Hen suyễn
Hotline

Hen suyễn

Chủ yếu do 3 tạng Phế, Tỳ và Thận bị rối loạn. Phế chủ khí, Tỳ hư sinh đờm thấp, Thận hư không nạp được khí, khí nghịch lên, gây bệnh
 
A. Đại cương
            Là một bệnh dị ứng, có đặc điểm khó thở ra, có tiếng rít.
Phát bệnh ở cả 4 mùa, nhưng nhiều nhất vào lúc lạnh, thời tiết thay đổi.
 
B - Triệu chứng
            Thường phát về đêm, đột nhiên Cảm thấy ngực tức, khó thở, hít vào ngắn, thở ra dài, khò khè, pHải há miệng để thở, không thể nằm được.
            + Thể Hàn : Chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền Tế hoặc Khẩn Hoạt.
            + Thể Nhiệt : Khát, thích uống lạnh, tiểu ít, đỏ, bón, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch Hoạt Sác.
C - Nguyên nhân
            - Chủ yếu do 3 tạng Phế, Tỳ và Thận bị rối loạn. Phế chủ khí, Tỳ hư sinh đờm thấp, Thận hư không nạp được khí, khí nghịch lên, gây bệnh.
            - Do nội tạng hư, có đờm ẩm, hợp với phong tà ở ngoài, ăn uống không thích hợp, tình chí thất thường... làm cho đờm khí uất kết, trở ngại đường thở, Phế mất thăng giáng gây ra bệnh.
 
E - Chứng của cơn suyễn
            Thường phát cơn về ban đêm, đột nhiên thấy tức ngực, khó thở, không nằm được, hít vào ngắn, thở ra dài, đờm khò khè, sắc mặt nhợt nhạt hoặc tím, toát mồ hôi.... về sau, ho ra đờm như bọt và Cảm thấy dễ chịu. Cơn có thể kéo dài vài phút rồi đỡ, cũng có thể kéo dài vài giờ, mạch thường Huyền Hoạt, hoặc Tế Sác.
            Ngoài cơn, trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
 
1 - HEN HÀN (Lãnh Háo)
 
            - Chứng: Sợ lạnh, thích nóng, đờm dãi trong, loãng, sắc trắng, dính, ngực đầy, khó chịu, đại tiện phân lo?ng, chân tay mát, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn hoặc Khẩn Hoạt hoặc Huyền Tế.
            - Điều trị:
            1- Châm Cứu Học Thượng Hải.: Bình suyễn, giáng nghịch, tuyên Phế, hóa đàm.
            Dùng phép cứu hoặc châm lưu kim huyệt Đàn Trung (Nh17) + Định Suyễn + Thiên Đột (Nh.22)  + Toàn Cơ (Nh.21)  có thể phối hợp thêm Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Long (Vi.40)   + Quan Nguyên (Nh.4)  + Túc Tam Lý (Vi.36).
             Cách châm: Định Suyễn lưu kim, vê kim vài phút, Thiên Đột không lưu kim, Toàn Cơ, Đàn Trung. Lúc châm pHải hướng mũi kim ra 4 phía, châm xiên khoảng 0,1 thốn, lưu kim, vê vài phút.
             Ý nghĩa: Định Suyễn là huyệt đặc hiệu để làm ngưng cơn suyễn; Thiên Đột, Đàn Trung để thuận khí, giáng nghịch; Tuyền Cơ để tuyên Phế khí ở Thượng tiêu. Phong Long hóa đàm, giáng trọc; Quan Nguyên + Túc Tam Lý kiêm bổ Tỳ, Thận, trị bản bồi nguyên; Đại Chùy + Hợp Cốc sơ tà giải  biểu.
            2- Cứu Hoa Cái (Nh.20) + Phế Du (Bq.13) + Thiên Phủ (P.3) + Trung Phủ (P.1) + Vân Môn (P.2)  (Châm Cứu Tụ Anh).
            3- Cao Hoang (Bq.43) + Du Phủ (Th.27) + Đa?n Trung (Nh.16) + Khí Hải (Nh.6) + Nhũ Căn (Vi.18) + Phế Du (Bq.13) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thiên Đột (Nh.22) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Đại Thành).
            4- Đàn Trung (Nh.17) + Hoa Cái (Nh.20) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Kiên Trung Du (Ttr.15) + Thái Uyên (P.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) (đều cứu) + Tuyền Cơ (Nh.21) (Loại Kinh Đồ Dực).
            5- Cứu Chí Dương (Đc.9) + Đàn Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Kỳ Môn (C.14) + Toàn Cơ (Nh.21), mỗi huyệt 3 tráng (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
            6- Tuyên thông Phế khí, điều hòa kinh khí của Tỳ vị. Dùng châm lưu kim hoặc cứu Đàn Trung (Nh.17) + Liệt Khuyết (P.7) + Phong Long (Vi.40) + Phế Du (Bq.13)  + Thiên Đột (Nh.22)  + Trung Quản (Nh.12).
             Ý nghĩa: Đàn Trung là huyệt hội của khí, hợp với Phế Du + Liệt Khuyết để tăng cường tác dụng tuyên thông Phế khí. Thiên Đột làm thông họng, điều hòa Phế. Trung Quản + Phong Long điều hòa kinh khí của Tỳ vị, làm cho Tỳ khí lưu thông, Thuỷ dịch không thể ngưng trệ lại thành đờm (đó là phép trị bản ) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa )
            7- Cứu Cao Hoang (Bq,43) + Đàn Trung (Nh.17) + Liệt Khuyết (P.7) + Phế Du (Bq.13) + Phong Long (Vi.40)  + Thiên Đột (Nh.22) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Trung Y Học Khái Luận).
            7- Cao Hoang Du (Bq.43) + Đàn Trung (Nh.17) + Liệt Khuyết  (P.7) + Phế Du (Bq.13)  + Trung Quản (Nh.12) (Châm Cứu Trị  Liệu Học).
            8- Cứu Cao Hoang (Bq.43) + Đại Chùy (Đc.14) + Đại Trữ  (Bq.11) + Đàn Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.4) + Linh Đài (Đc.10) + Phách Hộ (Bq.42) + Phong Môn (Bq.12)  + Phụ Phân (Bq.41) + Thần Đường (Bq.44) + Thiên Đột (Nh.22) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
            9- Đàn Trung (Nh.17) + Đốc Du (Bq.16) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Khí Hải (Nh.6) + Liệt Khuyết (P.7) + Phế Du (Bq.13) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thiên Đột (Nh.22) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36)(Trung Quốc Châm Cứu Học).
            10- Ôn Phế, tán hàn, khứ đàm, bình suyễn.
            Châm + cứu  Khí Suyễn + Khúc Trì (Đtr.11) + Phế Du (Bq.13) + Phong Long (Vi.40) + Thận Du (Bq.23)  + Thiên Đột (Nh.22)  + Trung Phủ (P.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20).
             Ý nghĩa: Khí suyễn là huyệt đặc hiệu trị suyễn, Trung Phủ để thông điều Phế, Thiên Đột để khu đờm, thông lợi Phế khí (đây là 3 huyệt chính để trị hen suyễn), Khúc Trì để khu tà, Phong Long + Túc Tam Lý để tiêu đờm hạ khí, Phế Du tăng tác dụng tuyên thông Phế khí, Tỳ Du tăng sức vận hóa của Tỳ, hóa đàm trừ thấp, Thận Du để ôn Thận, nạp khí (Châm Cứu Học Việt Nam).
            11- Đại Chùy (Đc.14) + Đàn Trung (Nh.17) + Định Suyễn + Liệt Khuyết (P.7) + Phong Môn (Bq.12) (Bình bổ bình tả) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
 
 
2- HEN NHIỆT (Nhiệt Háo)
 
            - Chứng: Sợ nóng, thích lạnh, khát, tiểu ít, đỏ, táo bón, mắt đỏ, ngực phiền đầy khó chịu, tự ra mồ hôi, đờm dãi dính, sắc vàng, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch Hoạt Sác.
            - Điều trị:
            1- Đàn Trung (Nh.17) + Định Suyễn + Thiên Đột (Nh.22)  + Toàn Cơ (Nh.21). Thêm Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4)  + Phong Long (Vi.40) + Quan Nguyên (Nh.4)  + Túc Tam Lý (Vi.36).
            Định suyễn là huyệt đặc hiệu để làm ngưng cơn suyễn; Thiên Đột, Đàn Trung để thuận khí, giáng nghịch; Toàn Cơ để tuyên Phế khí ở Thượng tiêu. Phong Long hóa đàm, giáng trọc; Quan Nguyên + Túc Tam Lý kiêm bổ Tỳ, Thận, trị bản bồi nguyên; Đại Chùy + Hợp Cốc sơ tà giải  biểu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
            2- Đàn Trung (Nh.17) + Giải  Khê (Vi.41) + Kiên Trung Du (Ttr.15) + Thiên Đột (Nh.22)  + Thiên Trì  (Tb.1) (Tư Sinh Kinh).
            3- Đàn Trung (Nh.17) + Định Suyễn+ Phế Du (Bq.13)   + Thiên Đột (Nh.22)  (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
            4- Liệt Khuyết (P.7) + Phế Du (Bq.13) + Phong Long (Vi.40)   + Thiên Đột (Nh.22) + Thiếu Thương (P.11) [đều tả] (Châm Cứu Trị  Liệu Học).
            5- Tuyên giáng khí của Phế, Vị.
            Châm (không lưu kim) Đàn Trung (Nh.17) + Liệt Khuyết (P.7) + Phế Du (Bq.13) + Phong Long (Vi.40) +Thiên Đột (Nh.22)  + Trung Quản (Nh.12).
            Ý nghĩa: Đàn Trung là huyệt hội của khí toàn cơ thể, hợp với Phế Du + Liệt Khuyết để tăng tác dụng tuyên thông Phế Khí; Thiên Đột làm thông họng, điều hòa Phế; Trung Quản + Phong Long điều hòa khí ở hai kinh Tỳ và Vị, làm cho Thuỷ dịch không ngưng kết lại thành đờm được [trị theo gốc] (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
            6- Châm Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4)  + Liệt Khuyết (P.11) + Phế Du (Bq.13)  + Phong Môn (Bq.12) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
            7- Cao Hoang (Bq.43) + Đại Trữ  (Bq.12) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hộ (Vi.13) + Kiên Ngoại Du (Ttr.14) + Phế Du (Bq.13) + Phong Trì (Đ.20) + Phụ Phân (Bq.41) + Quyết Âm Du (Bq.14) + Tâm Du (Bq.15) + Thiên Trụ (Bq.10) (Tân Châm Cứu Học).
            8- Đại Chùy (Đc.14) + Đàn Trung (Nh.17) + Định Suyễn + Nội Quan (Tb.6) + Phong Long (Vi.40) + Trung Suyễn (Thực Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ  Sách).
            9- Cao Hoang (Bq.43) + Phế Du (Bq.13) + Phong Môn (Bq.12) + Tâm Du (Bq.15) + Thân Trụ (Đc.13) (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
            10- Đại Chùy (Đc.14) + Đàn Trung (Nh.17) + Khổng Tối (P.6)  + Kinh Cừ (P.8) + Linh Đài (Đc.10) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Liệt Khuyết (P.7) +  Ngọc Đường (Nh.18) + Ngư Tế (P.10) + Nội Quan (Tb.6) + Thiên Đột (Nh.22) + Thiên Phủ (P.3) + Thái Uyên (P.9) + Thương Dương (Đtr.1) + Trung Đình (Nh.16) + Trung Phủ (P.1) + Vân Môn (P.2) + Xích Trạch (P.5)  (Châm Cứu Học HongKong).
            11- Ôn Phế, tán hàn, khứ đờm, bình suyễn.
            Châm (không lưu kim) Khí Suyễn + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Long (Vi.40)  + Thiên Đột (Nh.22) + Trung Phủ (P.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) .
            Ý nghĩa: Khí Suyễn là huyệt đặc hiệu để trị suyễn, Trung Phủ để điều Phế; Thiên Đột khu đờm, thông lợi Phế khí; Khúc Trì thanh nhiệt; Phong Long + Túc Tam Lý tiêu đờm, hạ khí, thêm Phế Du tăng tác dụng của Thiên Đột + Trung Phủ để tuyên thông Phế khí; Tỳ Du tăng sức vận hóa của Tỳ, hóa đàm, trừ thấp; Thận Du  bổ thận nạp khí (Châm Cứu Học Việt Nam).
            12- Định Suyễn + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Long (Vi.40) + Phong Môn (Bq.12) + Xích Trạch (P.5) châm tả (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
 
 
            Ngoài 2 nguyên nhân (Hàn + Nhiệt) trên:
 
- Sách Châm Cứu Trị  Liệu Học còn phân ra:
 
            a- Thực Suyễn : Đàn Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) + Phong Long (Vi.40) + Phong Môn (Bq.12) +  Xích Trạch (P.5)  (đều tả).
            b-  Hư Suyễn : Cao Hoang (Bq.43) + Khí Hải (Nh.6) +, Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) (đều bổ).
            c-Suyễn do Ngoại Cảm Phong Hàn : Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) [đều taœ].
            - Sách ‘Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn’ chia ra:
            a) Suyễn do thấp nhiệt : Thanh nhiệt, táo thấp: Tả Xích Trạch (P.5) + bổ Tỳ Du (Bq.20) +Thương Khâu (Ty.5) thêm Trung Quản (Nh.12) + Phong Long (Vi.40) + Thiên Đột (Nh.22).
            b)- Suyễn do Thư? Nhiệt : Ích Khí, dưỡng Âm: Cao Hoang (Bq.43) + Thái Khê (Th.3) + Thái Uyên (P.9) châm bổ hoặc thêm cứu.
            c) Do Phế Nhiệt : Tả Phế, thanh nhiệt: Châm tảĐại Đô (Ty.2) + Liệt Khuyết (P.7) + Xích Trạch (P.5).
            d)Do Đờm Thực : Tả Phế, thanh đờm: châm tả Đàn Trung (Nh.17) + Định Suyễn + Liệt Khuyết (P.7) + Phế Du (Bq.13) + Phong Long (Vi.40) + Vân Môn (P.2)  .
            e) Do Phế Âm Hư : Bổ Phế, dưỡng Âm: Châm bổ Cao Hoang (Bq.43) + Định Suyễn + Khí Hải (Nh.6) + Phế Du (Bq.13) + Thái Khê (Th.3) + Thái Uyên (P.9).
            f) Do Thận Âm Hư : Tư Âm, bổ Thận: châm bổ Thái Khê (Th.3)  + Thận Du (Bq.23) + Cao Hoang (Bq.43).
            g) Do Thận Dương Hư : Bổ Thận, nạp khí: Châm bổ + cứu  Khí Hải (Nh.6) + Mệnh Môn (Đc.4) + Phế Du (Bq.13)  +  Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thận Du (Bq.23).
            h) Do Tâm Dương Hư : Ôn bổ Tâm dương: châm bổ + cứu  Cự Khuyết (Nh.4) + Khí Hải (Nh.6) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tâm Du (Bq.15) + Thái Uyên (P.9).
            i) Cứu giữa đốt sống cổ 3 và 4, Cưu Vĩ (Nh.5) + Đàn Trung (Nh.17) +  Liệt Khuyết (P.7) + Phế Du (Bq.13) + Quan Nguyên (Nh.4) +  Thiên Đột (Nh.22) + Thiên Liêu (Ttu.15) + Thiên Tông (Ttr.11) mỗi huyệt 20 tráng trở lên (Hiện Đại Châm Cứu Trị Liệu Lục).
            k) Đại Chùy (Đc.14) + Định Suyễn + Phong Trì (Đ.20).      Hợp với Liệt Khuyết (P.7) +  Nội Quan (Tb.6) +  Phế Du (Bq.13) +  Phong Long (Vi.40) +  Phục Lưu (Th.7) +  Tâm Du (Bq.15) +  Thái Khê (Th.3) +  Thận Du (Bq.23) +  Túc Tam Lý (Vi.36) +  Xích Trạch (P.5), Lưu kim 20 phút rồi rút kim
( Thượng Hải Châm Cứu Tạp Chí số 21/1986).
            l) Định Suyễn, Phong Môn (Bq.12) thấu Phế Du (Bq.13)
            . Phong Hàn thêm Hợp Cốc (Đtr.4), Liệt Khuyết (P.7), Suyễn Tức hoặc Thiên Đột (Nh.22), Khổng Tối.
            . Đờm nhiều thêm Túc Tam Lý (Vi.36), Phong Long (Vi.40) .
            . Hơi thở ngắn thêm Quan Nguyên (Nh.4), Đàn Trung (Nh.17).
            . Ho nhiều thêm Xích Trạch (P.5), Thái Khê (Th.3) (Trung Quốc Châm Cứu Tạp chí số 
 
Theo Từ điển tra cứu đông y dược :  
                                                                                           Lương Y: Hoàng Duy Tân
                                                                                           Lương Y: Trần Văn Nhủ

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio