Viêm lợi
Hotline

Viêm lợi

Viêm lợi là một chứng bệnh viêm phát sinh ở tổ chức lợi chân răng. Biểu hiện lâm sàng là lợi răng sưng đỏ, mép lợi tròn tù, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng. Chứng viêm lâu dài có thể khiến cho lợi răng phì đại, tăng sinh gọi là viêm lợi dạng phì đại. Các kích thích cục bộ như cao răng, ban khuẩn, ban sắc tố có liên quan tới phát sinh viêm lợi răng. Đông y cho rằng bệnh này do dạ dày, lá lách tích nhiệt hoặc thận âm không đầy đủ dẫn tới.
Nguyên tắc ăn uống: Với người bệnh dạ dày hỏa thực nhiệt dẫn tới viêm lợi răng, nên chú ý ăn uống thanh đạm, cần ăn nhiều rau xanh, nhiều chất xơ cho nhuận tràng. Với người bị viêm lợi răng do thận âm không đầy đủ, nên bổ sung thức ăn bồi bổ thận âm như các loại tôm cá tươi và hoa quả tươi. Không nên hút thuốc lá và uống rượu.
Đông y cho rằng phần lớn ca viêm lợi là do vị nhiệt hoặc do cơ địa. Biểu hiện bệnh là lợi thường sưng nề, ấn tay vào có thể thấy mủ và máu trào ra; răng dễ lung lay, dài ra do lợi tụt xuống, hơi thở hôi. 
Bệnh viêm lợi được chia làm hai giai đoạn: 
Giai đoạn đầu, lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng. Lợi chảy máu tuy không phải lúc nào cũng là triệu chứng của bệnh viêm lợi cấp 1 nhưng đây là một dấu hiệu chứng tỏ miệng của bạn không còn khỏe mạnh bình thường, cần được chú ý chăm sóc. 
Trong giai đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác. Bệnh viêm lợi giai đoạn 1 có thể chữa được nếu người mắc bệnh có các biện pháp khắc phục đúng cách, trong đó bao gồm việc đánh răng và xỉa răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa. 
Khi đã bị viêm lợi cấp 1 mà không để ý chữa trị, bệnh sẽ tiến triển lên giai đoạn 2. Vào thời điểm này, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây ra nhiễm trùng. 
Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và như thế, các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữ cho răng chắc). 
Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu; lợi và xương hàm bị phá hủy càng nặng. Đến lúc này thì răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra. 
Viêm lợi xuất hiện do ăn uống nhiều chất cay nóng như bia rượu, ớt, gừng...; hoặc có bệnh ở mũi xoang, hằng ngày nuốt mủ xuống dạ dày, do có bệnh lý nhiễm trùng, dùng quá nhiều kháng sinh kéo dài. Viêm lợi cũng hay đi kèm với một số bệnh toàn thân như đái tháo đường... 
Cách phòng bệnh là không lạm dụng chất ăn cay nóng kéo dài. Hằng ngày, sau khi ăn hay uống thứ gì đều cần súc miệng bằng nước sạch. Không nên đánh răng nhiều lần trong ngày vì dễ gây hại men răng, xây xát niêm mạc lợi. Có thể dùng các thuốc súc miệng đã được bán trên thị trường. Khi đã bị bệnh nha chu, phải chữa bằng cách chấm thuốc vào chân răng hằng ngày để bớt sưng lợi, loại trừ mủ ở xung quanh chân răng, kết hợp với thuốc uống.
Bệnh viêm lợi được chia làm hai giai đoạn: 
Giai đoạn đầu, lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng. Lợi chảy máu tuy không phải lúc nào cũng là triệu chứng của bệnh viêm lợi cấp 1 nhưng đây là một dấu hiệu chứng tỏ miệng của bạn không còn khỏe mạnh bình thường, cần được chú ý chăm sóc. 
Trong giai đoạn này, lợi có thể bị sưng tấy nhưng răng vẫn bám chắc trong lỗ chân răng. Không có các tổn thương về xương hoặc mô nào khác. Bệnh viêm lợi giai đoạn 1 có thể chữa được nếu người mắc bệnh có các biện pháp khắc phục đúng cách, trong đó bao gồm việc đánh răng và xỉa răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa. 
Khi đã bị viêm lợi cấp 1 mà không để ý chữa trị, bệnh sẽ tiến triển lên giai đoạn 2. Vào thời điểm này, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây ra nhiễm trùng. 
Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và như thế, các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có tác dụng định vị, giữ cho răng chắc). 
Bệnh càng trầm trọng, những lỗ hổng này càng sâu; lợi và xương hàm bị phá hủy càng nặng. Đến lúc này thì răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra. 
Dấu hiệu và triệu chứng 
Bệnh viêm lợi giai đoạn 2 có thể tiến triển mà không gây đau đớn. Người mắc bệnh khó có thể thấy được những biểu hiện rõ ràng, thậm chí ngay ở thời kỳ cuối của bệnh. Một vài biểu hiện cho thấy bạn đang bị mắc bệnh viêm lợi là: 
- Lợi chảy máu trong và sau khi đánh răng. 
- Lợi đỏ, bị sưng tấy hoặc khi chạm vào dễ gây đau đớn. 
- Hơi thở hôi liên tục hoặc vị giác kém khi ăn. 
Điều trị 
Mục tiêu điều trị bệnh viêm lợi là kiểm soát viêm nhiễm và ngăn ngừa, hạn chế sự tiến triển của bệnh. Các liệu pháp điều trị bao gồm: 
- Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất và đánh răng, xỉa răng bằng chỉ đúng cách. 
-Vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố rất quan trọng trong điều trị, 
dùng bàn chải mềm thôi loại bàn chải cho trẻ em thì rất tốt nếu bạn viêm lợi nặng. 
Mặc dù đánh răng và xỉa răng đều quan trọng như nhau, nhưng đánh răng chỉ chải sạch các chất bựa răng bám trên bề mặt những chiếc răng mà bàn chải với tới được. Còn xỉa răng có thể lấy đi những bựa và cao răng nằm ở khe giữa các răng và sâu dưới lợi. Cả hai biện pháp này là cách tự bảo vệ răng tại nhà tốt nhất, nên tiến hành đều đặn hàng ngày. 
-Đánh răng xoay tròn ở các mặt phía ngoài của răng tránh làm tổn thương lợi và sách răng.
Sau khi đanh răng bạn nên dùng tay xoa lợi từ vài phút để làm săn chắc lợi và tăng sự nuôi dưỡng cho lợi .
Sử dụng các loại nước xúc miệng chống vikhuẩn lysterin, givalex.
Chấm lợi viêm bằng metrodenta
 
Nhiều nha sĩ khuyên chúng ta nên sử dụng loại bàn chải được thiết kế đặc biệt có thể chuyển động dễ dàng với đầu bàn chải nhỏ để chải sâu vào những khe kẽ mà bàn chải thường không với tới được. 
Ngoài ra, bạn nên đến nha sĩ lấy cao răng 6 tháng một lần. Khi đó các bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên nghiệp để lấy các chất bựa răng và cao răng bám ở tất cả các răng. Nếu bạn có dấu hiệu bị viêm lợi cấp 1, nha sĩ sẽ khuyên bạn đi lấy cao răng thường xuyên hơn và giới thiệu cho bạn các loại thuốc đánh răng hoặc nước súc miệng đặc biệt chống viêm lợi. 
Thuốc nào cho lợi? 
Trên thị trường hiện có thuốc đánh răng Colgate Total, đã được Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm của Mỹ (FDA) duyệt là loại thuốc đánh răng duy nhất có tác dụng ngăn ngừa hữu hiệu bệnh viêm lợi. Thuốc này chứa flouride và cả triclosan, một loại chất kháng vi trùng loại nhẹ, có khả năng làm giảm cao răng nếu sử dụng thường xuyên. 
Ngoài ra, các loại nước súc miệng có chứa chlorhexidin cũng có tác dụng như trên, nhưng chỉ nên sử dụng khi có đơn thuốc của bác sĩ. 
Trường hợp bạn đã mắc bệnh viêm lợi cấp độ khá nặng, lợi bị đẩy ra xa răng, thì phải đến nha sĩ để được chữa trị tận gốc bằng một biện pháp gọi là SRP (scaling and root planing - làm sạch cao răng và chân răng). Với cách này, nha sĩ không chỉ lấy đi toàn bộ cao răng bám dính trên hai hàm lợi mà còn mài nhẵn các mấu ráp, sần trên chân răng (nơi tập trung nhiều vi khuẩn) để bề mặt chân răng nhẵn và sạch sẽ, giúp lợi dễ bám trở lại răng. 
Hiện nay, còn có một loại thuốc mới gọi là Peiostat (chứa doxycycline hyclate) được sử dụng kết hợp với liệu pháp SRP. Nếu như SRP có tác dụng chủ yếu ngăn chặn vi khuẩn thì Periostat (được sử dụng dưới dạng uống) lại triệt phá hoạt động của collagenase, một loại enzyme gây ra sự phá hủy răng và lợi.
 Theo Hội nhà sĩ Việt Nam

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio