Kim khí
Hotline

Kim khí

 Phương Tây, mùa Thu, buổi chiều tối là biểu hiện của Thiếu âm (theo đồ Thái cực).
- Kim khí là nguồn năng lực phát xuất từ Thiếu âm.
A.- ĐẠI CƯƠNG
- Phương Tây, mùa Thu, buổi chiều tối là biểu hiện của Thiếu âm (theo đồ Thái cực).
- Kim khí là nguồn năng lực phát xuất từ Thiếu âm.
B.- NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA KIM KHÍ
a) Về cơ thể
1. Mũi và Khứu giác
Thiên ?Ngũ Duyệt Ngũ Sứ? (LKhu 32) ghi : "Phế khai khiếu ở mũi, Phế khí thông lên mũi".
- Mũi là cửa của bộ hô hấp, nên có liên hệ đến Kim khí.
- Lông mũi là Thủy của Phế. Lông mũi dầy, dậm là dấu hiệu Thủy của phế vượng. Lông mũi ít, thưa là dấu hiệu Thủy của Phế suy.
- Mạch máu ở mũi là biểu hiện Hỏa của Phế, do đó, mũi nóng đỏ, sưng, chảy máu mũi là Hỏa của Phế vượng.
- Gân cơ ở mũi là biểu hiện Mộc của Phế, nơi người viêm, lao phổi... Kim suy khắc được Mộc khiến Phế Mộc vượng lên, làm cánh mũi phập phồng (có thể dựa vào dấu hiệu này để chẩn đoán bệnh về Phế 1 cách chính xác).
- Cơ nhục là dấu hiệu của Thổ, trong mũi mọc thịt dư sau khi viêm là dấu hiệu Thổ của Phế vượng. (Hỏa sinh Thổ).
- Khứu giác có liên hệ đến mũi :
Mũi hoàn hảo, có khả năng phân biệt được mùi vị 1 cách chính xác và hoàn hảo. Một số dân tộc thiểu số có khả năng phân biệt được mùi vị của từng loại vật vừa đi qua.
- Mũi bị rối loạn, (viêm nhiễm, có tật...) ảnh hưởng đến khứu giác, làm khứu giác giảm, có khi không còn cảm giác, mùi vị gì.
- Các chuyên gia Đại Học Tổng Hợp Pensylvania (Mỹ) điều tra 1955 người từ 5-99 tuổi cho thấy : lứa tuổi từ 20-40 (thời gian vượng của Thiếu âm Kim khí) có khứu giác nhạy hơn cả. Tuổi 65-80 (thời gian Thiếu âm và Thái âm suy) hầu như mất khả năng phân biệt mùi đến 1/4.
2. Nước mũi
- Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : "Nước mũi là dịch của Phế".
- Mũi có liên hệ đến hô hấp, nước là biểu hiện của Thủy dịch, do đó, nước mũi là dấu hiệu Thủy của Phế.
- Sổ mũi, nước mũi nhiều và trong là dấu hiệu Thủy của Phế suy.
- Vào mùa đông, buổi sáng khí lạnh, đi mưa về lạnh làm thủy khí suy người ta hay bị sổ mũi.
3. Họng, Thanh quản, Giọng nói (âm thanh)
- Thiên ?Ngũ Duyệt Ngũ Sứ? (LKhu 32) ghi : "Phế chủ âm thanh".
- Họng là 1 phần của bộ hô hấp, nơi đây có thanh quản, tuyến Amidal, Vòm họng... đều chịu sự chi phối các khí của Phế.
- Họng, Amidal sưng, lở loét... là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng.
- Thanh quản bị viêm, các dây rung phát âm sưng, gây ra khan tiếng là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng (làm Mộc vượng gây co rút thanh quản làm khản tiếng).
- Khi phải la hét, nói nhiều, Mộc khí bị huy động quá, sau đó suy sụp làm khản tiếng, tắc tiếng là dấu hiệu Mộc của Phế suy.
- Người Mộc khí vượng thường nói lớn tiếng, âm thanh mạnh, do đó, qua giọng nói, không những biết được phần nào tình trạng của Phế khí mà còn biết được phần nào nội lực dựa trên đặc tính của âm thanh.
- Tiếng la hét thuộc Can, người có tiếng hét to, vang là người có Mộc khí của Can vượng.
- Tiếng la yếu, khàn là dấu hiệu Mộc của Can suy.
- Tiếng cười thuộc Tâm, cười vanga, to... là dấu hiệu Mộc của Tâm vượng.
- Tiếng hát thuộc Tỳ, tiếng khóc thuộc Phế, tiếng rên thuộc Thận... có thể dựa vào cường độ to nhỏ, mạnh yếu để chẩn đoán được tình trạng vượng suy của các tạng phủ liên hệ.
4. Tuyến giáp
- Quanh vùng tuyến giáp có những cơ quan liên hệ mật thiết với chức năng hô hấp, gọi là xoang cảnh, rất nhạy cảm với các biến thiên của áp lực không khí và tuyến cảnh phản ứng rất mẫn cảm mỗi khi hóa tính không khí, do đó, giữa tuyến giáp và phế khí có liên hệ với nhau vì "Phế chủ hô hấp".
- S. Herbute và 2 cộng sự viên thuộc nhóm sinh học Montpeellier ngày 22-1-1972 đã công bố kết quả : Hoạt động tuyến giáp đến độ tối đa giữa 2-3g sáng là giờ của Phế khí vượng (giờ Dần từ 3-5g) do đó, tuyến giáp và Phế có liên hệ với nhau.
- Bướu cổ đơn thuần (tuyến giáp suy) là dấu hiệu Thổ của Phế suy. Bướu cổ lồi mắt (BASEDOW, tuyến giáp cường) là dấu hiệu Thổ của Phế vượng.
5. Da lông
- Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : "Phế chủ da lông (Bì mao)".
- Da lông là phần trực tiếp tiếp xúc với không khí (Kim khí) do đó, giữa da lông và kim khí có sự liên hệ với nhau.
- Theo Eaton : Da lông và tóc ở người mọc rất nhanh vào các tháng 7, 8 và nhanh nhất vào tháng 9 (tức vào mùa thu, là mùa kim khí vượng), do đó, giữa lông tóc và Kim khí có sự liên hệ với nhau.
- Da khô, viêm, nóng, xuất huyết dưới da là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng.
- Cơ nhục của da phì đại (bướu, mô mỡ...) là dấu hiệu Thổ của Phế vượng.
- Khi tức giận Mộc khí gia tăng làm cho lông tóc dựng lên là dấu hiệu Mộc của Phế vượng.
- Lông tóc là biểu hiện Thủy của Phế, vì thế lông măng xanh nhiều là dấu hiệu Thủy của Phế vượng, ngược lại, ít lông, lông khô, rụng là dấu hiệu Thủy của Phế suy.
+ Da trắng đục, trắng bạch là dấu hiệu kim khí suy. Người có nước da này hay buồn hay lo (thường gặp nơi người lao phổi). Những vần thơ, khúc bi kịch não nề nhất, những chuyện tình sử thảm thương nhất như : Roméo Juliette, chuyện tình Love Story... đều xuất phát từ dân tộc da trắng.
b) Về chức năng
6. Hơi khí
- Nội Kinh : "Bao nhiêu khí đều thuộc về Phế".
- Tính chất của thiếu âm là bốc hơi, liên hệ đến thể hơi, khí.
- Tùy theo biểu hiện suy vượng của hơi, khí ở vùng nào, có thể suy đoán bệnh ở vùng ấy.
+ Tức hơi trong phổi là dấu hiệu kim của Phế suy.
+ Tức hơi dội lên phía trên là dấu hiệu kim của Tâm suy.
+ Tức hơi vùng bụng là dấu hiệu kim của Tỳ suy.
+ Tức hơi vùng bụng dưới là dấu hiệu kim của Thận suy.
7. Hô hấp
- Thiên ?Ngũ Tạng Sinh Thành? (TVấn 10) ghi : "Phế chủ hô hấp".
- Cơ năng hô hấp liên hệ đến không khí, do đó chịu sự chi phối đặc biệt của kim khí.
- Cơ năng hô hấp có nhiệm vụ trao đổi khí : hít thanh khí vào và thải trọc khí (khí dơ, xấu ra).
+ Thở vào : Đưa không khí từ ngoài vào (tức từ Biểu vào Lý) là dấu hiệu Mộc của Phế ở Biểu (tức là liên hệ đến Mộc của đại trường) chính nhờ Mộc của Phế ở Biểu làm cho bắp thịt, lồng ngực nâng lên, gia tăng thể tích lồng ngực, làm không khí vào phổi. Phổi thở vào khó khăn, hơi không đầy phổi là dấu hiệu Mộc của Đại trường suy.
+ Thở ra : Đẩy không khí từ trong ra ngoài tức là từ Lý ra Biểu là biểu hiện Mộc đó Phế ở Lý. Mộc khí này liên hệ với cơ năng của cơ hoành và các cơ bụng, làm thể tích lồng ngực thu hẹp, đẩy không khí ra, làm thở ra. Người bệnh thở ra dồn dập (như trong bệnh suyễn, Tâm phế mãn... là dấu hiệu Kim của Phế suy làm Mộc vượng lên, gây ra suyễn, khó thở.
+ Thở dốc : Người bị xuất huyết nhiều, khí huyết hao hụt, Phế kim suy kiệt làm Mộc của Phế vượng lên gây nên thở nhanh và gấp trong giai đoạn đầu (biểu hiện qua cánh mũi phập phồng) và khí Mộc của Phế bị huy động quá trở nên suy thì người bệnh lại thở yếu, thở dốc trong giai đoạn sau.
- Theo "FAMILY SAFETY" của Canada, tại Hiệp hội về môn học bệnh phổi ở Mỹ các nhà nghiên cứu thông báo : uống 1 ly rượu hoặc nước giải khát có pha rượu trước khi đi ngủ có thể có những hậu quả đáng tiếc với việc hô hấp trong lúc ngủ. Số người uống rượu, 1 số bị 110 lần ngưng thở, ít nhất mỗi lần trong 10 giây, còn không uống rượu khi đi ngủ thì chỉ bị có 20 lần ngưng thở (uống rượu vào làm Hỏa vượng, ban đêm thuộc Thái âm, Thủy suy, Thủy suy làm Hỏa bùng lên mạnh hơn, Hỏa khắc kim, gây ra ngưng hô hấp).
- Nữ tiến sĩ tâm lý học S. Harx, Trường đại học Newyork cho rằng hô hấp và tính cách có liên hệ với nhau.
+ Người hô hấp sâu và chậm (kim khí sung mãn, đầy đủ) thì tính tình thường kiên định, kiên quyết, thích mạo hiểm, suy nghĩ và hành động nhanh nhẹn biết cách sắp xếp cuộc sống riêng mình (dấu hiệu Thủy khí sung mãn, do kim sinh Thủy).
+ Người hô hấp nhanh và nông (dấu hiệu kim suy) thì tính tình thường hay ngượng nghịu, hiền lành, nhút nhát, rụt rè, sống quen dựa vào người khác (dấu hiệu Thủy suy, kim suy làm Thủy suy).
9. Ho
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Ở sự biến động của Phế là ho".
- Ho là 1 tác động ly tâm(từ trong ra ngoài tức từ lý ra biểu) nhằm mục đích đưa hơi thở, đàm nhớt... từ trong ra ngoài, có liên hệ đến Mộc của Phế.
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại Ho :
+ Ho khan (khái) : Ho không có mục đích loại đờm nhớt là dấu hiệu Mộc của phế vượng.
+ Ho đàm (khái thấu) : Tiếng ho có kèm theo sự thải trừ đàm nhớt ra ngoài cũng là dấu hiệu Mộc của phế.
- Theo Colome vào lúc sáng sớm (cuối giấc ngủ) lúc đó máu tụ lại trong phổi làm gây nên các cơn ho buổi sáng sớm nơi người bị viêm phổi (Hỏa vượng làm Mộc vượng - buổi sáng là thời điểm Mộc khí vượng).
9. Hen suyễn
- Theo Reinberg, cơn hen suyễn thường gặp cao điểm nhất từ 24-4g tức là lúc phế khí thịnh (giờ Dần 3-5g) như vậy giữa suyễn và phế khí có liên hệ mật thiết.
- Thiên ?Bản Thần? (LKhu 8) cũng ghi : Khí nghịch lên gây ra chứng suyễn, cũng theo Nội Kinh : Phế chủ khí, Thận nạp khí?, do đó suyễn cũng liên hệ với Thận.
- Theo Frank, thời gian cơn hen suyễn trùng hợp với thời gian bài tiết Cocticoit ra nước tiểu xuống tới mức thấp nhất, do đó giữa suyễn và Thận có mối liên hệ với nhau.
- Phân tích 1 cơn suyễn ta thấy : Suyễn một hợp chứng gồm 5 triệu chứng :
+ Tức trướng trong phổi, khó thở là dấu hiệu kim của Phế suy.
+ Đờm tiết ra nhiều là dấu hiệu Thổ của Phế suy.
+ Nhớt ra nhiều, nghe tiếng phổi thấy ran ẩm là dấu hiệu thủy của Phế suy.
+ Khí quản co thắt, thở dồn dập, nghe phổi thấy tiếng rít là dấu hiệu Mộc của Phế vượng.
 
+ Khí quản viêm là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng. Hội chứng này là do Kim suy làm Thủy suy (Tương sinh), Thổ suy (Phản sinh), Mộc vượng (Tương vũ), Hỏa vượng (Tương thừa).
- Theo các nhà khoa học màng nhày của khí quản và cuống Phổi dễ nhạy cảm bởi không khí ô nhiễm vì đủ loại... Sự nhạy cảm đó gây ra co rút (Mộc vượng) làm ho hoặc suyễn. (Kim suy) : Tạp chí Nature ngày 23-3-1983 công bố 1 kết quả cho thấy chất Capsaicin chất cay của ớt (cay thuộc Kim) có tính làm cho màng nhày bớt nhạy cảm (Kim khắc Mộc), có thể dùng để trị chứng phù của màng nhày (Kim sinh Thủy) của những người có khí quản nhạy cảm (Mộc vượng) và người bị suyễn (Kim suy).
10. Đàm
- Đàm là chất bài tiết rà bộ hô hấp, do đó có liên hệ đến Phế.
- Tùy theo tính chất và màu sắc của đàm, có thể đoán biết sự rối loạn bệnh lý từ đâu.
+ Đàm có lẫn máu, đàm khô quánh là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng.
+ Đàm có màu xanh (hay gặp nơi người ho nhiều do cảm nhiễm), dấu hiệu Mộc của Phế vượng.
+ Đàm màu vàng đặc, (hay gặp trong trường hợp hội nhiễm tụ cầu), dấu hiệu Thổ của Phế vượng (tăng cường Thổ khí chống lại môi trường ẩm thấp, là môi trường tạo nên các tụ cầu khuẩn).
+ Đàm trong, loãng và nhiều dấu hiệu thủy của Phế suy.
11. Buồn sầu - Lo âu
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Chí của Phế là ưu (lo âu)".
- Nơi Đồ Thái cực, Thiếu âm Kim khí là trung gian của sự vui mừng quá độ (Thái dương) đã chấm dứt và sự sợ hãi chết chóc (Thái âm) sắp bắt đầu. Giữa 2 trạng thái này, con người đâm ra lo âu, buồn sầu, buồn cho cái vui đã qua và lo cho cái tàn tạ sắp đến.
- Mùa thu, cây cối thay lá, lúa mùa chín tới chờ gặt... làm cho lòng người cũng vì thế mà buồn.
- "Ưu thương Phế" (sự lo âu hại Phế) : Những nguyên nhân bên ngoài gây sự lo buồn làm Kim khí suy và ngược lại người Kim khí suy thì hay buồn.
- Để biểu hiện sự buồn rầu về cái chết trong tang chế. Người Á Đông thường dùng tang phục, khăn tang, vải liệm... màu trắng (Sắc trắng là sắc của Kim).
c) Về ngoại giới
12. Kim khí và Táo khí
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : "Táo sinh Kim".
- Y Tông Kim Giám : "Trên trời là Táo, dưới đất là Kim, ở người là Phế, ở thể là Bì". Kim khí thông với Phế khí, do đó, các bệnh do Táo khí gây ra đều thuộc về Phế Kim.
- Triệu chứng của Táo là khô cổ, khát nước, bón, tiểu ít, da khô, tróc vẩy, Tân dịch hao hụt...
- Thiếu âm ứng với phương Tây, buổi chiều tối, mùa thu là thời điểm Táo khí vượng lên, Kim khí ở người cũng theo đó vượng lên.
- Người Kim khí suy, sẽ dễ chịu vào buổi chiều tối, mùa Thu (là thời điểm Kim khí vượng) và nặng hơn (khó chịu hơn) vào buổi trưa, mùa hè là thời điểm của Hỏa khí vượng (Hỏa khắc Kim).
 
Theo phong thủy cho người việt

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio