Nấm rơm chữa yếu sinh lý
Hotline

Nấm rơm chữa yếu sinh lý

Nấm rơm tên khoa học Volvariella volvacea, họ nấm rơm – plutaceae là loại quen thuộc, nhất là các làng quê vì thường được sử dụng làm thực phẩm ăn rất ngon.
 
 
Là loại nấm giàu dinh dưỡng, cứ 100g nấm rơm khô chứa đạm tới 21 – 37g đạm (đặc biệt thành phần đạm chứa hàm lượng cao lại đầy đủ các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, còn hơn cả thịt bò và đậu tương), chất béo 2,1 – 4,6g, bột đường chiếm 9,9g, chất xơ 21g, các yếu tố vi lượng là Ca, Fe, P và các vitamine A, B1, B2, C, D, PP…
Nhờ giàu thành phần dinh dưỡng như vậy, nên nó là nguồn sử dụng để chế biến thành thực phẩm chức năng, làm món ăn thuốc trong việc hỗ trợ trị liệu nhiều bệnh tật như các chứng rối loạn chuyển hóa, nội tiết như béo phì, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường…
Các nhà khoa học Nhật, Hoa Kỳ cũng cho rằng các polysaccharide trong nấm rơm, đặc biệt trong nấm hương, nấm đông, mộc nhĩ đều có chứa hoạt chất chống ung thư.
Đông y cũng cho rằng nấm rơm có vị ngọt, tính hàn, có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề kháng… Do vậy đã được ứng dụng trị liệu một số bệnh sau đây:
- Chữa di, hoạt tinh, sinh lý yếu: nấm rơm, rau giền, tôm lượng mỗi thứ vừa đủ cho vào xào, ăn liền trong 5 – 7 ngày là một liệu trình.
- Làm cường dương kích dục: nấm rơm, chim sẻ, thịt ếch, mỗi thứ có lượng vừa đủ. Cho vào xào cùng và ăn với cơm.
- Trị tỳ vị suy yếu, sinh lý yếu, phòng chống ung thư: nấm rơm, đậu phụ hai thứ có lượng như nhau, nấu chung ăn trong các bữa cơm.
- Làm tăng cường sức khỏe: nấm rơm 200g, đại táo 5 – 7 quả, nấu chung thành canh, ăn trong ngày.
- Tăng cường sức khỏe, bổ gan thận, ích khí huyết: nấm rơm xào cùng với trứng chim cút hoặc trứng chim bồ câu. Ăn liền 5 – 7 ngày.
 
 
(Theo suckhoedoisong)

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio