Tính năng của thuốc
Hotline

Tính năng của thuốc

Là bản chất của vị thuốc tồn tại tự nhiên, có sẵn trong vị thuốc bao gồm: tính, vị, màu, mùi... Tính năng của thuốc có thể điều chỉnh sự mất thăng bằng âm dương trong bệnh lý quyết định sự qui kinh của thuốc vào các tạng phủ.
 Tính năng của thuốc bao gồm:
* Tính chất của thuốc (khí của thuốc):
Y học cổ truyền qui nạp thành tứ khí: hàn (lạnh), lương (mát), ôn (ấm), nhiệt (nóng).
Ngoài ra còn một số vị thuốc có tính bình có thể dùng được cho các bệnh thuộc chứng hàn hay chứng nhiệt. Các thuốc có tính hàn lương được dùng để điều từ các chứng bệnh thể ôn nhiệt và ngược lại thuốc có tính ôn nhiệt dùng điều trị các chứng bệnh thể hàn lương.
* Vị của thuốc: có ngũ vị
- Tân (cay): thuốc có tác dụng phát tán, lưu thông khí huyết, làm ra mổ hôi.
- Cam (ngọt): thuốc bổ dưỡng, hoà hoãn, giảm đau, giải độc.
- Khổ (đắng): thuốc thanh nhiệt trừ thấp, giải độc.
- Toan (vị chua): có tác đụng thu liềm, cố sáp hay dùng chữa chứng ra mồ hôi, đái dầm, ỉa chảy...
- Hàm (mặn): có tác dụng nhuận tràng, làm mềm, chữa táo bón.
Tính chất và vị của thuốc tạo thành tính năng chủ yếu của thuốc, đóng vai trò chính tác dụng của vị thuốc trong điều trị.
* Sự qui kinh của thuốc: qui kinh là tác dụng đặc hiệu chọn lọc của thuốc lên một bộ phận nào đó của cơ thể, trên lâm sàng các vị thuốc có tính vị giác giống nhau nhưng sự qui kinh khác nhau thì dùng chữa các chứng bệnh khác nhau.
Theo học thuyết ngũ hành sự qui kinh của thuốc vào các tạng do tính năng của thuốc quyết định:
- Thuốc có vị chua, sắc xanh qui vào kinh Can.
- Thuốc có vị đắng, sắc đỏ qui vào kinh Tâm.
- Thuốc có vị ngọt, sắc vàng qui vào kinh Tỳ.
- Thuốc có vị mặn, sắc đen qui vào kinh Thận.
- Thuốc có vị cay, sắc trắng qui vào kinh Phế.
Trên thực tế một vị thuốc thường có nhiều tác dụng vì nó qui vào nhiều lĩnh khác nhau.
Ví dụ: Tía tô: qui kinh Phế, Tỳ có tác dụng chữa ho, kích thích tiêu hoá, chữa nôn mửa, giải độc.

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio