Muốn chẩn mạch, phải dùng trực giác và lý trí phối hợp để nhận định thể và trạng của mạch
1. Đại Cương
- Xem mạch để biết được tình trạng thịnh suy của các tạng phủ, vị trí nông sâu, tính chất hàn nhiệt của bệnh.
- Mạch là 1 thực thể của âm dương là gợn sóng của khí huyết.
- Muốn chẩn mạch, phải dùng trực giác và lý trí phối hợp để nhận định thể và trạng của mạch.
- Thể và trạng của mạch gồm :
a) Vị trí : nông sâu
b) Cường độ : mạnh yếu.
c) Tốc độ : Nhanh chậm.
d) Nhịp độ : đều và không đều.
e) Thể tích : lớn nhỏ.
f) Hình thái : tròn dẹp.
2.- Nơi Xem Mạch
Tại động mạch quay ở tay, động mạch ở đùi, động mạch chày sau, động mạch mu chân, động mạch Thái dương nhưng vị trí thường dùng nhất là động mạch tay quay, ở Thốn khẩu.
Mạch được chia làm 3 bộ : Thốn - Quan - Xích.
Độ dài từ ngấn khớp cánh tay đến bộ "Quan" là 1 Xích tức là 1 thước ta.
Độ dài từ bộ "Quan" đến ngấn ngoài cổ tay là 1 Thốn, tức 1 tấc ta.
Bộ Quan tương đương với mỏm chẩm xương trụ kéo ngang, bộ Thốn ở trên và bộ Xích ở dưới bộ Quan.
Mạch được chia ra như sau :
BỘ MẠCH
TAY TRÁI (HUYẾT)
TAY PHẢI (KHÍ)
THỐN
Tâm - Tiểu trường
Phế - Đại trường
QUAN
Can - Đởm
Tỳ - Vị
XÍCH
Thận âm - Bàng quang
Thận dương (Mệnh môn) - Tam tiêu
- Cách Xem Mạch
Để người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, người bệnh để ngửa cổ tay và bàn tay, thầy thuốc dùng 3 ngón tay đặt vào 3 bộ vị : Thốn, Quan, Xích. Đầu ngón tay giữa đặt lên trên động mạch tay quay ở cổ tay người bệnh, tại vị trí phía trong lồi xương quay, đó là bộ Quan, đặt tiếp lên động mạch quay 2 đầu ngón tay kề ngay bên ngón giữa. 1 đầu ngón tay tại vị trí ở ngay trên bộ Quan nhìn về phía lòng bàn tay gọi là bộ Thốn, ngón tay khác đặt tại vị trí ở bên dưới bộ Quan, nhìn về phía khuỷ tay, gọi là bộ Xích.
Ở trẻ nhỏ dưới 7-8 tuổi, chỉ cần dùng 1 ngón tay, đè lên động mạch của 3 bộ mạch rồi lăn qua, lăn lại để xem mạch cũng được.
Tay phải của thầy thuốc thì xem tay trái người bệnh và ngược lại, tay trái thầy thuốc xem tay phải người bệnh.
Tùy theo hình thể người bệnh mà đặt các ngón tay vào các bộ vị cho thích hợp : người cao, béo đặt các ngón tay khít vào nhau. Nơi người ốm, lùn, các ngón tay thầy thuốc đặt thưa.
Sau đó, ấn nhẹ, ấn trung bình hoặc ấn mạnh để tìm hiểu sự rối loạn bệnh lý, biểu hiện qua mạch mà chẩn đoán.
Người bệnh nên nghỉ ngơi 10-15 phút trước khi xem mạch, nằm hay ngồi thoải mái, xem mạch vào buổi sáng sớm, lúc mạch chưa bị thay đổi thì tốt nhất, tuy nhiên không nên câu nệ, tiện lúc nào, xem lúc đó cũng được.
Xem mạch có 2 loại : xem chung cả 3 bộ (tổng khám), để nhận định tình hình chung (thường được dùng nhất) và xem riêng từng bộ phận (đơn khám) để đánh giá riêng từng cơ quan tạng phủ).
4.- Xem Mạch Nam Tả Nữ Hữu
Theo cách phân chia âm, dương, bên trái, người nam thuộc dương, bên phải người nữ, thuộc âm. Vì thế nam nên xem bên trái trước còn nữ nên xem bên phải trước và trái sau.
Xem mạch người nam, tay trái, mạch ở tay phải mạnh hơn trái là dương nhiều hơn âm, là thuận. Ngược lại, tay phải mạnh hơn tay trái là âm nhiều hơn dương, không thuận tức là người nam đó bị dương suy âm thịnh.
Xem mạch người nữ, tay phải mạnh hơn tay trái là âm nhiều hơn dương, là thuận. Ngược lại, tay trái mạnh hơn tay phải là dương nhiều hơn âm, không thuận, tức là người nữ đó bị âm suy, dương thịnh.
Như vậy, việc xem Nam tả Nữ hữu, chủ yếu chỉ để xem âm dương thuận hay nghịch đối với người đó, chứ không nhất thiết phải theo đúng quy củ, mà tiện như thế nào, thì xem thế ấy.
Điều chủ yếu trong câu "Nam tả Nữ hữu" là chú ý vào 2 bộ Xích của cả Nam lẫn Nữ.
- "Nam dĩ tả xích nhị tàng tinh hoặc Nam dĩ tả xích vi tinh phủ" (Nam tàng trữ tinh khí ở bộ Xích tay trái). Xem mạch người nam, nếu bộ Xích tay trái hòa hoãn, có lực thì biết người ấy tinh khí dư dật, khỏe mạnh. Nếu bộ xích tay trái Trầm, Vi, vô lực thì không khỏe.
- "Nữ dĩ hữu xích nhi hộ bào hoặc nữ dĩ hữu xích vi huyết hải" (Nữ buộc dây bào thai và chứa huyết ở bộ xích tay phải). Xem mạch người nữ, nếu bộ xích tay phải hòa hoãn, có lực thì biết tử cung và huyết của họ tốt. Nếu bộ xích tay phải Trầm, Vi, vô lực thì không khỏe.
5.- Mạch và Ngũ hành
Dùng Ngũ Hành áp dụng vào mạch ta có :
Bên trái : Thận Thủy (Bộ Xích) sinh Can Mộc (Quan), Can Mộc sinh Tâm Hỏa (Thốn).
Bên phải : Mệnh Môn (Thận dương - bộ Xích) sinh Tỳ Thổ (Quan), Tỳ Thổ sinh Phế Kim (Thốn).
6.- Mạch Và Khí Huyết
Xét về khí huyết với Mạch ta có :
Bên trái thuộc huyết : Thận, Can và Tâm. Thận sinh huyết. Tỳ thống huyết và Tâm chủ huyết như thế, bên trái liên hệ với huyết.
Bên phải gồm Phế, Tỳ, Mệnh môn, Tam tiêu, Phế chủ khí, Tỳ là Trung khí Tam tiêu là đường dẫn đến Nguyên khí, do đó bên phải liên hệ với khí.
7.- Mạch Và Tạng Phủ
Mỗi tạng phủ đều có 1 mạch riêng, theo đặc tính mà tạng phủ đó biểu lộ :
- Tạng Tâm chủ Hỏa, Hỏa thường bùng lên như ngọn lửa bùng lên, vì thế mạch của Tâm là mạch Hồng.
- Tạng Can : tính của Can là cang cường, thẳng, giống như dây đàn, dây cung căng cứng, vì thế mạch của Can là mạch Huyền.
- Tạng Tỳ, là trung tâm, là nơi vận chuyển điều hòa cho cơ thể, vì thế, mạch của Tỳ là mạch Hoãn.
- Tạng Phế : Phế chủ sự buồn phiền, buồn phiền thì ngừng trệ lại, do đó, mạch của Phế là mạch Sáp.
- Tạng Thận : Thận chủ xương, Thận có vị mặn, đi xuống, do đó, mạch của Thận là mạch Trầm.
8.- Mạch Và Mùa
Mỗi 1 mùa ứng với 1 tạng nhất định dù mùa đó chi phối toàn thể các mạch khác trong suốt mùa đó.
Mùa Xuân : Cây cối xanh tốt, ứng với màu của Can do đó có mạch Huyền.
Mùa Hè : Cây cối lớn lên, sức nóng của mùa hè bùng lên, thiêu đốt vạn vật như lửa bùng lên, do đó mạch của mùa Hè là mạch Hồng.
Mùa Thu : Mọi vật bắt đầu thu lại, lá cây khô đi và rơi rụng giống như lông, do đó mạch của mùa Thu là mạch Mao.
Mùa Đông : Mọi vật thu giữ lại, tàng trữ tất cả những khả năng mạnh mẽ của m1h để sống qua cái lạnh, vì thế mạch của mùa Đông là mạch Thạch.
Tứ qúy : Tứ qúy là chuyển tiếp giữa các mùa,do đó thường mang đặc tính ôn hòa, vì thế, mạch của Tứ qúy là mạch Hoãn.
Từ những tương ứng của mạch đối với mùa, có thể suy rộng ra :
- Mộc sinh Hỏa, Hỏa thuộc tạng Tâm, chính ra mạch của Tâm là mạch Hồng, nay bắt thấy mạch Tâm là Huyền thì có thể suy đoán bệnh tuy ở Tâm nhưng do Mộc sinh nên tức là do Phong gây nên, bệnh ở tạng Mẹ truyền sang.
- Thủy khắc Hỏa, bệnh ở Tâm, bắt được mạch Trầm của Thận, là Thủy khắc Hỏa, bệnh nặng hơn...
9. Mạch Và Nguyên Nhân Gây Bệnh
a) Nguyên nhân ngoài :
Hàn thương Thận vì vậy có mạch Khẩn.
Thử thương Tâm vì vậy có mạch Hư.
Táo thương Phế vì vậy có mạch Sáp.
Thấp thương Tỳ vì vậy có mạch Nhu.
Phong thương Can vì vậy có mạch Phù.
Nhiệt thương Tâm vì vậy có mạch Nhược.
b) Nguyên nhân trong (Thất tình) :
Hỷ thương Tâm gây nên mạch Hư.
Tư thương Tỳ gây nên mạch Kết.
Ưu thương Phế gây nên mạch Sáp.
Nộ thương Can gây nên mạch Nhu.
Khủng thương Thận gây nên mạch Trầm.
Kinh thương Đởm gây nên mạch Động.
Bi thương Bào lạc gây nên mạch Khẩn.
10. Mạch Thai
Giai đoạn thai mới thành hình, rất khó biểu hiện nơi mạch, nhưng từ 3 tháng trở lên mạch thai biểu hiện rất rõ, có thể căn cứ trên mạch để không những đoán biết tuổi thai mà còn biết được thai tượng hình trai hay gái. Đây là 1 điểm khá độc đáo của ngành YHCT.
Thai 3 tháng, thường chú trọng vào 2 bộ mạch ở Tâm và Thận tức Tả Thốn và Tả Xích. Tâm chủ huyết, Thận chủ bào thai, bào thai sống được là nhờ tinh huyết nuôi dưỡng, do đó cần để ý đến 2 tạng này.
Khi có thai, thường mạch ở 2 tạng này nhảy mạnh hơn các mạch ở tạng khác, Thận và Tâm là Tạng, lại cùng thuộc kinh Thiếu âm, do đó liên hệ đến huyết. Mạch đập mạnh là biểu hiện của dương. Như vậy mạch 2 bộ Tâm và Thận đập mạnh là dấu hiệu huyết vượng. Bào thai sống nhờ huyết nên huyết vượng là dấu có thai.
III.- CÁC LOẠI MẠCH
Hiện nay, trên thế giới, các nhà nghiên cứu Y học hiện đại, trong tinh thần nghiên cứu kết hợp YHCT và YHHĐ, đã cố gắng tìm hiểu mạch qua các phương pháp diễn tả mạch hiện đại. Trong tài liệu này, chúng tôi xin giới thiệu 1 số công trình nghiên cứu đó, để giúp làm sáng tỏ vấn đề về mạch là 1 trong số những vấn đề gây nhiều hiểu lầm nhất trong giới thầy thuốc.
Dụng cụ biểu diễn mạch là máy Điện Tâm cơ Thanh (Electro Cardiopho Mecanograph). Xin xem thêm trong "Trung Y Biện Chứng Luận Trị" của Ban cải cách giáo dục học viện Trung Y Quảng Đông, 1976 và "Kết hợp YHCT và YHHĐ trong lâm sàng" của BS. Lê Nguyên Khánh, Nxb Y học 1982.
1.- MẠCH BÌNH THƯỜNG
Là mạch có đập ở 2 bộ, không Phù không Trầm. Theo YHCT, mạch bình thường trung bình 4-5 lần đếm trong 1 hơi thở, tiếng chuyên môn gọi là "Tức", 1 Tức có 4-5 chí, được tính như sau : Hít 1 hơi vào (thở vào) rồi từ từ thở ra,, vừa thở ra vừa đếm 1, 2, 3... Đếm đến đâu mà hết thở thì được coi là 1 Tức.
Theo YHHĐ, tương đương với 70-80 lần đập trong 1 phút, nơi người lớn. Nơi trẻ em, mạch thường đập nhanh hơn 120-140/ phút.
Dưới đây chúng tôi giới thiệu các loại mạch thường dùng trong YHCT.
MẠCH CÁCH
Hình Tượng Mạch CÁCH
Sách ?Trung Y Học Khái Luận? ghi: "Mạch Cách... lớn mà Huyền, Cấp, đặt nhẹ tay thấy ngay, ấn xuống thì không thấy, như ấn tay vào da trống, ngoài căng trong rỗng".
Sách ?Mạch Chẩn? ghi lại hình vẽ biểu thị mạch Cách:
Mạch CÁCH Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch cách chủ biểu hàn, trung hư, xẩy thai, lậu hạ, đàn ông thì mất tinh, huyết ".
Tả Thốn CÁCH
Tâm hư, đau.
Hữu Thốn CÁCH
Phế hư, khí ủng trệ.
Tả Quan CÁCH
Sán Hà.
Hữu Quan CÁCH
Tỳ hư, dạ dầy đau.
Tả Xích CÁCH
Di tinh.
Hữu Xích CÁCH
Xẩy thai, lậu hạ.
MẠCH ĐẠI
Hình Tượng Mạch ĐẠI
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học? ghi :"Mạch Đại, rộng và to khác thường, chỉ không cuồn cuộn như mạch Hồng mà thôi".
- Sách ?Mạch Chẩn? biểu diễn hình vẽ mạch Đại:
( So sánh với mạch VI)
Mạch ĐẠI Chủ Bệnh 9;
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Đại chủ tà nhiệt cảm nặng, thấp nhiệt, tích khí, ho suyễn, trường tiết, khí đưa nghịch lên làm mặt bị phù, hư lao nội thương".
Tả Thốn ĐẠI
Tâm phiền, phong nhiệt, kinh sợ.
Hữu Thốn ĐẠI
Khí nghịch, mặt phù, ho suyễn.
Tả Quan ĐẠI
Sán khí, phong huyễn.
Hữu Quan ĐẠI
Tích khí, vị thực, bụng đầy.
Tả Xích ĐẠI
Thận tý.
Hữu Xích ĐẠI
Tiểu đỏ, đại tiện khó.
MẠCH ĐỢI
Hình Tượng Mạch ĐỢI
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Đại có nghĩa là thay đổi, mạch bình thường mà bất thình lình thấy Nhuyễn, Nhược hoặc lúc Sác lúc sơ, đều gọi là mạch Đại ( Đợi )".
Sách ?Mạch Chẩn? biểu thị hình vẽ mạch Đại:
Mạch ĐỢI Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Đợi chủ tạng khí suy yếu, Tỳ hư hàn không ăn được, nôn mửa, tiêu chảy, bụng đau".
Tả Thốn ĐỢI
Hồi hộp.
Hữu Thốn ĐỢI
Khí suy.
Tả Quan ĐỢI
Liên sườn đau dữ dội.
Hữu Quan ĐỢI
Tỳ suy, bụng trướng.
Tả Xích ĐỢI
Chân lạnh.
Hữu Xích ĐỢI
Dương tuyệt.
MẠCH ĐOẢN
Hình Tượng Mạch ĐOẢN
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Đoản, đầu đuôi đều ngắn, không cùng bộ vị".
Sách ?Mạch Chẩn?(M.Kinh) biểu diễn hình vẽ mạch Đoản như sau:
Mạch ĐOẢN Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Đoản chủ hơi thở ngắn, huyết hư, phế hư, ăn không tiêu, mồ hôi ra nhiều, dương khí bị vong".
Hữu Thốn ĐOẢN
Phế hư, đầu đau.
Tả Thốn ĐOẢN
Tâm thần, bất túc.
Hữu Quan ĐOẢN
Vị quản đầy, tức, không thông.
Tả Quan ĐOẢN
Phế khí, tổn thương.
Hữu Xích ĐOẢN
Chân dương suy yếu.
Tả Xích ĐOẢN
Bụng dưới đau.
MẠCH HOÃN
Hình Tượng Mạch HOÃN
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Hoãn, 1 hơi thở 4 chí, đi lại khoan thai".
Sách ?Mạch Chẩn? ghi hình vẽ mạch Hoãn như sau:
Mạch HOÃN Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Hoãn chủ về phong thấp, trúng phong, đau nhức, hoa mắt, chóng mặt, hư nhức, ung nhọt, tiểu khó".
Tả Thốn HOÃN
Tâm khí không đủ.
Hữu Thốn HOÃN
Thương phong.
Tả Quan HOÃN
Can hư.
Hữu Quan HOÃN
Tỳ thấp.
Tả Xích HOÃN
Âm hư.
Hữu Xích HOÃN
Dương suy.
MẠCH HOẠT
Hình Tượng Mạch HOẠT
9; Hoạt là trơn tru, như những hạt đậu lăn dưới tay.
Sách ?Mạch Chẩn? ghi lại hình vẽ biểu diễn mạch Hoạt như sau:
- Sách ?KHYHCT và YHHĐ Trong Lâm Sàng? mô tả hình vẽ biểu diễn của mạch Hoạt như sau: "Sóng đầu tiên của mạch Hoạt hiện lên tròn trĩnh và có bước sóng rộng hơn sóng đầu tiên của người mạch bình thường. Điều này hợp với sự mô tả của sách mạch xưa là mạch Hoạt khi bắt được, thấy có cảm giác như hạt châu (ngọc) lăn trên mâm".
Tần số mạch Hoạt tương ứng trong 1 phút dao động ở 54 lần / phút đến 100 lần / phút và đa số ở khoảng 81 - 100 lần /phút".
- Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Hoạt chủ nôn nghịch, ho khạc, phục đờm, thủy ẩm, súc huyết, trung mãn, ăn không tiêu, kiết lî, sán khí - Phụ nữ bộ xích hoạt là khí ủng trệ gây ra kinh nguyệt không thông. Hoạt mà lưu lợi là có thai".
Mạch HOẠT Chủ Bệnh
Sách Mạch Học Giảng Nghĩa ghi : "Mạch Hoạt chủ nôn nghịch, ho khạc,phục đờm, thuỷ ẩm, súc huyết, trung mãn, ăn không tiêu, kiết lî, sán khí. Phụ nữ bộ xích thấy Hoạt là khí ủng trệ gây ra kinh nguyệt không thông. Mạch Hoạt mà lưu lợi là có thai".
Tả Thốn HOẠT
Tâm nhiệt, kinh sợ, mất ngủ.
Hữu Thốn HOẠT
Đàm ẩm, nôn mửa.
Tả Quan HOẠT
Can nhiệt, đầu váng.
Hữu Quan HOẠT
Tỳ nhiệt, ăn không tiêu.
Tả Xích HOẠT
Lậu, tiểu đỏ, tiểu khó.
Hữu Xích HOẠT
Bụng sôi, tiêu chảy hoặc tướng hỏa bốc lên.
MẠCH HỔNG
Hình Tượng Mạch HỔNG 9;
9; Hồng là rộng lớn (còn gọi là Câu, móc câu) sức mạnh của mạch đi lên đi xuống đều mạch, giống như nước nổi lên, lùi xuống từng đợt.
Sách ?Mạch Chẩn? biểu diễn hình vẽ mạch Hồng:
- Sách ?KH YHCT và YHHĐ Trong Lâm Sàng? ghi lại hình vẽ biểu diễn mạch Hồng như sau:
"Sóng đầu tiên của mạch Hồng đặc biệt dâng lên rất cao, đi lên đÆnh thẳng dốc và đổ xuống rất nhanh. Điều này phù hợp với sự mô tả của sách mạch xưa là khi bắt được mạch Hồng có cảm giác lúc đến thì mạnh, lúc đi thì yếu. Sóng dội về sau của mạch Hồng cũng nhô cao hơn các sóng dội về sau của những mạch khác nhưng đỉnh sóng dội của mạch Hồng bao giờ cũng nằm phía nửa dưới của thân mạch. Tần số của mạch Hồng trong 1 phút dao động ở mức 79-136 lần / phút".
Mạch HỔNG Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: " Mạch Hồng chủ bệnh phiền táo, tráng nhiệt, phiền khát, nôn ra máu, đầy trướng, ra mồ hôi, thử nhiệt".
Tả Thốn HỔNG
Tâm phiền, lưỡi lở loét.
Hữu Thốn HỔNG
Ngực đầy, khí nghịch.
Tả Quan HỔNG
Can Mộc quá vượng.
Hữu Quan HỔNG
Vị nhiệt, đầy tức.
Tả Xích HỔNG
Thủy khô kiệt, tiểu gắt.
Hữu Xích HỔNG
Long hỏa thiêu đốt.
MẠCH HUYỀN
Hình Tượng Mạch HUYỀN
9; Huyền là dây (dây đàn, dây cung), sức mạnh đi như có sợi dây cứng thẳng.
Sách ?Mạch Chẩn? vẽ hình biểu diễn mạch Huyền như sau:
- Sách ?Kết hợp YHCT Và YHHĐ Trong Lâm Sàng? ghi nhận về hình vẽ mạch Huyền qua máy và nhận xét như sau:
"Trên đường biểu diễn, sóng đầu tiên của mạch sau khi lên đến đỉnh còn đi ngang thêm 1 đoạn nữa rồi mới đổ xuống, vì vậy đỉnh của sóng đầu tiên có hình bằng phẳng (cao nguyên). Điều này phù hợp với mô tả của các sách xưa là khi bắt được mạch Huyền, có cảm giác như sờ vào dây cung hoặc dây đàn căng cứng dưới tay".
Mạch HUYỀN Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Huyền chủ tà ở Can vượng, Tỳ yếu, bệnh ngược (sốt rét), đờm ẩm, đầy trướng, đau 2 bên hông sườn, sán khí, tích kết, chứng tý".
Tả Thốn HUYỀN
Đầu đau, lo sợ, mồ hôi trộm.
Hữu Thốn HUYỀN
Phế cảm phong hàn, ho.
Tả Quan HUYỀN
Sườn đau, sán khí.
Hữu Quan HUYỀN
Tỳ Vị bị hàn, bụng đau.
Tả Xích HUYỀN
Bụng dưới đau.
Hữu Xich HUYỀN
Quanh rốn đau, thủy tích ở hạ tiêu.
MẠCH HƯ
Hình Tượng Mạch HƯ
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học? ghi : "Mạch Hư, cả 3 bộ, nhấc tay lên thì không lực, ấn xuống thì trống rỗng".
Sách ?Mạch Chẩn? biểu diễn hình vẽ mạch Hư như sau:
Mạch HƯ Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi:"Mạch Hư chủ khí và huyết đều hư, phế nuy, thương thử, mồ hôi ra nhiều, hồi hộp, chân mềm, ăn không tiêu".
Tả Thốn HƯ
Hồi hộp.
Hữu Thốn HƯ
Khí suy, tự ra mồ hôi.
Tả Quan HƯ
Huyết không nuôi gân.
Hữu Quán HƯ
Hư trướng, ăn không tiêu.
Tả Xích HƯ
Thắt lưng đau, đầu gối tê bại.
Hữu Xích HƯ
Dương suy hoặc trầm hàn.
MẠCH KẾT
Hình Tượng Mạch KẾT
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa? ghi:"Mạch Kết đến từ từ, thỉnh thoảng ngừng 1 cái, không có số nhất định".
Sách ?Mạch Chẩn? biểu diễn hình vẽ mạch Kết:
Mạch KẾT Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi:"Mạch Kết chủ khí huyết ngưng trệ, ngoan đờm nội kết, túc thực đình trệ, trưng hà, tích tụ, sán thống, thất tình uất khí ".
Tả Thốn KẾT
Tim đau.
Hữu Thốn KẾT
Khí trệ.
Tả Thốn KẾT
Sán hà.
Hữu Quan KẾT
Đờm trệ.
Tả Xích KẾT
Tiểu không thông.
Hữu Xích KẾT
Trưng hà.
MẠCH KHẨN
Hình Tượng Mạch KHẨN
Sách ?Tần Hồ Mạch Học? ghi: "Mạch Khẩn đi lại như sợi dây bị vặn".
Sách ?Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết?ghi hình vẽ biểu diễn mạch Khẩn:
Mạch KHẨN Chủ Bệnh 9;
Sách ?Trung Y Học Khái Luận? ghi: "Mạch Khẩn thấy ở chứng hàn, đau".
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Khẩn chủ hàn, đau, thức ăn ngưng trệ".
MẠCH KHÂU
Hình Tượng Mạch KHÂU
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa? ghi:"Mạch Khâu thì Phù, Đại mà trong rỗng, trên dưới, 2 bên đều thấy mạch, chỉ bên trong là rỗng, như đè lên cọng hành".
Sách ?Mạch Chẩn? biểu thị hình vẽ mạch Khâu:
Mạch KHÂU Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi:"Mạch Khâu chủ mất máu, nôn ra máu, chảy máu mũi, đại tiện ra máu, băng huyết, huyết ứ".
Tả Thốn KHÂU
Hỏa vượng, huyết tán.
Hữu Thốn KHÂU
Phế huyết thương âm.
Tả Quan KHÂU
Can không tàng huyết.
Hữu Quan KHÂU
Tỳ không thống huyết.
Tả Xích KHÂU
Tiểu ra máu.
Hữu Xích KHÂU
Di tinh, băng lậu.
MẠCH LAO
Hình Tượng Mạch LAO
Sách ?Trung Y Học Khái Luận? ghi:"Mạch Lao... lớn mà Huyền, Thực, ấn nặng xuống mới thấy, ấn nhẹ hoặc ấn vừa đều không thấy ".
Sách ?Mạch Chẩn? biểu diễn hình vẽ mạch Lao:
Mạch LAO Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi:"Mạch Lao chủ 5 chứng tích, hàn nhiệt ngưng kết, ngực bụng đau, sán khí, trưng hà, kinh phong".
Tả Thốn LAO
Chứng phục lương.
Hữu Thốn LAO
Chứng tức phần.
Tả Quan LAO
Huyết bị tích tụ.
Hữu Quan LAO
Chứng bỉ tích.
Tả Xích LAO
Chứng bôn đồn.
Hữu Xích LAO
Chứng sán khí, trưng hà.
MẠCH NHU
Hình Tượng Mạch NHU
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa? ghi:"Mạch Nhu đi phù, nhỏ mà mềm".
Sách ?Mạch Chẩn? ghi lại hình vẽ mạch Nhu như sau :
Mạch NHU Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi:
Tả Thốn NHU
Hồi hộp, hay quên.
Hữu Thốn NHU
Khí bị hư, mồ hôi tự ra.
Tả Quan NHU
Huyết không đủ nuôi gân.
Hữu Quan NHU
Tỳ hư, thấp tim.
Tả Xích NHU
Tinh huyết không đủ.
Hữu Xích NHU
Mệnh môn hỏa suy.
MẠCH NHƯỢC
Hình Tượng Mạch NHƯỢC
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Nhược nhỏ mềm mà chìm sâu".
Mạch NHƯỢC Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Nhược chủ nguyên khí hư yếu, dương khí suy vi, di tinh, hư hàn, huyết hư, gân cơ bại, lạnh lâu năm, tráng nhiệt".
Tả Thốn NHƯỢC
Hồi hộp, hay quên.
Hữu Thốn NHƯỢC
Tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn.
Tả Quan NHƯỢC
Gân cơ co rút.
Hữu Quan NHƯỢC
Tiêu chảy.
Tả Xích NHƯỢC
Âm dịch khô kiệt.
Hữu Xích NHƯỢC
Dương khí bị hãm.
MẠCH PHÙ
Hình Tượng Mạch PHÙ
Sùách Trung Y Học Khái Luận ghi " Mạch Phù đi nổi ở ngoài mặt da, ấn nhẹ thấy ứng ngay ở ngón tay".
Sách ?Mạch Chẩn? vẽ như sau:
- Sách ?Kết Hợp YHCT với YHHĐ Trong Lâm Sàng? ghi:"Từ chân mạch sóng đi nhanh và thẳng tới đỉnh mạch rồi đi rẽ lên trên 1 nửa thân mạch, suốt thời gian tim đẩy máu ra ngoài động mạch. Điều này tương ứng với cách mô tả của YHCT là lúc mới khẽ đặt đầu ngón tay lên động mạch quay đã cảm thấy là đụng ngay vào đầu sóng mạch và mạch đập rõ ở đầu ngón tay của thầy thuốc".
Mạch PHÙ Chủ Bệnh
Sách Mạch Học Giảng Nghĩa ghi : " Mạch Phù chủ bệnh hiệt, đầu đau, gáy cứng, sợ lạnh, sợ gió, ra mồ hôi, mũi nghẹt, hoa khan, khát nước, suyễn, nôn mửa, bỉ khối, phong thuỷ, bì thuỷ, khí nghịch lên, huyết hư".
Tả Thốn PHÙ
Tâm dương bốc lên, mất ngủ, buồn bực.
Hữu Thốn PHÙ
Thương phong, cảm mạo, Phế khí nghịch lên, ho khan, suyễn.
Tả Quan PHÙ
Can khí thống
Hữu Quan PHÙ
Tỳ khí trướng, nôn mửa
Xích PHÙ
Thận khí không đủ, thắt lưng đau, chóng mặt, tiểu khó, kinh nguyệt không đều
MẠCH PHỤC
Hình Tượng Mạch PHỤC
Sách ?Trung Y Học Khái Luận? ghi:"Mạch núp lặn bên trong, phải đẩy gân sát xương mới tìm thấy".
Sách ?Mạch Chẩn? biểu thị hình vẽ mạch Phục như sau:
Mạch Phục Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi:"Mạch Phục chủ tích trệ, bí tắc, đờm ứ đọng, đau nhiều, thủy khí, hoắc loạn, sán khí, quyết nghịch".
Tả Thốn PHỤC
Huyết uất.
Hữu Thốn PHỤC
Khí uất.
Tả Quan PHỤC
Can huyết ngưng do hàn.
Hữu Quan PHỤC
Thủy cốc tích trệ.
Tả Xích PHỤC
Sán hà.
Hữu Xích PHỤC
Thận hàn, tinh bị hư.
MẠCH SÁC
Hình Tượng Mạch Sác 9;
Mạch đi nhanh, tương đương 90 lần/ phút trở lên. Người xưa cho rằng (1 tức đập 6-7 lần).
Sách ?Mạch Chẩn? biểu diễn hình vẽ như sau:
- Sách ?KH YHHĐ Với YHCT Trong Lâm Sàng? mô tả mạch Sác: "Khoảng cách trung bình giữa 2 nhát bóp của tim là: = 0,59 giây 0,07 giây. Tương đương với = 102 lần/phút 14 lần/phút".
Mạch Sác Chủ Bệnh 9;
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi:"Mạch Sác chủ dương thịnh, ngoại tà hàn nhiệt, phiền táo, nóng khát, uất nhiệt, đờm nhiệt, đại tiện ra máu, ung nhọt".
Tả Thốn SÁC
Hỏa thịnh, tâm phiền.
Hữu Thốn SÁC
Ho suyễn, phế nuy.
Tả Quan SÁC
Can Đởm hỏa vượng.
Hữu Quan SÁC
Tỳ Vị thực nhiệt.
Tả Xích SÁC
Tiểu gắt, tiểu bí, di tinh, xích bạch trọc.
Hữu Xích SÁC
Đại tiện ra máu.
MẠCH SÁP
Hình Tượng Mạch SÁP
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa? ghi:"Mạch đi lại sít như dao cạo nhẹ lên cành tre".
Sách ?Mạch Chẩn? biểu diễn hình vẽ mạch Sáp:
Mạch SÁP Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi:"Mạch Sáp chủ tâm huyết hao thiếu, thiếu hơi, hàn thấp, tê đau, kiết lî, co rút, sán hà, đờm tích, thức ăn không tiêu . Đàn ông thì tinh bị tổn thương, đàn bà thì mất huyết".
MẠCH TẾ
Hình Tượng Mạch TẾ
Sách ?Trung Y Học Khái Luận? ghi: "Mạch Tế như sợi dây nhỏ mà mềm?.
Sách ?Mạch Chẩn? ghi: "Hình vẽ mạch Tế dưới đây (so sánh với mạch Đại cho dễ thấy) :
Mạch TẾ Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Tế chủ huyết hư, thiếu hơi, tiêu chảy, kiết lî, thấp tý, xương đau, bụng và dạ dầy đau, nôn mửa, sán hà, tích lãnh, hồi hộp".
Tả Thốn TEÁ
Hồi hộp, mất ngủ.
Hữu Thốn TẾ
Nôn mửa
Tả Quan TẾ
Can âm khô kiệt.
Hữu Quan TẾ
Tỳ hư, đầy trướng.
Tả Xích TẾ
Tiêu chảy, kiết lî, di tinh.
Hữu Xích TẾ
Hạ tiêu lạnh, suy.
MẠCH THỰC
Hình Tượng Mạch THỰC
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Thực... 3 bộ mạch ấn nhẹ hoặc nặng tay đều thấy có lực".
Sách ?Mạch Chẩn? biểu diễn hình vẽ mạch Thực :
Mạch THỰC Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Thực chủ khí tắc, ứ tích, phế ung, ăn không tiêu, bụng sưng, sán trướng, nhiệt thịnh, họng đau, đại tiện khó".
Tả Thốn THỰC
Lưỡi cứng.
Hữu Thốn THỰC
Họng đau.
Tả Quan THỰC
Can hỏa vượng, sườn đau.
Hữu Quan THỰC
Bụng trướng đầy do khí thấp.
Tả Xích THỰC
Đại tiện bí, bụng đau.
Hữu Xích THỰC
Tướng hỏa kháng nghịch.
MẠCH TRẦM
Hình Tượng Mạch TRẦM
Trầm : chìm xuống, đi dưới thịt, ấn nặng ngón tay xuống thì sức mạch đi chắc, nâng ngón tay lên thì sức mạnh đi yếu, hầu như không có.
+ Hình Vẽ Biểu Diễn Mạch TRẦM
- Sách ?Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu? mô tả: "Mạch Trầm lúc đặt áp lực nhẹ thì không thấy sóng mạch nổi lên, có đặt thêm áp lực mới thấy đường cong động mạch xuất hiện".
Sách ?Kết Hợp Y Học Hiện Đại Và Y Học Cổ Truyền Trong Lâm Sàng? ghi: ?Đường cong của mạch Trầm: sóng đầu tiên của mạch không đi thẳng mà thường uốn khúc trên đường đi lên đỉnh mạch, vì thế lên đến đỉnh mạch chậm hơn mạch Phù. Vừa lên đến đỉnh, sóng mạch lại đi xuống ngay, lên đỉnh đã chậm, tới đỉnh lại xuống ngay, do đó, sách xưa mô tả là phải ấn mạnh đầu ngón tay xuống mới bắt được mạch".
- Sách ?Mạch Chẩn? biểu diễn hình vẽ mạch Trầm:
Mạch TRẦM Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Trầm chủ bệnh hàn, cơ thể đau, chân tay lạnh, xương khớp đau, thủy khí lưu ẩm, sưng phù, tay chân không nhấc lên được, đái hạ, huyết ứ, trưng hà, tiêu chảy, di tinh".
Tả Thốn TRẦM
Tâm dương bất túc.
Hữu Thốn TRẦM
Phế khí bất túc, ho, đàm ẩm, hụt hơi.
Tả Quan TRẦM
Can uất, khí thống.
Hữu Quan TRẦM
Tỳ hư, tiêu chảy, ăn không tiêu.
Xích TRẦM
Bụng dưới đau, thắt lưng đau. đầu gối đau, liệt dương, đái hạ, bụng đau, đàn bà thì huyết hải không đủ.
MẠCH TRÌ
&#Hình Tượng Mạch TRÌ
Sức mạch đi chậm, 1 hơi thở (Tức) là 2-3 lần đếm (Nhất tức tam chí hoặc nhị chí) tương đương 60 lần/ phút trở xuống.
Sách ?Mạch Chẩn? trình bày hình vẽ mạch Trì như sau :
- Sách ?KH YHHĐ Và YHCT Trong Lâm Sàng? diễn tả : Khoảng cách trung bình giữa 2 nhát bóp tim là: = 1,33 giây, tương ứng với tần số mạch Trì trung bình là: = 45 lần /phút. Trên máy biểu diễn : Khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng trung bình giữa 2 lần bóp tim là : X = 1,33 giây, tương ứng với tần số mạch Trì là 45 lần/ phút.
Mạch TRÌ Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Trì chủ bụng đầy, ho suyễn, tích hàn, đờm ẩm, dương hư, san tiết, trưng kết, tà nhiệt kết tụ. Trì mà có lực là nhiệt tà ủng kết ở kinh mạch".
Tả Thốn TRÌ
Tim đau.
Hữu Thốn TRÌ
Phế nuy.
Tả Quan TRÌ
Can uất, trưng kết.
Hữu Quan TRÌ
Vị hàn, nuốt chua.
Tả Xích TRÌ
Tiểu không tự chủ.
Hữu Xích TRÌ
Mệnh môn hỏa suy, san tiết.
MẠCH TRƯỜNG
Hình Tượng Mạch TRƯỜNG
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Trường đầu đuôi thẳng, đi lại vượt quá bộ vị".
Sách ?Mạch Chẩn? biểu diễn hình vẽ mạch Trường như sau:
Mạch TRƯỜNG Chủ Bệnh 9;
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Trường chủ về nhiệt cao (kháng), tam tiêu phiền nhiệt, dương độc uất kết bên trong, nhiệt kết ở Dương minh, động kinh, sán khí".
Tả Thốn TRƯỜNG
Tâm vượng.
Hữu Thốn TRƯỜNG
Ngực đầy, khí nghịch.
Tả Quan TRƯỜNG
Can khí thực.
Hữu Quan TRƯỜNG
Tỳ khí thực.
Tả Xích TRƯỜNG
Tướng hỏa bốc lên.
Hữu Xích TRƯỜNG
Bôn đồn, sán khí.
MẠCH VI
Hình Tượng Mạch VI
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học Gỉang Nghĩa? ghi: "Mạch khí không rõ, lờ mờ, lúc ẩn lúc hiện".
Sách ?Mạch Chẩn? biểu diễn hình vẽ mạch Vi:
Mạch VI Chủ Bệnh
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Vi chủ khí hư, mất máu, mồ hôi tự ra, kiết lî, họng đau, tay chân tê lạnh, co quắp.
Tả Thốn VI
Khí huyết đều suy.
Hữu Thốn VI
Thở gấp, đàm ngừng tụ.
Tả Quan VI
Ngực đầy tức, tay chân co quắp.
Hữu Quan VI
Vị hàn, ăn không tiêu.
Tả Xích VI
Đàn ông thì thương tinh. Đàn bà thì băng lậu.
Hữu Xích VI
Tiêu chảy, đau dưới rốn.
MẠCH XÚC
Hình Tượng Mạch XÚC
Sách ?Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch đi lại rất nhanh, thỉnh thoảng ngừng lại 1 cái, ngừng không có số nhất định".
Sách ?Mạch Chẩn? biểu thị hình vẽ mạch Xúc như sau:
- Sách ?KH YHHĐ Và YHCT Trong Lâm Sàng? mô tả hình vẽ biểu diễn mạch Xúc như sau:
Thời gian tiền tống máu trong mạch Xúc chậm hơn bình thường, trung bình 0,149 giây0,044 giây (bình thường 0,090,01). Thời gian tống máu trong mạch Xúc nói chung có phần hơi nhanh hơn bình thường, trung bình 0,297 giây0,020 (bình thường 0,310,02 giây).
Tần số mạch Xúc nằm trong phạm vi từ 90 - 180 lần/phút tuy nhiên có rất nhiều trường hợp lên đến 120 - 130 lần/phút trở lên. Mạch có lúc bị gián đoạn có lúc giống như bị gián đoạn, nghĩa là mạch Xúc thuộc 1 loại mạch loạn nhịp... Có lúc giống như bị gián đoạn nghĩa là lúc đó mạch không hẳn là ngừng đập nhưng thầy thuốc có cảm giác như sóng mạch đập vô cùng yếu, gần như không bắt được mạch.
Mạch XÚC Chủ Bệnh 9;
Sách ?Mạch Học Giảng Nghĩa? ghi: "Mạch Xúc chủ khí nghịch lên, suyễn thở, vai lưng đau, kết hung, di tinh, kiết lî, nhiệt cao, đờm ứ, thương thực, vong dương".
Tả Thốn XÚC
Nhiệt hỏa bốc lên cao.
Hữu Thốn XÚC
Khí nghịch, suyễn, phế khò khè.
Tả Quan XÚC
Huyết táo.
Hữu Quan XÚC
Thương thực.
Tả Xích XÚC
Di tinh.
Hữu Xích XÚC
Vong dương.
h
BẢNG PHÂN LOẠI MẠCH (Theo 6 Tính chất của Mạch YHCT)
Hình thức
Tính chất
Loại mạch
Ý nghĩa
Cách phân biệt
1.- Về vị trí nông sâu
Sóng mạch nổi lên hoặc chìm
Phù
Trầm
Để phân biệt bệnh ở Biểu hoặc ở Lý
Phân biệt bằng cách ấn khẽ, vừa, mạnh mới thấy
2.- Về cường độ đập
Xem chấn động của mạch mạnh hoặc yếu
Hư
Thực
Để nhận ra sự thịnh suy của Tà và chính khí
Phân biệt bằng cách xem mạch đập có lực hay không lực
3.- Về tốc độ mạnh đập
Tần số mạch đập nhanh hay chậm
Trì
Sác
Để nhận ra chứng Hàn, hay nhiệt.
Phân biệt bằng hơi thở của thầy thuốc hoặc theo đồng hồ
4.- Về nhịp đập của mạch
Mạch đập đều hay không
Kết
Súc
Đại (Đợi)
Để nhận ra khí lưu thông hay không
Phân biệt bằng mức độ đập đều hoặc không đều
5.- Về thể tích mạch
Sóng mạch lớn hoặc nhỏ
Hồng (Đại)
Tế (Tiểu)
Để nhận ra khí huyết suy hay thịnh
Phân biệt bằng thể to hay nhỏ của mạch.
6.- Về
hình
thái
sóng
mạch
a.- Độ đập lưu loát, sóng mạch rõ, đều, trơn tru thế nào?
b.- Độ dài hoặc yếu
c.- Độ căng cứng
Hoạt
Sáp
Trường Đoản
Huyền
Khẩn
Tán
Để nhận ra từmg trạng thái bệnh lý của Tạng, Phủ, Khí, Huyết
Phân biệt qua cảm giác về từng hình thù của các sóng mạch
MẠCH CỦA YHCT (28 MẠCH)
Mạch gốc
Đặc điểm
Tên mạch C. Gốc
Hình thái mạch
Hội chứng tương ứng
Sờ nhẹ đầu ngón tay
1.- Phù
Đè tay xuống Mạch hơi giảm, nâng tay lên mạch lưu loát
Biểu chứng
2.- Hồng
Mạch đến như sóng cuộn khi đến mạnh khi đi yếu dần
Nhiệt thịnh
3.- Nhu
Mạch nổi nhưng rất mềm
Hư chứng và thấp chứng
4.- Tán
Mạch nổi mà tán loạn
Nguyên khí ly tán chân khí sắp mất
5.- Khâu
Mạch nổi to nhưng rỗng bên trong, giống như ấn vào ống hành
Máu mất, âm bị tổn thương
6.- Cách
Mạch nổi, có cảm cứng ở bề mặt nhưng trong rỗng
Tinh, huyết hư hàn
Ấn tay nặng mới thấy
7.- Trầm
Đặt nhẹ tay không thấy ấn nặng tay mới thấy
Lý chứng, chứng uất, thủy thũng.
8.- Phục
Ấn nặng tay đến tận gần xương mới thấy
Dương suy, tà khí bế.
9.- Nhược
Nhỏ mềm mà chìm
Khí huyết không đủ
10.- Lao
Ấn nặng tay mới thấy
Chứng "Thực" trong âm hàn, sán khí
11.- Huyền
Căng thẳng mà dài như ấn vào dây đàn
Bệnh ở Can Đởm, đau nhức, đàm ẩm
Chạm vào ngón tay như thiếu sức, không có sức
12.- Hư
Ấn tay xuống không thấy có gì, nâng tay lên thấy mạch không có sức
Chứng hư, khí huyết hư
13.- Tế
Nhỏ như sợi chỉ thấy rõ dưới tay
Hư chứng, lao tổn, âm hư, thấp
14.- Vi
Rất nhỏ, mềm như không có, mạch đập nghe không rõ
Hư chứng, phần lớn do dương suy bệnh nguy cấp
15.- Đại (Đợi)
Mạch đập có lúc dừng như không thấy trở lại, chờ khá lâu mới thấy tiếp tục
Khí của tạng suy, bệnh do sợ hãi, gây ra tổn hại
16.- Đoản
Đầu đuôi đều ngắn, thân mạch không thấy được dù ở mọi bộ vị
Có sức : thuộc khí uất,
Không có sức : thuộc khí bị hư tổn
Chạm vào ngón tay thấy có sức
17.- Thực
Ấn tay xuống hoặc nâng tay lên đều thấy có lực
Chứng thực nhiệt tụ lại
18.- Hoạt
Mạch đi trơn tru, có cảm giác tròn trơn
Đàm, Thực nhiệt
19.- Khẩn
Giống như dây thừng vặn xoắn
Hàn chứng, thống Phong
20.- Trường
Đầu đuôi thẳng suốt thân mạch thấy tràn quá toàn bộ vị mạch
Khí dương thừa, nhiệt chứng
1 hơi thở của thầy thuốc mạch người bệnh đập không đủ 4 lần
21.- Trì
1 hơi thở, mạch đếm không đủ 4 lần
Chứng hàn
22.- Hoãn
1 hơi thở mạch đếm 4 lần dáng khoan thai
Chứng thấp, tỳ hư
23.- Sáp
Mạch đi rít vướng, không thông suốt, như dao cạo vào ống tre
Tinh tổn thương thiếu máu, khí huyết bị ứ trệ ngưng đọng
24.- Kết
Mạch đi chậm mà có lúc ngừng, ngừng lại không theo 1 số nhất định
Phần âm vượng, khí bị ngưng kết lại
Loại Mạch Sác (4 Mạch)
1 hơi thở của thầy thuốc mạch người bệnh đập 5 lần trở lên
25.- Sác
1 hơi thở mạch đến từ 5 lần trở lên
Chứng nhiệt
26.- Xúc
Mạch đi nhanh mà có lúc ngừng, ngừng lại không theo 1 số nhất định
Dương vượng nhiệt thịnh, đàm ẩm, khí huyết ngừng trệ
27.- Tật
Mạch đi rất nhanh, 1 hơi thở mạch đập 7-8 lần
Dương tỏa hết âm bị kiệt, nguyên khí sắp hết
28.- Động
Mạch ngắn như hình hạt đậu, mạch đi trơn nhanh, có sức
Đau đớn, kinh sợ
PHÂN BIỆT MẠCH
Tuy các nhà mạch học đã cố gắng trình bày tương đối khá rõ về từng loại mạch, nhưng trên thực tế lâm sàng cho thấy, có nhiều mạch có nhiều điểm rất giống nhau, dễ gây lẫn lộn, vì vậy, có khá nhiều tài liệu bỏ công sức để cố gắng nêu lên những điểm phân biệt các loại mạch này. Chúng tôi dựa theo các tài liệu đó, sắp xếp lại như sau : Theo chương ?Thẩm Tượng Luận? sách ?Hồi Kê Mạch Học? thì có thể dùng 2 phương pháp SO SÁNH và ĐỐI LẬP để nêu lên những điểm giống và khác nhau giữa các mạch:
A- PHÉP SO SÁNH.
MẠCH ĐOẢN VÀ ĐỘNG
Đoản là mạch âm, không đầu, không đuôi, mạch đến trì trệ.
Động là mạch dương, không đầu, không đuôi, mạch đến nhanh và trơn.
MẠCH HỔNG VÀ THỰC
Mạch Hồng tựa như nước lụt, to, tràn đầy đầu ngón tay, nặng tay hơi giảm.
Mạch Thực thì chắc nịch, ứng dưới tay có lực, nặng nhẹ tay đều vẫn thấy như vậy.
MẠCH HUYỀN VÀ TRƯỜNG
Huyền giống như dây cung, căng thẳng, cứng đều mà không dội vào tay.
Mạch Trường như cây sào, vượt qua cả vị trí gốc mà lại không dội vào tay.
MẠCH NHU VÀ NHƯỢC
Mạch Nhu nhỏ mềm mà Phù.
Mạch Nhược nhỏ mềm mà Trầm.
MẠCH LAO VÀ CÁCH.
Mạch Lao có dạng Trầm Đại mà Huyền, chỉ ở đúng vị trí.
Mạch Cách có dạng Hư, Đại mà Phù, Huyền, trong hư ngoài cấp.
MẠCH PHÙ VỚI MẠCH HƯ VÀ KHÂU
Mạch Phù, nhẹ tay thì mạnh, nặng tay thì yếu.
Mạch Hư to mà vô lực, nhẹ hoặc nặng tay đều như nhau.
Mạch Khâu nhẹ hoặc nặng tay đều thấy rỗng ở giữa.
MẠCH SÁC VÀ KHẨN, HOẠT
Mạch Sác đi lại gấp rút, 1 hơi thở 6 chí.
Mạch Khẩn lan ra 2 bên ngón tay, giống như kéo dây thừng.
Mạch Hoạt đi lại lưu lợi, trơn tru như con tính chạy trên bàn.
MẠCH TRẦM VỚI PHỤC
Mạch Trầm đặt nhẹ tay hình như không thấy, ấn nặng mới thấy.
Mạch Phục ấn nặng tay cũng không thấy, đẩy tìm tới gân mới thấy.
MẠCH TRÌ VỚI HOÃN
Mạch Trì 1 hơi thở đi 3 chí, hình nhỏ mà yếu.
Mạch Hoãn 1 hơi thở đi 4 chí, hình to mà hòa hoãn.
MẠCH VI VỚI TẾ
Mạch Vi không bằng Tế, như có, như không, giống như sợi tơ nhện.
Mạch Tế hơi lớn hơn mạch Vi, ứng dưới tay rất nhỏ, như sợi chỉ mành.
MẠCH XÚC VỚI MẠCH KẾT, ĐỢI, SẮC
Mạch Xúc gấp rút, trong Sác thỉnh thoảng lại ngừng.
Mạch Kết thì trong Trì thỉnh thoảng lại ngừng.
Mạch Đợi thì Động mà khi ngừng rồi thì khó trở lại, có số ngừng nghỉ nhất định, không phải ngẫu nhiên.
Mạch Sắc thì Trì, Đoản, sít trệ, mạch đến rít như muốn ngừng 3 hoặc 5 chí (trong 1 hơi thở), không đều.
B- PHÉP ĐỐI LẬP
MẠCH HOẠT VÀ MẠCH SẮC
Theo sự thông hoặc trệ của mạch.
Mạch Hoạt là huyết nhiều, khí ít. Huyết nhiều cho nên mạch lưu lợi, trơn tròn.
Mạch Sắc là khí nhiều, huyết ít, vì vậy sít mà tán.
MẠCH HỔNG VÀ MẠCH VI
Theo sự thịnh suy của mạch.
Mạch Hồng : huyết nhiệt mà thịnh, khí theo đó mà bùng lên tràn đầy ở đầu tay, sức mạnh vọt mạnh, vì vậy Hồng là thịnh.
Mạch Vi : khí hư mà hàn, huyết theo đó mà sít lại, ứng với mạch nhỏ, muốn đứt, vì vậy Vi là suy.
MẠCH KẾT VÀ MẠCH XÚC.
Theo âm hoặc dương của mạch.
Dương cực thì Xúc, mạch nhanh, gấp mà có lúc ngừng.
Âm cực thì Kết, mạch đi chậm mà có lúc ngừng.
MẠCH KHẨN VÀ HOÃN
Dựa theo sức chùng và căng của mạch.
Mạch Khẩn là hàn, làm tổn thương phần vinh, huyết, mạch lạc bị kích bác nhau. Nếu gặp khi phong thoát khỏi thủy vọt tràn thì lại như cắt dây, kéo thừng.
Hoãn là phong, làm tổn thương phần vệ, khí, vinh huyết không thông, mạch không đi nhanh được, giống như bước đi chậm rãi.
MẠCH PHÙ VÀ TRẦM
Dựa vào sự thăng giáng của mạch.
Phù, bắt chước trời là khinh thanh, mạch nổi ở trên.
Trầm, bắt chước đất là trọng trọc, mạch chìm ở dưới.
MẠCH PHỤC VÀ MẠCH ĐỘNG
Mạch Động: thấy ở bộ quan, hình như hạt đậu lăn dưới tay, khác với ở các bộ khác.
Mạch Phục ở sâu vào trong không thấy hình mà ở dưới gân, xương.
MẠCH THỰC VÀ MẠCH HƯ
Dựa theo sự cương nhu của mạch.
Mạch Thực: đường mạch sung thực, ấn tay nhẹ hoặc nặng cũng đều hữu lực.
Mạch Hư: đường mạch đi yếu, không thấy có lực ở dưới tay.
MẠCH TRÌ VÀ MẠCH SÁC
Dựa theo sự nhanh chậm của mạch.
Mạch Sác: nhịp mạch đi nhanh.
Mạch Trì: nhịp mạch đi chậm.
MẠCH TRƯỜNG VÀ MẠCH ĐOẢN
Dựa theo sự dài ngắn của mạch.
Mạch Trường thấy ở bộ xích và thốn, có khi thông suốt cả 3 bộ.
Mạch Đoản chỉ thấy ở xích hoặc thốn.
Phải xem xét coi mạch có qua khoảng giữa (Quan) hay không. Qua khoảng giữa là Trường, không qua khoảng giữa là Đoản.
MẠCH LẠ (QUÁI MẠCH)
Ngoài các mạch chính đã trình bày ở trên, các nhà nghiên cứu về mạch còn nêu ra 1 số mạch gọi là Mạch Lạ (Quái Mạch).
Từ đời nhà Nguyên (1277-1368), trong sách Thế Y Đắc Hiệu Phương Ngụy-Diệc-Lâm đã nêu lên 10 loại mạch lạ gọi là Thập Quái Mạch nhưng sau này, các nhà mạch học đã bỏ bớt 3 loại (Chuyển Đậu, Ma Xúc, Yển Đao) đi, còn lại 7 loại mạch lạ (Thất Quái Mạch) và hiện nay, đa số các sách đều chỉ nhắc đến 7 loại mạch lạ này mà thôi.
1- ĐẠN THẠCH
Sóng mạch đi như đập vào đá (thạch), chỉ thấy đập vài cái rồi thôi không thấy nữa.
Biểu hiện của mạch Phế bị tuyệt. Nếu thấy ở bộ xích bên trái (tả xích) là dấu hiệu Thận sắp bị tuyệt.
2- GIẢI SÁCH
Sóng mạch đi rối loạn, tản mác giống như mớ dây (giải) bị rối (sách).
Biểu hiện của Ngũ Tạng bị tuyệt. Nếu thấy ở bộ xích bên trái (tả xích) là dấu hiệu thổ khắc thủy.
3- HÀ DU
Sóng mạch đi không đều, lúc thì im lìm không động đậy, rồi thấy vụt mạnh 1 cái rồi lại ngừng lại, giống như con tôm (hà) đang bơi (du).
Biểu hiện của Tỳ Vị bị tuyệt.
4- NGƯ TƯỜNG (DƯỢC)
Sóng mạch đi như dáng con cá (ngư) đang bơi lội (tường - dược): phần trên (sát da) thấy rung động nhưng phía dưới lại yên.
Biểu hiện của Thận bị tuyệt.
5- ỐC LẬU
Sóng mạch chạy trơn tuột 1 cái, 1 lát sau lại thấy 1 cái, giống như nước từ trên mái nhà (ốc) bị dột (lậu), theo lỗ hổng chảy xuống.
Biểu hiện của Tâm, Phế, Tỳ và Vị bị tuyệt.
6- PHỦ PHÍ
Sóng mạch đi lúc nhúc như nước trong nồi (phủ) đang sôi (phí).
Biểu hiện của mạch chết.
7- TƯỚC TRÁC
Sóng mạch nhảy 3-5 cái liên tục, ngưng lại rồi đập tiếp 3-5 cái, như con chim sẻ (tước) đang mổ (trước) thức ăn.
Biểu hiện của Tâm, Phế, Tỳ và Vị bị tuyệt.
8- CHUYỂN ĐẬU
Mạch đến liên tục, như lăn (chuyển) trên hạt đậu (đậu).
Biểu hiện mạch của Tâm bị tuyệt.
9- MA XÚC
Mạch chạy không thứ tự, bé nhỏ như hột mè (ma).
Biểu hiện của vệ khí bị khô, vinh huyết bị rít (sít) lại. Nếu nặng thì khoảng 1 ngày sẽ chết.
10- YỂN ĐAO
Sóng mạch đi, có cảm giác như sờ trên sống (yển) dao (đao). Mạch Phù mà nhỏ gấp, ấn vào thấy cứng, to mà đi gấp.
Biểu hiện mạch của Can bị tuyệt.
Nhóm mạch lạ (Quái Mạch) này, có biểu hiện khác thường, hay gặp nơi những người bệnh có biểu hiện sắp chết, vì thế còn được gọi là Mạch Chết (Tử Mạch).
Tuy các mạch trên đây (Thất Quái hoặc Thập Quái Mạch), theo kinh nghiệm của người xưa đều là các mạch chết (tử mạch) tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của y học và khoa học kỹ thuật hiện đại, với những trang thiết bị cấp cứu tốt, phối hợp thêm sự kết hợp Đông - Tây y, nếu được tích cực cứu chữa đúng mức, có thể lướt được qua 1 số bệnh hiểm nghèo (dù đã và đang gặp các loại mạch tử trên), vì vậy, không nên cho rằng gặp những loại mạch trên là chắc chắn phải chết rồi không tích cực lo cứu chữa cho người bệnh, dẫn đến diễn biến xấu.