Ứng dụng CNSH trong điều trị bệnh
Hotline

Ứng dụng CNSH trong điều trị bệnh

Phân tích ADN.
Phát hiện sớm một trường hợp âm tính giả với máu đông
 
Qua kiểm tra, phân tích nồng độ ADN và phân tích ADN thu được của phôi thai cho thấy, các nhà khoa học phát hiện một trường hợp âm tính với xét nghiệm không phù hợp với sau sinh, đó là trường hợp máu bị đông cho kết quả âm tính giả. Kết quả này phù hợp với kết quả xác định giới tính sau sinh và cũng khẳng định sự có mặt của ADN phôi thai trong mẫu tách chiết ADN phôi thai được dùng cho sàng lọc và chẩn đoán trước sinh. Đây là công nghệ mới xét nghiệm di tật trước sinh cho thai nhi mà các bác sĩ Học viện Quân y đã tiến hành nghiên cứu và đưa vào áp dụng.
TS. Bác sĩ Trần Văn Khoa - Trưởng Phòng Công nghệ gen và Di truyền tế bào, Trung tâm Nghiên cứu sinh - y- dược học, Học viện Quân y - cho biết, các nhà khoa học thuộc Phòng Công nghệ gen và Di truyền tế bào đã tiến hành nghiên cứu trên 89 bà mẹ mang thai từ 6-36 tuần ở độ tuổi từ 19-43 từ năm 2006.
TS. BS Trần Văn Khoa cho biết ngoài việc phân tích ADN tự do trong máu ngoại vi của người mẹ phục vụ sàng lọc và chẩn đoán một số dị tật trước sinh, các nhà khoa học cũng sử dụng phương pháp này để chẩn đoán sớm các bệnh lý di truyền khác như tình trạng bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và thai nhi trong trường hợp mẹ có nhóm máu Rh (-), con mang nhóm máu Rh(+) (nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn về hệ miễn dịch), hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh, thiếu máu vùng biển (thalassemia),...
Phân tích AND.
TS. BS Trần Văn Khoa cho biết: "Ưu điểm của phương pháp này là chẩn đoán sớm tính trạng và bệnh lý di truyền của thai nhi do đột biến gen không can thiệp vào tử cung, buồng ối, giúp các bà mẹ yên tâm trong quá trình mang thai. Đồng thời, đây cũng là biện pháp duy nhất có thể chẩn đoán tình trạng bất đồng nhóm máu Rh".
Từ tháng 9.2006 cho đến nay, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng sinh-y-dược học đã xét nghiệm cho hơn 100 bà mẹ mang thai, phát hiện trên 10 trường hợp bất đồng nhóm máu Rh. Hiện, các nhà khoa học đang tiếp tục phát triển phương pháp này để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh do di truyền khác.
Ngoài những thành tựu về công nghệ chẩn đoán dị tật thai nhi, Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Tiến Bình - Phó giám đốc Học viện Quân y - còn cho biết, Học viện Quân y cũng công nghệ sinh khối tế bào để tiến hành nuôi cấy và biệt hóa tế bào gốc sinh tinh thành tinh trùng để điều trị vô sinh cho nam giới, hay nuôi cấy một số dòng tế bào ung thư để đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị... Và đã có khoảng 30 sản phẩm được nghiên cứu thành công và đưa vào phục vụ chăm sóc sức khoẻ bộ đội và cộng đồng trong 3 năm trở lại đây. Trong đó có những sản phẩm hiện được bán rộng rãi trên thị trường như trà Tanaka, trà Emorning chống lão hoá, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, cao ẹch trí kiện não CM8, Kem Herbavera trị vết thương, vết bỏng...
Bên cạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tế bào phục vụ khám, chữa bệnh, Học viện Quân y cũng nghiên cứu thành công công nghệ sinh khối tế bào thực vật để khai thác, phát triển và bảo tồn nguồn gen nhiều cây thuốc quý có nguy cơ tuyệt chủng như sâm Ngọc Linh, thông đỏ Việt Nam, nấm Hầu thủ...
Thạc sĩ Vũ Bình Dương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất thuốc, Học viện Quân y - cho biết, nếu nuôi trồng ngoài tự nhiên, phải mất từ 5-7 năm sâm Ngọc Linh mới cho thu hoạch. Tuy nhiên, với công nghệ sinh khối tế bào từ rễ sâm mà các nhà khoa học đã nghiên cứu, thì chỉ sau từ 14-20 ngày, loại sâm quý hiếm này đã có thể cho thu hoạch tạo ra nguồn cung lớn hơn cho thị trường. Hiện, các nhà khoa học cho biết đã có thể nâng công suất sinh khối tế bào sâm Ngọc Linh từ 5 lít lên 100 lít/mẻ, tương đương 35kg sâm tươi. Từ tế bào sâm Ngọc Linh này, các nhà khoa học dùng để sản xuất viên nang mềm, nước tăng lực... Chính vì vậy, một số doanh nghiệp đã đề xuất chuyển giao, ứng dụng công nghệ này vào sản xuất kinh doanh thương mại.
Theo Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Tiến Bình - Phó Giám đốc Học viện Quân y: Những công nghệ này đang được Học viện tiếp tục mở rộng nghiên cứu, ứng dụng. Ngoài ra, đơn vị này còn nghiên cứu, ứng dụng thành công công nghệ tế bào phục vụ điều trị vô sinh, nam giới, nghiên cứu biệt hoá tế bào gốc và màng ối và dây rốn phục vụ điều trị bệnh...
(Nguồn : LĐCT)

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio