Lịch sử ngành Da Liễu tỉnh Nghệ An
Hotline

Lịch sử ngành Da Liễu tỉnh Nghệ An

Trạm Da liễu Nghệ An được thành lập theo Thông tư số 16/BYT-TT của Bộ Y tế ngày 01-6-1964
 
 
 
 
 
 
I. Thời kỳ 1965- 1975:
 
Trưởng trạm đầu tiên: Bác sỹ Nguyễn Ngọc Cường.
Năm 1974 Bác sỹ Nguyễn Ngọc Cường, chuyển về công tác ở TT Da liễu Hà Nội, Bác sỹ Lê Sỹ Khiển được bổ nhiệm thay thế.
Giai đoạn đất nước còn chia cắt, miền Bắc bị Mỹ dùng máy bay đánh phá. Tháng 6/1965 Hội nghị ngành Y toàn quốc được tổ chức tại Nghệ An, Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ của ngành Y từ thời bình chuyển sang thời chiến, với chủ trương đa khoa hóa, ngoại khoa hóa. 
Nhiệm vụ thời gian này của Trạm có sự thay đổi để phù hợp với chủ trương của ngành: Vừa là thầy thuốc da liễu vừa là thầy thuốc đa khoa. Tập trung chủ yếu là tìm kiếm bệnh nhân phong để chuyển về Trại Phong Quỳnh Lập điều trị và cứu thương, chăm sóc thương bệnh binh.
 
II. Thời kỳ 1975- 1985:
 
Trưởng trạm: Bác sỹ Hoàng Trọng Sơn.
Năm 1975 nước nhà được thống nhất, thực hiện Chủ trương của Đảng bỏ cấp Khu, sáp nhập tỉnh. Năm 1976 nhập Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh.
Hai Trạm Da liễu của Nghệ An và Hà Tĩnh được sáp nhập.
Đất nước vừa thoát khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nghệ Tĩnh vốn là tỉnh nghèo, cơ sở vật chất thiếu thốn lại phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cơ sở y tế chưa phục hồi, trang thiết bị phục vụ chuyên ngành còn thiếu thốn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt hơn so với các tỉnh khác, bệnh dịch phát triển, trong đó bệnh bệnh hoa liễu (nay là bệnh lây truyền qua đường tình dục) cũng lan tràn.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh: “Chỉ đạo chặt chẽ công tác vệ sinh phòng bệnh, khống chế đi đến thanh toán một số bệnh xã hội…”
Nhiệm vụ của Trạm: Tập trung phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục hạn chế sự lây lan. Với phương tiện duy nhất là chiếc xe đạp cán bộ của đơn vị đã về nhiều vùng nông thôn đồng bằng, miền núi trong tỉnh để cùng với cán bộ chuyên môn huyện, xã để điều tra cơ bản, xử lý bệnh tật điều trị ngoại trú tại xã, trả người lao động kịp thời cho sản xuất.
 
III. Thời kỳ 1985- 1995:
 
Từ 1985 – 1988 Phó Trưởng trạm là Bác sỹ Phan Văn Cảnh điều hành đơn vị thay thế bác sỹ Hoàng Trọng Sơn đi chuyên gia.
1989 đến 1991 Trưởng trạm là Bác sỹ Hoàng Trọng Sơn.
Phó Trưởng trạm là Bác sỹ Phan Văn Cảnh.
Năm 1991 chia tách tỉnh, Bác sỹ Hoàng Trọng Sơn, chuyển về công tác ở Hà Tĩnh.
Trưởng trạm: Bác sỹ Phan Văn Cảnh.
Phó Trưởng trạm là Bác sỹ Nguyễn Xuân Túc
Năm 1986 là năm bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội đại biểu lần thứ XII Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh đã xác định: “Y học phòng ngừa kết hợp y học hiện đại,.. tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Củng cố và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Quan tâm đúng mức việc xây dựng mạng lưới y tế”. Ngành Y tế Nghệ An đã kiện toàn tổ chức mạng lưới y tế nhất là y tế cơ sở và y tế huyện. Mạng lưới chuyên trách da liễu của tuyến huyện và xã được hình thành.
Nhiệm vụ của Trạm: Bên cạnh thực hiện phòng chống bệnh ngoài da, bệnh lây truyền qua đường tình dục, chương trình phòng chống bệnh phong được đổi mới: Năm 1987 Thực hiện chương trình “Thanh toán bệnh phong từng vùng” do Viện Da liễu Trung ương phát động để tiến tới loại trừ bệnh phong ra khỏi cộng đồng, tất cả bệnh nhân phong đã và đang điều trị đơn hóa đều được chuyển sang điều trị đa hóa trị liệu.
Cán bộ của Trạm phải thường xuyên xuống tận nhà bệnh nhân phong đã và đang điều trị đơn hóa để cấp thuốc theo phác đồ đa hóa và hướng dẫn cách dùng thuốc cho người bệnh.
Trạm tổ chức các tổ xuống tại các Trạm Y tế xã lập bàn khám để khám cho toàn dân nhằm phát hiện bệnh nhân phong mới.
Tổ chức đào tạo tập huấn cho đội ngũ chuyên trách tuyến dưới.
Sau hơn 5 năm sáp nhập nay lại tách tỉnh trả lại tên Nghệ An và Hà Tĩnh, trang thiết y tế, nhân lực đã thiếu nay phải chia đôi lại càng thiếu hơn.
 
IV. Thời kỳ 1995- 2005:
 
Từ 1995- 2001: Trưởng trạm: Bác sỹ Phan Văn Cảnh
Phó Trưởng trạm là Bác sỹ Nguyễn Xuân Túc
Từ 2001- 2005: Trưởng trạm: Bác sỹ Nguyễn Xuân Túc
Phó trưởng trạm: Bác sỹ Kiều Ngọc Đức
Năm 1994 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, trong đó có dự án phòng chống phong. Quyết định số 2735/QĐ.UB ngày 26/10/1995 về việc thành lập Ban chỉ đạo thanh toán bệnh phong của UBND tỉnh Nghệ An. Trưởng ban là Phó chủ tịch tỉnh, Phó trưởng ban là Giám đốc sở Y tế thành viên gồm có các Sở, ban ngành cấp tỉnh. Trạm là cơ quan thường trực của Ban.
Cũng trong Giai đoạn này tại Quyết định số 373/2003/QĐ-BYT ngày 21/01/2003 về việc phê duyệt 10 tỉnh trong đó có Nghệ An thực hiện giám sát trọng điểm các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở Việt Nam. Trạm được Giám đốc Sở Y tế giao chỉ đạo và điều phối các đơn vị liên quan thực hiện giám sát trọng điểm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Mặc dù nhân lực có hạn nhưng với sự nhiệt tình của cán bộ tuyến tỉnh và chuyên trách cơ sở được sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp trên đơn vị đã hoàn thành xuất sắc công tác phòng chống bệnh phong.
Năm 2000 Đại diện Chương trình Chống Phong Quốc gia, Viện Da liễu Trung ương tổ chức kiểm tra công nhận tỉnh Nghệ An loại trừ bệnh phong theo 3 tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới đạt loại xuất sắc.
Cố Giáo sư Lê Kinh Duệ về dự tổng kết kiểm tra công nhận tỉnh Nghệ An loại trừ bệnh phong và đọc lời chúc mừng, nội dung lời chúc mừng phần nào nói lên sự khó khăn, thiếu thốn và sự vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ của chuyên ngành da liễu Nghệ An.
 
 
IV. Thời kỳ 2005- 2010
 
Trưởng trạm: Bác sỹ Nguyễn Xuân Túc
Phó trưởng trạm: Bác sỹ Kiều Ngọc Đức
Năm 2006 Trạm được đổi tên nâng cấp thành Trung tâm chống Phong – Da liễu Nghệ An
Giám đốc: Bác sỹ Nguyễn Xuân Túc
Phó giám đốc: Bác sỹ Kiều Ngọc Đức
Trưởng phòng HCTH: Dược sỹ đại học Lê Quang Ngọc
Trưởng phòng Chỉ đạo chuyên khoa: Bác sỹ Vũ Sỹ Linh
Trưởng khoa khám bệnh: Bác sỹ Huỳnh Phúc Sơn
Từ hợp nhất Phòng y tế, Đội y tế dự phòng và Bệnh viện thành Trung tâm y tế huyện năm 1991 nay lại tách ra 
Nhiệm vụ của Trung tâm: Tiếp tục thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống bệnh phong, giám sát trọng điểm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, khám điều trị bệnh ngoài da.
Đội ngũ chuyên trách tuyến dưới phần lớn là mới đơn vị phải đào tạo tập huấn giúp cho họ có kiến thức hoạt động chuyên ngành.
Năm 2005 Đại diện Chương trình Chống Phong Quốc gia, Viện Da liễu Quốc gia tổ chức phúc tra công nhận loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn Việt Nam đạt loại xuất sắc.
Năm 2008 Nghệ An là 1 trong những tỉnh đầu tiên thực hiện tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV lồng ghép tại bàn khám da liễu và điều trị miễn phí bệnh lây truyền qua đường tình dục ở người có HIV (+) Dự án LIFE-GAP tài trợ.

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio