Đông y điều trị viêm đa dây thần kinh
Hotline

Đông y điều trị viêm đa dây thần kinh

 Y HỌC CỔ TRUYỀN
1. Bệnh danh: Thuộc phạm trù "chứng nuy " của Y học cổ truyền.
 
2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
2.2.1. Nguyên nhân: Nguyên nhân bệnh teo yếu cũng do 2 mặt là ngoại cảm và nội thương. Ngoại cảm thấp nhiệt độc tà và ở lâu nơi đất ẩm là nguyên nhân bên ngoài, tỳ vị hư nhược và can thận suy hư là nguyên nhân bên trong.
2.2.2. Bệnh sinh: Viêm da dây thần kinh do tỳ vị nội thương là chính tỳ vị hư nhược, chức năng thu náp vận hóa thất thường, nguồn sinh hóa của tân dịch khí huyết không đầy đủ, cơ bắp gân mạch mất nuôi dưỡng, dẫn tới teo yếu. Cũng có thể tỳ vị hư nhược không vận hóa thủy thấp, thủy thấp lưu ơ khe cơ mà dẫn tới teo yếu.
2.3. Biện chứng luận trị:
2.3.1. Thể tỳ vị hư nhược:
*Chứng trạng: Chân tay cơ thể dần dần teo mềm không có lực, nặng thời cơ bắp teo, lưỡi nhác nhích nằm, ăn ít không ngon, sắc mặt không sáng, hụt hơi ngại nói, đi ngoài nát loãng, tiểu tiện nhiều lần, rêu trắng mỏng, mạch tế nhược vô lực
*Pháp điều trị: Kiện tỳ ích khí
*Bài thuốc: Thăng dương ích vị thang ("Nội ngoại thương biện luận") gia giảm
- Hoàng kỳ
12g
- Đẳng sâm
12g
- Bạch truật
12g
- Cam thảo
06g
- Bạch thược
09g
- Đương quy
06g
- Khương hoạt
09g
- Độc hoạt
09g
- Ngưu tất
09g
- Đỗ trọng
09g
- Sài hồ
09g
- Thăng ma
09g
*Ý nghĩa bài thuốc:
Bài thuốc trên là Thăng dương ích vị thang đã bỏ đi các vị Bán hạ, Phòng phong, Phục linh, Trạch tả, Hoàng liên..., lại cho thêm Thăng ma, vừa có hiệu quả thăng dương ích vị, lại có công hiệu bổ trung ích khí. Thuốc bổ khí phối hợp Thăng ma, Sài hồ đối với cơ hoành và cơ tim đều có tác dụng hưng phấn tốt, đối với nhu động ruột. Thăng ma, Sài hồ có tác dụng hiệp đồng đối với thuốc bổ khí như Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Bạch truật. Trong bài thuốc Đương quy, Bạch thược bổ huyết, Khương hoạt. Độc hoạt tán hàn thông lạc; Ngưu tất, Đỗ trọng bổ thận tráng cân.
2.3.2. Thể tỳ vị đờm thấp:
*Chứng trạng: Trạng thái bước đi không vững, tứ chi tê dại, 2 tay run rẩy, ảo giác, ảo thính giác, bứt rứt không yên, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhớt, mạch tế hoạt.
*Pháp điều trị: Hóa đờm lợi thấp
*Bài thuốc: Ôn đởm thang ("Tập nghiệm phương") gia giảm
- Bán hạ
09g
- Trần bì
06g
- Phục linh
09g
- Cam thảo
06g
- Trúc nhự
09g
- Chỉ thực
09g
- Hoàng liên
03g
- Bạch truật
12g
- Bạch thược
12g
- Đẳng sâm
09g
*Ý nghĩa bài thuốc:
Ôn đởm thang là Nhị trần thang thêm vào Trúc nhự, Chỉ thực, Nhị trần thang là bài thuốc cơ bản táo thấp hóa đờm, bao trùng "phế là khí quan tàng đờm, lách là nguồn sinh đờm", do vậy đờm thấp lại có quan hệ với tỳ khí hư nhược, cho nên bài thuốc trên thêm vào Đẳng sâm, Bạch truật có cả công hiệu của Tứ quân tử thang và Lục quân tử thang. Phạm vi sử dụng của Ôn đởm thang tương đối rộng, ngoài các bệnh tật đường tiêu hóa ra, bệnh mạch máu tim, bệnh gan mật, bệnh phụ khoa, bệnh của ngũ quan, xuất huyết dưới màng nhện, huyết khối mạch máu não, di chứng sau viêm não B cũng được ứng dụng.
2.3.3. Phương pháp châm cứu:
- Chọn huyệt chủ: Thiên đỉnh, Ngoại quan, Thần môn, Dương lăng tuyền.
- Huyệt phối: Kiên ngưng, Khúc trì, Hợp cốc, Hoàn cốc, Hoàn khiêu, Ủy trung, Huyền trung.
- Phương pháp: Căn cứ vùng tổn thương, nếu ở tay dùng Thiên đỉnh, Ngoại quan; ở chân dùng Xung môn, Dương lăng tuyền. Sau khi châm dùng điện châm 20 - 30 phút. Mỗi ngày châm 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.
 
Theo: đông y gia truyền

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio