Viêm mũi cấp tính, mạn tính
Hotline

Viêm mũi cấp tính, mạn tính

Mũi viêm là quá trình niêm mạc mũi bị viêm cấp hoặc mạn, do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn.Thuộc loại Tỵ Lậu hoặc Não Lậu của YHCT.

 

 

 

 

 

 

 

 

A - Đại cương

            Mũi viêm là quá trình niêm mạc mũi bị viêm cấp hoặc mạn, do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn.

            Thuộc loại Tỵ Lậu hoặc Não Lậu của YHCT.

 B - Nguyên nhân

            Do phong tà xâm nhập vào mũi và Phế khí.

            Tà độc của ngoại cả m, của sởi, nghiện rượu hoặc táo bón để lại nhiệt độc.

C - Triệu chứng

            - Mũi viêm cấp: Sốt, sợ lạnh, mũi ngứa, hắt hơi, mũi nghẹt, chảy  nước mũi. 3-4 ngày sau nước mũi đặc lại, có màu vàng, lượng ra ít dần và khỏi sau khoảng 1 tuần.

            - Mũi viêm mạn: Mũi nghẹt, chảy  nước mũi, lúc ngủ  mũi nghẹt nhiều hơn, niêm mạc mũi xung huyết, sưng.

            Nếu nhỏ  dung dịch Adrénaline 0,1 % vào niêm mạc mũi mà hết sưng là mũi viêm mạn tính đơn thuần, nếu nhỏ  thuốc trên mà không bớt là mũi viêm mạn tính kèm sưng (phì hậu).

 D - Điều Trị

            1- Châm Cứu Học Thượng Hải : Sơ tà, tuyên khiếu.

            • Huyệt chính: Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) + T Thông.

            Dùng luân lưu 4 huyệt trên. Kích thích mạnh vừa. Cách 1 ngày châm 1 lần.

            Ý nghĩa: Ấn Đường, Nghênh Hương, T Thông, đều ở  vùng mũi, để khai khiếu ở  mũi; Hợp Cốc để sơ phong, giải biểu và tăng tác dụng khai khiếu ở  mũi.

            2- Phong Trì (Đ.20)  +  Thiên Trụ (Bq.10)  +  Thượng Tinh (Đc.23)  +  Nghênh Hương (Đtr.20)  +  Hợp Cốc (Đtr.4)  - Kích thích vừa. Thượng Tinh (Đc.23)  có thể cứu thêm (Trung Quốc  Châm Cứu Học).

            3- Nhóm 1: Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Thượng Tinh (Đc.23).

            Nhóm 2 : Ấn Đường +  Liệt Khuyết (P.7)  +  Phong Trì (Đ.20)  (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

            4- Hợp Cốc (Đtr.4) +  Liệt Khuyết (P.7) +  Nghênh Hương (Đtr.20)   + Thượng Tinh (Đc.23)(Trung Hoa Châm Cứu Học).

            5- Bá Hội (Đc.20)  + Đại Chùy (Đc.14) +  Hòa Liêu (Đtr.19)   + Hợp Cốc (Đtr.4) + Lao Cung (Tb.8) +  Nghênh Hương (Đtr.20) +  Phong Môn (Bq.12) + Phong Phủ  (Đ.16) + Phong Trì (Đ.20)  +  Thiên Trụ (Bq.10) +  Tiền Cốc (Ttr.2)  (Tân Châm Cứu Học).

            6- Ấn Đường +  Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) +  Phong Trì (Đ.20)  +  Thượng Tinh (Đc.23) (Châm Cứu Học Thủ Sách).

            7- Hàm Yến (Đ.4) +  Hợp Cốc (Đtr.4) +  Lạc Khước (Bq.8) +  Lục Cả nh Chùy Bàng +  Ngân Giao (Đc.28) +  Nghênh Hương (Đtr.20) + Phong Trì (Đ.20) +  Tán Tiếu +  Thần Đình (Đc.24) +  Thông Thiên (Bq.7) +  Thượng Tinh (Đc.23) +  Tố Liêu (Đc.25) +  T Lưu +  T Thông ( Châm Cứu Học HongKong).

            8- Sơ tà, tuyên Phế, khai khiếu:

            • Cấp tính: Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20)  .

            • Mạn tính: Thêm Thiên Trụ (Bq.10) + Thông Thiên (Bq.7)(Châm Cứu Học Việt Nam).

            9- Chỉ châm huyệt Hợp Cốc (Đtr.4)  hai bên ( ‘Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí’ số 6/1986).

            10- Ấn Đường + Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) ) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Nội Đình (Vi.44)  + Thượng Tinh (Đc.23) +Tố Liêu (Đc.25) + Túc Tam Lý (Vi.36) ( ‘Trung Quốc Châm Cứu’ số 29/1987).

 

 

Lương Y Hoàng Duy Tân

 

                                                                                        Lương Y Trần Văn Nhủ

 

Lương Y Lê Khánh Quyền 

 

Lương Y Lê Kinh Hạp

 

Bác Sỹ Lê Khánh Đồng 

 

Tham tri bộ lễ Lê Khánh lam ( Lê Quý Bác )


X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio