Nhà khoa học thực nghiệm
Hotline

Nhà khoa học thực nghiệm

Người ta thường gọi ông là nhà khoa học thực nghiệm, vì ông đã sát thương hàng nghìn con chuột bạch. Nhưng người ta cũng gọi ông là giáo sư của người nghèo, là một “đi-va” trong ngành sinh học cả đời cống hiến cho sự sống của con người.
 
Ông chính là GS. VS. TSKH. Đái Duy Ban, ủy viên Hội đồng khoa học về hóa sinh châu Á - Thái Bình Dương, nguyên Chủ tịch Hội Hóa sinh y học Việt Nam, Cố vấn chuyên môn cao cấp Đại Gia Đình DAIBIO...
Sinh năm 1937 tại mảnh đất nghèo khó Quảng Xương, Thanh Hóa, bố mẹ đều mù chữ nhưng ngay từ nhỏ cậu bé Duy Ban đã tỏ ra cực kỳ thông minh. Trước kỳ thi đại học, gia đình ông đã gặp phải một biến cố lớn. Người cha trụ cột gia đình ra đi sau một trận cảm lạnh. Thương cha, thương những người dân nghèo không có thuốc chữa bệnh, ông đã quyết tâm vào Đại học Y Hà Nội.
Do những thành tích xuất sắc trong học tập, ông được nhà trường cử sang Ba Lan làm nghiên cứu sinh về lĩnh vực hóa sinh tế bào. Tại đây, ông cùng giáo sư Kaviac nghiên cứu về ung thư thực nghiệm - dòng tế bào lympho ác tính trên chuột. Suốt 4 năm miệt mài nghiên cứu gắn mình với kính hiển vi điện tử, với môi trường hóa chất độc hại, ông đã công bố hàng chục bài báo nghiên cứu màng tế bào ung thư và đặc biệt ông phát hiện ra phân tử Calmodulin trên tế bào ung thư. Phát hiện này có ý nghĩa rất lớn trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư.
Đầu năm 1981, tân tiến sỹ vinh quy về nước bái tổ giữa lúc đất nước đang bị khủng hoảng kinh tế. Bộ điều ông về Viện Khoa học Việt Nam nhưng trường Đại học Y lại muốn giữ ông lại. Thế là ông phải vừa làm việc ở Viện, vừa phải về trường giảng dạy. Năm 1989, ông đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, Viện Khoa học Việt Nam. Chính trong thời gian này ông đã nghiên cứu ra 17 sản phẩm, được Bộ Y tế cho sản xuất đại trà phục vụ nhân dân toàn quốc như: viên nén nisoni (chống chảy máu), viên nang tonibra (chống xơ vữa động mạch), viên nang hoạt huyết dưỡng tim, 88 cuốn sách về y học, 350 công trình được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Tuy nhiên, đáng kể nhất trong sự nghiệp nghiên cứu của ông là việc cho ra đời chế phẩm Cadef. Đó là thành quả của gần 20 thử nghiệm trên hàng nghìn con chuột. Ông tâm sự: “Đi theo hướng các nước đang đi, suốt đời chúng ta chỉ theo sau. Nhưng nếu dùng hóa chất - tia xạ thì rất độc cho cơ thể, gây nhiều phản ứng phụ như rụng tóc, suy thận… và đặc biệt rất tốn tiền, mỗi lần điều trị hóa chất thường không dưới 20 triệu đồng. Vì vậy đi theo hướng đông y, chúng ta sẽ tận dụng được kinh nghiệm của ông cha”. Từ suy nghĩ ấy, ông đã chuyển hướng nghiên cứu phòng và chữa bệnh ung thư bằng các thảo dược trong nước.
Sau gần 20 năm tạo khối u ác tính và sát thương không biết bao nhiêu con chuột, ông đã xác định được 12 loại cây dược liệu chứa 30 hoạt chất có tính năng ức chế sự sinh sản của tế bào ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Song để chế phẩm Cadef được ra đời, ông đã phải vượt qua không biết bao thử thách, những buổi thuyết trình, thực nghiệm. Đến tận tháng 6-2007, chế phẩm Cadef mới được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện và trên toàn quốc, hỗ trợ cho điều trị ung thư sau phẫu thuật và xạ trị
Qua thực tế điều trị các bệnh nhân ung thư, Cadef đã thực sự có tác dụng trong việc hạn chế sự tái phát và di căn của tế bào ung thư, nâng cao sức miễn dịch và đặc biệt là rất rẻ, một hộp sử dụng trong một tuần là 18.000 đồng. Cadef cũng là chế phẩm được dùng trong việc phòng chống bệnh ung thư, đặc biệt cho những bệnh nhân phải sống trong môi trường độc hại. Nhiều bệnh nhân sử dụng Cadef có những chuyển biến tốt đã viết thư cảm ơn vị giáo sư cả đời tận tụy vì sự sống còn của con người. Đó chính là lý do lý giải vì sao mọi người gọi ông là người sát chuột. Sát chuột vì sự sống con người.
Tuy nhiên không dừng lại ở đó, với suy nghĩ đó chỉ là thuốc điều trị ung thư sau phẫu thuật, vẫn không giúp người bệnh khỏi hẳn bệnh, ông tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu chế phẩm mới có tác dụng điều trị ung thư. Chế phẩm mang tên Etamin hay AK-96, một dung dịch tiêm trực tiếp vào khối u có tác dụng phá hủy tế bào ung thư và ngăn mạch máu nuôi u sau nhiều năm nghiên cứu đã được ra đời. Sau khi tiêm vào khối u ác tính trên cơ thể chuột từ 10 ngày đến 2 tuần, khối u đã biến mất. Xét nghiệm vi thể tế bào khối u đã trở về bình thường, không còn tế bào ung thư. Tuy nhiên hiện nay, chế phẩm này vẫn chưa được Bộ Y tế cho phép thử trên người. Và vì vậy mà niềm mong mỏi lớn nhất của ông ở tuổi thất thập cổ lai hy này là chế phẩm AK-96 có tác dụng thực sự trong việc điều trị ung thư cho con người
Không chỉ đem cả đời mình nghiên cứu để giành giật lại sự sống cho những bệnh nhân ung thư mà những người nghiện ma túy, HIV cũng làm ông vô cùng trăn trở. Suốt từ năm 1986-2006, sau hàng nghìn lần thí nghiệm trên những con gà, ông và các cộng sự đã nghiên cứu ra hoạt chất Daisvan có vai trò nâng cao miễn dịch, thử nghiệm lâm sàng trên 109 bệnh nhân nhiễm HIV đã thu được những kết quả rất khả quan. Tháng 11-2006, chế phẩm Daisvan đã được nghiệm thu và đưa vào sản xuất.
Một điều thú vị khác là mặc dù là một nhà khoa học tự nhiên nhưng tâm hồn ông lại vô cùng lãng mạn. Ông đã sáng tác được hàng nghìn bài thơ trong đó 3 tập thơ “Hoa ban”, “Thời gian và ký ức”, “Ý ngọc lời vàng” đã được xuất bản. Đồng thời rất nhiều bài thơ của ông đã được các nhạc sỹ phổ nhạc. Mới đây ông còn giành được 2 huy chương vàng về hai kịch bản “Hà Nội những năm tháng không quên” và “Nhớ về Thăng Long xưa”.
Hiện nay, khi tuổi đời đã bước vào cõi “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, bước đi đã chậm hơn nhưng người ta vẫn thấy ông ngày ngày cần mẫn đi sớm về muộn đến Viện Khoa học phát triển nhân lực kinh tế và văn hóa (nơi ông đang đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng) và trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân (nơi ông đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng) làm việc và sáng tạo. Ông cũng vừa được nhận “Người của năm 2005 và nhà trí thức lớn của thế kỷ 21” do Viện Tiểu sử danh nhân Hoa Kỳ và Anh công nhận.

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio