Kinh nguyệt không đều
Hotline

Kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều là trạng thái thay đổi về chu kỳ, màu sắc, số lượng... của kinh nguyệt so với bình thường.
 A - Đại cương
            Kinh nguyệt không đều là trạng thái thay đổi về chu kỳ, màu sắc, số lượng... của kinh nguyệt so với bình thường.
B - Nguyên nhân
            - Theo YHHĐ : Thường do sự thay đổi của kích thích tố nữ và nội tiết tố của noãn sào (buồng trứng).
            - Theo YHCT : Kinh nguyệt Chủ yếu liên hệ với 3 đường kinh Can, Tỳ, Thận và 2 mạch Xung, Nhâm.
            Nếu Thận khí đầy đủ thì 2 mạch Xung và Nhâm điều hòa, kinh nguyệt cũng điều hòa. Nếu Thận hư làm cho mạch Xung Nhâm rối loạn hoặc do Can không tàng được huyết, Tỳ hư không thể thống huyết... đều có thể làm thay đổi chu kỳ, sắc, lượng của kinh nguyệt. Ngoài ra, thất tình nội thương, ngoại tà... cũng a?nh hưở ng đến kinh nguyệt.
•           Hành kinh sớm thường do suy nghĩ, khí uất lâu ngày hóa Hoả, hoặc nhiệt uất ở  Tử  cung gây ra.
            Hành kinh trễ: thường do hàn tà lưu ở  Tử  cung a?nh hưở ng đến vận hành huyết mạch của Tử  cung gây ra bệnh.
            Hành kinh sớm, trễ, thất thường, không nhất định, Chủ yếu do Tỳ Vị hư yếu, Can, Thận hư... a?nh hưở ng đến 2 mạch Xung Nhâm, hoặc do sinh đe? nhiều, phòng dục quá độ... làm cho khí huyết suy gây ra bệnh.
 
 C - Triệu chứng
 
            1 - Hành kinh sớm (kinh trồi) : chưa đến kỳ đã hành kinh, có khi một tháng thấy 2-3 lần, máu đỏ , hoặc tím, lượng nhiều, kèm theo trong người thấy nóng, mặt đỏ , dễ cáu giận, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ ., mạch hơi Sác hoặc Huyền Sác.
            2 - Hành kinh trễ (kinh sụt) : đến kỳ hành kinh nhưng chưa thấy có kinh, màu nhạt, đen, sợ lạnh, thường kèm theo cảm thấy lạnh, gầy yếu, thích nóng, chất lưỡi nhạt, mạch Nhu, Hoãn hoặc Trì.
            3 - Kinh không đều : kinh trồi sụt không nhất định, số lượng kinh ra nhiều hoặc ít, màu sắc tím hoặc nhạt.
            Thận suy thì người gầy, sắc mặt xám, chóng mặt, lưng đau mỏi, lượng kinh nhiều ít không đều, sắc kinh nhạt.
            Can Uất thì ngực tức, bần thần khó chịu và sau khi hành kinh bụng dưới trướng đau, kinh chảy  ra không dễ dàng, màu tím tro.
 
 D - Điều trị
 
            1- Châm Cứu Học Thượng Hải : Điều tiết 3 kinh âm ở  chân (Thận, Can, Tỳ) và 2 mạch Xung, Nhâm.
            Huyệt chính : Quan Nguyên (Nh.4)  + Tam Âm Giao (Ty.6).
            Huyệt phụ : Công Tôn (Ty.4) + Hành Gian (C.2) + Huyết Hải (Ty.10) + Mệnh Môn (Đc.4) + Nội Quan (Tb.6) Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36).
            Dùng huyệt chính làm căn Bản.
             Kinh sớm: thêm Hành Gian (C.2), Huyết Hải (Ty.10).
             Kinh trễ: thêm Công Tôn (Ty.4), Túc Tam Lý (Vi.36).
            - Không đều do Thận hư  : thêm Mệnh Môn (Đc.4).
            - Không đều do Can uất thêm Nội Quan (Tb.6) , Thái Xung (C.3) .
            Mỗi lần kinh sạch rồi, châm cách 1 ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.
            Ý nghĩa: Quan Nguyên thuộc mạch Nhâm cũng là huyệt hội của 3 kinh Âm, Tam Âm Giao điều hòa khí 3 kinh âm; Huyết Hải để thanh nhiệt; Hành Gian tiết Can Hoả; Túc Tam Lý để kiện Tỳ; Công Tôn vừa kiện Tỳ vừa điều tiết được 2 mạch Xung và Nhâm; Mệnh Môn để bổ Thận; Thái Xung để sơ Can; Nội Quan để làm nhẹ ngực.
            2- Âm Bao (C.9) + Giao Nghi. Hoặc Huyết Hải (Ty.10) + Đái Mạch (Đ.26)  (Tư Sinh Kinh).
            3- Địa Cơ (Ty.8)  + Huyết Hải (Ty.10) (Châm Cứu Tụ Anh).
            4- Chiếu Hải (Th.6) + Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3) (Loại Kinh Đồ Dực).
            5- Đái Mạch (Đ.26)  (cứu 1 tráng) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23)  + Trung Cực (Nh.3)  (Châm Cứu Đại Thành).
            6- Can Du (Bq.18) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6)  (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
            7- Bàng Quang Du (Bq.28) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Liêu (Bq.33) (Châm Cứu Học Giản Biên).
            8- Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) .
            • Kinh sớm: thêm Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3).
            • Kinh trễ: thêm Quy Lai (Vi.29) + Thiên Xu (Vi.25).
           • Kinh không đều : thêm Giao Tín (Th.8)  + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
            9-• Thực chứng: Địa Cơ (Ty.8) + Huyết Hải (Ty.10) + Quan Nguyên (Nh.4)  + Tam Âm Giao (Ty.6) .
            • Hư chứng: Địa Cơ (Ty.8) + Hành Gian (C.2) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6)  + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Trung Hoa Châm Cứu Học).
            10-  Kinh trước kỳ:
             • Huyết nhiệt : Hành Gian (C.2) + Huyết Hải (Ty.10)  +  Tam Âm Giao (Ty.6), đều tả .
             • Khí hư : Địa Cơ (Ty.8)  + Khí Hải (Nh.6) + Túc Tam Lý (Vi.36), đều bổ.
            .• Huyết hư : Huyết Hải (Ty.10) + Lậu Cốc (Ty.7) + Trung Cực (Nh.3), đều tả .
             Kinh sau kỳ:
            • Huyết hư : Cách Du (Bq.17) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) +  Quy Lai (Vi.29), đều bổ.
              • Hư Hàn : như trên + thêm Mệnh Môn (Đc.4)  + Quan Nguyên (Nh.4), đều cứu.
              • Khí Uất : Hành Gian (C.2) + Nội Quan (Tb.6) +  Trung Quản (Nh.12), đều tả .
              •. Tỳ Hư : Tam Âm Giao (Ty.6)  + Thái Bạch (Ty.3) + Túc Tam Lý (Vi.36)  + Tỳ Du (Bq.20)  + Vị Du (Bq.19), đều bổ.
            . Can Thận suy tổn : Lãi Câu (C.5) + Khí Huyệt (Th.13)   + Thuỷ Tuyền (Th.5) + Trung Cực (Nh.3), đều bổ.
            . Khí Uất : Hành Gian (C.2)  + Nội Quan (Tb.6) + Trung Liêu (Bq.33)  + Trung Quản (Nh.12) đều tả  (Châm Cứu Trị  Liệu Học).
            11- Huyệt chính : Quan Nguyên (Nh.4)  + Trung Cực (Nh.3).
            Huyệt phụ : Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36).
            Mỗi lần châm 1 huyệt chính, 2 huyệt phụ,  thay đổi Sử  dụng, kích thích vừa, mỗi ngày 1-2 lần, lưu kim 15 - 20 phút. 3 tuần là 1 liệu trình, 2 liệu trình cách nhau 7 ngày (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
            12- Âm Cốc (Th.10) + Cực Tuyền (Tm.1)  + Đại Đô (Ty.2) + Đại Đôn (C.3)  + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Trạch (Tb.3)  + Khuyết Bồn (Vi.12) + Nhiên Cốc (Th.2)  + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) + Thuỷ Đột (Vi.10)  + Trung Cực (Nh.3) + Uỷ Trung (Bq.40).
            Bắt đầu châm huyệt Công Tôn rồi tới Quan Nguyên + Khí Hải + Thiên Xu + Tam Âm Giao (Tân Châm Cứu Học).
            13- Âm Giao (Nh.7) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Âm Liêm (C.11) + Chiếu Hải (Th.6)  + (Yêu) Dương Quan (Đc.3) + Đái Mạch (Đ.26) + Giao Tín (Th.8)  + Hạ Liêu (Bq.34)  + Hội Âm (Nh.1) + Huyết Hải (Ty.10)  + Khí Hải (Nh.6) + Khí Huyệt (Th.13)  + Lãi Câu (C.5) + Nhiên Cốc (Th.2)  + Quan Nguyên (Nh.4)  + Quy Lai (Vi.29) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3)  + Thận Du (Bq.23) + Thuỷ Tuyền (Th.5) + Thứ Liêu (Bq.32) )  + Thượng Liêu (Bq.31)  + Trung Chú (Th.15) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Liêu (Bq.33)    + Yêu Du (Đc.3)   . Các huyệt khác (Ngoài kinh và Mới) : Bát Phong + Giao Nghi + Hạ Chùy + Kinh Trung + Liêu Liêu + Ngoại Tứ Mãn + Thái Âm Kiều + Trường Di + Túc La + Tử  Cung (Châm Cứu Học HongKong).
            14-• Trước kỳ: Khí Hải (Nh.6),  trước bổ sau tả  + Huyết Hải (Ty.10), sâu 1 thốn, đợi chừng nào trong âm hộ có cảm giác đắc khí mới thôi. Can Du (Bq.18) + Địa Cơ (Ty.8) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Kỳ Môn (C.14) + Tam Âm Giao (Ty.6) Các huyệt trên, trừ Khí Hải ra, đều châm tả ,  ít lưu kim, không cứu.
•           Sau kỳ:
            . Do Huyết Hư và Huyết Hàn : Cách Du (Bq.17) + Chương Môn (C.13) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6)  + Tỳ Du (Bq.20) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Quản (Nh.12)  . Đều châm bổ + lưu kim 20 phút sau khi rút kim, cứu 3 tráng.
            . Do Khí Uất : Can Du (Bq.18) + Hành Gian (C.2) + Khí Hải (Nh.6) + Kỳ Môn (C.14)  + Nhũ Căn (Vi.18) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Quản (Nh.12) + Tỳ Du (Bq.20) . Đều trước bổ sau tả , lưu kim 5 - 10 phút. Sau khi rút kim cứu 3-5 tráng (Thái Ất Thần Châm Cứu).
            15- Điều hòa 2 mạch Xung Nhâm và Khí huyết.
            . Hành kinh sớm: thanh nhiệt lương huyết.
            . Hành kinh trễ: bổ khí + dưỡng huyết.
            . Kinh không đều: điều bổ khí huyết.
             Huyệt chính : Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) .
            • Kinh sớm thêm Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3).
            • Kinh muộn thêm Quy Lai (Vi.29) + Thiên Xu (Vi.25).
            . Kinh không đều thêm Giao Tín (Th.8)  + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20).
            . Hành kinh sớm thuộc nhiệt châm tả , không cứu.                      
            . Hư nhiệt bình bổ bình tả .
            . Kinh muộn hoặc không đều: vừa châm vừa cứu (Châm Cứu Học Việt Nam).
            16- Can khí Uất Trệ: Sơ Can giải Uất. Châm tả  Địa Cơ (Ty.8) + Hành Gian (C.2)  + Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3).
             Thận Khí không đủ : bổ Thận + bồi nguyên. Châm bổ + cứu Địa Cơ (Ty.8)  + Huyết Hải (Ty.10) + Phục Lưu (Th.7)  + Quan Nguyên (Nh.4)  + Thận Du (Bq.23) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
 
 
 
Lương Y Hoàng Duy Tân
                                                                                        Lương Y Trần Văn Nhủ
Lương Y Lê Khánh Quyền 
Lương Y Lê Kinh Hạp
Bác Sỹ Lê Khánh Đồng 
Tham tri bộ lễ Lê Khánh lam ( Lê Quý Bác

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio