
Lê Thị Phương Lan, tốt nghiệp trung cấp ngân hàng công tác tại ngân hàng Thành phố Vinh Nghệ An. Chồng là Nguyễn Kỷ tốt nghiệp Đại học Bách khoa (con ông Dư ở) Thọ Lộc, Sơn Lễ, là thương binh chống Mỹ, nay là Hiệu trưởng trường công nhân kỹ thuật Vinh. Sinh được các con:
1.Nguyễn Thị Phương Chi
2.
3.
4.
Đời 24.2.
Lê Thị Hai chồng là Trần Tài ở cùng quê, sinh được 3 con gái thì chồng mất.
1- Con gái đầu lấy chồng là Nguyện ở Lê Định Sơn tiến.
2- Con gái thứ 2 lấy chồng là Lê Khánh Mai ở Sơn An (con ông Lê Khánh Vu cháu nội ông Lê Khánh ích).
3- Con gái thứ 3 là Trần Thị Lan lấy chồng về Sơn Tiến
Đời 24.3
Lê Khánh Bái sinh năm 1904, trước làm nghề nông ở quê. Vợ là Nguyễn Thị Cửu quê Sơn Lễ đã mất 1998, tại huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai (nơi mới di cư đến) thọ 86 tuổi. Ông bà sinh được 2 trai và 2 gái (đời 25):
1-     Lê Khánh Hoàng 1940, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, Liệt sĩ chống Mỹ
2-     Lê Khánh Kỳ 1945
3-     Lê Thị Hường,
4-     Lê Thị Hợi.
Đời 25.2.
Lê Khánh Kỳ, tốt nghiệp Đại học sư phạm Vinh là giáo viên. Vợ là Trần Thị Thân sinh 1949, quê Đức Thọ, tốt nghiệp Đại học làm giáo viên trường trung học Võ Thị Sáu, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Có 4 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Toàn 1973, kỹ sư điện công nghiệp
2-     Lê Khánh Thắng 1976, tốt nghiệp trung cấp điện lạnh, đang học sư phạm kỹ thuật Thủ Đức.
3-     Lê Khánh Hùng 1979, sinh viên cao đẳng sư phạm Đồng Nai.
4-     Lê Thị ái Vân 1982, đang học THPT.
Đời 25.3.
Lê Thị Hường 1958 tốt nghiệp y sĩ, chồng là Nguyễn Văn Sáng (con ông Luân) ở xóm Nậy, Sơn An. Có 3 con gái:
1-     Nguyễn Thị Thu Hà, 1976, tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ.
2-     Nguyễn Thị Hằng, 1973
3-     Nguyễn Thị Hồng, đang đi học.
Đời 25.4.
Lê Thị Hợi, 1955, tốt nghiệp trung cấp ngân hàng công tác tại ngân hàng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Chồng là Nguyễn Nga lái máy ủi quê ở Sơn Hoà,. đã có 2 con trai là
1-     Nguyễn Thế Hùng,                     2. Nguyễn Thắng.
Đời 24.4.
Lê Khánh Yêm làm ruộng ở quê. Vợ người họ Lương ở Sơn Mỹ, Hương Sơn. Sinh được 1 gái và 1 trai (đời 25) rồi ông bà mất ngày 25 tháng chạp và ngày 6/6
          1. Lê Thị Cháu Yêm,      2. Lê Khánh Trầm.
Đời 25.1.
Lê Thị Ngọc Anh (thường gọi Bà Cháu Yêm) về sau xuống Vinh và lấy chồng là Nguyễn Văn Tam người Bến Thủy công tác tại công ty xuất nhập khẩu Vinh. Có 5 con: Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Long
Đời 25.2.
Lê Khánh Trầm, 1942, về sau lên sinh sống ở Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. Vợ là Phạm Thị Mẫu, quê ở Giao Thuỷ Nam Hà, có 5 con (đời 26):
1. Lê Thị Hảo,1968                     2. Lê Khánh Trọng, 1971
3. Lê Thị Loan,1974                   4. Lê Khánh Trung,1976
5.Lê Thị Liễu,1983
Đời 26.1.
Lê Thị Hảo, chồng là Lê Văn San, quê Hải Hưng cũ, có 2 con:
                                    Lê Văn Sơn và Lê Văn Long
đời 26.2.
Lê Khánh Trọng, vợ là Nguyễn Thị Lan quê ở Giao Thủy Hà Nam, có 2 con ( đời 27):
1. Lê Khánh Đại, 1993                2. Lê Khánh Nghĩa, 1997
đời 26.3.
Lê Thị Loan, chồng là Phạm Văn Sỹ quê Lý Nhân, Nam Hà, có 2 con:
Phạm Văn Dương và Phạm Văn Duy
đời 26.4.
Lê Khánh Trung, vợ là Hoàng Thị Thanh, quê Xuân thủy, Nam Hà, đã có 1 con (đời 27):                      Lê Thị Hậu, 2000
đời 26.5.
Lê Thị Liễu, đang đi học
Đời 24.5.
Lê Khánh Ngụ làm ruộng và cư trú ở Yên Đức, Sơn Lễ. Vợ là Nguyễn Thị Nhượng, quê Yên Đức. Sinh được 1 gái và 2 trai (đời 25):
1-     Lê Thị Lý,
2-     Lê Khánh Dục,                    3. Lê Khánh Thắng.
Ông Ngụ mất ngày 19/1 âm lịch (1959), mộ đặt ở rú Đá Bạc, Sơn Lễ.
Đời 25.1.
Lê Thị Lý 1948, giáo viên tiểu học ở Sơn Lễ. Chồng là Trần Thế Cung, con út bà miện Lương, quê Sơn Hòa. Có 1 con trai:
Trần Minh Châu, 1972, tốt nghiệp đại học giao thông TP HCM, công tác tại công ty cơ khí thực phẩm. Đã có vợ là Trịnh Thị Ngoan và 1 con gái là Trần Minh Thư.
Đời 25.2.
Lê Khánh Dục, 1950, giáo viên THCS, nay cư trú ở huyện Thống Nhất Đồng Nai. Vợ là Đoàn Thị Hương quê Đức Thọ, Hà Tĩnh, sinh được 3 con (đời 26):
1-     Lê Thị Xuân Diệu 1979, sinh viên cao đẳng sư phạm.
2-     Lê Thị Thu Hằng, 1982, sinh viên đại học năm thứ 1.
3-     Lê Thị Kiều Nga, 1989, đang học lớp 6.
 
Đời 25.3.
Lê Khánh Thắng, 1953, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, trước công tác tại trường Nguyễn ái Quốc II Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh. Nay là phó giám đốc công ty VYFACO ở TP Hồ Chí Minh. Vợ là Nguyễn Thị Trị, 1954, quê Sơn Phú, tốt nghiệp đại học tài chính. Có 3 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Việt Hà (gái) 1980, đại học sư phạm.
2-     Lê Nam Hùng (trai) 1982, đại học kỹ thuật.
3-     Lê Khánh Hồng Hoan (gái) 1984, đang học lớp 11
Đời 24.6.
Lê Khánh Dinh, sinh năm 1918. Trước cách mạng đi lính thủy cho Pháp. Từ năm 1940 đến nay không có tin tức.
Đời 24.7.
Lê Khánh Ty, 1928, tham gia tiền khởi nghĩa. Vào quân đội 1945. Đảng viên, Đại tá quân đội nghỉ hưu, tham gia chiến đấu ở chiến trường Lào. Đã tốt nghiệp các trường:
-          Trường Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc,
-          Học viện quân sự,
-          Học viện chính trị và ở lại làm giáo viên. Sau về công tác tại cơ quan Bộ quốc phòng và nghỉ hưu.
Ông đã được nhà nước thưởng:
-          Huân chương quân công hạng II,
-          Huân chương chiến công hạng II,
-          Huân chương chiến thắng hạng II,
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,
-          Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I, II và III,
-          Huân chương tự do hạng I (Lào tặng),
-          Huy chương chống Pháp (nt),
-          Huy chương chống Mỹ (nt),
-          Huy chương hữu nghị (nt),
-          Huy hiệu 40 và 50 tuổi Đảng.
-          Huy hiệu quân kỳ quyết thắng.
Vợ là Hồ Thị Tý 1939 (con ông bà Hồ Phạm Thuỳnh) ở Sơn Châu, Hương Sơn, tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp, trước công tác ở bộ Nội thương nay đã nghỉ hưu. Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I.
Ông bà sinh được 3 con gái (đời 25):
1-     Lê Thị Phương,
2-     Lê Thị Hồng,
3-     Lê Thị Hà.
Đời 25.1.
Lê Thị Phương tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp công tác ở bộ Nội thương. Chồng là Nguyễn Đức Toàn tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân công tác ở vụ tài vụ văn phòng Quốc hội, quê Đông Anh, Hà Nội. Đã sinh 2 con :
1- Nguyễn Thị Hương,   2. Nguyễn Đức Huy.
Đời 25.2.
Lê Thị Hồng, tốt nghiệp Đại học Y khoa công tác tại Quân y viện 108 Hà Nội. Chồng là Lê Tuấn Vinh (con thiếu tướng Lê Chiêu) tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân, công tác tại Xí nghiệp dược phẩm ở Hà Nội. Đã có 1 con:
Lê Thị Quỳnh Anh.
Đời 25.3.
Lê Thị Hà, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp công tác tại vụ đối ngoại văn phòng Quốc hội. đã được du học ở Singapore và có bằng Thạc sĩ. Chồng là Phan Sơn quê Thanh Chương, Nghệ An tốt nghiệp Đại học ở Liên Xô cũ công tác ở liên doanh AUSNAM, tốt nghiệp thạc sĩ ở Singapore. Đã có 1 con gái:
Phan Thị Hà Anh
Đời 24.8.
Lê Thị Dỹ, chồng là Nguyễn Văn Đạm (con ông Cửu Lương cháu bà Cửu Chúc) ở Liễu Nha, Thanh Lâm, Thanh Chương.
Có 5 con (3 gáI 2 trai):
                        1. Nguyễn Thị Châu                   2. Nguyễn Thị Hương   
                        3. Nguyễn Văn Dũng                 4. Nguyễn Văn Thanh
            Bốn người này đã trưởng thành và có gia đình riêng
                        5. Nguyễn Thị Dung sống với bố mẹ ở quê
 
Đời 23.2.
Lê Khánh Cán 1886-1950, làm ruộng ở quê. Vợ là Lê Thị Hai quê xóm Sắn, Sơn Lễ (1883-1983). Phần mộ ông bà ở rú Trơ đã xây cất và gắn bia.
Có 3 con trai và 1 con gái (đời 24):
1-     Lê Khánh Lưu,
2-     Lê Thị Hai,
3-     Lê Khánh Dật,
4-     Lê Khánh Tửu chết sớm lúc chưa có vợ.
Đời 24.1.
Lê Khánh Lưu 1907-1971, làm ruộng. Vợ là Nguyễn Thị Dung quê Sơn Tiến. Có 2 con gái và 1 con trai (đời 25):
1-     Lê Thị Lý,
2-     Lê Thị Hồng,
3-     Lê Khánh Thịnh.
Đời 25.1.
Lê Thị Lý, chồng là Nguyễn Liêu quê Sơn Lễ.Có 5 con:
1- Nguyễn Quốc                        2- Nguyễn Kiều.
3. Nguyễn Kiều              4. Nguyễn Thắm                        5. Nguyễn Mậu
Đời 25.2.
Lê Thị Hồng, chồng là Nguyễn Tứ quê Sơn Lễ. Có 5 con là:
1. Nguyễn Thị Mùi                      2. Nguyễn Thị Hiền
3. Nguyễn Thị Lương     4. Nguyễn Thị Dân         5. Nguyễn Mậu.
 
Đời 25.3.
Lê Khánh Thịnh, 1948, làm ruộng ở Thanh lâm Thanh chương. Vợ là Liên. Có các con (đời 26):
1. Lê Khánh Tuấn,                                  2. Lê Thị Trang,
3. Lê Thị Mai.                            4. Lê Thị Lành    5. Lê Thị Danh
Đời 24.2.
Lê Thị Hai, chồng là Nguyễn Ngụ (con ông Lý Tuy) làm ruộng ở quê. Có 3 con:
1- Nguyễn Thị Xuân làm nông nghiệp,
2- Nguyễn Văn Khôi giáo viên cấp 2,
3- Nguyễn Thị Hường cán bộ kế toán ngân hàng.
Đời 24.3.
Lê Khánh Dật, 1919-1990, tốt nghiệp tiểu học thời Pháp thuộc. Sau năm 1945 vào quân đội rồi chuyển ngành làm Giám đốc nhà máy gạch Thuận Lộc, Can lộc, Hà Tĩnh, sau đó là trưởng phòng Kế hoặch ty Kiến trúc Hà Tĩnh.
Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Pháp. Vợ là Nguyễn Thị Tý người họ Nguyễn Khắc ở Sơn Hoà. Có 2 con trai và 1 con gái (đời 25):
1-     Lê Khánh Vượng 1948,
2-     Lê Thị Nga 1958,
3-     Lê Khánh Bình 1963.
Đời 25.1.
Lê Khánh Vượng, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, công tác tại nhà máy thiết bị đo đếm điện Hà Nội. Được thưởng Huân chương chống Mỹ. Vợ là Lê Thị én 1950 quê ở Vụ Bản, Nam Định, công tác cùng cơ quan. Có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Dũng 1981, sinh viên Đại học Bách khoa Hà nội,
2-     Lê Thị Khánh Huyền 1983 đang học ĐH kinh tế.
Đời 25.2.
Lê Thị Nga, 1958, là giáo viên . Chồng là Nguyễn Văn Hùng (con ông Nguyễn Lộc) ở Sơn An là sĩ quan thiết giáp. Hiện tại gia đình ở trong Nam. Có 2 cọn:
1. Nguyễn Cao Cường                           2. Nguyễn Thị Tư
Đời 25.3.
Lê Khánh Bình, 1963, tốt nghiệp THPT, làm ruộng ở quê.Vợ là Nguyễn Thị Nhiên con ông Nguyễn Tùng ở Sơn an. Có các con (đời 26):
1. Lê Khánh Minh                       2. Lê Thị Thuý                3. Lê Thị Mơ
Đời 23.3.
Bà Hương Đạt chồng là Bùi Đạt ở xóm Sắn Sơn Lễ, nhà khá giả. Có các con:
1-     Ông Bùi Quát,
2-     Bà Nại, chồng là Trần đình Nại Sơn thịnh,
3-     Bà Quýnh chồng là Đinh Phùng Quýnh Sơn hoà,
4-     Bà Thụ có chồng là Lê Khánh Thụ con ông Hàn áng dòng dõi họ Lê,
5-     Bà thứ 5 mất khi chưa có con,
6-     Bà Bùi Thị Oanh.
Đời 23.4.
Lê Khánh Hạn, làm ruộng ở quê. Vợ người họ Nguyễn Quang, con ông Cửu Đoàn ở Sơn Lễ. Có 1 con gái và 1 con trai (đời 24):
1-     Con gái có chồng là Nguyễn Văn Sanh,
2-     Lê Khánh Tương.
            Ông Hạn mất ngày 13 tháng 3, bà mất ngày 6 tháng1. Phần mộ ở rú Trơ đã cải cát và gắn bia.
Đời 24.1.
Bà con gái đầu của ông Hạn có chồng là Nguyễn Văn Sanh quê Sơn Ninh, Hương Sơn, làm nông nghiệp. Có các con:
1-     Nguyễn Văn Sơn liệt sĩ chống Mỹ,
2-     Nguyễn Thị Hiền,
3-     Nguyễn Văn Hà,
4-     Nguyễn Văn Thâm đã mất,
5-     Nguyễn Văn Toàn,
6-     Nguyễn Văn Mạnh,
7-     Nguyễn Văn Thiện,
8-     Nguyễn Thị Thanh.
Đời 24.2.
Lê Khánh Tương 1920-1997, tốt nghiệp tiểu học thời Pháp rồi đi làm ở Huế, sau cách mạng về làm ruộng ở quê, mất ngày 25 tháng 12, mộ đặt ở . rú Trơ. Vợ là Phan Thị Con (con ông đốc Thuyết) ở Kẻ Trúa, Sơn Tiến. Có 4 con gái và 2 con trai (đời 25):
1-     Lê Khánh Tiến 1949,
2-     Lê Thị Loan 1951,
3-     Lê Thị Huệ 1953,
4-     Lê Thị Xuân 1955,
5-     Lê Thị Lợi 1960,
6-     Lê Khánh Lộc 1964.
Đời 25.1.
Lê Khánh Tiến 1949, tốt nghiệp Trung học xây dựng công tác tại Quảng Bình đã nghỉ hưu. Vợ đầu là Phạm Thị An quê Sơn Lễ làm ruộng ở quê chồng, có 1 con gái và 1 con trai (đời 26):
1-     Lê Thị Nhàn 1977, tốt nghiệp THPT, nay làm việc và cư trú tại Đức Linh tỉnh Bình thuận (cùng với cô ruột là Lê Thị Lợi).
2-     Lê Khánh Tiệp 1983 đang học ở quê.
Sau khi sinh được 2 con Phạm Thị An bị bệnh mất ngày 8/11 âm lịch (1988), mộ đặt ở rú Trơ. Lê Khánh Tiến lấy bà vợ thứ 2 là Nguyễn Thị Diên quê Quảng Bình công tác tại Công ty xây dựng Lệ Thủy, Quảng Bình, sinh được 2 con (đời 26):
3-     Lê Khánh Tình,
4-     Lê Thị Lý,
Đời 25.2.
Lê Thị Loan 1951, giáo viên tiểu học. Chồng là Nguyễn Hồng Minh quê Sơn Phúc. đã có 3 con:
1-     Nguyễn Hồng Quang tốt nghiệp Đại học Sư phạm Vinh,
2-     Nguyễn Thị Thanh đang đi học,
3-     Nguyễn Thị Thủy đang học.
Đời 25.3.
Lê Thị Huệ, 1953, tốt nghiệp cấp 3, đang công tác tại trường cao đẳng hoá chất Lâm Thao, Phú Thọ. Chồng là Nguyễn Quang Hiển quê Nam Định. Có 1 con :
Nguyễn Mạnh Hùng đang học.
Đời 25.4.
Lê Thị Xuân, 1955, học hết cấp 2, làm công nhân trại hươu Hương Sơn đã nghỉ hưu mất sức. Chồng là Đậu Thế Đường quê Sơn Phúc. Có 4 con:
1-     Đậu Thị Thơ,
2-     Đậu Thị Tâm,
3-     Đậu Thị Thương,     4. Đậu Thế Thông.
Đời 25.5.
Lê Thị Lợi 1960, tốt nghiệp trung cấp ngân hàng, công tác ở ngân hàng huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. Chồng là Nguyễn Văn Bình quê Đức Thọ, Hà Tĩnh, công tác tại ngành công an Bình Thuận. Có 2 con:
1-     Nguyễn Thị ánh Tuyết,         2. Nguyễn Thị Thủy.
Đời 25.6.
Lê Khánh Lộc, 1964, học hết cấp 3 đi bộ đội đóng ở đảo Trường Sa. Sau học ở học viện chính trị, nay công tác tại Bộ tư lệnh Thủ đô làm giáo viên đường lối quân sự tại trường Tuyên giáo Trung ương, quân hàm Thiếu tá. Vợ là Nguyễn Thị Đoài (con ông Nguyễn Văn Thường) cùng quê, là cô giáo nuôi dạy trẻ nay theo chồng ra Hà Nội. Có 3 con (đời 26):
1-     Lê Ngọc Hà,
2-     Lê Khánh Huyền,
3-     Lê Thị Hồng Duyên.
Đời 23.5.
Bà cụ Hoè, chồng người họ Nguyễn Khắc ở Sơn Hòa, sinh được 1 trai và một gái thì ông bà mất:
1-     Nguyễn Khắc Hòe làm ruộng ở quê,
2-     Nguyễn Thị Trầm chồng là Kỷ quê Sơn Ninh, Hương Sơn.
 
Đời 23.6.
Lê Khánh Đàm, đậu tiểu học, giỏi tiếng Pháp, đã làm thư ký cho hãng buôn gỗ ở Bến Thủy và hãng thầu khoán ở Thakhẹt Lào, về sau làm nghề dạy học. Vợ là Đinh Thị Điều (con ông ấm Thung) ở xã Sơn Hòa. Có 5 con (đời 24):
1-     Lê Thị Mộng Lan,
2-     Lê Thị Kim Liên,
3-     Lê Thị Mỹ Hà,
4-     Lê Khánh Chiên,                       
5-     Lê Thị Xuân Dung.
Ông mất ngày 15 tháng 4 Giáp Dần (1974). Bà mất ngày 27 tháng 6 cùng năm. Phần mộ đặt ở rú Trơ đã xây và gắn bia.
 
 
Đời 24.1.
Lê Thị Mộng Lan, chồng là Nguyễn Khắc Nhuận (con ông Nguyễn Khắc Tuyên) quê Sơn Hòa, công tác tại ty nông nghiệp Yên Bái nghỉ hưu ở Lào Cai. Có 6 con:
1. Nguyễn Thị Minh Lý,              2. Nguyễn Khắc Chương,
3. Nguyễn Thị Minh Đường,       4. Nguyễn Khắc Sơn,
5. Nguyễn Thị Phương Lâm,     6. Nguyễn Thị Phương Thảo.
Đời 24.2.
Lê Thị Kim Liên, tốt nghiệp Đại học ngành Tài chính, trước công tác ở nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, sau thống nhất Bắc-Nam vào công tác tại TP HCM và nghỉ hưu ở đó. Chồng người miền Nam. Có 1 con gái:
Nguyễn Tố Trinh đã lập gia đình.
Đời 24.3.
Lê Thị Mỹ Hà, phiên dịc tiếng Trung, tốt nghiệp đại học tại chức tài chính kế toán, là chuyên viên chính, trước làm ở sở Điện lực Hà Nội, sau vào công tác tại thành phố Hồ Chí minh và nghỉ hưu ở đó. Chồng quê miền Nam. Có 2 con:
1-     Cao Thị Thu Lê, đã có gia đình riêng,
2-     Cao Hoàng Linh đang học.
 
Đời 24.4.
Lê khánh Chiên, 1942, tốt nghiệp Đại hoc thủy lợi và làm cán bộ giảng dạy ở trường, sau thống nhất đất nước vào công tác tại TP HCM. Là KS trưởng chuyên qui hoạch tài nguyên nước và môi trường. Huy chương chống Mỹ hạng nhất. Vợ là Bùi Thị Kim lan quê ở Cần Thơ, cư trú tại TP HCM. Có 2 con trai (đời 25):
1-     Lê Khánh Vũ     tốt nghiệp THPT,
2-     Lê Khánh Toàn   tốt nghiệp THPT, đang học ĐH tại TP HCM.
Đời 24.5.
Lê Thị Xuân Dung, tốt nghiệp ĐH sư phạm, giáo viên cấp 2. Chồng là Lê văn Định quê Thạch Hà, Hà Tĩnh, Trung tá bộ đội công tác ở sân bay Nha Trang, đã nghỉ hưu và cư trú ở Nha Trang. Có 3 con:
1-     Lê thị Linh Chi     tốt nghiệp THPT,
2-     Lê Thị Thùy Chi     (nt),
3-     Lê Thị Thu Hương đang học.
Đời 23.7.            
Bà Nho Diên, chồng là Nguyễn Khắc Diên quê Sơn Hòa, gia đình giàu có. Sinh 6 con:
1-     Con gái đầu là vợ ông Đinh Nho Lạm ở Sơn Hòa,
2-     Con gái thứ 2 là vợ thầy giáo Nguyễn Duy Soa con bà Hàn Cừ ở Sơn Tiến, cư trú ở Hải Dương, có 3 con trai
3-     Con gái thứ 3 là vợ bác sĩ Đinh Phùng Yêm con ông Đinh Phùng Trạch ở Sơn hòa mới sinh được 1 cháu trai thì mất.
4-     Con gái thứ tư là Nguyễn Thị Phin, chồng là Nguyễn Văn Luyện, Sơn Tiến, có 2 con trai và 1 con gái.
5-     Con trai Nguyễn Khắc Miên trung cấp kỹ thuật làm ở Viện thiết kế Bộ công nghiệp nhẹ đã nghỉ hưu. Vợ là Lê thị Ngà con bà Hàn Đàn, Sơn An. Có các con là Nguyễn Khắc Việt và Nguyễn Khắc Anh.
6-     Nguyễn Khắc Biền bác sĩ làm ở Viện sốt rét trung ương đã nghỉ hưu. Vợ là Nguyễn Thị Hạnh quê Hà Tây. Có các con là Nguyễn Thị Kiều Vân, Nguyễn Khắc Hồng.
Đời 23.8.
Lê Khánh Triêm 1900-1984, mất ngày 11 tháng 1, phần mộ đặt ở rú Trơ đã xây và gắn bia đá.
Thuở nhỏ ông là người thông minh học giỏi, lại khéo tay, có lòng hiếu thảo. Tính tình cương trực, thẳng thắn, sống có tình nghĩa với bà con hàng xóm và họ hàng. Đương thời ông tích cực tham gia công tác xã hội và phong trào hợp tác hóa. Vợ là Lương Thị Ngọc quê Sơn Mỹ, Hương Sơn, bà là người hiền lành, trọng lễ nghĩa và làm ăn tần tảo, mất ngày 8 tháng 9 (Tân Tỵ). Ông bà sinh được 4 con trai (đời 24):
1-     Lê Khánh Thanh,
2-     Lê Khánh Hán,
3-     Lê khánh Trừng,     
4-     Lê Khánh Trương.
Đời 24.1.
Lê Khánh Thanh 1934, kỹ sư kinh tế. Thời chống Pháp là bộ đội tình nguyện Việt nam tại Lào. năm 1959 chuyển ngành về công tác tại Ngân hàng trung ương. Là Đảng viên, đã qua chức vụ Trưởng phòng tài vụ ở Ngân hàng nhà nước, giám đốc công ty xây dựng ngân hàng từ 1976 - 1992, chuyên viên cao cấp (bậc 7 cũ) tại Ngân hàng trung ương. Nghỉ hưu từ 1998 tại Hà Nội. Đã được thưởng:
-          Huy chương chiến thắng (trong chống Pháp),
-          Huy chương chiến sĩ vẻ vang,
-          Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng I,
-          Huy chương vì sự nghiệp công đoàn do Tổng liên đoàn lao động Việt nam tặng, Huy chương vì sự nghiệp ngân hàng.
Vợ là Trần Thị Phúc 1938 (con ông Trần Nhàn) ở Sơn Châu, cán bộ trung cấp ngân hàng trung ương, đã được thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II và huy chương vì sự nghiệp ngân hàng. Có 1 con gái và 3 con trai (đời 25):
1-     Lê Thị Ngọc Anh 1965,
2-     Lê Việt Anh 1969,
3-     Lê Tuấn Anh 1971,
4-     Lê Quốc Anh 1974.
Đời 25.1.
Lê thị Ngọc Anh 1965, tốt nghiệp Cao đẳng ngân hàng công tác tại Ngân hàng công thương quận Hai bà trưng. Chồng là Dương Văn Hùng quê Hà Nội công tác tại công ty xây dựng ngân hàng. Đã có 2 con trai:
1-     Dương Ngọc Hiếu 1988 đang học THCS,
2-     Dương Quang Hưng 1996 đang học mẫu giáo.
Đời 25.2.
Lê Việt Anh, 1969, tốt nghiệp THPT, đi bộ đội sau về làm ở công ty xây dựng ngân hàng, phó phòng Hành chính tổ chức của công ty, Đảng viên, đang học Đại học tại chức. Vợ là Bùi Thúy Loan quê Thanh Trì, Hà Nội, công tác tại Công viên Thụ Lễ. Đã có 1 con trai (đời 26):
1- Lê Hoài Nam 1995 đang học mẫu giáo.
Đời 25.3.
Lê Tuấn Anh 1971, tốt nghiệp THPT là công nhân xây dựng làm ở công ty xây dựng Ngân hàng. Vợ là Khổng Thị Huyền Trang, sinh 1980, quê thị trấn Phong Châu, Phú Thọ. Đã có 1 con gái (đời 26):
Lê Thị Phương Anh
Đời 25.4.
Lê Quốc anh, 1974, tốt nghiệp Cao đẳng Ngân hàng, công tác tại Tổng công ty bưu chính viễn thông, đang học ĐH luật.
Đời 24.2.
Lê Khánh Hán, 1937, kỹ sư bưu điện, cán bộ cấp vụ, nguyên phó bí thư thường trực Đảng ủy Tổng cục bưu điện, sau là Đảng ủy Tổng công ty bưu chính viễn thông. đã được thưởng:
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III,
-          Huy chương vì sự nghiệp bưu điện,
-          Huy chương vì sự nghiệp công đoàn.
Vợ là Đinh Thị Xuân An, 1939 (con ông Đinh Xuân thịnh) Sơn Hòa,, là giáo viên tiểu học nghỉ hưu, đã được thưởng:
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II,
-          Huy chương vì sự nghiệp giáo dục.
Có 2 con gái và 1 con trai (đời 25):
1-     Lê Thị Khánh Vân 1961,
2-     Lê Thị Khánh Hòa 1964,       3. Lê Khánh Thành 1975.
Đời 25.1.
Lê Thị Khánh Vân 1961, tốt nghiệp Đại học sư phạm Vinh, giáo viên trường THPT Lê Hữu Trác, Hương Sơn. Chồng là Trịnh Văn Huệ tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội, Hiệu phó cùng trường. Có 2 con trai:
1- Trịnh Khánh Tú 1988 đang học,
2- Trịnh Lê Trung 1991 đang học.
đời 25.2.
Lê Thị Khánh Hòa, 1964, tốt nghiệp trường công nhân Bưu điện, sau vừa học vừa làm đã tốt nghiệp kỹ sư điện tử viễn thông, công tác tại Công ty viễn thông liên tỉnh (VTN) thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông.
Đời 25.3.
Lê Khánh Thành, 1975, tốt nghiệp Đại học Bách khoa kỹ sư điện tử viễn thông, công tác tại công ty thông tin di động VMS thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông, vừa làm vừa học cao học tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội và đã bảo vệ thành công luận án Thạc sĩ.
Đời 24.3.
Lê Khánh Trừng đi bộ đội sau đi học tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật cơ khí, công tác tại Hà Tĩnh, là Đảng viên
. không may bị mất năm 1972 ngày 27 tháng 7 tại bệnh viện Hà Tĩnh, mộ đã cải cát đưa về để ở rú trơ đã xây cất và gắn bia
            Vợ người Thạch Hà đã tái giá.
Đời 24.4.
Lê Khánh Trương đang học cấp 2 thì bị chó dại cắn chết năm 1962 (lúc 13 tuổi). Phần mộ đã cải cát đặt ở rú Trơ đã gắn bia
 
đời 22.2.
Lê Khánh Tốn là con trai thứ 2 của ông Lê Khánh Trạch, còn có tên Lê Khánh Soạn, tục gọi là Nghĩa Uông. Vợ người họ Nguyễn ở xóm Nậy, Sơn An, thuộc dòng gia đình ông Nuôi Kính, ông Đồ Em. Có 4 con (đời 23):
1-     Lê Khánh Uông thường gọi Chắt Uông,
2-     Lê Khánh Hàm chết sớm,
3-     Lê Khánh Điền chết sớm,
4-     Lê Khánh Tuyền.
đời 23.1.
Lê Khánh Uông thường gọi Chắt Uông hay quản Chắt, dạy học ở Sơn Tây. Vợ người họ Lê (con ông Trùm Thơ) ở xóm Nậy. Có 1 con trai (đời 24):
1-     Lê Khánh Dương.
đời 24.1.
Lê Khánh Dương 1905-1968, làm ruộng và sinh sống ở Voi Bổ, Sơn Tây, Hương Sơn, mất 1968, mộ ở Sơn Tây. Vợ là Lê Thị Dương 1917 ở Sơn Trung, Hương Sơn. Có 4 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Lưu 1945,
2-     Lê Khánh Quang 1948,
3-     Lê Thị Vinh 1952,
4-     Lê Thị Xoan 1956.
đời 25.1.
Lê Khánh Lưu 1945, tốt nghiệp đại học Giao thông, đã nghỉ hưu ở xóm Tân Thủy, Sơn Tây. đã được thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III. Vợ là Nguyễn Thị Mai quê Sơn An, làm ruộng ở Sơn Tây.Có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Hòa 1975, công nhân giao thông tại chức.
2-     Lê Khánh Bình 1976 đang học đại học sư phạm Vinh Khoa toán.
đời 25.2. Lê Khánh Quang 1948, thương binh chống Mỹ cứu nước hạng 2/4, cư trú ở xã Sơn Tây. Vợ là Lê Thị Thanh 1952, giáo viên THCS, dạy tại quê. Có 4 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Hùng 1973, giáo viên tiểu học ở quê,
2-     Lê Thị Cẩm Vân 1978 đang học cao đẳng sư phạm ở tỉnh Bình Dương,
3-     Lê Thị Khánh Như 1982 học xong THPT,
4-     Lê Khánh Hiệu đang học 1985 THPT.
Đời 25.3. Lê Thị Vinh 1952, văn hóa cấp 2, làm ruộng ở Sơn Tây. Chồng là Phạm Văn Toại làm ruộng ở quê. Có 6 con:
1-     Phạm Văn Hạnh 1976 học hết cấp 2,
2-     Phạm Thị Huyền 1979, học hết cấp 2,
3-     Phạm Thị Hà 1982, đang học cao đẳng sư phạm ở tỉnh Bình dương,
4-     Phạm Thị Hương 1985 đang học PTTH,
5-     Phạm Thị Dung 1988 đang học THCS,
6-     Phạm Văn Tú 1990, đang học Tiểu học.
đời 25.4.   Lê Thị Xoan 1956, làm ruộng ở Sơn Lĩnh. Chồng là Nguyễn Tiến Dũng hiệu trưởng trường THCS Sơn Lĩnh. Đã có 3 con:
1-     Nguyễn Thị Huệ 1982 đang học PTTH,
2-     Nguyễn Tiến Đức 1985 đang học PTTH,
3-     Nguyễn Thị Kim Chi đang học tiểu học.,
đời 23.2.           Lê Khánh Hàm mất sớm.
đời 23.3.          Lê Khánh Điền mất sớm
đời 23.4.
Lê Khánh Tuyền 1897-1958, kỵ ngày 5 tháng 11 AL làm ruộng ở Sơn An, mộ đặt rú Bụt.Vợ là Hoàng Thị Nhỏ 1897 kỵ ngày 12/1 AL. Có 3 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Thọ,
2-     Lê Thị Điu,   3. Lê Khánh Xuân.
Đời 24.1.     Lê Khánh Thọ 1934-1999, kỵ ngày 9/12 AL làm ruộng ở Sơn An, vợ là Nguyễn Thị Vịnh . Có 7 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Quốc 1958,
2-     Lê Khánh Mạo 1963,
3-     Lê Khánh Hiệp 1966,
4-     Lê Khánh Hiểu 1968,
5-     Lê Khánh Hương 1971, mất 1998 tại Kon Tum
6-     Lê Thị Hải 1973, giáo sinh trường sư phạm Vũng Tàu
7-     Lê Khánh Huỳnh 1975, đang tại ngũ.
đời 25.1.   Lê Khánh Quốc 1958, công nhân nhà máy gỗ Vinh, Nghệ An. Vợ là Hiếu quê Nghệ An, có 2 con (đời 26): Lê Khánh Hùng và Lê Thị Hạnh
đời 25.2.   Lê Khánh Mạo 1963, trong chống Mỹ tham gia quân đội tình nguyện ở Lào, quân hàm Trung úy. Vợ là Lê Thị Huệ (con ông Viêm) quê Sơn An. Có 2 con (đời 26): Lê Thị Hằng và Lê Thị Yến
 
đời 24.2.
Lê Thị Điu, chồng là Nguyễn Quang ở xóm Nậy, Sơn An. Làm ruộng ở quê. Có các con: Nguyễn Thị Tý, Nguyễn Văn Dư, Nguyễn Văn Trữ, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Huê, Nguyễn Thị Huệ.
đời 24.3.
Lê Khánh Xuân 1945, văn hóa lớp 7. Bộ đội chống Mỹ cứu nước. Phục viên về cư trú ở Sơn Trường, Hương Sơn. Vợ là Lê Thị Sơn quê ở Sơn Phú, Hương Sơn. Có 5 con (đời 25):
1. Lê Thị Thuần 1970,              2. Lê Thi Túy 1971,   3. Lê Thị Tuyết 1973,
4. Lê Khánh Thành 1976,                        5. Lê Khánh Thảo 1978, đang ở quân đội
đời 25.1.
            Lê Thị Thuần, 1970, chồng là Lê Văn Bộ, quê Sơn Trường, có các con:
                        1. Lê Thị Nhàn               2. Lê Văn Ngọc
đời 25.2. Lê Thị Tuý 1971, chồng là Nguyễn Văn Hải quê Sơn Phú, các con: Nguyễn Ngọc Văn và Nguyễn Văn Tùng.
đời 25.3.
            Lê Thị Tuyết,1973, Chồng là Nguyễn Nhân Chí, quê Thọ Sơn, Anh Sơn, Nghệ An, có hai con là:
            1. Nguyễn Nhân Quyết                          2. Nguyễn Thị Kim Đanh
đời 25.4.
            Lê Khánh Thành, 1976, vợ là Nguyễn Thị Oanh quê Sơn Thọ, Hương Sơn. Có con (đời 26) là:
                                                1. Lê Thị Quỳnh Như
Đời 22.3.
Lê Khánh Táo là con trai thứ 3 của ông Lê Khánh Trạch, đương thời làm chánh tổng nên hay gọi là Tổng Táo. Ông có 4 vợ:
-          bà thứ 1 người họ Hồ Huy sinh được 1 con trai (đời 23):
1-     Lê Khánh Điền
-          Bà thứ 2 thường gọi bà Kế Tổng sinh được 1 con trai (đời 23):
2-     Lê Khánh Quyên,
-          Bà thứ 3 không rõ tên sinh được 2 con trai:
3- Lê Khánh Huyền chết sớm không có con
3-     Lê Khánh Duyên chết sớm không có con.
-          Bà thứ 4 thường gọi bà Tuỳ sinh được 1 con trai:
4-     Lê Khánh Viên.
Ông Lê Khánh Táo mất ngày 30 tháng 5 AL.
Đờì 23.1.
Lê Khánh Điền là con trai cả của bà vợ cả ông Tổng Táo. Vợ là Thanh Hương (con ông Tống Trần Tạo) ở Văn Giang (nay là Sơn Thịnh) sinh được 1 con trai (đời 24):
1-     Lê Khánh Lâm thường gọi là Chắt Điền sau đổi là Lê Khánh Cầm.
Về sau bà Hương lấy chồng khác, ông Điền lấy vợ khác là Hồ Thị Điền quê Sơn Hàm, Hương Sơn sinh được 1 con trai (đời 24):
2- Lê Khánh Châu.
Ông Điền mất ngày 17 tháng 8, bà hai mất ngày 17 tháng 10, mộ ông bà đặt ở Sơn Hàm.
Đời 24.1.
Lê Khánh Lâm, sau đổi là Lê khánh Cầm 1909-1970, ngày mất 19/2, phần mộ táng tại Ông đàm Sơn Hàm. Có hai vợ:
-          Bà thứ nhất người họ Trần chết khi chưa có con,
-          Bà thứ 2 Hồ Thị Cẩm 1922-1996, ngày mất 21/9. Có 2 con trai và 2 con gái
(đời 25):
1-     Lê Khánh Thi 1951,
2-     Lê Thị Nữ 1954,
3-     Lê Thị Phương 1958,
4-     Lê Khánh Tường 1962.
Đời 25.1.
Lê Khánh Thi 1951, văn hoá 7/10, làm ruộng ở Sơn Hàm, là bộ đội phục viên. Đã được thưởng:
-          Huy chương chiến thắng hạng nhì,
         -   Huy chương chiến sĩ giải phóng hạng II và III.
Có 2 vợ:
-          bà thứ 1 là Nguyễn Thị Số quê Sơn Hàm sinh được 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Anh 1977, văn hoá 9/12, bộ đội biên phòng tại ngũ ở tỉnh Đắc Lắc,
2-     Lê Thị Tâm 1979, văn hoá 12/12 đang ở quê.
-          Bà vợ thứ 2 là Lê Thị Diệu 1954 quê Sơn Phố, văn hoá 7/10 làm ruộng ở Sơn Hàm, Có 1 con trai và 2 con gái (đời 26):
3-     Lê Thị Huế 1982 văn hoá 9/12, làm ruộng,
4-     Lê Khánh Hùng 1985 đang học,
5-     Lê Thị Nga 1987 đang học.
Đời 25.2.   Lê Thị Nữ 1954 văn hoá 7/10, chồng là Hồ Hữu Sơn văn hoá 7/10, hai vợ chồng đều làm ruộng ở Sơn Hàm. đã có 5 con:
1-     Hồ Sĩ Long 1975 văn hoá 9/12 công tác tại xưởng dày da Sài gòn,
2-     Hồ Sĩ Tiến 1977 văn hóa 9/12 cùng làm ở dày da Sài gòn,
3-     Hồ Thị Hải 1980 văn hóa 9/12 đang học may ở Sài gòn,
4-     Hồ Thị Hưng 1983 văn hóa 9/12 đang làm ruộng ở quê,
5-     Hồ Thị Hằng 1992 đang học.
Đời 25.3. Lê Thị Phương 1958, văn hóa 9/10, chồng là Trần văn Hào văn hóa 7/10, cả hai làm ruộng ở Sơn Hàm. đã có 5 con:
1-     Trần Văn Cường 1973, văn hóa 9/12 làm tại công ty bao bì Sài gòn,
2-     Trần Văn Dương 1980, văn hóa 12/12 đang ở với bố mẹ,
3-     Trần văn Hòa 1984 đang học,
4-     Trần Văn Hiệp 1986 đang học,
5-     Trần Thị Hiền 1990 đang học.
Đời 25.4. Lê Khánh Tường, vợ là Đoàn Thị Chiến, 1963, quê Sơn Hàm. các con (đời 26): Lê Thị Nam 1987, Lê Khánh Quốc 1989, Lê Thị Thury 1991,   Lê Thị Ngân 1993
Đời 24.2. Lê Khánh Châu là con bà vợ họ Hồ sinh sống tại Sơn Hàm, ông mất ngày 3/12- 1992, mộ đặt ở Cây Mít, Sơn Hàm. Ông có 2 vợ:
-          Bà thứ nhất là Lê Thị Châu mất sớm sinh được 1 con gái (đời 25):
1-     Lê thị Phương cũng chết lúc còn nhỏ ngày 12/12.
-          Bà vợ thứ 2 là Phạm Thị Lợi quê Sơn Phú, Hương Sơn, sinh được 2 con (đời 25):
2-     Lê Khánh Cầu 1964,
3-     Lê Khánh Cừ
Đời 25.1.
Lê Khánh Cầu 1964, văn hóa lớp 7, làm ruộng tại quê. Vợ là Trần Thị Liên 1966 quê Sơn Trường, Hương Sơn, cả 2 làm ruộng ở quê chồng. Đã có 2 con trai và 2 con gái (đời 26):
1-     Lê Thị Thanh 1982, văn hóa lớp 9 làm ruộng ở quê,
2-     Lê thị Minh 1985 đang đi học,
3-     Lê Khánh Hòa 1989 đang đi học,
4-     Lê Khánh Hợp 1992 đang đi học.
Đời 25.2.
Lê Khánh Cừ 1968, văn hóa lớp 7 làm ruộng ở quê, Vợ là Nguyễn Thị Sơn 1969 cùng quê, sinh được 2 gái và 1 trai (đời 26):
1-     Lê Thị Nhâm 1993 đang đi học,
2-     Lê Thị Nhàn 1996 đang đi học,
3-     Lê Khánh Nhiên 1998.
 
Đời 23.2.
lê Khánh Quyên là con thứ 2 của ông Tổng Táo do bà vợ kế sinh ra, cư trú tại Sơn Hồng, Hương Sơn, mất ngày 5/10- 1988, mộ táng tại Đá Nít Sơn Hồng. Ông có 2 vợ:
-          Bà thứ 1 là Trần Thị Len quê Sơn Phú, sinh được 1 con gái (đời 24) rồi mất năm 1945, mộ táng ở Sơn Hàm:
1-     Lê thị Lan,
-          Bà vợ thứ 2 là Trần Thị Thành quê Sơn Hồng, mất 26/10-1985 mộ táng ở Đá Nít Sơn Hồng. Bà sinh được 2 con trai (đời 24):
2-     Lê Khánh Vỹ 1951,
3-     Lê Khánh Toàn 1956.
Đời 24.1.
Lê Thị Lan 1945, văn hóa lớp 4, chồng là Phạm Tiến quê Sơn Phú mất 1994. Có 5 con:
1-     Phạm Hành đã chết,
2-     Phạm Quyền đã chết,
3-     Phạm Quỳnh 1971,
4-     Phạm Đào 1976,          
5-     Phạm Liệu 1976.
Đời 24.2.
Lê Khánh Vỹ 1951, văn hóa lớp 7, mất ngày 14/8-2000 (15/7 Canh Thìn), mộ táng tại Sơn Hồng. Vợ là Nguyễn Thị Thảo quê Sơn Hồng, làm ruộng. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Ngọc 1971,
2-     Lê Thị Giang 1977,
3-     Lê Thị Linh 1981,
4-     Lê Khánh Chinh 1984,
5-     Lê Thị Vương 1989.
Đời 25.1.
Lê Khánh Ngọc 1971, văn hóa lớp 7, vợ là Trần Thị Kim 1971, văn hóa lớp 7. Cả 2 đều làm ruộng ở Sơn Hồng đã có 2 con (đời 26):
Lê Khánh Thiệp 1998 và Lê Thị Yên 2000
đời 25.2. Lê Thị Giang, 1977, chồng là Bùi Nguyên, quê ở Vinh, có con là :
                                    Bùi Thị Lan, 1999
Đời 24.3.
Lê Khánh Toàn 1956, văn hóa lớp 10, vợ là Nguyễn Thị Hương 1959 văn hóa lớp 7, cả 2 đều làm ruộng. Có 4 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Phi 1981 đang đi học,
2-     Lê Thị Mỹ 1984 đang đi học,
3-     Lê Khánh Phong 1986 đang đi học,
4-     Lê Khánh Thông 1988 đang đi học.
Đời 23.3.
 
Lê Khánh Viên, tên tục là Tửu (con bà Tuỳ - vợ thứ 4 của ông Tổng Táo). Trước cư trú ở Sơn An, sau Cách mạng có thời gian làm bảo vệ ở trưòng cấp I Sơn An, sau cải cách ruộng đất đã di cư lên sơn Tây, Hương Sơn. Vợ là Trần Thị Cháu 1933 thường gọi là bà Viên. hai vợ chồng làm nghề cắt tóc và buôn bán ở Sơn Tây. Có 8 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Thịnh 1951,
2-     Lê Khánh Vượng
3-     Lê Khánh Lợi 1960,
4-     Lê Khánh Lộc 1963,
5-     Lê Khánh Việt 1966,
6-     Lê Khánh Hải 1969,
7-     Lê Khánh Anh 1977,
8-     Lê thị Vân 1971.
Ông Lê Khánh Viên mất ngày 6/12 (1981), mộ ở nghĩa địa rú Tròn lô 22 xóm Kim Thành, xã Sơn Tây.
 
Đời 24.1.
 
Lê Khánh Thịnh 1951, sinh tại Sơn An sau lên sơn Tây theo bố mẹ. Vào bộ đội 1968 sau chuyển sang cơ quan và hưu mất sức 1987 tại đội I Kỳ đồng Kỳ anh Hà tĩnh. Đã dược thưởng: Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Vợ là Tống Thị Việt 1946 làm ở xí nghiệp vôi Sơn Quang, Hương Sơn, sau chuyển về Đò Diệm, Hà Tĩnh. Nay nghỉ mất sức tại Kỳ Đồng, Kỳ Anh. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Hùng 1973,
2-     Lê Thị Thanh Huyền 1975,
3-     Lê Khánh Hoà 1980 sinh viên cao đẳng nhac Hà Tĩnh,
4-     Lê Khánh Hằng 1983 đang đi học,
5-     Lê Khánh Hoa 1985 đang học lớp 8.
Đời 25.1.
Lê Khánh Hùng sinh 1973 tại Sơn thịnh, vợ là Nguyễn Thị Duyên 1971 quê ở Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đã có 3 con (đời 26) cả nhà cư trú tại Kỳ Đồng, Kỳ Anh:
1-     Lê Khánh Dũng 1980 đang đi học,
2-     Lê Thị Loan Anh 1991 đang học,
3-     Lê Khánh Hoàng 1995.
Đời 25.2.
Lê Thị Thanh Huyền 1975, chồng là Lữ Doãn Trường 1971 quê Xuân Mỹ huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa, bộ đội tại ngũ cấp bậc Đại đội trưởng ở Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Đã có 1 con trai:
Lữ Doãn Quang 1999.
Đời 25.3.
Lê Khánh Hòa, sinh 1980 tại nông trường 12-9 Kỳ Anh, nay ở Kỳ Đồng, Kỳ Anh, sinh viên cao đẳng nhạc hoạ Hà Tĩnh.
Đời 25.4.
Lê Khánh Hằng sinh 2/10/1983 tại nông trường 12-9 Kỳ Anh , đang đi học.
Đời 25.5.
Lê Khánh Hoa 29/7/1985, nay ở Kỳ Đồng, Kỳ Anh đang đi học.
 
Đời 24.2.
Lê Khánh Vượng, văn hóa lớp 7 làm ruộng ở xã Sơn Tây. Vợ là Nguyễn Thị Tình 1971 văn hóa lớp 7 người cùng quê. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Thị Thanh 1984- 1992 (ngày 6/6),
2-     Lê Thị Hoài 1988 đang đi học,
3-     Lê Thị Phương 1990 đang đi học,
4-     Lê Khánh Dương 1993 đang đi học,
5-     Lê Khánh Trinh 1995 đang đi học
Đời 24.3.
Lê Khánh Lợi 1960, văn hóa lớo 7. Vợ là Lê Thị Hợi 1960 cùng quê văn hóa lớp 7. Cả 2 đều làm ruộng ở Sơn Tây. Đã có 3 con (đời 25):
1-     Lê Thị Nga   1986 đang đi học,
2-     Lê Thị Liệu 1988 đang đi học,
3-     Lê Thị Ngân 1990 đang đi học.
Đời 24.4.
Lê Khánh Lộc 1963, văn hóa 7/10. Vợ là Nguyễn Thị Trầm 1967 cùng quê. Cả 2 đều làm ruộng ở xã Sơn Tây. Đã có 6 con (đời 25):
1-     Lê Thị Hiền       1990, đang đi học
2-     Lê thị Hòa         1992 đang đi học,
3-     Lê thị Bình         1994 đang đi học,
4-     Lê thị Hương     1996 đang đi học,
5-     Lê Khánh Thành 1998,     6. Lê Khánh Đạt     2000.
Đời 24.5.          Lê Khánh Việt 1966, văn hóa 7/10, sống cùng cha mẹ ở Sơn Tây.
Đời 24.6.
Lê Khánh Hải 1969, văn hóa 7/10. Vợ là Trần Thị Hiền 1981 chưa có con. Hai vợ chồng làm nghề may ở xã Sơn Tây.
Đời 24.7.
Lê Khánh Anh 1977 văn hóa lớp 7, sống với cha mẹ ở xã Sơn Tây.
Đời 24.8.
Lê Thị Vân 1971 văn hóa 7/10. Chồng là Hồ Văn Kỳ 1974. Cả 2 đều làm ruộng ở quê chồng là xã Sơn Hồng, Hương Sơn.
Đời 22.4.
Lê Khánh Khoái là con trai thứ 4 của ông Lê Khánh Trạch, tục gọi là ông Cu Khoái. Sau định cư ở quê vợ là xã Sơn Phố, Hương Sơn, hà Tĩnh. Ông có 2 bà vợ:
-          Bà vợ cả là Trần Thị Cu quê ở Sơn Phố, sinh được 2 con (đời 23):
1-     Lê Khánh Hoành,
2- Lê Thị Viện,
-          Bà vợ 2 chưa rõ tên quê xã Sơn Lĩnh, Hương Sơn, có 2 con (đời 23):
3- Lê Khánh Dung,
4-     Lê Khánh Uyên.
Ông mất ngày 20 tháng 10. Bà cả mất ngày 9 tháng 5.
Bà 2 không rõ ngày mất. Phần mộ của cả 3 ông bà đều đặt ở Sơn phố.
Đời 23.1.
Lê Khánh Hoành 1910-1939, vợ là Đinh Thị Tốn quê ở Sơn Hòa. Ông bà có 3 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Thọ,
2-     Lê Khánh Bồn,                    3. Lê Thị Lợi.
Ông Hoành mất ngày 20 tháng 12. Bà Tốn mất ngày 8 tháng 4.
Phần mộ hai ông bà đặt ở Sơn phố.
Đời 24.1.
Lê Khánh Thọ 1930, học hết trung học thì vào bộ đội, đã tốt nghiệp trường pháo binh khoá I tại Thanh hóa, cấp bậc khẩu đội phó. Kháng chiến chống Pháp được thưởng: Huân chương kháng chiến hạng II. Sau phục viên về sinh sống ở Sơn phố. Vợ là Nguyễn Thị Vựng 1930, quê Sơn thịnh. Có 6 con (đời 25):
1.Lê Khánh La,              2. Lê Khánh Danh,
3. Lê Thị Thắm,              4. Lê Thị Thanh,
5. Lê Thị Oanh,              6. Lê Thị Hạnh.
Ông Thọ mất ngày 26 tháng 10. Bà Vựng mất ngày 21 tháng 8.
Phần mộ ông bà ở Sơn Phố.
 
Đời 25.1.
Lê Khánh La 1953, văn hóa 7/10. Bộ đội chống Mỹ, đã được thưởng: Huân chương chống Mỹ hạng III, hiện công tác và cư trú ở Cần Thơ. Vợ là Trần Thị Ngọc quê Can Lộc, Hà Tĩnh. Đã có 1 con gái (đời 26):
1-     Lê Ngọc Khánh.
Đời 25.2.
Lê Khánh Danh 1953, văn hóa 7/10. Vợ là Nguyễn Thị Lan 1973. Có 2 con (đời26):
1-     Lê Thị Khánh Ngọc 1992,
2-     Lê Khánh Dũng 1995.
Đời 25.3.
Lê Thị Thắm 1958, văn hóa 10/10, là giáo viên cấp II ở tỉnh Hậu Giang. Chồng là Nguyễn Cấu quê ở thành phố Cần Thơ. Có 2 con:
1-     Nguyễn Dịu Hiền,
2-     Nguyễn Thị Lâm Sừng.
Đời 25.4.
Lê Thị Thanh 1962, văn hóa 10/10 đang làm ở công ty dược Hậu Giang. Chồng là Nguyễn Hữu Thu quê Nghĩa Đàn, Nghệ An. Có 2 con:
1-     Nguyễn Thị Diễm,
2-     Nguyễn Thị Thơ.
Đời 25.5.
Lê Thị Oanh 1968, văn hóa 10/10, làm nghề buôn bán nhỏ. Chồng Nguyễn Ngọc Thuyết quê ở Huế. Có 1 con:
Nguyễn Tú Trinh.
Đời 25.6.
Lê Thị Hạnh 1974, văn hóa 12/12, làm nghề nội trợ. Chồng là Nguyễn Mạnh Hùng quê Nghệ An. Có 2 con:1. Nguyễn Thị Huyền        2. Nguyễn Thị Trang.
 
Đời 24.2.
Lê Thị Lợi 1934-1976, chồng là Nguyễn Văn Linh quê xã Đức Lạc Đức Thọ, Hà Tĩnh. Có 2 con rồi mất sớm:
1-     Nguyễn Văn Hiến,
2-     Nguyễn Văn Hợi.
Đời 24.3.
Lê Khánh Bồn 1937, văn hóa 7/10. Công tác nông trường Sơn Tây hương Sơn. Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III. Vợ là Lê Thị Liên quê xã Hương Phong, Hương Khê, Hà Tĩnh. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Biền 1976,                        2. Lê Thị Tiềm.
Đời 25.1.
Lê Khánh Biền 1976, văn hóa lớp 10, làm nghề cắt tóc chưa có gia đình riêng.
đời 25.2.
Lê Thị Tiềm 1973, giáo viên tiểu học. Chồng là Hồ Hữu Hoàng sĩ quan biên phòng Hà Tĩnh.Đã có 1 con:
Hồ Lê Tin 2000.
 
Đời 23.2.
Lê Thị Viện là con gái bà vợ cả ông Khoái, chồng quê Sơn Phố, có 2 con:
1-     Ông Ngọ đang sống ở Hà Nội,
2-     Bà Sâm đang sống ở Thanh hóa.
Đời 23.3.
Lê Khánh Dung con trai đầu của bà vợ 2 ông Khoái, cư trú ở Sơn Lĩnh, Hương Sơn, mất ngày 15/6. Vợ là Hồ Thị Bát quê sơn Lĩnh. Có 2 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Thông 1934,
2-     Lê Khánh Đồng 1940.
Bà Bát mất ngày 23 tháng 1. Phần mộ 2 ông bà đặt ở Sơn Lĩnh.
Đời 24.1.
Lê Khánh Thông 1934, văn hóa lớp 4, làm nghề nông ở Sơn Lĩnh, mất ngày 2 tháng 8 (1990). Vợ là Trần Thị Sửu quê ở Sơn Tân, Hương Sơn, mất ngày 11 tháng 7 (1994). Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Bình 1964,
2-     Lê Khánh Luận 1967,
3-     Lê Khánh Thọ 1970,
4-     Lê Khánh Mạo 1972,                        5. Lê Thị Lan 1975.
Đời 25.1.
Lê Khánh Bình 1964, văn hóa 10/10, là sĩ quan quân đội phục viên, đã đi lao động ở nước ngoài từ tháng 3/1989- 10/1990, hiện làm ruộng ở nhà. Đã dược thưởng:
-          Huân chương chiến công hạng III,
-          Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng II,
-          Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng I (của Campuchia)
Vợ là Phan Thị Hòa quê Sơn Lĩnh. Có 2 con (đời 26):
1. Lê Thị Hương Giang 1992,                 2. Lê Thị Thùy Ngân 1994.
Đời 25.2.
Lê Khánh Luận 1967, văn hóa 9/12, sản xuất nông nghiệp ở Sơn Lĩnh. Vợ là Nguyễn Thị Tịnh cùng quê. Có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Tuấn 1991,                       2. Lê Khánh Tú 1993.
Đời 25.3.
Lê Khánh Thọ 1970, văn hóa lớp 9, làm nông nghiệp ở Sơn Lĩnh. Vợ là Đinh Thị Chiên quê Sơn Lĩnh, đã có 1 con trai (đời 26):
1- Lê Khánh Trọng 1994
 
Đời 25.4.
Lê Khánh Mạo 1972 văn hoá lớp 9, đang làm ăn ở Đáclắk, chưa có gia đình riêng.
đời 25.5.
Lê thị Lan 1975 là con gái út của ông Lê Khánh Thông, chồng là đinh Nho Thưởng quê Sơn Hòa, có 2 con:
1-     Đinh Nho Tương 1994,
2-     Đinh Thị Như       1997.
Đời 24.2.
Lê Khánh Đồng 1940, văn hóa lớp 5/10, vào bộ đội 1963. Đã dược thưởng: Huân chương chống Mỹ hạng III, hiện làm nông nghiệp ở Sơn Lĩnh. Vợ là Trần Thị Hợi quê Sơn Tân. Đã có 6 con (đời 25):
1-     Lê Thị Thanh     1975,
2-     Lê Thị Nhàn       1977,
3-     Lê Khánh Đoàn 1970,
4-     Lê Khánh Quân 1983,
5-     Lê Thị Oanh       1986,          6. Lê Khánh Vũ 1989.
Đời 25.1.
Lê Thị Thanh 1975, văn hóa 9/12, làm ruộng. Chồng là Nguyễn Văn Cảnh quê Sơn Tây. Đã có 2 con:
1-     Nguyễn Văn Dũng,
2-     Nguyễn Văn Đức.
Đời 25.2.
Lê Thị Nhàn 1977, văn hóa 5/12, làm ruộng ở quê. Chồng là Phạm Văn Tâm. Đã có 2 con:
1-     Phạm Thị Linh,
2-     Phạm Thị chinh.
Đời 25.3.          Lê Khánh Đoàn 1980, văn hoá 9/12, đang tham gia quân đội.
Đời 25.4.          Lê Khánh Quân 1983 văn hóa 9/12, làm ruộng ở quê.
Đời 25.5.          Lê thị oanh 1986 đang đi học.
Đời 25.6.          Lê Khánh Vũ 1989 đang đi học.
Đời 23.4.
Lê Khánh Uyên là con trai thứ 4 của ông Khoái do bà vợ hai sinh ra. Lúc trẻ làm lục lộ ở Tha-khẹt (Lào), không có con, mất vào khoảng năm 1959 tại thủ đô Lào (Cháu Lê Khánh Danh là con ông Lê Khánh Thọ đã sang chụp ảnh mộ).
Nhân ngày giỗ Tổ 10/3 -1996 con gái nuôi là Lê Thị Long có đưa bát nhang về để xin phép họ Lê cho tòng tự ở nhà thờ họ Lê năm chi.
 
Đời 21.2.
Lê Khánh Toại còn gọi là Lê Khánh Đạo, tục gọi Cố Đồn là con trai thứ 2 của ông Lê Khánh Quýnh, có tham gia phong trào Cần vương của cụ Phan Đình Phùng.
Bà vợ thứ 1 người ở Lê Định (Sơn Tiến) chỉ sinh 1 con gái rồi mất. Người con gái này lấy chồng họ Hà Huy ở Sơn Thịnh là tú tài Hà Huy ái nên thường gọi là bà Tú ái.
Bà vợ kế người họ Phan quê Sơn Hòa, có 2 trai và 1 gái (đời 22):
1-     Lê Khánh Mại,
2-     Lê Khánh Phùng,
3-     Lê Thị Năm , chồng là ông Đốc Trinh ở Sơn Lễ nên thường gọi là bà Đốc Trinh.
   Phần mộ ông bà Lê Khánh Toại, Lê Khánh Mại đều đặt ở rú Bụt, Sơn An.
Đời 22.1.
Bà Tú ái là con vợ cả ông Toại, chồng là Tú tài Hà Huy ái quê Thịnh Xá (nay là Sơn Thịnh). Có các con là:
1-     Bà Nghĩa Đường,
2-     Bà ấm Thường,
3-     Bà Cửu Lâm,
4-     Hà Huy Cư,
5-     Hà Huy Giáp cán bộ lão thành cách mạng nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Bộ Văn hóa, Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Đời 22.2.
Lê Khánh Mại (thường gọi là ông Đội Mại) người thanh tú, thông minh có sức khỏe, tham gia phong trào Cần vương chống Pháp của Cụ Phan Đìmh Phùng. Vợ người họ Nguyễn ở làng Thịnh Xá. Có 2 con trai và 5 con gái (đời 23):
1-     Lê Khánh Tao,
2-     Lê Khánh Liêu,
Năm bà con gái:
-          Bà thứ nhất và bà thứ 5 là vợ cả và vợ kế ông Trần Dịnh, ở Sơn Lễ
-          Bà thứ 2 và thứ 3 là vợ cả và vợ kế ông Nguyễn Quang Hoàn, ở Sơn Lễ
-          Một bà lấy ông Đậu Đức Nguyên ở Sơn Tiến.
 
Đời 23.1.
Lê Khánh Tao thường gọi là ông Nho Tao, học hành thông minh, giỏi văn chương hay làm thơ ca, hò vè, thích hát ví hát tuồng. Nhưng thi không đậu. Không may bị chết đuối khi đi tắm ngoài đồng ngập lụt lúc mới 32 tuổi (1896-1928). Vợ người Kẻ Sét (nay là Sơn Ninh). Bà sinh được 1 con trai và 1 con gái (đời 24) rồi cải giá sau khi ông Tao mất:
1-     Lê Thị Chắt Tao chồng là người họ Trần thường gọi là ông Ký Lục quê Sơn Thịnh,
2-     Lê Khánh Tạo.
Phần mộ ông Tao đặ ở rú Bút, Sơn An.
Đời 24.1.
Lê Thị Chắt Tao (xem trên). Con cái chưa rõ.
 
Đời 24.2.
Lê Khánh Tạo thuở nhỏ thông minh học giỏi vào làm ăn ở Sài Gòn, sớm giác ngộ cách mạng (1938). Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 ông ở lại hoạt động bí mật ở Nam bộ, là cán bộ trung ương cục miền Nam. Trong 2 cuộc kháng chiến ông đã làm các chức vụ:
-          Tỉnh ủy viên tỉnh Thủ Dầu Một,
-          Thư ký Liên đoàn cao su Nam bộ,
-          Thường vụ Thành ủy Sài Gòn Chợ Lớn.
Sau bị địch bắt ở bến xe Bình Dương và bị đày ra Côn Đảo năm 1960. Ông đã tham gia đấu tranh rất kiên cường ở chuồng cọp và hy sinh năm 1962 tại nhà tù Côn Đảo. Phần mộ đặt ở nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo
Vợ là Trịnh Thị Diệu quê ở Thanh Tuyền Bến, Bến Cát, Thủ Dầu Một cũng là một người hoạt động cách mạng trong thời kỳ chống Pháp. Trong thời gian chống Mỹ bà làm ở ngành giáo dục. Ông bà sinh được 5 con (đời 25):
1-     Lê Chí Dũng 1957,
2-     Lê Thị Thanh Dung,
3-     Lê Thị Thanh Duyên,
4-     Lê Thị Thanh Danh.
Bà Diệu mất ngày-----, mộ đặt ở Thanh Tuyền, Bến Cát.
            Ông Tạo còn có con trai đầu là Lê Khánh Thành (con bà vợ trước lấy ở quê), bị Mỹ Nguỵ bắt đi lính đã chết không rõ tin tức.
Đời 25.1.
Lê Chí Dũng 1957, tốt nghiệp Đại học Thủy lợi Sài Gòn. Công tác, vợ con chưa rõ.
Đời 25.2.
Lê Thị Thanh Dung tốt nghiệp Đại học Kinh tế, chồng là Dương Minh Mẫn kỹ sư kinh tế. Có 3 con:
1-     Dương Minh Trí 1976.
2-     Dương Minh Thông 1987.
3-     Dương Minh Tâm 1997.
Đời 25.3.
Lê Thị Thanh Duyên tốt nghiệp Đại học sư phạm, chồng là Nguyễn Văn Vĩnh, giáo viên đại học. Có 1 con:
                        Nguyễn Vinh Thái 1981.
 
Đời 25.4.
Lê Thị Thanh Danh, tốt nghiệp Đại học sư phạm, chồng là Nguyễn Chí Trung, có 2 con:
1-     Nguyễn Chí Ngọc Minh 1982.
2-     Nguyễn Thị Trâm Anh 1995.
Đời 23.2.
Lê Khánh Liêu 1903- 19. ..là người thông minh nhanh nhẹn, khéo tay giỏi nghề thủ công đan lát. Vợ là Hà Thị Em người họ Hà Huy ở Sơn Thịnh làm nghề dệt vải thủ công. Có 4 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Thông,
2-     Lê Khánh Giao,
3-     Lê Khánh Biên,
4-     Lê Thị Huê.
Phần mộ ông bà Liêu đặt ở rú Bụt, Sơn An.
 
Đời 24.1.
Lê Khánh Thông 1940, tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt nam, trước làm cán bộ giảng dạy ở trường mỹ thuật Vinh, nay công tác tại TP Hồ Chí Minh, hội viên hội mỹ thuật Việt Nam. Vợ là Nguyễn Thị Tâm 1948 (con ông Nguyễn Trí) Sơn An, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm làm giáo viên. Có các con (đời 25):
1-     Lê Thị Khánh Hồng 1976, đại học mỹ thuật TP HCM
2-     Lê Khánh Thái 1980, đang học ĐH kiến trúc TP HCM.
đời 24.2.
Lê Khánh Giao 1944, Đại úy quân đội. Vợ là Lê thị Hạnh 1955 quê ở Bến Thủy, làm công nhân. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Thị Phương 1984,
2-     Lê Khánh Hải 1986.
3-     (chưa rõ)
4-     Lê Thị Hoài 1994
Đời 24.3.
Lê Khánh Biên 1947, tốt nghiệp Đại học thủy lợi, kỹ sư thủy văn, nay công tác tại Tây nguyên. Vợ là Trần Thị Hợi 1951, quê ở Sơn An, nay ở cùng chồng và làm công nhân thủy văn. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Hà 1975,
2-     Lê Khánh Hòa 1977,
3-     Lê Thị Hoa 1980,
4-     Lê Thị Lệ 1983,
5-     Lê Thị Ngọc 1986.
 
Đời 24.4.
Lê Thị Huê, làm việc và cư trú tại thị xã Lào Cai tỉnh Lào Cai. Chồng là Nguyễn Xuân Dược quê Sơn Thịnh (cháu ngoại ông Lê Doãn Liên), công tác và cư trú tại thị xã Lào Cai. Có các con:
 
Đời 23.
về các bà con gái ông Lê Khánh Mại:
-          Bà thứ 1 và bà thứ 5 là vợ cả và vợ lẻ ông Trần Dịnh ở xóm Sắn xã Sơn lễ, thường gọi là ông Giám Dịnh. Có các con:
1-     Trần Tịnh,
2-     Trần Chương,
3-     Trần Bính,
4-     Trần Tiêu,
5-     Trần Vân, nay gọi là bà Tấn
6-     Trần Toàn,
7-     Trần Tường là liệt sĩ chống Mỹ.
8-     Trần Thị Kim Dung là con dâu họ Lê, vợ ông Lê Khánh Qụy con ông Lê Khánh Dương.
9-     Bà Thinh lấy chồng về Sơn châu Hương sơn.
10-  Bà Nguyệt là con dâu họ Lê, vợ ông Lê Khánh Bằng.
-          Bà thứ 2 và thứ 3 là vợ cả và vợ kế ông Nguyễn Quang Hoàn ở xóm Sắn Sơn Lễ, thường gọi là ông Bát Hoàn. Có các con:
1-     Nguyễn Thị Nguyệt,
2-     Nguyễn Quang Danh.
-          Còn một bà lấy chồng là Đậu Đức Nguyên quê Sơn Tiến công tác ở ngành thủy lợi. Có 5 con:
1-     Đậu Đức Thụ,
2-     Đậu Đức Nam,
3-     . . .
Đời 22.3.
Lê Khánh Phùng, tục gọi là ông Nho Ba, người nho nhã vui thú điền viên, nuôi chim cảnh. Vợ người họ Nguyễn ở Sơn Thịnh con bà Phổ (bà Phổ trước là vợ ông Lê Sĩ Vân, Khi ông Vân chết bà lấy chồng khác ở Sơn Thịnh) làm nghề buôn hàng xén nhà nghèo. Có 1 con gái (đời 23):
1- Lê Thị Nga.
Đời 23.
Lê Thị Nga con gái duy nhất của ông Lê Khánh Phùng, chồng là ông Nguyễn Khắc Huỳnh quê Sơn Hòa và ở rể tại Sơn An. Có 4 con trai và 4 con gái:
1. Nguyễn Khắc Ninh, bị chết đuối lúc đang học chuyên khoa tú tài,
2. Nguyễn Khắc Bình, bộ đội Hải quân đã nghỉ hưu ở Hà Nội,
3. Nguyễn Khắc Vịnh, cư trú ở Hà Nội,
4. Nguyễn Khắc Sính, Hiệu trưởng Đại học Đà nẵng,
6.Nguyễn Thị Huyền Phi,         6. Nguyễn Thị Tý,                                                                      7. Nguyễn Thị Nhật Tân,                        8. Nguyễn Thị Thập.
Đời 22.4.
Lê Thị Năm tức bà Đốc Trinh, chồng là ông Đốc Trinh người họ Nguyễn ở xóm sắn, Sơn Lễ, là Hàn lâm quang Lộc tự Thiếu Khanh. Có 4 con:
1-     Bà Tú Tuấn,
2-     Bà Hậu Các,
3-     Bà Tham Hàng,
4-     NGuyễn Văn Thước (chết sớm).
đời 21.3.
Lê Khánh Chỉnh 1840-1890, mất ngày 15 tháng 4. Ông là con bà Hà Thị Giao (thường gọi là Cố Liễn) vợ thứ 2 của ông Lê Khánh Quýnh.
            Cố Liễn có một người con với chồng trước là người họ Hà Học ở Sơn Hòa cũng theo mẹ đẻ về ở Kẻ E có con cháu là ông Hương Huyến, bà Cu Quyền, ông cháu Huyến, ông Hòe Liên, Diên, Khôn, Minh Thanh v.v. Hiện nay các thế hệ cháu chắt đều cư trú ở Sơn An cả.
Thuở nhỏ ông Chỉnh rất nghèo, cùng vợ chịu khó thức khuya dậy sớm làm ăn cần cù: hàng xay hàng xáo, nhuộm vải nâu đi chợ bán, tích lũy dần rồi trở nên giàu có nhất huyện Hương Sơn thời bấy giờ.
Khi đã giàu có ông chạy mua chức chánh Tổng ngoại ủy để tránh sự quấy nhiễu phiền hà của các chức dịch trong vùng, nên thường gọi là Cụ Tổng.
Sau này con cái đậu đạt, như con cả Lê Khánh áng đậu Tú tài, con út Lê Qúi Bác làm quan ở Huế, nên được nhà vua phong tặng Tham nghị đại phu (hàm Tứ phẩm) Hàn lâm Thị độc nên thường gọi tên khác là Cụ Tặng.
Vợ cả là Nguyễn Thị Hai người họ Nguyễn Khắc ở Sơn Hòa được phong tặng Ngũ phẩm nghi nhân mất ngày 17 tháng Giêng năm Tỵ thọ 75 tuổi. Vợ hai là bà Phúc quê ở Phúc Dương mất ngày. . .Phần mộ ba ông bà đặt ở rú Tháp. Có 4 con trai và 1 con gái (đời 22):
1-     Lê Khánh áng,
2-     Lê Thị Hai,
3-     Lê Khánh ích,
4-     Lê Khánh Lam tức Lê Qúy Bác,
5-     Lê Khánh Bàn (con cố Phúc) chết sớm.
Đời 22.1.
Lê Khánh Áng 1868-1917 thọ 49 tuổi, hiệu Túy Hiên, đậu Tú tài khoa Tân Mão, tước Hàn lâm cung phụng. Vợ cả là Nguyễn Thị Năm ở làng Hoành Sơn, Nam Hoành, Nam Đàn, Nghệ An (1871-1918), mất ngày 27 tháng 12. Vợ thứ 2 là bà Nhu 1879-1955 quê ở làng Kẻ Sét xã Sơn Ninh. Phần mộ ba ông bà đặt ở rú Tháp. Có 9 con (đời 23):
1. Lê Khánh Đàn,                                   2. Lê Khánh Dương,
3. Lê Thị Ba (chết sớm),             4. Lê Khánh Quyền,
5. Lê Khánh Hạnh,                                 6. Bà ấm Tuân,
7. Lê Khánh Thụ,                                   8. Lê thị Phương,
9. Lê Thị Xuân (con bà Nhu).
 
Đời 23.1.
Lê Khánh Đàn 1893-1946, mất ngày 15 tháng 5. Tước Hàn lâm đãi chiếu. Tính tình hiền lành, phúc hậu, rất mực thương yêu, chăm sóc con cháu tận tình, đối xử thân tình với họ hàng làng xóm. Học tập kế thừa môn thuốc Đông y của cha ông, làm thầy thuốc chữa bệnh giúp dân không lấy tiền, gặp người nghèo còn cho không cả thuốc.
Vợ cả là em gái ông Nguyễn Khắc Niêm ở Sơn Hòa chỉ sinh được 1 con gái rồi chết (đời 24):
1-     Lê thị Lưu
Vợ kế là Tôn Nữ Thị Mừng quê ở Huế cũng chỉ sinh được 1 con gái rồi chết (đời 24):
2-     Lê Thị Hợi tức Kim Anh.
Vợ kế thứ 2 là Nguyễn Thị Tứ (con ông Bá Kính) người làng Thọ lộc Sơn Lễ, sinh được 8 con (đời 24):
3-     Lê Khánh Khâm tham gia bộ đội và đã hy sinh trong thời kỳ chống Pháp,
4-     Lê Khánh Phác,
5-     Lê Khánh Tần,
6-     Lê Khánh Cát,
7-     Lê Thị Oanh chết sớm,   8. Lê Thị Thân,                                9. Lê Thị Ngà,       10. Lê thị Hồng.
Sau cách mạng thang Tám ông Đàn tham gia Hội đồng nhân dân xã, được dân tín nhiệm. Là gia đình chính sách liệt sĩ.
Đời 24.1.
Lê Thị Lựu 1922, chồng là Đinh Nho Hân người Sơn Hòa, trước cách mạng làm Thừa phái đậu thành chung. Sau cách mạng làm hậu cần quân đội, là liệt sĩ chống Pháp. Bà Lựu tư cách hiền thục, đảm đang được bà con hàng xóm thương yêu qúy mến, làm nhiệm vụ phục vụ ủy ban kháng chiến Nghệ An đã nghỉ hưu. Chồng hy sinh khi 6 con còn nhỏ, bà đã nuôi dạy 6 con trưởng thành đều tốt nghiệp Đại học . Bà là gương sáng của bà mẹ hiền họ Lê. Ông bà có 6 con:
1-     Đinh Thanh Hà, dược sĩ cao cấp nghỉ hưu ở Vinh,
2-     Đinh Thị Hoan Châu, kỹ sư làm ở Huế cùng chồng,
3-     Đinh Thị Chi, giáo viên ở Vinh đã nghỉ hưu,
4-     Đinh Nho Hoan, trên Đại học, dạy học ở trường cao đẳng sư phạm Nghệ An.
5-     Đinh Thị Bé, trung cấp hoá chất ở Phú Thọ
6-     Đinh Thị Tâm, giáo viên cấp 3 ở Vinh,
Đời 24.2.
Lê thị Hợi tức Kim Anh (con bà thứ 2) chồng là Lê Đình Hanh, cán bộ kháng chiến chống Pháp, chuyên viên tài chính tỉnh Nghệ An đã nghỉ hưu, ở 11A đường Phan Bội Châu, Huế. Có 3 con:
1-     Lê Thị Hương, giáo viên THPT ở Vinh
2-     Lê Thị Phúc, công nhân ở Huế
3-     Lê Thị Hường. Giáo viên tiểu học ở Huế
Đời 24.3.
Lê Khánh Khâm, liệt sĩ chống Pháp, hy sinh 1953 ở mặt trận Trung Lào.
Đời 24.4.
Lê Khánh Phác 1936, cán bộ chi cục muối, có tính thương người, sống vô tư, luôn nhận khó khăn về mình. Tính thẳng thắn được anh em trong cơ quan yêu mến, thường mệnh danh là người cộng sản ngoài Đảng. Vợ là Nguyễn Thị Sen (con ông Nguyễn Quang Tiền) ở Sơn Lễ. Có 4 con (đời25):
1-     Lê Khánh Tùng 1966, tốt nghiệp THPT làm công nhân xây dựng ở TP HCM,
2-     Lê Khánh Thảo 1968, làm ăn sinh sống ở T/P Vinh với bố mẹ,
3-     Lê Thị Tuyết 1970, làm kế toán viên ở Vinh. Lấy chồng ở Vinh,
4-     Lê Khánh Thành kỹ sư nông nghiệp công tác tại TP hồ Chí Minh.
Đời 24.5.
Lê Khánh Tần 1938, tốt nghiệp Đại học sư phạm, cần cù chăm chỉ học tập, công tác và lao động, là giáo viên cấp 3 Hương Sơn. Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II. Vợ là Dương Thị Hồng 1950, giáo viên cấp 1 quê ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Nay gia đình định cư ở nơi dạy học Sơn Tân. Có 4 con (đời 25):
1.Lê Thị Hoài Xuân, tốt nghiệp THPT vào làm ăn ở Vũng Tàu, vừa làm vừa học Đại học sư phạm tiếng Anh. Hiện đang dạy hợp đồng các lớp tiếng Anh ở Vũng Tàu, nêu cao được truyền thống hiếu học của gia đình.
2.Lê Thị Xuân An, giáo viên trường trung học chuyên ban Trần Văn Quan bà Rịa Vũng tàu. Là giáo viên trẻ nhiệt tình, được đi dự thi giáo viên dạy giỏi của tỉnh mặc dù mới ra trường được 2 năm.
3.Lê Thị Thư, học giỏi, có quyết tâm vượt khó, học khoa Hóa Đại học sư phạm Vinh, nay dạy học ở Bà Rịa.
4.Lê Khánh Trí, thông minh, phát triển rất sớm, được đi thi học sinh giỏi toán lớp 11 ở tỉnh Hà Tĩnh. 15 tuổi đã thi đậu Đại học, hiện đang học năm thứ 1 khoa Toán Đại học sư phạm Vinh.
Đời 24.6.
Lê Khánh Cát 1945, Đảng viên, tham gia quân đội từ năm 1968, nay đã nghỉ hưu với quân hàm Đại úy thông tin. Tính tình thẳng thắn thật thà, chan hoà, dũng cảm trong chiến đấu, thông minh. Đã được tặng thưởng:
-          Huy hiệu Bác Hồ,
-          Ba huân chương giải phóng hạng I,II và III,
-          Ba huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I,II,III.
Vợ là Nguyễn Thị Mai 1950, giáo viên cấp 2. Nay gia đình định cư ở quê vợ là thôn Thành Phú xã Định Tường, huyện Thiệu yên, Thanh Hóa. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Hoài 1976, tốt nghiệp cao đẳng kỹ sư ngành Điện công tác tại     Thiệu yên Thanh hóa,
2-     Lê Thị Nam 1975,
3-     Lê Thị Tuyết Trinh 1984, đang đi học
 
Đời 24.7.
Lê Thị Thân, chồng là Nguyễn Văn Hà cùng quê, giáo viên trường Sơn An. Có các con:
1-     Nguyễn Văn Nhã,
2-     Nguyễn Thị Nhân,
3-     Nguyễn Thị ái,
4-     Nguyễn Văn Siêu.
Gia đình đã chuyển vào tổ chức trang trại sinh sống ở Sông Bé.
 
Đời 24.8.
Lê Thị Ngà, giáo viên cấp 1. Chồng là Nguyễn Khắc Miên (cháu ngoại ông Lê Khánh Giản) cán bộ kỹ thuật thiết kế Bộ công nghiệp nhẹ đã nghỉ hưu, cư trú ở Sơn Hòa, đã mất ở Sơn Hòa tháng 8/2001. Có các con:
1-     Nguyễn Khắc Việt, KS, ĐH Bách khoa công tác ở Đồng Nai,
2-     Nguyễn Khắc Anh học công nhân kỹ thuật ở Hà Nội.
Đời 24.9.
Lê Thị Hồng, giáo viên tiểu học ở Sơn An. Chồng là ông Nghệ (con ông Bân) ở cùng quê.
Đời 23.2.
Lê Khánh Dương 1895-1967, mất ngày 15 tháng 10, thọ 73 tuổi. Sinh thời ông sống chan hòa vui vẻ với mọi người không phân biệt giàu nghèo. Đặc biệt thân thiết với nông dân trong xóm làng. Có năng khiếu văn nghệ, thích săn bắn, cưỡi ngựa, thả diều. Thường bỏ tiền ra tổ chức các gánh hát cho anh em nông dân biểu diễn, bản thân là Đạo diễn cho gánh hát. Phong cách sống rất hào phóng.
Tham gia cách mạng từ năm tháng 5-1945, vào Đảng 14-10-1946, là cơ sở của Đảng trước cách mạng tháng Tám, là ủy viên Việt Minh bí mật ở xã. Tham gia cướp chính quyền ở xã và làm chủ tịch ủy ban kháng chiến xã An Lễ, Bí thư hội Phụ lão cứu quốc, ủy viên mặt trận Liên Việt xã, phụ trách tôn giáo vận của Đảng bộ xã. Đã được nhà nước tặng thưởng:
-          Huân chương kháng chiến hạng II,
-          Huy chương kháng chiến hạng I,
-          Hai bảng vàng danh dự (có 6 con đi bộ đội thời chống Pháp và 3 con bộ đội thời chống Mỹ),
-          Bằng tuyên dương công trạng của ủy ban kháng chiến Liên khu 4 tặng,
-          Hai bằng gia đình vẻ vang,
-          Bằng Tổ quốc ghi công Liệt sĩ Lê Khánh Sào.
Là gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách.
Vợ là bà Nguyễn Thị Tư (1898-1980) mất ngày 3 tháng 4 năm Canh Thân, thọ 83 tuổi. Bà là con cụ Nguyễn Khắc Kiều ở Sơn Hòa, là một phụ nữ tháo vát đảm đang, cần cù lao động chăn tằm, dệt vải, chăn nuôi. đã nuôi dạy 9 người con khôn lớn nên người.
Phần mộ của ông bà táng ở rú Tháp. Có 9 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Khang 1918-1996,
2-     Lê Khánh Qụy 1920-1985,
3-     Lê Khánh Thiềm 1924,
4-     Lê Khánh Lâm 1926,
5-     Lê Khánh Nam 1928,
6-     Lê Khánh Sằn 1932,
7-     Lê Khánh Sào 1935-1954, liệt sĩ chống Pháp,
8-     Lê Thị Khánh Kim 1937,
9-     Lê Khánh Đài 1939.
Ngoài ra còn có 3 con chết sớm là:
Lê Khánh Nhơn, Lê Thị Trà, Lê Thị Khánh Ngọc
Đời 24.1.
Lê Khánh Khang 1918-1996, học ở Quốc học Vinh, đậu Thành chung, đI làm ở Bưu điện Pnong Pênh, Huế, học trường huấn luyện thể thao Phan Thiết. Đảng viên từ năm 1946, tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945. Năm 1944 hoạt động chống Pháp bị bắt đi an trí tại Đắc Tô, Kôn Tum. Trong khởi nghĩa tháng Tám là ủy viên ủy ban khởi nghĩa tỉnh Thừa Thiên, cướp chính quyền ở Huế.
Tham gia quân đội lần lượt giữ các chức vụ Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng, Đã chỉ huy chiến đấu ở các mặt trận: Bình Trị Thiên, Nghệ An, Trung Lào, Thượng lào, Khu Ba. Làm cán bộ sư đoàn phụ trách chủ nhiệm khoa chiến thuật, trưởng phòng huấn luyện học viên quân sự cao cấp thuộc Bộ tổng tư lệnh. Sau làm Hiệu trưởng trường sĩ quan hậu cần, được phong quân hàm Đại tá năm 1957. Năm 1960 chuyển ngành lần lượt làm Chánh văn phòng, Cục trưởng cục chăn nuôi Bộ nông trường, Cục trưởng cục kiến thiết cơ bản Bộ lâm nghiệp. Nghỉ hưu từ năm1980. Trong quá trình công tác ở quân đội cũng như dân sự ông luôn giữ được tính cương trực, thẳng thắn, cần kiệm liêm khiết, gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình công tác. Quản lý tốt cơ quan, có ý thức đào tạo cán bộ kế cận, được cấp trên kính nể, cấp dưới mến phục. Luôn chấp hành tốt chính sách của Đảng và Nhà nước. Sau khi nghỉ hưu vẫn tích cực tham gia cấp ủy đảng ở địa phương. Tự tăng gia cải thiện đời sống trong hoàn cảnh khó khăn chung của cả nước. Ông đã được tặng thưởng:
-          Huân chương Độc lập hạng III,
-          Huân chgương chiến thắng hạng I,
-          Huân chương chiế công hạng III,
-          Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I và II,
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,
-          Huy hiệu 40 và 50 tuổi Đảng,
-          Kỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị bắt tù đày do Thủ tướng tặng: "Đã nêu cao tinh thần trung kiên bất khuất góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc". Ông mất ngày 15 tháng 9.
Vợ là Trương Thị Xuân Tần 1932 (con ông Trương Xuân Mai) ở huyện điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Là Đảng viên tập kết ra Bắc từ 1954. Làm cán bộ tài vụ ở ủy ban liên lạc kinh tế và văn hóa với Lào và Campuchia, biệt phái sang Lào tháng 7/1987. Bà đã được tặng thưởng:
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,
-          Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng II,
-          Huân chương tự do hạng II của Lào.
Đã nghỉ hưu, gia đình cư trú tại D3 phòng 401 phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Ông bà sinh được 2 con (đời 25):
1-     Lê Quốc Khánh 1957,
2-     Lê Thị Khánh Vân 1960.
 
Đời 25.1.
Lê Quốc Khánh 1957, tốt nghiệp kỹ sư cơ khí chế tạo trường Đại học Thái Nguyên. Tham gia quân đội 8 năm, công tác tại Viện vũ khí, chuyển ngành với quân hàm Đại úy sang công tác tại xí nghiệp cơ khí thuộc công ty khảo sát thiết kê Bộ nông nghiệp, nay công tác ở công ty cơ khí Hòa phát. Đảng viên. Vợ là Nguyễn Thị Thảo bác sĩ y khoa (chuyên khoa cấp 1). Có 1 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Hoàng 1991, đang đi học.
 
Đời 25.2.
Lê Thị Khánh Vân 1960, cử nhân khoa ngữ văn, tốt nghiệp trường Đại học tổng hợp (nay là Đại học quốc gia) Hà Nội, nay là phóng viên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội.
Đời 24.2.
Lê Khánh Qụy 1920-1985, mất ngày 7 tháng 2, mộ đặt ở rú Tháp. Thời chống Pháp làm trại trưởng trại giống lúa Rạch Gòi Cần Thơ và Cầu Hai, Thừa Thiên thuộc Túc mễ cục Đông Dương. Sau cách mạng về quê làm ruộng và làm y tá phục vụ dân công và nhân dân trong xã. Trong hoàn cảnh tất cả anh em thoát ly một mình ông Qụy vừa tham gia công tác đia phương làm thư ký đội sản xuất vừa phải chăm lo vườn tược nhà cửa của cha mẹ, chăm sóc hầu hạ cha mẹ lúc đau yếu, nêu cao tấm gương hiếu thảo không nề hà than vãn. Vợ là bà Trần Thị Dung 1918 (con ông Giám Dịnh) ở xóm Sắn Sơn lễ. có 5 con (đời 25):
1-     Lê Thị Mỹ Hương còn gọi là Nhụy,
2-     Lê thị Phương,
3-     Lê Khánh Thái,
4-     Lê Thị Khánh Hòa,
5-     Lê Khánh Hồng Công.
Đời 25.1.
Lê Thị Mỹ Hương (lúc nhỏ gọi là Nhụy) tốt nghiệp trung cấp chăn nuôi. Chồng là Nguyễn Văn Lang kỹ sư trồng trọt, Giám đốc nông trường ở Bình Định, quê ở huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định. Có các con:
1-     Nguyễn Thị Xuân Hà,
2-     Nguyễn Văn Định,
3-     Nguyễn Tuấn Anh.
đời 25.2.
Lê Thị Phương, tốt nghiệp trung cấp sư phạm, đi thanh niên xung phong, nay là công nhân xí nghiệp may Đáp Cầu. Chồng là Trần Đình Học quê Hưng Nguyên, Nghệ An, trung úy công binh hy sinh ở mặt trận Tây Nam chống Ponpốt, là liệt sĩ. có 1 con gái :
Trần Thị Tú Anh học trung cấp thống kê ở Bắc Ninh nay làm ở xí nghiệp may Đáp Cầu..
Hai mẹ con hiện cư trú tại Đáp Cầu gần nhà cô Khánh Kim. Đã được cấp nhà tình nghĩa.
Đời 25.3.
Lê Khánh Thái 1955, học xong lớp 9 thì gia nhập quân đội, chiến đấu dũng cảm ở Campuchia, bị thương nhẹ, phục viên với quân hàm Chuẩn úy về quê làm nông nghiệp, là Đảng viên. Vợ là Nguyễn Thị Ngọc Diệp giáo viên cấp 2 ở Sơn An, người thuộc họ Nguyễn Quang ở xóm Sắn, Sơn Lễ. có 1 con (đời 26):
1- Lê Khánh Thạch đang đi học lớp 10 ở Hương Sơn
Đời 25.4.
Lê Thị Khánh Hòa, tốt nghiệp THPT, học xong trường công nhân kỹ thuật may Hà Bắc, nay công tác tại công ty may Chiến thắng Hà Nội. Chồng là Trần Văn Thế tốt nghiệp Đại học an ninh, công tác tại Sở công an Hà Nội. Nhà ở gần chợ xanh Giáp Bát. có 1 con:
Trần Tuấn Anh đang học tiểu học.
Đời 25.5.
Lê Khánh Hồng Công, đang học THPT thì gia nhập quân đội, chiến đấu ở mặt trận phía bắc năm 1979, sau khi xuất ngũ lại tiếp tục học hết THPT. Có khả năng học tốt các môn khoa học xã hội. Thi tuyển đủ điểm đI học ở Liên Xô, học xong Đại học văn hoá thư viện và ở lại Ukraina. Vợ tên là Hồng, đã có 1 con gái (đời 26). Hiện gia đình đang sống ở Kiep.
Đời 24.3.
Lê Khánh Thiềm, sinh ngày 6/6/1924. Trước cách mạng học trung học ở Vinh, sau ở nhà làm ruộng, giỏi công việc đồng áng, làm ăn tích cực chăm chỉ. Tính tình cởi mở chan hòa được dân làng yêu mến. Sớm giác ngộ cách mạng tham gia hoạt động từ trước năm 1945, vào Đảng năm 1946. Tốt nghiệp sĩ quan lục quân khóa 4, đã tham dự nhiều chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1955 là sĩ quan biệt phái làm công tác cải tạo tư sản ở hà Nội. Sau đó làm Giám đốc Công ty Hợp doanh dệt len mùa Đông – Hà Nội. Tái ngũ tham gia chiến đấu chống Mỹ ở tuyến đường Trường Sơn-Lào. Nghỉ hưu với quân hàm Trung tá. Trong công tác tỏ ra có khả năng quản lý và tổ chức, năng động sáng tạo , gần gũi anh em công nhân, được công nhân và cán bộ mến yêu và tin tưởng. Trong đời thường cũng như ở mọi vị trí công tác ông đều tỏ ra là con người có bản lĩnh, trung thực thẳng thắn, nhiệt tình, kiên quyết bảo vệ chân lý, hết lòng giúp đỡ mọi người. Đã được tặng thưởng:
-          Huân chương quân công hạng III,
-          Ba huân chương chiến sĩ vẻ vang I,II và III,
-          Hai huân chương kháng chiến hạng I và II,
-          Hai huân chương chiến sĩ giải phóng hạng II và III,
-          Huy hiệu 40 và 50 tuổi Đảng,
-          Huy chương quân kỳ quyết thắng.
-          Cán bộ tiền khởi nghĩa.
Vợ đầu là Nguyễn Thị Sâm (con thứ 2 của ông bà Nguyễn Văn Huỳnh) ở xóm Sắn, Sơn Lễ. Bà là người đảm đang, chồng đi chiến đấu xa, một mình ở nhà nuôi dạy con cái và chăm sóc cha mẹ nội ngoại rất chí hiếu, được bà con xóm giềng khen là dâu hiền. Bà sinh được 1 con trai (đời 25):
1-     Lê Khánh Quốc.
Bà mất ngày 1 tháng 4, mộ đặt ở rú Tháp.
Sau lấy bà vợ thứ 2 là Trần Thị Thành sinh năm 1930 (con ông bà Trần Trung Lệnh) ở xã Hòa Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Bà là Đảng viên tham gia nhiều công tác chính quyền và đoàn thể, nghỉ hưu năm 1985. Đã được thưởng:
-          Huân chương kháng chiến hạng I,
-          Huy hiệu 40 và 50 năm tuổi Đảng.
Hiện gia đình đang cư trú tại phường Dịch Vọng quận Cầu giấy. Bà sinh được 3 con (đời 25):
Lê Tuấn Sơn 1958,
Lê Thị Minh Tâm 1959,       4. Lê Thị Phương Loan (tức Phương Liên) 1962.
 
Đời 25.1.
Lê Khánh Quốc 1946, là con bà cả mồ côi mẹ từ lúc còn nhỏ sống với ông bà nội (ông bà Dương). Là người chăm chỉ cần cù chịu khó học tập và rèn luyện, có quyết tâm cao. Ra Đông Triều cùng với chú học hết cấp 3, vào học trường Đại học Lâm nghiệp ở Bắc Mã, Đông Triều, tốt nghiệp kỹ sư chế biến lâm sản. ra công tác ở Viện qui hoạch rừng Bộ Lâm nghiệp, sau đó làm Phó giám đốc xí nghiệp sản xuất tà vẹt ở Tây Quảng Bình. Tiếp theo là Giám đốc nhà máy gỗ Vinh, chuyên viên cố vấn cho liên doanh chế biến gỗ Đài Loan-Việt Nam ở Vinh. Là Đảng viên, cán bộ có trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, được cấp trên và công nhân tín nhiệm. Vợ là Lê Thị Hoa (con ông Lê Trọng Cự - cháu ngoại ông Lê Khánh Khai) quê Sơn Hòa, là dược sĩ trung cấp công tác ở nhà máy gỗ Vinh, đã nghỉ hưu. có 2 con (đời 26):
1-     Lê Quốc Trung Đã tốt nghiệp Đại học tài chính kế toán đang làm ở Hà Nội,
2-     Lê Thị Mỹ Hòa đã tốt nghiệp khoa ngôn ngữ học Đại học quốc gia Hà Nội
Đời 25.2.
Lê Tuấn Sơn 1958, tốt nghiệp sĩ quan công binh, Đảng viên, Thượng úy chuyển ngành làm ở công ty xây dựng ngân hàng trung ương, sau lại chuyển sang công ty bánh kẹo Tràng An. có 2 con (đời 26):
1-     Lê Mai Linh 9/1989,
2-     Lê Khánh Tuấn An 10/1994.
Đời 25.3.
Lê thị Minh Tâm , tốt nghiệp trung cấp sư phạm mẫu giáo, công tác ở phòng giáo dục quận Ba Đình. Vừa làm vừa học đã tốt nghiệp Đại học sư phạm mẫu giáo, nay là Hiệu trưởng trường Mẫu giáo ở quận Ba Đình. Chồng là Đinh Tuấn Hùng kỹ sư điện công tác tại Bộ Năng lượng. có 2 con:
1- Đinh Ngọc xuân Giang 1989,
2- Đinh Ngọc Xuân Lâm 1995.
Đời 25.4.
Lê Thị Phương Loan, học hết phổ thông vào làm ở xí nghiệp bánh kẹo Tràng An. Chồng là Vũ Hồng Vân Thiếu tá công an quê Thường Tín, Hà Tây. có 2 con gái:
1. Vũ Huyền Trang 1985, đang đi học                 2. Vũ Hồng Nhung 1995.
Đời 24.4.
Lê Khánh Lâm 1927, trước cách mạng học trung học ở Vinh. Tham gia cách mạng từ năm 1945. Gia nhập quân đội năm 1945. Vào Đảng năm 1949, là người hăng hái nhiệt tình liêm khiết, sống chan hòa cởi mở, vô tư và lạc quan. Trong kháng chiến chống Pháp đã tham gia nhiều chiến dịch ở Napê (Lào), Bình Trị Thiên, Trung Lào. Đã tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân ở Nam Ninh, Trung Quốc. Làm huyện đội trưởng huyện đội Kỳ Anh, chuyển ngành với quân hàm Trung úy. Là cầu thủ bóng đá của quân khu 4 và Nghệ Tĩnh. Đã học Trung cấp thể dục thể thao Từ Bơn, Hà Bắc và trở thành huấn luyện viên bóng đá, công tác tại ty thể dục thể thao Nghệ Tĩnh. Nghỉ hưu tại phường Bắc Hà thị xã Hà Tĩnh. Đã được tặng thưởng:
-          Huân chương chiến công hạng III,
-          Huân chương chiến thắng hạng III,
-          Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng III,Huy hiệu 40 và 45 tuổi Đảng.
Vợ là Trần Thị Thanh sinh năm 1934, công nhân ngành dược Hà Tĩnh, quê ở xã Thạch Tiến huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, đã nghỉ hưu. Có 2 con trai và 3 con gái (đời 25):
1-     Lê thị Lan Hương,
2-     Lê Khánh Sơn,
3-     Lê Thị Như Mai,
4-     Lê Khánh Phong,
5-     Lê Thị Kim Ngân
Đời 25.1.
Lê Thị Lan Hương 1957, tốt nghiệp sư phạm trung cấp nay là giáo viên tiểu học dạy ở trường tiểu học Bắc Hà thị xã Hà Tĩnh, là giáo viên dạy giỏi. Chồng là Nguyễn Việt, giáo viên cấp 3 ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, bị bệnh hiểm nghèo mất sớm. Một mình nuôi con sau 10 năm mới tái giá, chồng mới tên là Chữ chủ nhiệm khoa ngữ văn trường Cao đẳng sư phạm Hà tĩnh. Có   con gái:
Nguyễn Lê Thúy Hằng, giải ba học sinh giỏi văn toàn quốc, được tuyển thẳng vào Học Viện Hành Chính Quốc gia Hà Nội
đời 25.2.
Lê Khánh Sơn thường gọi là Hồng, tốt nghiệp Khoa vật lý trường ĐH sư phạm Vinh, dạy học ở trường cấp 3 Tô Văn Ơn huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa. Đang vừa dạy học vừa học cao học tại Phân viện Vật lý ở Nha Trang. Vợ là Phạm Thị Thanh Hà y sĩ công tác tại bệnh viện Vạn Ninh, Khánh Hòa. có 1 con trai và 1 con gái (đời 26):
1-     Lê Thị Kim Dung
2-     Lê Khánh Vinh 1998.
Đời 25.3.
Lê Thị Như mai thường gọi là Huệ tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp trường quân y Hà Bắc chuyển ngành sang công ty cung ứng xi măng Hoàng Thạch ở Đáp Cầu. Chồng tên là Nguyễn Mừng quê ở Hải Dương, công nhân công ty Xi măng Hoàng Thạch. Hai vợ chồng làm ăn khá giả, có 2 con:
1. con trai tên là Long đang học lớp 5                2. Con gái là Nguyễn Mai Linh
Gia đình cư trú tại Đáp Cầu, Bắc Ninh.
Đời 25.4.
Lê Khánh Phong, tốt nghiệp THPT, làm nghĩa vụ quân sự rồi về làm công nhân xí nghiệp gạch hoa thị xã Hà Tĩnh. Sau đi học trung cấp kiến trúc ở Vĩnh Long, hiện đang làm ở phòng công nghiệp huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa. Vợ tên là Lê Bảo Hạnh giáo viên tiểu học, có con trai (đời 26):                       Lê Khánh Ninh
Đời 25.5.
Lê Thị Kim Ngân tốt nghiệp THPT, học sinh giỏi có năng khiếu thơ văn, đã có thơ đăng ở tuyển tập thơ nữ của Hà Tĩnh. Được tặng học bổng của hội huynh đệ Việt kiều ở Pháp trong 3 năm. Học xong trung cấp sư phạm ra dạy tiểu học ở thị xã Hà Tĩnh, kết hợp học tại chức Đại học sư phạm khoa tiểu học tốt nghiệp loại khá. Là Đảng viên. Nay chuyển vào Vũng Tàu dạy ở trường tiểu học song ngữ dân lập cùng với chồng là Trần anh Chiến luật sư dạy ở trường Đảng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đã có 1 con gái:
Trần Anh Thơ 1996.
Đời 24.5.
Lê Khánh Nam 1930, trước cách mạng học cấp 2 ở Vinh, tham gia cách mạng năm 1945 vào bộ đội ,chiến đấu ở vụ Quang, Bình Trị Thiên, Điện Biên Phủ, Hà Nam Ninh, Trường Sơn. Tốt ngiệp trường Sĩ quan Sơn Tây, học hết cấp 3 trong quân đội, làm giáo viên văn hóa ở cục nhà trường quân đội. Chuyển ngành làm chuyên viên ban tuyên huấn trường Đại học giao thông. Đã tham gia nghiên cứu giáo dục Mác - Lê nin ở Kiép (Liên Xô cũ). Đã được tặng thưởng:
-          Huân chương chiến thắng hạng III,
-          Huân chương kháng chiến hạng I,
-          Ba huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng I, II và III,
-          Huy hiệu quyết thắng,
-          Huy hiệu quân kỳ quyết thắng.
Vợ là Trần Thị Cẩm Thạch, cán bộ tài chính Hà Nội. Đã có các con (đời 25):
1-     Lê Thị Phương Nga,
2-     Lê Khánh Ngọc Anh.
Đời 25.1.
Lê Thị Phương Nga, tốt nghiệp kỹ sư giao thông, khoa thông tin tín hiệu, công tác tại công ty Hàng hải Hà Nội. Chồng là Phan Tiến Nguyên, công tác tại công ty bảo hiểm Hà Nội. Đã có nhà riêng ở phố Lý Nam Đế, Hà Nội. Đã có 1 con:
Phan Thị Cẩm Vân 1996.
Đời 25.2.
Lê Khánh Ngọc Anh 1969, tốt nhiệp Đại học giao thông, khoa ô tô. Đã có vợ và 1 con trai còn nhỏ(đời 26).
Đời 24.6.
            Lê Khánh Sằn 1932, học sinh cấp 3 Phan đình Phùng, là một học sinh học giỏi thông minh, đã được giải học sinh giỏi văn cấp Liên khu 4. Hăng hái tham gia quân đội, đã học trường sĩ quan lục quân khóa 6, trường Thiếu sinh quân Liên khu 4. Cán bộ hội đồng cung cấp mặt trận Liên khu 4, tham gia chiến dịch Trung Lào. cán bộ trao trả tù binh và đón tiếp cán bộ và quân đội miền Nam tập kết 1954. Chuyển ngành ra học ở Khoa ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp loại ưu. Tốt nghiệp đại học sư phạm 4 năm. Ra trường làm giáo viên trường học sinh miền Nam ở Đông Triều, Quảng Ninh. Sau về làm chuyên viên cao cấp ở bộ giáo dục và Đào tạo, chuyên viết sách giáo khoa cho học sinh cấp 2 về môn văn và tiếng Việt và sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên. Cộng tác viên viết nhiều bài báo và chuyên luận cho các tập san Giáo dục, báo Tiền phong, Thiếu niên tiền phong, Người Giáo viên nhân dân. Là Đảng viên từ 1963, có chí tiến thủ, chuyên môn giáo dục phổ thông có tài năng và nhiều kinh nghiệm. Đã được đi nghiên cứu giáo dục cấp huyện ở Liên Xô cũ. Đã được thưởng:
-          Huy chương khánh chiến chống Pháp hạng II,
-          Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I,
-          Huy chương vì sự nghiệp giáo dục,
-          Huy chương vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Vợ là Nguyễn Thị Kim Liên 1939, tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân, phó phòng kế hoạch Dệt len Mùa đông Hà Nội, đã nghỉ hưu. Được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng II. Gia đình cư trú tại phòng 405 nhà 57 Đường Giảng Võ, Hà Nội. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Bích Thủy 1964,
2-     Lê Kim Lan 1970.
Đời 25.1.
Lê Thị Bích Thủy 1964, thông minh học giỏi, hiền hậu đã được giải 3 học sinh giỏi văn toàn quốc. Tốt nghiệp kỹ sư hóa thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội, là cán bộ kỹ thuật công ty bánh kẹo Tràng An Hà Nội. Vừa công tác, vừa nuôi dạy 2 con nhỏ, lại vừa theo học và tốt nghiệp cữ nhân Anh văn trường sư phạm ngoại ngữ. Và đã có bằng Thạc sĩ khoa môi trường đại học Bách khoa Hà nội. Thật là một phụ nữ giàu nghị lực đáng khen của họ Lê ta. Chồng là Lê văn Quân kỹ sư máy tính điện tử, công tác tại nhà máy tính Ngân hàng nhà nước. Đã có 2 con:
1-     Lê Quang Minh 1991,
2-     Lê Khánh Tường Vân 1999.
            Gia đình cư trú ở phố Thái Thịnh quận Đống Đa, Hà Nội.
đời 25.2.
Lê Thị Kim Lan 1970, Là học sinh giỏi học lớp chuyên văn, tốt nghiệp bác sĩ y khoa loại khá tại Đại học y khoa Hà Nội, công tác tại công ty TAKEDA. Chồng là Nguyễn Đình Việt cử nhân thương mại, công tác ở sở Xây dựng Hà Nội.Đã có 1 con gái là:
1. Nguyễn Lê Khánh Linh 1998.  2. Nguyễn Lê Việt Phong (trai)
     Gia đình cư trú ở phường Tương Mai quận Hai Bà Trưng, làm ăn khá giả.
Đời 24.7.
Lê Khánh Sào 1937, học cấp 2 ở quê. Năm 1951-1952 học ở trường Thiếu sinh quân Liên khu 4, ở nhà tham gia sản xuất cùng với 2 em. Chăm sóc cha mẹ già yếu trong hoàn cảnh thiếu thốn, các anh đi chiến đấu xa. Năm 1953 xung phong vào quân đội, tham gia chiến dịch Trung Lào, chiến đấu dũng cảm lập nhiều chiến công xuất sắc. Hy sinh trong trận tiêu diệt địch ở bản Ta-khôn-khen Trung Lào. Là liệt sĩ chống Pháp, được truy tặng: Huy chương chiến thắng hạng I.
Đời 24.8.
Lê Thị Khánh Kim 1937, học hết cấp 2 ở quê, trong kháng chiến chống Pháp 6 anh đi bộ đội nên ở nhà chăm sóc cha mẹ trong hoàn cảnh thiếu thốn, phải chạy chợ làm vườn, làm ruộng. Năm 1956 được các anh đưa ra Hà Nội vừa học vừa làm công nhân may đo và đã tốt nghiệp cấp 3. Là Đảng viên. Đã học trường Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc và nhiều lớp quản lý kinh tế của trung ương mở ở Hà Nôị và TP HCM. Từ một công nhân trực tiếp sản xuất đã vượt qua nhiều khó khăn vừa nuôi 3 con nhỏ vừa phấn đấu trở thành cán bộ giỏi, có khả năng quản lý giỏi, Đã nhiều năm là Phó Giám đốc xí nghiệp may Đáp Cầu,Thị ủy viên thị xã Bắc Ninh, ủy viên Hội đồng nhân dân thị xã. Là người được cấp trên và địa phương tín nhiệm, công nhân mến phục. Sống với anh em, bà con, bạn bè rất chân tình, nhiệt tình giúp đỡ con cháu nội ngoại, tạo lập cho các cháu công ăn việc làm, học hành thành đạt. Đã dược tặng thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I.
Chồng là Vũ Thành Kính bộ đội chuyển ngành làm công nhân xí nghiệp may 10 và may Đáp Cầu. Cả hai đã nghỉ hưu cư trú ở thị xã Bắc Ninh. Có 3 con:
1-     Vũ Trung Anh, tốt nghiệp THPT làm nghĩa vụ quân sự xong được cữ đi học kỹ thuật ở Tiệp Khắc, nay làm ở công ty may Đáp Cầu.
2-     Vũ Lan Anh, tốt nghiệp cấp 3, học trung học thống kê, công tác ở công ty may Đáp Cầu, vừa học vừa làm đã tốt nghiệp Đại học tại chức.
3-     Vũ Việt Anh, tốt nghiệp cấp 3, tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật may và công tác ở công ty may Đáp Cầu.
Đời 24.9.
Lê Khánh Đài 1939, năm1955 tốt nghiệp sư phạm sơ cấp, dạy tiểu học ở huyện Hương Sơn. Vừa dạy vừa học thêm cấp 3 ở Đức Thọ (cách chỗ dạy 15 km). Sau được chuyển lên dạy cấp 2 ở Hương Sơn và Thạch Hà. Học tiếp ở trường cao đẳng sư phạm hệ chính quy và trở thành giáo viên dạy giỏi. Tổ chức cuộc sống gia đình có hiệu quả nên vừa nâng cao mức sống vừa chữa bệnh mãn tính có hiệu quả, đã xây dựng nhà cửa khang trang ở Phố Châu, Hương Sơn. Đã nghỉ hưu trước tuổi. Đặc biệt đã biết học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của các lương y nổi tiếng như cụ Đào Việt Hà ở Phố Châu là bố vợ và cụ Lê Khánh Quyền là chú ruột, dần dần trở thành thầy thuốc có tín nhiệm ở Phố Châu được bà con quanh vùng biết đến.
Đã được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I.
Vợ là Đào Việt Châu (con ông thầy thuốc Đào Việt Hà), giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Trung Chính 1967,
2-     Lê Thị Kim Chi 1969,
3-     Lê Khánh Nghĩa 1980.
Đời 25.1.
Lê Khánh Trung Chính 1967, tốt nghiệp THPT làm công nhân xí nghiệp lâm nghiệp ở Vinh và Hương Sơn. sau đi học trung cấp thống kê ở Bắc Ninh, nay làm cán bộ văn thư ở trường trung học Cao Thắng, Hương Sơn. Vợ quê Sơn Thịnh, giáo viên THCS ở Phố Châu. Đã có 1 con trai (đời 26):
                        Lê Khánh Anh Đức
 
 
 
đời 25.2.
Lê Thị Kim Chi 1969, tốt nghiệp trường công nhân kỹ thuật may Thuận Thành, Hà Bắc, nay công tác ở công ty may Đáp Cầu. Chồng là Phan Anh quê Sơn Hòa, kỹ sư xây dựng công tác ở nhà máy kính Đáp Cầu. có 2 con:
1-Phan Huyền đang học lớp 1.
2- Phan Khải Đại
Gia đình cư trú tại Đáp Cầu, Bắc Ninh.
Đời 25.3.
Lê Khánh Nghĩa 1980, đang học khoa tiếng Anh trường cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh.
 
Đời 23.4.
Lê Khánh Quyền, thường gọi là ông Giám Quyền (1901-1975), mất ngày 12 tháng 8. Mộ đặt ở rú Trơ. Trước học trường Quốc tử giám ở Huế, về sau thành thầy thuốc nổi tiếng, biết kết hợp Đông Tây y chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo. Tận tình với người bệnh nhất là người nghèo, bà con họ hàng. Ông đã được tỉnh ủy Nghệ An và Văn phòng trung ương Đảng mời chữa bệnh cho một số cán bộ cao cấp có kết quả tốt. Ông là người thông minh, khảng khái, quả cảm có trình độ học vấn về y học dân tộc chuyên sâu. Khi mới Tổng khởi nghĩa tháng 8/ 1945 ông có tham gia công tác tài chính ở mặt trận Việt Minh và ủy ban Hương Sơn.
Vợ là Trần Thị Tám (con cụ Bang hiến họ Trần) ở làng Tứ Mỵ (nay là Sơn Châu, Hương Sơn). Ông bà có 7 con (đời 24):
1-     Lê Thị Thu Lan 1924,
2-     Lê Khánh Bình 1926,
3-     Lê Khánh Kỳ 1928-1954, là liệt sĩ chống Pháp,
4-     Lê Thị Cầm1932,
5-     Lê Thị Sâm 1936,
6-     Lê Khánh Long 1940,
7-     Lê Khánh Linh 1944-1972, mất sớm.
Đời 24.1.
Lê Thị Thu Lan 1924, cán bộ hành chính ngành giáo dục đã nghỉ hưu năm 1984. Chồng là Phạm Kim Tuân giáo viên cấp 2 đã nghỉ hưu mất năm 1999. Gia đình trước ở Sơn Tân nay chuyển lên Sơn Kim, Hương Sơn. Có các con:
1-     Phạm Thị Châu giáo viên cấp 2,
2-     Phạm Thị Ngọc,
3-     Phạm Thị Tố,
4-     Phạm Kim Đạo,
5-     Phạm Thị Ngân.
Đời 24.2.
Lê Khánh Bình 1926-1985, tham gia quân đội thời chống Pháp, tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân khoá 5, cán bộ trung đội trưởng 1948-1957 phục viên về làm ruộng ở quê. Vợ là Nguyễn Thị Lan quê xóm Sắn, Sơn Lễ. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Nho,
2-     Lê Thị Như,
3-     Lê Khánh Hùng,
4-     Lê Thị Na,                                 5. Lê Khánh Các.
Đời 25.1.
Lê Khánh Nho, bộ đội ở Nam từ 1968-1976, chuyển ngành làm cán bộ kỹ thuật cơ khí nhà máy chế biến thức ăn gia súc Thạch Hà, Hà Tĩnh. Vợ là Trần Thị Dung công nhân cùng nhà máy. Có 3 con (đời 26):
     1- Lê Thị Hằng                         2. Lê Thị Hải                   3. Lê Khánh Toàn
 
Đời 25.2.
Lê Thị Như, trung cấp chăn nuôi, công tác ở trại giống Yên Thành Nghệ An. Chồng tên là Cận, thiếu tá quân đội quê ở Hương Khê, Hà Tĩnh. Đã có các con:
đời 25.3 .
Lê Khánh Hùng, tham gia quân đội 1979-1983. Sau làm công nhân nông trường Đáclăk, nay về làm ruộng ở Sơn An. Đã có vợ và 2 con (đời 26):
            1. Lê Khánh Hồng 1993              2. Lê Thị Sương 1995
            3. Lê Khánh Hà 1998
Đời 25.4.                      Lê Thị Na, lấy chồng về Sơn Tiến, làm nông nghiệp.
 
Đời 25.5.
Lê Khánh Các, được sự giáo dục của gia đình và truyền thống dòng họ đã chăm chỉ làm ăn, sản xuất nông nghiệp ở quê, đội viên đội bảo vệ mùa màng của xã. Vợ là con gái ông Quyền cháu nội ông Cu Hy ở Sơn An, có 2 con trai và 1 con gái (đời 26):
            1. Lê Khánh quyết 1992,                       2. Lê Thị Tú 1994,
            3. Lê Khánh Huấn 1996
Đời 24.3.
Lê Khánh Kỳ 1928-1954, học xong cấp 2 ở quê xung phong vào quân đội từ 1950, làm sĩ quan thông tin liên lạc. Hy sinh năm 1954, phần mộ đặt ở Ba Vì, Hà Tây. Là liệt sĩ chống Pháp.
đời 24.4.
Lê thị Cầm 1932-1955, chồng tên là Phẩm quê Sơn Châu. Hai vợ chồng mất sớm, không có con.
 
Đời 24.5.
Lê Thị Sâm, tốt nghiệp Đại học sư phạm, giáo viên cấp 2 ở Vinh. Chồng là Lê Yên quê ở Sơn Mỹ, Hương Sơn, phó phòng giáo dục phổ thông sở giáo dục Nghệ Tĩnh. Có các con:
1-     Lê Thị Thanh giáo viên cấp 3 ở Vinh,
2-     Lê Thị Hương giáo viên cấp 2 ở Hà Tĩnh,
3-     Lê Thị Anh kỹ sư kinh tế ở Hà Tĩnh,
4-     Lê thị Dung giáo viên cấp 2 ở Hà Tĩnh.
Đời 24.6.
Lê khánh Long 1940, kỹ sư chăn nuôi, trại trưởng trại lợn Yên Thành Nghệ An, nghỉ hưu ở Nam Đàn, Nghệ An. Vợ là Vũ Thị Hương Trà bác sĩ thú y quê ở Hoa Thành, Yên Thành, nghỉ hưu ở Nam Đàn. Có 4 con (đời 25):
1-     Lê Thị Giang 1972, tốt nghiệp Đại học sư phạm Vinh, công tác ở hội liên hiệp phụ nữ Nghệ An, đã lấy chồng quê ở Vinh và đã có 1 con gái.
2-     Lê Khánh Sơn 1975, học xong THPT đang chờ việc tại Nam Đàn,
3-     Lê Thị Cẩm Thơ 1977 giáo viên THPT ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng,
4-     Lê Khánh Minh 1979, sinh viên Đại học Lâm nghiệp.
Đời 23.5.
Lê Khánh Hạnh 1902-1932, mất ngày 2 tháng 11, mộ đặt ở Nam Giao, Huế. Ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đông dương thời thuộc Pháp. Năm 1929 ra dạy học ở các trường quốc học Vinh, quốc học Huế, thường gọi là ông đốc Hạnh. Bị bệnh lao và mất ở Húê. Vợ là Tôn Nữ Thị Nuôi 1910, (con ông Tôn Thất Cổn nguyên là Tuần vũ tỉnh Hà Tĩnh), quê ở Bến Ngự Huế đậu Thành chung 1928, dạy học ở trường Đồng Khánh, Huế. Năm 1946 chuẩn bị kháng chiến chống Pháp bà nuôi đưa 2 con về quê nội ở Sơn An Hương Sơn và tiếp tục dạy học. Bà mất ngày 13 tháng 6 tại Sơn An. ông bà có 2 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Sum 1931-1954,
2-     Lê Khánh Đệ 1933.
Đời 24.1.
Lê Khánh Sum 1931-1954, thông minh học giỏi. Đang học trường chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng thì xung phong vào bộ đội, học trường sĩ quan lục quân khóa 6, bị ốm giải ngũ về theo học toán đại cương và khoa học cơ bản trong kháng chiến ở Liên khu 4. Bị chết do sốt rét ác tính năm 1954.
 
đời 24.2.
Lê Khánh Đệ 1933, kỹ sư thủy lợi, công tác ở Bộ thủy lợi. Sau giải phóng miền Nam vào làm ở sở thủy lợi Thừa Thiên, đã nghỉ hưu. Được thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I. Vợ là Lê Thị Bê 1950, tốt nghiệp Đại học sư phạm giáo viên Anh văn ở Huế. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Thành cữ nhân vật lý công tác ở Huế,
2-     Lê Thị Kim Khánh đang học phổ thông.
Đời 23.6.
Lê Thị Chi 1904-1987, thường gọi là bà ấm Tuân. Chồng là Nguyễn Khánh Tuân, người Xạ Lang (Sơn Tân). Sau năm 1954 cả nhà xuống Vinh làm ăn. Có 5 con:
1-     Nguyễn Khánh Phùng 1921-1987, giáo viên,
2-     Nguyễn Khánh Hà hiệu trưởng cấp 2 ở Vinh đã nghỉ hưu,
3-     Nguyễn Khánh Bồng Thiếu tá công an ở Hải Phòng,
4-     Nguyễn Thị Qùy tức Liên lấy chồng cán bộ miền Nam tập kết đã nghỉ hưu ở TP Hồ Chí Minh,
5-     Nguyễn Thị Hà Thanh giáo viên cấp 3, chồng là Nguyễn Văn Tư Hiệu trưởng trường cấp 3 ở Nam Trung bộ.
Đời 23.7.
Lê Khánh Thụ 1908-1968, mất ngày 23 tháng1. Ông đậu thành chung ở trường Thăng Long Hà Nội, làm giáo viên cấp 1 nên thường gọi là ông giáo Thụ. Vợ là Bùi Thị Liên (con ông Bùi Đạt) ở xóm Sắn, Sơn Lễ là cháu ngoại ông Lê Khánh Giản. Có 7 con (đời 24):
1-     Lê Thị Hồng Vân,
2-     Lê Khánh Sành,
3-     Lê Khánh Cường,
4-     Lê Khánh Trường liệt sĩ chống Mỹ
5-     Lê Thị Sơn,
6-     Lê Thị Hồng Hoa,
7-     Lê Thị Hường.
Đời 24.1.
Lê Thị Hồng Vân 1942, là nhân viên văn thư ở trường cấp 3 Minh Khai, Đức Thọ, Hà Tĩnh, đã nghỉ hưu ở đó.
Đời 24.2.
Lê Khánh Sành, tham gia thanh niên xung phong trong chống Mỹ, chuyển ngành làm cán bộ thương nghiệp Hương sơn, nghỉ hưu 1999, mất năm 2000. Vợ là Đặng Thị Vân quê Sơn Hòa. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Dũng 1970,
2-     Lê Khánh Tiến 1974,
3-     Lê Thị Yên 1976.
Đời 25.1.          Lê Khánh Dũng, làm công nhân xây dựng ở Vũng Tàu, đã lấy vợ quê Vũng Tàu.
Đời 25.2.          Lê Khánh Tiến ở với mẹ tại Nầm, Hương Sơn, làm nghề lái xe ôm.
Đời 25.3.          Lê Thị Yên, học xong THPT vào học tiếp ngành sư phạm ở Vũng Tàu.
Đời 24.3.
Lê Khánh Cường 1946, bộ đội chống Mỹ, chuyển ngành làm Lâm nghiệp đã nghỉ hưu ở quê. Vợ là Lê Thị Huệ quê Sơn Hòa giáo viên cấp 2. Ông Cường là người chịu khó cần cù, biết chuyển hướng sản xuất chăn nuôi kịp thời nên đạt hiệu quả, đảm bảo đời sống gia đình trong điều kiện nông thôn nói chung còn khó khăn. Có 5 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Đức 1978, tốt nghiệp THPT ở nhà sản xuất.
2-     Lê Thị Hoài Thanh 1980 đang đi học,
3-     Lê Thị Thúy Hằng 1983, đang đi học,
4-     Lê Khánh Hòa 1986 đang đi học.
5-     Lê Khánh Hiệp
Đời 24.4.
Lê Khánh Trường 1948-1969, bộ đội chống Mỹ chiến đấu dũng cảm ở miền Nam và đã anh dũng hy sinh, là liệt sĩ.
Đời 24.5.          Lê Thị sơn 1950, công nhân nhà máy gạch ở Bãi Vọt, Hà Tĩnh.
Đời 24.6.
Lê Thị Hồng Hoa, giáo viên trường trung cấp lâm nghiệp ở Gia Lai, đang học chuyên tu đại học ngành lâm nghiệp. Chồng là Nguyễn Hạnh cán bộ trung cấp Địa chất ở Gia Lai. có 2 con:
1-     Nguyễn Ngọc,                     2. Nguyễn Hải.
Đời 24.7.
Lê Thị Hường 1958, chồng tên là Tiến Thượng úy Hải quân ở Vũng Tàu. Đã có 2 con.
Đời 23.8.
Lê Thị Phương (tức bà Hàn Tấn) 1911-1990, tư chất thông minh sắc sảo, ham mê đọc sách báo và thơ ca, sống chân tình cởi mở với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ Cách mạng. Bà rất mực yêu thương con cháu, dạy bảo đến nơi đến chốn. Gần cuối đời bà đã tự nghiên cứu nghề thuốc và trở thành thầy thuốc Đông y ở địa phương. Bà mất ngày 24 tháng 8 (Canh Ngọ). Chồng là Nguyễn Quang Tấn ở xóm Sắn, Sơn Lễ, trước cách mạng là giáo viên, tham gia cách mạng từ 1945, đảng viên, Tỉnh ủy viên tỉnh Thanh Hóa, Bí thư huyện ủy Nông Cống, trưởng ty thủy lợi Nghệ An. Từ năm 1955 cả gia đình định cư ở xã Hưng Đông, Hưng Nguyên, Nghệ An. Có 6 con:
1-     Nguyễn Quang Thân 1936, nhà báo nhà văn nghỉ hưu ở phường Kim Giang quận Thanh Xuân, Hà Nội,
2-     Nguyễn Thị Mai Hoa 1938, thuở nhỏ gọi là Bé, về hưu ở TP Hồ Chí Minh,
3-     Nguyễn Quang Châu, thợ thủ công ở Vinh,
4-     Nguyễn Quốc Quân Thiếu tá, kỹ sư nghỉ hưu ở phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội,
5-     Nguyễn Thị Thanh Tùng 1948, bác sĩ y khoa, trung tá quân y nghỉ hưu tại Hà Nội,
6-     Nguyễn Thị Hoài Nhân 1951, tiến sĩ Nga văn giảng viên Đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội.
Đời 23.9.
Lê Thị Xuân Thường gọi là Xuôn (bà Đốc Trinh) là con bà Nhu vợ thứ 2 của ông Lê Khánh áng. Chồng là ông Tống Trần Trinh quê Sơn Hòa trước cách mạng là nhà giáo, sau làm hiệu trưởng cấp 2 Hương Sơn. Có 8 con:
1-     Tống thị Khánh giáo viên nghỉ hưu mất sức năm 1999, chồng là thầy giáo Lê Đức Hóa quê Sơn Thịnh.
2-     Tống Thị Thuận giáo viên nghỉ hưu ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
3-     Tống Song Hương giáo viên nghỉ hưu ở Quảng Bình.
4-     Tống Thị Phú Sơn kỹ sư viện thiết kế công nghiệp chế biến thực phẩm Hà Nội, chồng là Đinh Phạm Thái giáo sư tiến sĩ con ông Hàn Huề quê Sơn Hòa, công tác ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
5-     Tống Thị Trị lấy chồng ở Huế, cán bộ tài vụ sở giao thông công chính Thừa Thiên Huế.
6-     Tống Trần Hội là thương binh chống Mỹ hạng nặng nay ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, đã được tặng nhà tình nghĩa.
7-     Tống Trần Công kỹ sư xây dựng ở thị xã Hà Tĩnh.
8-     Tống Trần Triệt kỹ sư cơ khí nông nghiệp ở nông trường Sơn Tây, Hương Sơn . Mất năm 1999 tại thị xã Hà Tĩnh do bị bệnh.
Đời 22.2.
Lê Thị Hai, chồng là Nguyễn Văn Chúc quê ở Liễu Nha, Thanh Lâm, Thanh Chương, Nghệ An, sắc cữu phẩm nên thường gọi là bà cữu Chúc, gia đình giàu có. Có các con:
1-     Ông Bang Chúc,
2-     Ông Cữu Lương,
3-     Ông Tường,
4-     Ông Thuận,
5-     Bà Tổng San,
6-     Bà Tổng Tập,
7-     Bà Hàn Thái, chồng là Nguyễn Duy TháI, giáo viên
8-     Bà Huyện Hội, chồng là cử nhân Đinh Xuân Hội.
 
đời 22.3.
Lê Khánh ích (cửu phẩm bá hộ nên thường gọi cố Bá ích) làm nông nghiệp, thích đánh cá, săn bắn. Có 3 vợ:
-          Bà cả người họ Nguyễn quê Hàm Lại, Sơn Lễ, sinh đươc 10 con (đời 23):
1-     Lê Thị Bình (bà Bá Đồng) Sơn Lễ,
2-     Lê Thị Bằng (bà Tú Thực) Sơn An,
3-     Lê Thị Tằng (bà Tú Tiêu) Sơn Mỹ,
4-     Lê Thị Em (bà Tú Phan),
5-     Lê Khánh Khai,
6-     Lê Khánh Thức,
7-     Lê Khánh Bính,
8-     Lê Thị Em Nậy (bà Giánh),
9-     Lê Thị Hồng (bà Phán Thi),
10-  Lê Thị Miều (bà Trợ Khâm),
-          Bà hai là bà Nhì sinh được 4 con (đời 23):
11-  Lê Khánh Vu,
12-  Lê Khánh Nguyên,
13-  Lê Khánh Hoàn,
14-  Lê Khánh Côn,
-          Bà ba người họ Hồ ở Sơn Bằng chị ruột Hồ Hảo không có con.
Phần mộ của ông và ba bà đã xây và gắn bia đặt ở rú Trơ.
đời 23.1.
Lê Thị Bình lấy chồng là Nguyễn Văn Đồng (thường gọi Bá Đồng con ông Tú sĩ Bảng) ở xóm Sắn, Sơn Lễ. Có các con:
1-     Nguyễn Đệ,                         2. Nguyễn Lê,
3. Nguyễn Văn Căn,       4. Nguyễn Dương,
5. Nguyễn Cơ,               6. Nguyễn Quí,
7. Nguyễn Thị Xuân,      8. Nguyễn Thị Cúc.
đời 23.2.
Lê Thị Bằng, chồng là Tú tài Trần Thực ở Xuân Cường, Sơn An, có các con:
1-     Trần Đức Viêm (con rể ông Lê Khánh Du),
2-     Trần Thế Hoành (có vợ người Sơn Châu- mất ở Yên Bái),
3-     Trần Thị Nghệ,
4-     Trần Thị Nguyệt,
5-     Trần Thị Nhiên (cư trú tại Hà Nội).
đời 23.3.
Lê Thị Tằng, chồng là tú tài Lương Tiêu quê Sơn Mỹ, có các con:
1-     Lương Diêu,                       2. Lương Soạn,
3. Lương Hiểu,
4. và người con gái là bà Tạo ở xóm Sắn, Sơn Lễ, lấy ông Nguyễn Mai quê Sơn Tiến nay cư trú tại Hà Nội.
đời 23.4.
Lê Thị Em, chồng là Nguyễn Khắc Tiềm ở Sơn Hòa, thường gọi bà Hàn Phan, có các con:
1-     Nguyễn Khắc Khanh,                       2. Nguyễn Khắc Cầm,
3. Nguyễn Thị Mỳ,                     4. Nguyễn Thị Dỵ.
đời 23.5.
Lê Khánh Khai, học đến năm thứ 2 quốc học Vinh, chết khi 21 tuổi. Vợ là Phan Thị Mười (con cụ Bạt họ Phan ở chợ Choi) có 2 con (đời 24):
1-     Lê Thị Huệ,
2-     Lê Khánh Dư.
đời 24.1.
Lê Thị Huệ, chồng là Lê Trọng Cự ở Sơn Hòa cán bộ ủy ban kế hoạch tỉnh Hà Tĩnh, đã nghỉ hưu, cư trú tại thị xã Hà Tĩnh. Có các con:
1-     Lê Châu, kỹ sư lâm nghiệp,
2-     Lê Huân, bác sĩ quân y,
3-     Lê Thị Hoa dược sĩ trung cấp, chồng là Lê Khánh Quốc (con ông Lê Khánh Thiềm).
4-     Lê Thị Tú, giáo viên THPT,
5-     Lê Khôi, kỹ sư dầu khí làm ở Vũng Tàu,
6-     Lê Thị Thảo,
7-     Lê thị Xuân.
đời 24.2.
Lê Khánh Dư, cán bộ sở thương nghiệp Quảng Ninh đã mất sau khi nghỉ hưu, phần mộ đặt tại Quảng Ninh. Vợ là Thị Nga quê Sơn Thịnh. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Thị Thanh,
2-     Lê Khánh Tiến,
3-     Lê Thị Thư.
đời 25.1.           Lê Thị Thanh, cán bộ ngành du lịch Quảng Ninh.
đời 25.2.
Lê Khánh Tiến, kỹ sư kinh tế, công tác ở phòng tài chính sở giao thông Quảng Ninh. Vợ đầu có 1 con (đời 26) rồi li dị:
1-     Lê Khánh Trung, đang đi học.
Lấy vợ thứ 2 đã có 2 con (đời 26):
2-     Lê Thị Quỳnh Anh 1994,
3-     Lê Khánh Cường 1998.
đời 25.3.
Lê Thị Thư, kỹ sư xây dựng, công tác tại công ty xây dựng TP Hải Phòng, đã có chồng và 2 con.
đời 23.6.
Lê Khánh Thức, trước ở Sơn An, chết sau cải cách ruộng đất. Sau vợ con di cư lên Hương Khê, Hà Tĩnh. Vợ người họ Phạm quê Sơn Mỹ. Có các con (đời 24):
1-     Lê Khánh Trân,                                2. Lê Khánh Hiến,
3. Lê Khánh Đổng, liệt sĩ chống mỹ.
4. Lê Thị Miễn nay gọi là Lê Thị Hồng.
đời 24.1.
Lê Khánh Trân, tốt nghiệp đại học mỏ địa chất đã nghỉ hưu ở cùng gia đình tại 557 Sung Yên, Chí Linh, Hải Dương. Vợ là Nguyễn Thị Ngôn quê xã Phúc Trạch, Hương Khê, giáo viên nghỉ hưu. Có các con (đời 25):
1-     Lê Thị Nhung,
2-     Lê Khánh Sơn.
đời 25.1.
Lê Thị Nhung, thạc sĩ về tự động hóa, tốt nghiệp ở đại học giao thông. Đã lấy chồng quê Hoàng Hóa Thanh Hoá và đã có 1 con. Cư trú ở Hà Nội.
đời 25.2.                       Lê Khánh Sơn đang học THPT.
đời 24.2.
Lê Khánh Hiến, công tác ở lâm trường Chúc A Hương Khê. Đã lấy vợ và có con.
đời 24.3.
Lê Khánh Đổng, liệt sĩ hy sinh thời chống Mỹ.
 
đời 24.4.
Lê Thị Miễu, giáo viên dạy học ở Hương Khê, chưa rõ chồng con.
 
đời 23.7.
Lê Khánh Bính 1912-1983, trước cách mạng học hết trung học ở Hà Nội, người khỏe mạnh ham thích thể dục, thể thao. Đã tốt nghiệp trường huấn luyện thể dục, có thời gian làm trưởng ga xe lửa.
Trong khởi nghĩa tháng 8/1945 ông chỉ huy tự vệ tham gia cướp chính quyền ở địa phương. Sau cách mạng chuyển sang dạy học. Ra Hà Nội làm cán bộ ngoại thương một thời gian rồi lại quay sang dạy học cho đến khi bị bệnh xuất huyết não và mất tại Hà Nội ngày   tháng   . Phần mộ đặt ở nghĩa trang Hà Đông. Ông đã được thưởng huân chương chống Pháp hạng ba. Vợ là Nguyễn Thị Kim Anh 1923-1989, quê Sơn Trà, Hương Sơn, mất ngày 11 tháng 12 Mậu Thìn, phần mộ đặt ở nghĩa trang Hà Đông. Bà có tham gia hoạt động phụ nữ ở địa phương, sau ra Hà Nội làm cán bộ cung tiêu ở xí nghiệp Dệt len mùa Đông Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu. Ông bà sinh được 4 con (đời 24):
1-     Lê Thị Ngọc Thảo,
2-     Lê Thị Mỹ Diệu,
3-     Lê Khánh Minh,
4-     Lê Mỹ Hồng Loan.
đời 24.1.
Lê Thị Ngọc Thảo, tốt nghiệp đại học y Hà Nội, nay là bác sĩ chuyên khoa 2, công tác tại khoa Lão khoa bệnh viện Bạch Mai. Chồng là Lương Đình Phi, quê Sơn Mỹ, Hương Sơn, kỹ sư thủy văn công tác tại Công ty khảo sát thiết kế điện I. Có 2 con:
1-     Lương Thị Thu Hiền 1977, cử nhân, làm ở Công ty khảo sat thiết kế đIện I
2-     Lương Đình Hiệu 1983, ĐH Bách khoa
đời 24.2.
Lê Thị Mỹ Diệu, tốt nghiệp đại học tại Liên Xô (cũ) ngành sinh vật, trước công tác tại Viện sốt rét ký sinh trùng Hà Nội, nay chuyển sang công tác ở Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Chồng là Đỗ Lê Thăng, giáo viên trường đại học quốc gia Hà Nội, quê ở Văn Giang, Hưng Yên. có 2 con:
1-     Đỗ Lê Phong 1979,
2-     Đỗ Thị Hồng Uyên.
Đời 24.3.
Lê Khánh Minh, tốt nghiệp y sĩ đa khoa, sau học thêm và trở thành kỹ sư hóa, công tác tại ủy ban môi trường sở y tế Hà Nội. Vợ đầu là Hồ Mai Hoa (con Thiếu tướng Hồ Đệ) quê Nam Đàn Nghệ An, sinh được 1 con (đời 25) rồi tự nguyện bỏ nhau:
1-     Lê Khánh Hưng 1986.
Sau đó lấy vợ khác là Bùi Minh Hải, quê Thanh Miện, Hải Dương, có thêm hai con:
1. Lê Mỹ Khánh Huyền 1994,                  2. Lê Mỹ Khánh Vy 1997.
đời 24.4.
Lê Mỹ Hồng Loan, cán bộ trung cấp trước công tác ở Tổng cục du lịch, sau theo chồng sang làm ăn ở Ba Lan. Chồng là Nguyễn Văn Hảo trước là bác sĩ công tác tại phòng khám bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, nay đang ở Ba Lan cùng các con:
1. Nguyễn Hồng Linh 1983                     2. Nguyễn Văn Hoàng
Đời 23.8.
Lê Thị Em (Nậy), chồng tên là Dánh nên thường gọi bà Dánh, mất sớm. Sinh được 2 con:
1-     Con gái tên là Tuyết,
2-     Con trai tên là Quảng, kỹ sư nông nghiệp.
đời 23.9.
Lê Thị Khánh Hồng, chồng là Hà Huy Thi quê Sơn Thịnh, di cư vào Sài Gòn từ 1954, thường gọi là bà Phán Thi, làm ăn giàu có. Các con ra nước ngoài nên chưa rõ
đời 23.10.
Lê Thị Miều, chồng là Lê Khâm, giáo viên, quê Sơn Thịnh. Có các con:
1-     Lê Đức Định,                       2. Lê Thị Tùng,
3. Lê Đức Việt,              4. Lê Thị Mai.
đời 23.11.
Lê Khánh Vu (con bà vợ hai) 1901-1954, làm ruộng ở quê, mất ngày 26 tháng 7. Vợ là Nguyễn Thị Tứ 1905-1975, làm ruộng, mất ngày 28 tháng 2. Phần mộ hai ông bà đã xây cất ở rú Trơ. Có 5 con (đời 24):
Lê Thị Sen 1925,                        2. Lê Khánh Mai 1933,   3. Lê Khánh Đậu 1937,
4. Lê Khánh Lương 1940,                 5. Lê Thị Liên 1944.
 
đời 24.1.
Lê Thị Sen 1925, làm ruộng ở quê. Chồng là Nguyễn Tri Thức (con ông Hương Thuận) quê Sơn An, không có con.
đời 24.2.
Lê Khánh Mai 1933, bộ đội chống Pháp, sau chuyển ngành sang Công ty xây dựng cơ bản lâm nghiệp, cư trú tại Quì Hợp, Nghệ An. Vợ là Trần Thị Châu 1930, (con ông bà Trần Tài, là cháu ngoại ông Lê Khánh Nhu) cùng quê. Có 4 con (đời 25):
1-     Lê Thị Tuyết,
2-     Lê Khánh Phương 1963,
3-     Lê Khánh Đông 1970,                      4. Lê Khánh Đoài 1973.
đời 25.1.
Lê Thị Tuyết, công nhân nhà máy dệt Vinh. Chồng là Trần Văn Tiến, công an, quê Sơn Ninh, Hương Sơn. Có các con:
1. Trần Thị Lý, học sinh,            2. Trần Thị Thảo, học sinh,         3. Trần Thị Tâm
đời 25.2.
Lê Khánh Phương 1963, công nhân xây dựng ở Quì Hợp. Vợ là Nguyễn Thị Dân. Đã có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Hướng,
2-     Lê Khánh Thành.
đời 25.3.          
            Lê Khánh Đông sinh năm 1970., vào bộ đội rồi lập nghiệp ở Lâm Đồng
đời 25.4.          
            Lê Khánh Đoài sinh năm 1973, hiện ở Lâm Đồng
 
đời 24.3.
Lê Khánh Đậu 1937, làm ruộng ở quê, đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Vợ là Lê Thị Nga (con ông Lê Đình Sâm) cùng quê. Có 6 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Đường 1960,        2. Lê Khánh Cát 1964,
3. Lê Khánh Cường 1966,          4. Lê Khánh Tường 1971,
5. Lê Khánh Chương 1975,        6. Lê Thị Ngân 1979.
đời 25.1.
Lê Khánh Đường 1960, công nhân xây dựng ở TP Vinh. Vợ là Nguyễn Thị Lương 1959 quê Thanh Lương, Thanh Chương. Đã có các con (đời 26):
1-     Lê Khánh Đạt 1989, học sinh.
2-     Lê Thị Khánh Toàn 1993, học sinh.
đời 25.2.
Lê Khánh Cát 1964, vào bộ đội năm 1984, sau về học trường công nhân kỹ thuật điện ở Vinh.
 
đời 25.3.
Lê Khánh Cường 1966, tốt nghiệp trường Hóa Chất Lâm Thao, Phú Thọ, công tác tại Phú Yên. Vợ là Phạm Thị Đức 1967, quê Đức Long, Đức Thọ làm văn thư ở trường THCS. Có 1 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Tuấn Vũ 1994, học sinh.
đời 25.4.
Lê Khánh Tường 1971, làm công nhân ở TP HCM. Vợ là Phạm Thị Hoàng Lan, công nhân may mặc ở TP HCM. Đã có 1 con (đời 26):
1- Lê Khánh Hoàng Lâm sinh tháng 12/2000.
đời 25.5.           Lê Khánh Chương 1975, tốt ngfhiệp đại học sư phạm Vinh, khoa sử.
đời 25.6.
Lê Thị Ngân 1979, tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh, nay dạy học ở trường tiểu học Sơn Ninh.
đời 24.4.
Lê Khánh Lương 1940, công tác ở Lâm trường Hương Sơn đã nghỉ hưu. Vợ là Hà Thị Tân quê Sơn Trung Hương Sơn. Hiện cư trú ở quê vợ. Đã có 6 con (đời 25):
Lê Thị Thu 1974,                        2. Lê Khánh Dũng 1977,             3. Lê Thị Yến 1979,
     4. Lê Thị Hường 1981,                      5. Lê Thị Hà 1984.
đời 25.1.
Lê Thị Xuân 1970, chồng là Trần văn Sơn. Có các con:
                               Trần Thị Hoa
đời 25.2.
Lê Thị Thu 1974, lấy chồng là Phạm Ngọc Toản, quê Thái Bình, hiện cư trú ở TP HCM, có 1 con gái:              Phạm Thị Tường Vi
đời 25.3.
Lê Khánh Dũng 1977, chưa có vợ, làm ở xưởng mộc mỹ nghệ Bình Dương.
đời 24.5.
Lê Thị Liên 1944, thanh niên xung phong chống Mỹ, nay là thương binh sinh sống ở quê. Có một con trai là:
Lê Khánh Minh bộ đội.
đời 23.12.
Lê Khánh Nguyên 1902-1946, làm ruộng ở quê, mất năm 44 tuổi, phần mộ đặt ở rú Trơ. Vợ là Nguyễn Thị Thân (con ông Lý Hét) 1906, quê Sơn An. Trong chống Pháp bà tham gia hoạt động phụ nữ ở địa phương, mất ngày 23 tháng 10, phần mộ đặt ở thị xã Hà Tĩnh. Có 4 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Cơ 1933, lúc nhỏ gọi là Ky,           2. Lê Khánh Thiện,
3. Lê Thị Gái,                 4. Lê Khánh Xanh.
đời 24.1.
Lê Khánh Cơ 1933, đi bộ đội từ 1950-1958, phục viên về làm ruộng ở quê. Vợ là Nguyễn Thị Sáu 1937, quê Thanh Giang, Thanh Chương. Có 7 con (đời 25):
Lê Thị Thanh Hương 1960,         2. Lê Thị Ngọc 1962,
Lê Khánh Sơn 1964,                  4. Lê Thị Hà 1966,
5. Lê Khánh Trà 1970,                      6. Lê Khánh Long 1972,
7. Lê Thị Hồng tức Hòa 1974.
đời 25.1.
Lê Thị Thanh Hương 1960, đi bộ đội 3 năm tại Lào, sau chuyển ngành làm công nhân ở Quảng Ninh. Chồng là Hoàng Thế Thành quê Ninh Bình. Có 2 con:
1-     Hoàng Hằng,
2-     Hoàng Tâm.
đời 25.2.
Lê Thị Ngọc 1962, chồng là Nguyễn Quang Miên quê Sơn Lễ, bộ đội phục viên, làm nông nghiệp. Đã có 3 con:
1-     Nguyễn Quang Khoa,
2-     Nguyễn Thị Mai,
3-     Nguyễn Quang Trung.
đời 25.3.
Lê Khánh Sơn 1964, đi bộ đội 3 năm ở Campuchia, phục viên về làm công nhân ở lâm trường Hương Sơn. Có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Lâm,
2-     Lê Khánh Pháp.
đời 25.4.
Lê Thị Hà, chồng là Nguyễn Văn Điền cùng quê. Đã có 2 con:
1-     Nguyễn Thị Thảo,
2-     Nguyễn Văn Hiền.
đời 25.5.
Lê Khánh Long, vợ là Nguyễn Thị Hồng cùng quê. Có 2 con (đời 26):
1-     Lê Khánh Vũ,                      2. Lê Khánh Sáng.
đời 25.6.
Lê Thị Hòa, chồng là Phạm Văn Sơn. Đã có 1 con:
1-     Phạm Văn Tú.
Đời 25.7.
Lê Khánh Trà, làm công nhân ở TP HCM.
đời 24.2.
Lê Khánh Thiện 1936, kỹ sư địa chất, công tác tại Quảng Ninh. Vợ là Nguyễn Thị Lệ quê Sơn Tiến, công nhân ở Quảng Ninh đã nghỉ hưu. Có 5 con (đời 25):
Lê Thị Vân,                    2. Lê Thị Minh,               3. Lê Thị Hường,
4. Lê Khánh Hùng, công nhân địa chất.
5. Lê Khánh Mạnh, đang học đại học xây dựng
đời 24.3.
Lê Thị Gái 1943, làm ruộng ở quê. Chồng là Phạm Văn Lộc quê Sơn An, lái xe ở lâm trường Chúc A. Đã có 5 con:
            1. Phạm Thị Sâm,                            2.Phạm Văn Dũng,
            3. Phạm Văn Sỹ,                             4. Phạm Thị Hải,                        5. Phạm Thị Vân.
đời 24.4.
Lê Khánh Xanh 1946, lái xe ở Công ty vật tư kỹ thuật Hà Tĩnh. Vợ là Phạm Thị Phúc quê Thanh Hóa, công tác tại trạm vật tư thị xã Hà Tĩnh. Đã có 5 con (đời 25):
1-     Lê Thị Yến, cao đẳng sư phạm, đã có chồng và 1 con.
2-     Lê Thị Oanh, kế toán bảo hiểm y tế Hà Tĩnh đã có chồng là công an và 1 con.
3-     Lê Thị Hạnh, Đại học pháp lý, công tác tại Hải Phòng.
4-     Lê Khánh Toàn, Đang học đại học pháp lý Hà Nội.
5-     Lê Khánh Thắng, đang học lớp 12 ở thị xã Hà Tĩnh.
 
Đời 23.13.
Lê Khánh Hoàn, làm việc ở đồn điền cao su Nam Bộ, mất trong thời kỳ khởi nghĩa tháng 8/1945. Vợ quê Sơn Hà, Hương Sơn. Có 1 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Sài, sau đổi Lê Khánh Thành.
đời 24.1.
Lê Khánh Thành, cán bộ thanh tra giao thông đường sắt, được thưởng huy chương chống Mỹ hạng nhất. Vợ là Bạch Thị Quế, quê Thanh Liêm tỉnh Hà Nam. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Thị Khánh Vân,
2-     Lê Thị Vui,   3. Lê Thị My.
đời 25.1.
Lê Thị Khánh Vân, kỹ sư kinh tế, công tác ở Viện công nghệ quốc gia (thuộc bộ Khoa học công nghệ và môi trường). Chồng là Vũ Văn Thảo quê Thái Bình. Đã có 1 con:
                                                Vũ Trung Hiếu.
đời 25.2.
Lê Thị Vui, tốt nghiệp cao đẳng tin học Bách khoa, tốt nghiệp đại học ngoại ngữ. Công tác tại Công ty xây dựng 120 thuộc Tổng công ty xây dựng hạ tầng, Bộ xây dựng.
 
đời 25.3.
Lê Thị My, đang học đại học khoa học xã hội và nhân văn.
đời 23.14.
Lê Khánh Côn, thời Pháp thuộc vào làm ăn ở Sài Gòn, đã mất năm 1987 tại TP HCM. Có các con (đời 24):
1-     Lê Thị Xuân,                        2. Lê Thị Lan,
3. Lê Khánh Long, di cư sang Mỹ,          4. Lê Khánh Phung?
5. Lê Thị Hoa,                6. Lê Thị Hằng,              7.Lê Thị Cúc.
Sự trưởng thành và thành đạt của con cháu ông Lê Khánh Côn chưa rõ.
 
Đời 22.4.
Lê Khánh Lam 1875-1954, còn có tên Lê Quý Bác. Dưới triều nhà Nguyễn đã làm đến chức Tham tri bộ Lễ ở Huế. Ông lại giỏi nghề đông y, thích làm vườn trồng cây, nuôi ong mật. Ông về hưu sau khi Nhật đảo chính Pháp. Sau cách mạng tháng Tám cả gia đình sơ tán về Sơn An, Hương Sơn. Ông có tham gia hội phụ lão cứu quốc và mất ngày 3 tháng 9 (1954). Sau cách mạng chủ yếu làm thuốc và chữa bệnh.
Vợ là bà Lê Thị Đỉnh 1880-1955, con cụ Huấn Đỉnh (Huấn đạo) quê Yên Đồng nay là xã Sơn Bình. Trước bà sinh sống với gia đình ở Huế, năm 1946 về sống ở Sơn An làm vườn và nội trợ, tham gia công tác ở Hội mẹ chiến sĩ địa phương. Bà là một phụ nữ điềm đạm, thông minh, đảm đang việc nhà, chăm lo dạy bảo con cái. Bà mất ngày 22 tháng 2 (1955).
Phần mộ hai ông bà đặt ở rú Tháp, Sơn An.
Ông bà có 10 con (đời 23):
1-     Lê Khánh Đồng       2. Lê Khánh Liệu
3. Lê Khánh Lý (mất lúc còn nhỏ)
4. Lê Thị Cúc                 5. Lê Khánh Biền
6. Lê Khánh Cân (mất sớm)        7. Lê Khánh Cư (mất sớm)
8. Lê Khánh Bằng                                  9. Lê Thị Hòa                
10. Lê Khánh Trai.
Đời 23.1.
Lê Khánh Đồng 1904-1976, tốt nghiệp cao đẳng y khoa, là thầy thuốc tham gia kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đã được công nhận là bác sĩ y khoa công tác tại bệnh viện Đông y Hà Nội. Ông đã viết "Thơ buông" mở đầu phong trào thơ mới, sau này còn viết cuốn sách " Châm cứu giản đơn".
Đã được nhà nước tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng nhì.
Ông có 2 vợ:
-          Bà cả là Trần Thị Xuyên quê ở Nghi Lộc ( Nghệ An), sinh được 1 con trai (đời 24) rồi chết:
1-     Lê Khánh Căn.
-          Bà hai là Nguyễn Thị Vang con cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (chị ruột ông Nguyễn Khắc Viện) ở Sơn Hòa, có thời gian bà công tác ở viện Đông y. Bà sinh được 3 con (đời 24):
2-     Lê Khánh Chi,
3-     Lê Khánh Soa,
4-     Lê Khánh Thạnh (tức Thành).
đời 24.1.
Lê Khánh Căn 1927, học sinh trường Quốc học Huế, tham gia Việt Minh từ thời tiền khởi nghĩa, Đảng viên, làm công tác tuyên huấn và là biên tập viên báo Nhân dân.
Đã được thưởng huân chương kháng chiến hạng chống Pháp ba, huân chương chống Mỹ hạng nhất.
            Vợ là Trương Thị Tân Nhân 1932, quê Quảng Trị, làm công tác văn nghệ, đã được tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú và huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Châu,
2-     Lê Thị Khánh Như.
Đời 25.1.
Lê Khánh Châu 1955, học rất giỏi, là Tiến sĩ toán học ở Liên Xô cũ, công tác tại Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. Hiện nay đang công tác giảng dạy toán cơ bậc đại học ở Cộng hòa Liên bang Đức. Là người có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đã được đưa vào tập danh nhân khoa học thế giới của Mỹ. Vợ là Nguyễn Thị Thanh Hoa 1956 (con nhà thơ Tố Hữu), là phó tiến sĩ tốt nghiệp ở Liên Xô cũ. Đã có 1 con (đời 26):
1-     Lê Thị Thanh Ly sinh 24-6-1982.
Đời 25.2.
Lê Thị Khánh Như 1957, tốt nghiệp khoa tâm lý giáo dục trường đại học sư phạm Hà Nội, công tác ở đài phát thanh trung ương. Chồng là Nguyễn Ngọc Đan 1955, quê Thạch Thất, Hà Tây, kỹ sư xây dựng. Đã có 1 con:
1-     Nguyễn Lê Đăng Thi 1982.
 
Đời 24.2.
Lê Khánh Chi 1934, tốt nghiệp đại học văn ở Hà Nội, công tác ở Thông tấn xã Việt Nam (tại TP HCM).
Đã được thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng hai.
Vợ là Trần Thị Liễu Mai quê Hải Phòng, tốt nghiệp đại học sư phạm ngoại ngữ, công tác tại thông tấn xã Việt Nam. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng ba. Có 1 con (đời 25):
1-     Lê Mai Duy 1967, tốt nghiệp kỹ sư kinh tế, công tác tại công ty tư vấn thiết kế giao thông phía Nam.
Đời 24.3.
Lê Khánh Soa 1936, tốt nghiệp đại học tổng hợp, cán bộ giảng dạy trường đại học tổng hợp, chuyên nghiên cứu và sưu tầm về Hồ Chủ tịch. Đã xuất bản một số sách trong đó có: Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh (nhà xuất bản thanh niên đã tái bản lần 2 năm 1998). Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Ông đã qua đời ở Hà Nội. Vợ là Dương Thị Diễm 1942, chuyên viên kinh tế, công tác tại ngân hàng nhà nước Việt Nam. Có 3 con (đời 25):
Lê Bích Thủy,                2. Lê Thu Hương,                      3. Lê Khánh Việt.
Đời 25.1.
Lê Bích Thủy 1968, cử nhân kinh tế, công tác ngân hàng á Châu TP HCM. Chồng là Nguyễn Quốc Cường, cử nhân kinh tế. Đã có 2 con:
1-     Nguyễn Phương Linh 1997,
2-     Nguyễn Quốc Thịnh 1999.
Đời 25.2.
Lê Thu Hương 1971, cử nhân kinh tế. Chồng là Lê Tiến Hải 1970, tốt nghiệp đại học giao thông. Có 2 con:
1-     Lê Gia Tôn 1996,
2-     Lê Gia Linh 2000.
Đời 25.3.
Lê Khánh Việt 1983, đang học lớp 12.
 
Đời 24.4.
Lê Khánh Thạnh (tức Thành) 1943, kỹ sư điện tử, công tác tại bộ công nghiệp, có thời gian phục vụ trong quân đội quân hàm đại úy và đi làm ở Tiệp Khắc cũ. Vợ là Nghiêm Thị Dung 1948, dược sĩ công tác ở viện y học dân tộc. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Anh Tuấn 1973,
2-     Lê Khánh Linh 1980.
Đời 25.1.
Lê Anh Tuấn 1973, bác sĩ đông y. Vợ là Trần Thị Nhật Lệ 1977, cử nhân luật.
 
Đời 25.2.
Lê Khánh Linh 1980, sinh viên đại học bách khoa ngành vật lý.
Đời 23.2.
Lê Khánh Liệu 1907-1955, Trước cách mạng ông làm nghề dạy học, Ông là người có nhân đức, thương người nghèo khổ. Có những học trò của ông nay là viện trưởng vẫn nhớ đến đạo đức của ông. Ông đã cho gia đình học trò nghèo tiền để bán hàng vặt trong trường v.v. Sau cách mạng ông về quê tham gia mặt trận Liên Việt và làm thuốc cứu người. Vợ là Trần Thị Cam 1911-1976. Bà là một phụ nữ đảm đang công việc nội trợ gia đình, là con dâu hiếu thảo được gia đình và họ hàng qúi mến. Ông bà có 4 con (đời 24):
1-     Lê Thị Hoài Xuân 1931,
2-     Lê Khánh Kiểm 1933,
3-     Lê Thị Liên Hương 1936,
4-     Lê Thị Cẩm Vân 1939.
Đời 24.1.
Lê Thị Hoài Xuân 1931, giáo viên tiểu học, hiệu phó trường tiểu học Hà Bình, Bỉm Sơn, Thanh Hóa đã nghỉ hưu. Đã được thưởng huân chương kháng chiến hạng nhất và huy chương vì sự nghiệp giáo dục. Chồng là Nguyễn Quang Quýnh (con ông Tú Duật ở Sơn Lễ), trung tá bộ đội giải phóng, hy sinh tại TP HCM tháng 5/1975. Có 3 con:
1-     Nguyễn Thị Trang 1955, trung cấp thương nghiệp,
2-     Nguyễn Thu Hà 1957, tốt nghiệp đại học sư phạm, giáo viên trường THPT Hà Bình, Bỉm Sơn.
3-     Nguyễn Quang Hải 1960, tốt nghiệp đại học sư phạm Vinh, giáo viên trường THPT ở Bỉm Sơn.
Đời 24.2.
Lê Khánh Kiểm 1933, tốt nghiệp đại học văn, giáo viên THPT ở Thái nguyên. Đã được thưởng Huân chương chống Mỹ hạng nhất và huy chương vì sự nghiệp giáo dục. Vợ là Đặng Thị Hồng Xuân 1938, hiệu phó trường tiểu học Phấn Mễ, Thái Nguyên. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng nhì. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Hoài Hà 1959,
2-     Lê Hồng Hà 1961,
3-     Lê Hằng Hà 1965.
đời 25.1.
Lê Hoài Hà 1959, tốt nghiệp đại học sư phạm Việt Bắc, giáo viên THPT. Chồng là Nguyễn Văn Chiến quê Thái Nguyên, công nhân. Có 2 con:
1-     Nguyễn Thị Lan,      2. Nguyễn Thị Huê.
 
đời 25.2.
Lê Hồng Hà 1961, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Chồng là Nguyễn Văn Ngàn. Có 2 con:
1-     Nguyễn Văn Hường,
2-     Nguyễn Văn Dũng.
Đời 25.3.
Lê Hằng Hà 1965, tốt nghiệp sư phạm mẫu giáo. Chồng là Phạm Văn Công, công nhân. Có 1 con:
1-     Phạm Thị Nhung.
đời 24.3.
Lê Thị Liên Hương 1936, cán bộ ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm đã nghỉ hưu. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Chồng là Đỗ Văn Thuần 1934, kỹ sư kinh tế giao thông đã nghỉ hưu, quê huyện Vũ Thư,Thái Bình, được thưởng huân chương chống Mỹ hạng nhất.
Có 1 con trai:
1-     Đỗ Ngọc Điệp 1966, tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân, công tác ở quân khu 2, quân hàm thiếu tá đang dạy ở đại học thương mại Hà Nội. Đã có vợ và 2 con:                                                                                                                Đỗ Lê Giang 1994 và Đỗ Lê Vũ 1999.
đời 24.4.
Lê Thị Cẩm Vân 1939, làm nghề thợ may. Chồng là Lê Đình Cự 1932, quê Hà Tĩnh, tốt nghiệp đại học sư phạm Vinh. Đã có 4 con:
1-     Lê Hoàng Lê 1961, tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ.
2-     Lê Hoàng Long làm thợ may,
3-     Lê Thu Hiền 1971, cữ nhân làm ở bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh,
4-     Lê Hoàng Linh 1975, kỹ sư kinh tế.
đời 23.3.
Lê Thị Cúc 1910, cán bộ công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ đã nghỉ hưu. Chồng Nguyễn Nguyên quê Yên Thành, trước dạy học, tham gia hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945, Đảng viên, trưởng ban lãnh đạo trường đại học thương nghiệp trung ương đã nghỉ hưu, đã được thưởng Huân chương Độc lập hạng ba, huân chương kháng chiến hạng nhất. Có 2 con:
1-     Nguyễn Thị ấu Tô, KS ĐH Bách khoa
2-     Nguyễn Hồng Kỳ, bác sĩ y khoa.                                                     
đời 23.4. Lê Khánh Biền 1914-1945, Tú tài trường Bưởi, sau học trường luật, có năng khiếu về cơ điện, ngành muối. Vợ là Nguyễn Thị Lan (con ông Nguyễn Văn Chúc - cụ Hương Chúc) ở Sơn Lễ. Có 4 con (đời 24):
1-     Lê Khánh ái,                        2. Lê Thị ái Liên,
3. Lê Thị Nhung,                        4. Lê Khánh Cảnh.
đời 24.1.
Lê Khánh ái 1938, giáo viên phổ thông, cán bộ giáo dục quận Tân Bình, TP HCM. Được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Vợ là Trần Thị Thanh 1942, quê Việt Yên, Bắc giang, công tác tại công ty điện máy TP HCM. Gia đình cư trú tại 441/20 đường Nguyễn Đình Chiểu, TP HCM. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Thị Ngọc Huyền 1965,
2-     Lê Thị ánh Tuyết 1968,
3-     Lê Khánh Đạt 1972.
Đời 25.1.
Lê Thị Ngọc Huyền 1965, tốt nghiệp đại học sư phạm tiếng Nga, công tác tại công ty du lịch Sài Gòn. Chồng là Nguyễn Văn Tiến quê Hà Bắc cũ, trung úy hậu cần quân khu V. Đã có 2 con:
1-     Nguyễn Thị Ngọc Hà 1993,
2-     Nguyễn Văn Hải 1999.
đời 25.2.
Lê Thị ánh Tuyết 1968, tốt nghiệp đại học tiếng Nga, công tác tại công ty du lịch Sài Gòn. Chồng là Nguyễn Thanh Bình, quê Hà Nội, công tác tại phòng kỹ thuật cơ giới quân khu VII. Có 1 con:                 Nguyễn Văn Thành 1995.
đời 25.3.
Lê Khánh Đạt 1972, tốt nghiệp đại học kiến trúc, công tác tại ban xây dựng quân khu VII, chưa có vợ.
đời 24.2.
Lê Thị ái Liên, tức Khánh Liên 1940, giáo viên THCS trường Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Chồng là Nguyễn Hữu Tùng giáo viên trường bổ túc văn hóa số 7 quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng nhất, đã nghỉ hưu, cư trú tại 67 phố Trần Quốc Toản, Hà Nội. Có 2 con:
1- Lê Anh Phi 1968, tốt nghiệp đại học sư phạm ngoại ngữ (tiếng Anh), công tác tại ngân hàng Tokyo Hà Nội.
2. Lê Hải Sơn tức Đại 1972, tốt nghiệp đại học xây dựng, công tác tại ban thẩm định dự án đầu tư Từ Liêm Hà Nội.
đời 24.3.
Lê Khánh Nhung tức Cẩm Nhung 1945, công nhân công ty xi măng Bỉm Sơn đã nghỉ hưu. Chồng là Lê Tiến Lục 1943, công nhân công ty xi măng Bỉm Sơn. Đã có 3 con:
1-     Lê Thị Khánh Phương 1973,
2-     Lê Xuân Vũ 1975,
3-     Lê Thị Nguyệt Thu 1977.
Gia đình cư trú tại làng Cổ Đam, Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
đời 24.4
Lê Khánh Cảnh 1952, công tác tại nhà văn hóa thị xã Long Khánh, Đồng Nai. Vợ là Nguyễn Thị Phương Liên công tác tại nhà văn hóa thị trấn Xuân Lộc, Đồng Nai. Có 3 con (đời 25):
1-     Lê Thị Hương Giang 1980,
2-     Lê Thị Hồng Anh 1982,
3-     Lê Khánh Hùng 1998.
đời 23.5.
Lê Khánh Cận 1919-1953, sinh viên trường luật Hà Nội, tham gia Việt Minh từ tiền khởi nghĩa 1945. Trong kháng chiến chống Pháp công tác tại Bộ quốc phòng, phủ Chủ tịch, sau sang công tác tại khu học xá Việt Nam ở Nam Ninh, Trung Quốc và chết vì bệnh ở đó lúc chưa có vợ con.
đời 23.6.
Lê Khánh Cư 1925-1949, học sinh trường quốc học Huế, tham gia kháng chiến chống từ đầu cách mạng tháng Tám, sau khi mặt trận ở Huế bị vỡ đã tản cư ra khu 4. Do có năng khiếu cơ điện nên đã vào công tác tại công binh xưởng chiến khu Cầu Đất , Nghệ An. Bị sốt rét ác tính và chết tại Sơn An khi chưa có vợ con, được công nhận là liệt sĩ.
đời 23.7.
Lê Khánh Bằng 1928, học sinh trường quốc học Huế, tham gia Việt Minh từ thời tiền khởi nghĩa 1945, Đảng viên từ năm 1948, công tác tại trường đại học sư phạm Hà Nội. Là giáo sư, chủ nhiệm bộ môn giáo dục học. Từ năm 1983 đến 1986 được cử đi làm chuyên gia ở Angola. Ông là người thật thà, hồn nhiên và nhiệt tình trong công tác nghiên cứu, đã viết một số sách về khoa học giáo dục như: phương pháp dạy học đại học, phương pháp học ngoại ngữ, kinh tế tri thức, học và dạy trong thiền v.v. và nhiều bài chuyên đề nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học của Bộ giáo dục và đào tạo. Ông đã được nhà nước phong hàm giáo sư và thưởng huân chương chống Pháp hạng ba, huân chương chống Mỹ hạng nhất, huy chương vì sự nghiệp giáo dục, huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Vợ là Trần Thị Phương Nguyệt (con ông giám Dịnh) quê Sơn Lễ, giáo viên THCS ở Mai Dịch, Hà Nội đã nghỉ hưu, đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai, huy chương vì sự nghiệp giáo dục. Có 3 con (đời 24):
1-     Lê Khánh Phương Hoa 1957,
2-     Lê Khánh Dũng,      3. Lê Trần Khánh Vân.
đời 24.1.
Lê Khánh Phương Hoa 1957, tốt nghiệp đại học, Thạc sĩ, giáo viên đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội. Chồng là Hoàng Long Duyên kỹ sư chế tạo máy, công tác tại xí nghiệp nhuộm Tô Châu Hà Nội. Đã có 2 con:
1-     Hoàng Anh Vũ 1986,
2-     Hoàng Thu Lê 1990.
            Bị bệnh hiểm nghèo, đã mất năm 2001
đời 24.2.
Lê Khánh Dũng 1959, tốt nghiệp cấp 3, làm nghề điện tử. Vợ là Trương Thị Thủy quê Nha Trang, cử nhân sư phạm mẫu giáo. Có 2 con (đời 25):
1-     Lê Khánh Trang 1993,
2-     Lê Khánh Minh 1997.
đời 24.3.
Lê Trần Khánh Vân 1963, giáo viên THCS ở Mai Dịch, Cỗu Giấy, Hà Nội. Chồng là Nguyễn Văn Tư tiến sĩ ngoại ngữ, công tác tại Viện kỹ thuật quân sự, quân hàm trung tá, phó chủ nhiệm khoa ngoại ngữ.
 
đời 23.8.
Lê Thị Hoà 1929, bác sĩ sản khoa bệnh viện Thái Bình đã nghỉ hưu, được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai. Chồng là Nguyễn Tấn Minh bác sĩ nội khoa, giáo sư trường đại học y Thái Bình đã nghỉ hưu, đã được thưởng huân chương chống Pháp hạng ba, huân chương chống Mỹ hạng nhất. Cả hai ông bà đã được cử đi làm chuyên gia ở Angierie một thời gian, hiện cư trú tại Vũng Tàu. Có 2 con:
1-     Nguyễn Tấn Hồng, thương binh, tốt nghiệp đại học giao thông Hà Nội,
2-     Nguyễn Tấn Khánh, kỹ sư cơ khí nông nghiệp tốt nghiệp đại học ở Bungarie.
đời 23.9.
Lê Khánh Trai 1930, tốt nghiệp đại học dược Hà Nội năm 1960, công tác tại viện nghiên cứu đông y Việt Nam. Đã được thưởng huy chương chống Pháp hạng hai, huân chương chống Mỹ hạng hai.
Ông đã viết được một số sách: ứng dụng xác suất thống kê trong nghiên cứu đông y (Viện đông y xuất bản 1971), ứng dụng xác suất thống kê trong y sinh học (nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1979), cấu trúc logic hệ kinh lạc (nhà xuất bản y học 1999) và một số bài viết về đông y trên các tạp chí. Đã được cữ đi làm chuyên gia ở Angierie 1983-1984. Đã được phong hàm phó giáo sư năm 1991, nay đã nghỉ hưu. Vợ là Nguyễn Thị Hiền 1935, quê Hà Nội, tốt nghiệp đại học dược khoa năm 1960, công tác tại viện nghiên cứu đông y (viện y học cổ truyền), đã được thưởng huân chương chống Mỹ hạng hai, nghỉ hưu năm 1992. Có 1 con (đời 24):
1-     Lê Hồng Nhân 1961.
Đời 24.1.
Lê Hồng Nhân 1961, tốt nghiệp đại học y khoa, là bác sĩ phẩu thuật thần kinh tại bệnh viện Việt Đức Hà Nội. Vợ là Trương Thanh Hương 1961, bác sĩ tim mạch bệnh viện Bạch Mai Hà Nội. Có 2 con (đời 25):
1.Lê Thanh Tùng 1988, đang học lớp 7.
2. Lê Hồng An 1996, đang học mẫu giáo.ân 1961.
Đời 24.1.
Lê Hồng Nhân 1961, tốt nghiệp đại học y khoa, là bác sĩ phẩu thuật thần kinh tại bệnh viện Việt Đức Hà Nội. Vợ là Trương Thanh Hương 1961, bác sĩ tim mạch bệnh viện Bạch Mai Hà Nội. Có 2 con (đời 25):
1.Lê Thanh Tùng 1988, đang học lớp 7.
2. Lê Hồng An 1996, đang học mẫu giáo.

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio