Amidan viêm cấp
Hotline

Amidan viêm cấp

Amidal viêm cấp là 1 bệnh thường gặp do liên cầu khuẩn gây ra. Thường gặp ở  trẻ  nhỏ  nhiều hơn và thường hay tái phát.
 
 
 
 
 
 
 
A - Đại cương
            Amidal viêm cấp là 1 bệnh thường gặp do liên cầu khuẩn gây ra. Thường gặp ở  trẻ  nhỏ  nhiều hơn và thường hay tái phát.
            YHCT gọi là Hầu Tý, Nhũ Nga, Hầu Nga. Cũng gọi là Hạnh Nhân Viêm.
 B - Nguyên nhân
          • Do phong nhiệt uất kết ở  họng làm cho tân dịch bị nung đốt thành đờm, đờm Hoả hợp với uất nhiệt của Phế Vị kèm phong nhiệt từ ngoài vào làm cho Amydale viêm cấp.
 C - Triệu chứng
            Sốt, họng đau, khám họng thấy 1 hoặc 2 amydale sưng to, đỏ , có những điểm màu vàng, trắng, dễ bong ra mà không bị chảy  máu, rìa lưỡi đỏ , rêu lưỡi trắng hoặc vàng, mạch Phù Sác.
D - Điều trị
            1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Huyệt chính: Thiên Dung (Ttr.17)  + Thiếu Thương (P.11).
            Huyệt phụ: Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) .
            Kích thích vừa. Ngày châm 1 lần. Châm huyệt Thiên Dung pHải tạo được kích thích lan đến họng. Thiếu Thương châm cho ra máu. Nếu sốt cao : thêm Hợp Cốc + Khúc Trì .
             Ý nghĩa: Phía trong huyệt Thiên Dung là Amydale+ châm huyệt này để sơ thông khí huyết bị ủng trệ tại cục bộ; Thiếu Thương để sơ giải phong nhiệt ở  kinh Phế; Hợp Cốc + Khúc Trì để tiết uất nhiệt ở  kinh Dương Minh.
            2- Nhóm 1 : Tam Lý (Vi.36) + Ôn Lưu (Đtr.7) + Khúc Trì (Đtr.11) + Trung Chử (Ttu.3) + Phong Long (Vi.40) .
            Nhóm 2 : Thần Môn (Tm.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) .
            Nhóm 3 : Thiên Dung (Ttr.17) +Khuyết Bồn (Vi.12) + Đại Trữ (Bq.11) + Cách Du (Bq.17) + Vân Môn (P.2) + Xích Trạch (P.5) + Tam Gian (Đtr.3) + Lệ Đoài+ Dũng Tuyền (Th.1) + Nhiên Cốc (Th.2)  (Tư Sinh Kinh).
            3- Hợp Cốc (Đtr.4) + Dũng Tuyền (Th.1) + Thiên Dung (Ttr.17) + Phong Long (Vi.40)  (Châm Cứu Tụ Anh).
            4- Thiên Trụ (Bq.10) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Thiên Đột (Nh.22) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Dương Cốc (Ttr.5) + Hậu Khê (Ttr.3) + Tam Gian (Đtr.3) +Thiếu Thương (P.11) + Quan Xung (Ttu.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Phong Long (Vi.40) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Hành Gian (C.2)  (Loại Kinh Đồ Dực).
            5-  Nhóm 1 : Thiếu Thương (P.11) + Kim Tân + Ngọc Dịch.
                 Nhóm 2 : Thiếu Thương (P.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hải Tuyền (Châm Cứu Đại Thành).
            6- Thiên Dung (Ttr.17) , Hợp Cốc (Đtr.4) , Thiếu Thương (P.11)  (châm ra máu) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
            7- Khúc Trì (Đtr.11) + Thiên Trụ (Bq.10) + Đại Trữ (Bq.11) + Xích Trạch (P.5) + Thiếu Thương (P.11) + Thương Dương (Đtr.1) (Trung Quốc Châm Cứu Học).
            8- Thiếu Thương (P.11) + Xích Trạch (P.5) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hãm Cốc (Vi.43) + Quan Xung (Ttu.1)  (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
            9- Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Đình (Vi.44) + Khúc Trì (Đtr.11) + kích thích vừa (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).
            10- Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Thiên Đỉnh (Đtr.17)+ Thiên Song (Ttr.16) + Giáp Xa (Vi.6) + Đại Trữ (Bq.11) + Phong Môn (Bq.12) + Kiên Trung Du (Ttr.15) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ế Phong (Ttu.17) + Trung Chử (Ttu.3) + Quan Xung (Ttu.1) + Tam Gian (Đtr.3) + Thiếu Thương (P.11) (Tân Châm Cứu Học).
            11- Khổng Tối (P.6) + Đại Lăng (Tb.7) + Thiên Lịch (Đtr.6) + Thiên Đỉnh (Đtr.17) + Thiên Dung (Ttr.17) , Nội Đình (Vi.44) + Lệ Đoài (Vi.45) +  Phù Bạch (Đ.10) + Chiếu Hải (Th.6) + Biển Đào + Phản  Môn + Minh Nhãn+ Bàng Lao Cung + Hậu Dịch + Nội Lõa Tiêm + Ngoại Lõa Tiêm + Thất Cảnh Chùy Bàng ( Châm Cứu Học Hong Kong).          
            12- Sơ phong, tiết nhiệt, tiêu viêm: Giáp Xa (Vi.6) + Thiếu Thương (P.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) . Có ho thêm A Thị huyệt, táo bón thêm Thiên Xu (Vi.25)  (Châm Cứu Học Việt Nam).
            13- Châm ra máu (xuất huyết) Thiếu Thương (P.11)  và Thương Dương (Đtr.1) . Ngày 1 lần, thường 1-3 lần là khỏi ( ‘Giang Tô Trung Y Tạp Chí’ số 22/1986).
            14- Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11)  đều cả  hai bên, kích thích mạnh, không lưu kim: Ngày châm 1-2 lần (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 54/1987).
            15- Phong nhiệt: Khử Phong, thanh nhiệt, lợi hầu, châm tả  Thiếu Thương (P.11)  (ra máu), Hợp Cốc (Đtr.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì (Đ.20)  + Khúc Trì (Đtr.11) .
•           Thực nhiệt: Thanh nhiệt, lợi hầu, tả  Hoả, giải độc, châm tả  Thiếu Thương (P.11)  [ra máu] + Hợp Cốc (Đtr.4) + Xích Trạch (P.5) + Hãm Cốc (Vi.43) + Quan Xung (Ttu.1)  [ra máu] (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
 
Theo Từ điển tra cứu đông y dược :  
 
                                                                                           Lương Y Hoàng Duy Tân
 
                                                                                           Lương Y Trần Văn Nhủ

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio