Cúc hoa vàng
Hotline

Cúc hoa vàng

Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.
 
 
 
 
 
Hoa Cúc Vàng
Flos Chrysanthemi indici
Cam cúc, Kim cúc
 
Cụm hoa (quen gọi là hoa) đã chế biến và phơi hay sấy khô của cây Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.), họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả
Cụm hoa hình đầu, màu vàng hơi nâu, đôi khi còn đính cuống; đường kính 0,5 - 1,2 cm. Tổng bao gồm 4 - 5 hàng lá bắc, mặt ngoài màu xanh hơi xám hoặc nâu nhạt, ở giữa hai bên mép rất nhạt và khô xác. Có 2 loại hoa: Hoa hình lưỡi nhỏ một vòng, đơn tính, không đều ở phía ngoài; nhiều hoa hình ống, đều, mẫu năm, lưỡng tính ở phía trong. Chất nhẹ, mùi thơm, vị đắng.
Bột
Bột hoa màu vàng, mùi thơm. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh cánh hoa màu vàng có tế bào thành mỏng nhăn nheo. Mảnh lá bắc có tế bào dài thành mỏng và tế bào dài thành dầy, có ống trao đổi rõ. Hạt phấn hoa hình cầu có gai, màu vàng. Lông che chở bị gẫy vụn. Mảnh núm nhụy có tế bào đầu tròn, kết lớp lên nhau, ở đầu núm tế bào dài nhô ra.
Định tính
A. Lấy 3 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol 96% (TT), đun sôi dưới ống sinh hàn hồi lưu khoảng 30 phút; lọc. Dịch lọc để làm phản ứng sau:Lấy 2 ml dịch lọc, thêm  ít bột magnesi (TT) và 3 - 4 giọt acid hydrocloric (TT), đun nóng sẽ xuất hiện màu đỏ.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Ethyl acetat - acid formic - nước (8 : 1: 1).
Dung dịch thử: Phần dịch lọc còn lại ở mục A được bốc hơi tới cắn; hoà tan cắn trong 20 ml nước nóng, lọc rồi lắc 2 lần với ethyl acetat (TT), mỗi lần 10 ml, tập trung dịch chiết, cô tới cắn, hoà cắn trong 1 ml ethanol (TT) được dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 3 g Cúc hoa vàng (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mẫu thử.
Cách tiến hành: Chấm lên bản mỏng 5 ml mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiêt độ phòng, hiện màu bằng hơi amoniac (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có 6 vết, trong đó 4 vết màu vàng nâu và 2 vết màu vàng xanh có cùng giá trị Rf  và màu sắc với các vết của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 13% (Phụ lục 12.13).
Tro toàn phần
Không quá 9% (Phụ lục 9.8).
Tỷ lệ vụn nát
Không quá 2% (Phụ lục 12.12).
Kim loại nặng
Không quá 10 ppm Pb; 0,5 ppm Cd, 0,5 ppm Hg; 1 ppm As (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3, dùng 1 g mẫu thử).
Chế biến
Lúc trời khô ráo vào mùa thu đông, hái hoa, đem xông lưu huỳnh, nén chặt khoảng một đêm tới khi thấy nước chảy ra có màu đen thì đem phơi nắng hoặc sấy ở 40 – 50 oC đến khô.
Bảo quản
Để nơi khô, định kỳ xông lưu huỳnh.
Tính vị, qui kinh
Cam, bỡnh. Vào cỏc  kinh  tỳ vị, phế, thận
Công năng, chủ trị
Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.
Dược liệu sao cám tăng tác dụng kiện tỳ vị
Cách dùng, liều lượng
Ngày từ 12 – 30 g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Kiêng kỵ
Có thực tà thấp nhiệt thì không dùng.
 
Theo dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ tư
Hội Đồng Dược Điển Việt Nam
Bộ Y Tế

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio