Cách làm cao dán
Hotline

Cách làm cao dán

Thuốc cao dán là dạng thuốc ở nhiệt độ thường có thể chất dẻo, trở thành mềm và dính vào da ở nhiệt độ cơ thể và trở thành chất lỏng sánh ở nhiệt độ cao hơn nữa.
KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC CAO DÁN
1 - Định nghĩa
Hiện nay có một số khái niệm khác nhau về cáo dán.
* Định nghĩa 1
Thuốc cao dán là dạng thuốc ở nhiệt độ thường có thể chất dẻo, trở thành mềm và dính vào da ở nhiệt độ cơ thể và trở thành chất lỏng sánh ở nhiệt độ cao hơn nữa.
* Định nghĩa 2
Thuốc cao dán là dạng thuốc có thể chất mềm ở nhiệt độ thường, có khả năng tan chảy giải phóng hạt chất ở nhiệt độ cơ thể và thường được phết lên vải hay giấy để dán lên da với mục đích điều trị như chỗ dâu, nhức làm giảm đau hoặc dán lên các mụn nhọt đang ở thời kỳ nung mủ.
2- Ưu nhược điểm
2.1 - Ưu điểm
Cao dán có diện tích tác dụng rộng, kéo dài được tác dụng của thuốc, hiểu quả điều trị cao trong các trường hợp sưng độc, mụn nhọt. Điều chế đơn giản, có thể chế sẵn để dùng lâu dài, giá rẻ, bảo quản dễ.
2.2 - Nhược điểm
Khi dán cao thuốc lâu làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của da, từ đó có thể làm thay đổi sự hấp thu thuốc.
3- Yêu cầu chất lượng
- Thuốc phải có thể chất thích hợp : Mềm dẻo ở nhiệt độ thường, nóng chảy ở 35 - 45#C. ít thay đổi do thời tiết, dễ bảo quản, dễ bắt dính da, dễ giải phóng hoạt chất khi dùng. nếu khô quá, cứng quá, cao khó dính và gây dễ kích ứng vết thương, khó giải phóng hoạt chất, lạnh dễ bị cứng ; nếu mềm quá thì dễ chảy về mùa nóng làm cho khi dán cao khó bóc, gây đau.
- Hoạt chất phải phân tán đồng đều trong thuốc. Các chất không tan phải có độ mịn tối đa ; mặt cao không nhìn thấy được tiểu phân chất phân tán.
- Không kích ứng vết thương, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của da trong quá trình dùng thuốc.
4- Thành phần
Gồm hai phần là dược chất và dược tá.
4.1. Dược liệu
Thường là các dược liệu thảo mộc, động vật hay các tinh dầu. Cũng có khi dược chất là hóa chất.
4.1.1. Chất thuốc
Dược liệu có những thành phần tan trong dầu như tinh dầu, chất béo, alcaloid kiềm, vitamin tan trong dầu...đem phân chia đến mức độ nhất định để chiết xuất với dầu. Nếu dược liệu có cấu tạo rắn chắc cần phiến, sấy khô, ngâm trong dầu trong thời gian nhất định trước khi chiết. Nếu dược liệu có cấu tạo mỏng manh thì để riêng và chết xuất sau.
Những dược liệu không chiết xuất (do không chịu được nhiệt độ như hoa lá, tinh dầu... hoặc thành phần chính không tan trong dầu), thì nghiền tán thành bột mịn để phân tán vào cao thuốc trước khi dùng.
Những dược liệu có nguồn gốc động vật như rết, cóc... thường đốt tồn tính hay sấy khô và phân tán vào cao dưới dạng bột mịn.
4.1.2. Đơn 
Các loại chì Oxyd cũng đóng vai trò chính trong cao. Chúng có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, làm chóng lên da non. Mặt khác chúng sẽ tác dụng với acid béo có sẵn trong dầu hay mới thủy phân trong quá trình điều chế tạo ra xà phòng chì. ở dưới dạng này chì không độc và có tác dụng nhũ hóa tạp ra nhũ hương N/D dẫn thuốc ngấm sâu.
Các loại đơn hay được dùng là: Hồng đơn (Hoàng đơn, Duyên đơn...) màu hồng tươi, không tan trog nước có thành phần chủ yếu là Pb3O4 đạt chiếm trên 90%. Hồng đơn vị mặn, tính hơi hàn, có tác dụng giải độc, giảm đau, an thần. Dùng ngoài để giảm đau, chóng lên da non, chữa chốc lở sưng tấy, chữa bỏng và vết thương chảy máu. Dùng trong trấn kinh, cầm máu.
Mật đà tăng và hợp chất chì trắng cũng là những hợp chất của chì, có độc và hiện nay ít dùng.
4.3. Tá dược
Gồm dầu, sáp ong, nhựa, làm môi trường phân tán dược chất, dung môi chiết xuất và dễ đảm bảo thể chất của thuốc. Dầu làm cho thuốc óc thể mềm, nhựa là cho thuốc dẻo dính, sáp làm tăng độ cứng của cao và chúng đều có tác dụng dược lí.
- Dầu: Môi trường phân tán chính của cao dán và là dụng môi chiết xuất các loại dược liệu.
Dùng dầu thực vật như Dầu vừng và dầu lạc, dầu đậu tương, dầu cám.... Chúng
làm cho cao bóng đẹp, tăng khả năng bắt dính và ổn định, khi sôi ít gây bọt, ítbị trào, tỉ lệ hao hụt thấp; Dầu là thuốc bổ, có tác dụng nuối dưỡng vết thương, làm vết thương sạch mủ, chóng lên da non (sinh cơ), chóng liền sẹo. Không dùng dầu trẩu và dầu động vật vì cho cao chất lượng kém, dễ ôi, dễ biến chất...
4.3.1.- Nhựa
Làm thuốc bắt dính và có tác dụng điều trị.
- Nhựa thông: Tác dụng sát trùng, làm vết thương sạch mủ, chóng lên da non.
- Nhũ hương: Tác dụng điều hòa khí huyết, giảm đau, tiêu độc.
- Một dược: Tác dụng giảm đau, làm tan huyết và chóng lên da non
4.3.2. Sáp
Cho tỉ lệ vừa phải để tăng độ cứng của cao, làm cho cao không bị chảy ở nhiệt độ thường. Dùng sáp ong vàng hay Parafin đath tiêu chuẩn qui định.
5 - Kỹ thuật điều chế
5.1 - Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ
Bao gồm chậu sành hay chậu men chịu nhiệt; đũa thủy tinh, lọ rộng miệng, giấy hay vải để phết cao, vải lọc...
5.2 - Nấu cao qua các giai đoạn sau.
5.2.1. Chiết xuất trong dầu (rán khô dược liệu)
Cho dược liệu đã phiến ngâm vào dầu từ 3 - 10 ngày để chiết những thành phần tan trong dầu và những chất tan trong nước cũng phân tán vào dầu dưới dạng nhũ tương N/D nhờ các chất nhũ hóa trong dầu.
Sau đó chiết xuất ở nhiệt độ sôi của dầu (khoảng 200 - 220°C) như phương pháp sắc, cách cát trong nồi rộng miệng bằng 5 lần dung tích dầu để tránh gây trào thuốc và cháy thuốc. Dược liệu cứng chiết xuất trước, dược liệu mền, mỏng manh chiết xuất sau và thường xuyên khuấy đều. Chiết cho đến khi dược liệu khô giòn, cháy xém ở mặt ngoài, lọc nóng qua rấy lấy dịch chiết. Dịch chiết thu được gọi là dầu thuốc.
5.2.2. Cô cao (Luyện dầu thành châu và luyên cao)
Dầu cao thu được cô đặc đến mức độ nhất định. Đây là giai đoạn quan trọng để đảm bảo chất lượng cao.
Khi cô thì hơi nước bay đi, nhiệt độ cao có thể từ 300 - 320ìC và dịch chiết được cô đặc nhờ nhiều phản ứng hóa học xảy ra. Ví dụ phản ứng trùng hợp của các chất chưa no tạo phân tử lớn hơn. Khi dầu thành châu ở nhiệt độ từ 320 - 360ìC (giỏ giọt dầu vào nước lạnh, giọt dầu đông lại và giữ nguyên được hình dạng). Mùa nóng phải cô đặc hơn mùa lạnh để cao không bị chảy.
Khi dầu thành châu người ta cho thêm các chất như nhựa, sáp và kết hợp điều chỉnh thể chất của cao. Không nên cho nhựa, sáp vào giai đoạn đầu khi mới cô cao để tránh hạn chế sự bay hơi nước trong cao ảnh hưởng đến quá trình cô cao. Mặt khác còn nhằm hạn chế sự bay hơi của tinh dầu trong nhựa và sự phân hủy các acid nhựa.
5.2.3. Cho thêm đơn
Sau khi cô xong, lọc nóng cao để loại hết cặn dược liệu còn lại và tủa mới hình thành. Sau đó đun lại cho dầu cô gần sôi, cho thêm bột đơn và thuốc bột (nếu có) và quấy đều cho đén khi thả một ít cao vào bát nước lạnh lấy ra không dính tay,
kéo thành sợi, song sợi không dài quá hoặc không ngắn quá là được.
Ngoài lượng bột chì xà phòng hóa, còn lại một lượng lớn không tham gia phản ứng và phân tán đều trong cao dưới dạng bột mịn.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, để cao nguội từ từ. Cũng có thể sau khi đun chảy cao, bắc ra khỏi ngọn lửa mới cho đơn, để đề phòng cháy cao, nhất là khi điều
chế với chì trắng.
5.2.4. Những điểm chú ý khi làm cao thuốc
- Loại thuốc động vật rắn cứng như hổ cốt, xuyên sơn giáp... cần rán kỹ ở nhiệt độ cao
- Loại thuốc dễ bay hơi như tinh dầu, các chất tan được trong dầu thì cho vào sau cùng khi nhiệt độ của dầu xuống 50 - 60ìC
- Loại quý như Xạ hương thì sau khi phết lên cao giấy hay vải mới rắc vào.
- Cần rang Hoàng đơn trước khi cho vào để có hàm lượng Pb3O4 > 90%, tránh được dàu sẽ bị vón cục lắng xuống đáy dầu không kết hợp được.
- Lượng Hoàng đơn chiếm 7 - 10% trong 1 kg dầu thuốc tùy theo mùa, mùa đông dùng Hoàng đơn nhiều hơn mùa hè thì cao mới không bị quá mềm hoặc quá cứng.
- Nếu muốn có cao màu trằng thì thay Hoàng đơn bằng Quan phấn và cho vào khi nhiệt độ dầu xuống khoảng 100 - 110ìC., đánh đều ta có cao màu trắng rất đẹp.
- Nếu là những chất tan được trong nước thì hòa tan vào lượng nước tối thiểu dung môi, rồi trộn đều nhũ hóa với cao. Ccá chất nhũ hóa có sẵn trong cao như xà phòng chì, các bán glycerid sẽ nhũ hóa dung dịch nước dưới dạng nhũ tương N/D với điều kiện nước không vượt quá 5% so với lượng cao.
- Cần chú ý: chất lượng của thuốc thay đổi trong quá trình nấu cao là do nhiệt độ phân hủy hoạt chất, do bị cháy, do kết hợp với dầu thành những chất phức hợp; do thay đổi về lý tính và hóa tính của dầu; do tạo ra một số sản phẩm mới sau khi acid béo bị oxy hóa như các chất aceton, aldehyd... gây kích ứng da....
5.2.5. Loại độc tố
Mục đích : Khử hỏa độc có thể gây kích ứng da, mẩn ngứa, mẩn, nhọt, lở ngứa nơi dán cao.
Cao nấu xong chia thành miếng nhỏ từ 1 - 2 lạng, ngâm trong nước lạnh có khi hàng tháng, mỗi nagỳ thau nước một lần để loại dần độc tố hòa tan trong nước. Sau đó đem đun nóng cao lên 80 - 90 ìC cho chảy ra rồi phết lên giấy hoặc vải. Cũng có thể khử bằng cách cao đang nóng lên trên 200 #C phun nước vào bằng những tia rất nhỏ để nước bốc hơi bay đi sẽ cuốn theo độc tố; hoặc khi cao gần đông cho thêm nước lạnh khuấy đều rồi ép bỏ nước.
Để hạn chế sự phân hủy của dầu, người ta thường cho thêm vào dầu một số chất chống oxy hóa như tanin, acid benzoic với tỉ lệ 0,05%, tocofenol với tỉ lệ khoảng 0,0001%...  
5.2.6. Ví dụ về cao dán
Công thức:
                                     Củ ráy                         100 g
                                      Nghệ vàng                     50 g
                                     Cóc vàng                         1 con
                                     Nhựa thông                   30 g
                                     Sáp ong                         20 g
                                     Dầu vừng                     300 ml
Cách làm:
Củ ráy và nghệ gọt vỏ, thái phiến, chiết với dầu. Thêm nhựa và sáp làm thành cao. Cho thêm bột cóc đốt tồn tính, quấy đều. Phết lên giấy hay vải.
Tác dụng: Cao có tác dụng làm tan mụn nhọt mới phát, hút mủ và làm vết thương mau lên da non.
 
                                                                                     DS. Nguyễn Thị Hải
                                                                                     TS. Nguyễn Văn Quân

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio