Cổ vẹo
Hotline

Cổ vẹo

Cổ vẹo là trạng thái đau nhức cơ 1 bên gáy - lưng làm cho cổ bị đau pHải vẹo qua một bên
 
 
 
 
CỔ VẸO
 A - Đại cương
            Cổ vẹo là trạng thái đau nhức cơ 1 bên gáy - lưng làm cho cổ bị đau pHải vẹo qua một bên.
B - Nguyên nhân
             Do lúc ngủ , tư thế không thích hợp (lệch gối...) làm cho khí huyết không điều hòa gây ra.
            Do Phong hàn nhập vào kinh lạc làm cho kinh khí bị ngăn trở  gây ra.
 C - Triệu chứng
            Sáng thức dậy thấy cổ cứng, thẳng, không thể xoay sang phải, trái hoặc ra sau được. Chỗ đau buốt, tê hoặc có thể lan sang vai và cánh tay cùng bên, hoặc kèm thêm đầu đau, sợ lạnh. Thường 3-5 ngày là khỏi nhưng dễ bị tái phát. Vùng cục bộ chỗ đau có thể bị co rút nhưng không sưng đỏ .
 D. Điều trị
           1- Châm Cứu Học Thượng Hải : Dùng huyệt cục bộ (chỗ đau) phối hợp với huyệt ở  xa của đường kinh Thu?, Túc Thái Dương (Tam Tiêu, Bàng Quang) và Thiếu Dương (Tiểu Trường, Đở m) làm chính.
             Thường dùng huyệt Lạc Chẩm  + A Thị Huyệt.
            Châm huyệt Lạc Chẩm trước, kích thích vừa, đồng thời bảo người bệnh xoay cổ. Nếu chưa đỡ đau, châm thêm A thị Huyệt. Có thể thêm Hậu Khê (Ttr.3), Huyền Chung (Đ.39).
            2- Thiếu Trạch (Ttr.1) + Tiền Cốc (Ttr.2)  + Hậu Khê (Ttr.3) + Dương Cốc (Ttr.5) + Uyển Cốt (Ttr.4) + Côn Lôn (Bq.60) +  Thiếu Hải (Tm.3) + Toàn Trúc (Bq.2) (Thiên Kim Phương).
            3- Kinh Cốt (Bq.64) + Đại Trữ (Bq.11) + Phách Hộ (Bq.42) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Thiên Dũ (Ttu.16) + Hậu Khê (Ttr.3) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thiên Tỉnh (Ttu.10)  (Tư Sinh Kinh).
            4- Thừa Tương (Nh.24) + Phong Phủ  (Đc.16) + Hậu Khê (Ttr.3) (Y Học Cương  Mục) .
            5- Phong Trì (Đ.20) +  Huyền Chung (Đ.39) + Dưỡng Lão (Ttr.6)  và A Thị Huyệt (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
            6- Huyền Chung (Đ.39) + Thiên Trụ (Bq.10) + Hậu Khê (Ttr.3) (Châm Cứu Học Giản Biên).
            7- Đại Chùy (Đc.14) + Thiên Trụ (Bq.10) + Đại Trữ (Bq.11) + Hậu Khê (Ttr.3) + Uyển Cốt (Ttr.4)  đều tả . Có thể thêm Kiên Tỉnh (Đ.21) , Thiên Tỉnh (Ttu.10) , Kiên Ngoại Du (Ttr.14)  (Châm Cứu Trị  Liệu Học).
            8- Hậu Đỉnh (Đc.19) + Cường Gian (Đc.18) + Phong Phủ  (Đc.16) + Đại Chùy (Đc.14) + Thiên Dũ (Ttr.16) + Thiên Dung (Ttr.17) + Khí Xá (Vi.11) + Trúc Tân (Th.9) + Bản Thần (Đ.13) + Não Không (Đ.19) + Thiên Trụ (Bq.10) + Côn Lôn (Bq.60) + Thúc Cốt (Bq.65) + Thông Cốc (Bq.66) + Chí Âm (Bq.67) + Tân Thức (Châm Cứu Học HongKong).
            9- Châm Tân Thức 0,7 - 1 thốn + Dưỡng Lão (Ttr.6) + Nội Quan (Tb.6) , sâu 1 thốn, hướng kim bên phải và bên trái, đều châm tả .
            Do Phong Hàn thêm Kiên Trung Du (Ttr.15), Kiên Ngoại Du (Ttr.14)  ( Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí số 417/1985).
            10- Chỉ châm huyệt Hậu Khê (Ttr.3), sâu 0,8 thốn, hướng kim về bên pHải, bên trái. Châm tả  vê kim 1 - 3 phút- (Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí số 19/1985).
            11- Hậu Khê (Ttr.3) + Phong Trì (Đ.20). Đau bên trái : châm tả  Hậu Khê (Ttr.3) bên phải, Bổ huyệt Hậu Khê (Ttr.3) bên trái. Đau bên phải: châm tả  Hậu Khê (Ttr.3) bên trái, bổ Hậu Khê (Ttr.3) bên phải. Đau bên trái, châm Phong Trì (Đ.20)  xuyên về phía phải. Đau bên phải, châm Phong Trì (Đ.20)  xuyên về phía trái. Vê kim 2 - 3 phút, lưu kim 10 - 15 phút ( Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí).
            12- Châm Ngoại Quan (Ttu.5) , đau bên phải châm bên trái và ngược lại, sâu 0,5 - 0,8 thốn, châm tả , vê kim 2 - 3 phút rồi lưu kim ( Cát Lâm Trung Y Dược Tạp Chí số 17/1986).
            13- Dương Lăng Tuyền (Đ.34)  [cả  2 bên], châm tả , lưu kim 20 phút (Quý Dương Trung Y Học Viện Học Báo số 36/1987).
 
 (Châm Cứu Học Việt Nam)

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio