Nhĩ châm
Hotline

Nhĩ châm

Hiện nay, có rất nhiều nước đã và đang nghiên cứu về Nhĩ châm, tuy nhiên tiêu biểu nhất vẫn là trường phái Nogier (đại diện phương Tây) và Trung Quốc (đại diện phương Đông) với những cố gắng và kết quả khá phong phú và đặc sắc. Khi so sánh, với những đặc thù riêng của từng trường phái, có thể có những vị trí chưa được thống nhất. Do đó, tạm thời trong tài liệu này, chúng tôi sẽ dùng các huyệt mà 2 trường phái trên sử dụng và công bố.
Hệ thống huyệt này được hình thành dựa theo 2 nguồn tài liệu chính khác nhau :
1. Hệ thống của Châm Cứu Học Thượng Hải với 157 huyệt.
2. Hệ thống của Nogier (Pháp) với 30 huyệt.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Quá Trình Trị Liệu Châm Cứu Tại Phòng Khám Daibio
 
 
 
 
Các huyệt được phân bố và sắp xếp theo vùng như sau :
AMIĐAN 1
(Tonsillitis - Amygdalite)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Biên Đào Thể 1.
Vị trí: Ở lề trên vành tai, thẳng phía trên huyệt Biên đào thể 4 trên dái tai.
Tác dụng: Trị amiđan viêm, họng viêm.
AMIĐAN 2 
(Tonsillitis - Amygdalite)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Biên Đào Thể 2.
Vị trí: Ở vành tai, hợp với huyệt Biên đào thể 1 và Biên đào thể 4 tạo thành 1 hình tam giác đều.
Tác dụng: Trị amiđan viêm, họng viêm.
AMIĐAN 3
(Tonsillitis - Amygdalite)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Biên Đào Thể 3.
Vị trí: Giữa đường nối huyệt Biên đào thể 2 và Biên đào thể 4.
Tác dụng: Trị amiđan viêm, họng viêm.
AMIĐAN 4 
(Tonsillitis - Amygdalite)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên Khác : Biên Đào Thể 4, Tonsil 4.
Vị trí: Từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở giữa vùng 8.
Tác dụng: Trị amiđan viêm, họng viêm.
BÀNG QUANG 
(Urinary Bladder - Vessie)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Phía trước, phần trên xoắn tai trên, ngay dưới chân trong Đối vành tai.
Tác dụng: Trị bàng quang viêm cấp, mạn, thận viêm, bể thận viêm, cầu thận viêm, tiền liệt tuyến viêm, tiểu bí, tiểu són, đái dầm, nửa đầu đau, thắt lưng đau, thần kinh tọa đau, thần kinh suy nhược, mất ngủ.
BÌNH SUYỄN
(Ping Chuyan)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại đỉnh của Đối bình tai (Nếu đỉnh Đối bình tai không lộ rõ thì có thể lấy điểm giữa viền Đối bình tai).
Tác dụng: Hưng phấn hoặc ức chế trung tâm hô hấp, giảm ho, suyễn, giảm ngứa, bổ Phế, bình suyễn, thanh nhiệt, giải độc, khu phong. Trị hen suyễn, phế quản viêm, quai bị, ngứa ngoài da.
BÌNH TAI 
(Tragus)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải, Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên khác: Bình Nhĩ, Huyệt 18.
Vị trí: Trước bờ bình tai chừng 2,5mm, tại đường thẳng đi qua nửa (1/2) chiều cao bình tai.
Tác dụng: Trị cảm, hạ sốt, áp huyết cao, giảm đau, bệnh ở cơ quan sinh dục ngoài.
Phối huyệt: Phối Dị Ứng, Họng, Mắt, Sinh Dục, Thần Kinh Tam Thoa, Tổng Hợp, Zero trị sinh dục ngoài viêm (Réflexes Du Pavillon De L’Oreille).
Ghi Chú : Đây là huyệt số 18 của Nogier.
BƯỚU CỔ
(Goiter - Goitre)
Xuất xứ: Nhĩ Huyệt Chẩn Đoán Học.
Tên khác: Anh Khí Điểm.
Vị trí: Giữa đường nối huyệt Luân 4 và huyệt Luân 6.
Tác dụng: Trị bướu cổ đơn thuần.
CÁCH MÔ
(Diagraphme)
Xuất Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Cơ Hoành, Hoành Cách Mô.
Vị Trí : Tại chân vành tai (từ bên trong nhĩ bình, men theo và kéo dài đến tận cùng của chân vành tai.
Tác Dụng : Cầm máu, giảm ngứa, trị các bệnh ở hoành cách mô (cơ hoành), các loại bệnh ngoài da có tính chất chảy máu có các loại bệnh gây chảy máu.
CẢM MẠO
(Grippe - Influenza)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại gờ trên Đối vành tai và mép vành tai.
Tác dụng: Nặn ra máu trị trúng gió, cảm mạo.
CAN DƯƠNG 1
(Can Yang)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại vành tai, trên vùng ngang với củ tai.
Tác dụng: Sơ Can, lý khí, hóa ứ, bình Can, tiềm dương. Trị gan viêm siêu vi, gan viêm mạn, thần kinh suy nhược, hạ thấp độ máu chuyển hóa Amin.
CAN DƯƠNG 2 
(Can Yang)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại vành tai, trên nếp dưới củ tai.
Tác dụng: Sơ Can, lý khí, hóa ứ, bình Can, tiềm dương. Trị gan viêm siêu vi, gan viêm mạn, thần kinh suy nhược, hạ thấp độ máu chuyển hóa Amin.
CAN ĐIỂM
(Liver - Foie)
Xuất Xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại phía sau phần trong của xoắn tai trên, ngay sau huyệt Dạ Dày.
Tác dụng: Bình Can, lợi mật, khu phong, điều hòa vinh huyết, thư cân, kiện Vị. Trị gan viêm cấp, mạn, túi mật viêm, vàng da, ngứa do hoàng đản, choáng váng, yếu cơ, chấn thương, bệnh về máu, thiếu máu, bệnh về mắt, bệnh tiêu hóa, ngực đầy tức, thống kinh, ruột đầy hơi, đầu đau, co giật, di chứng tai biến mạch máu não, rối loạn tiền mãn kinh.
Ghi Chú : Huyệt bên tai phải có tác dụng mạnh hơn.
CAN ĐIỂM 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Ở mặt sau loa tai, chỗ đối xứng với huyệt Tỳ ở trong xoắn tai. Tại phần trên – sau của mặt sau loa tai.
Tác dụng: Thông Can khí, điều Vị, dưỡng cân, hoạt huyết. Trị ngực đầy tức, bụng trên đầy trướng, chán ăn, khó tiêu, dạ dày đau, hông sườn bên phải đau, ruột dư viêm cấp hoặc mạn, thắt lưng đau, bệnh về mắt, bệnh tiêu hóa, thống kinh, ruột đầy hơi, đầu đau, co giật, di chứng tai biến mạch máu não, rối loạn tiền mãn kinh.
CAN VIÊM 
(Hepatitis point)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Điểm Viêm Gan.
Vị trí: Trong hố tam giác, từ huyệt Tử Cung ra ngoài chừng 0,2mm, giữa huyệt Suyễn và huyệt Khoang Chậu.
Tác dụng: Trị gan viêm cấp và mạn.
CAN VIÊM KHU
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Khu Viêm Gan.
Vị trí: Trong xoắn tai dưới, giữa huyệt Dạ Dày và huyệt Hữu Can Thũng Đại Khu.
Tác dụng: Trị gan viêm cấp và mạn tính.
Ghi Chú: Huyệt tạo thành một vùng, khi dò tìm có thể thấy phản ứng nguyên vùng.
CẢNH ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Hạng.
Vị Trí: Bên ngoài chỗ giao nhau của đối luân tai và đối bình tai.
Tác Dụng: Trị bệnh ở cổ, hoạt động cổ bị trở ngại.
CAO HOÀN ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Dịch Hoàn, Tinh Hoàn.
Vị trí: Mặt giữa Đối bình tai, phía trong huyệt Tuyến Mang Tai chừng 0,2cm.
Tác dụng: Trị rối loạn sinh lý, dịch hoàn viêm, bìu dái lở, liệt dương do tâm lý, tảo tinh.
CAO HUYẾT ÁP ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Huyết Áp Cao.
Vị trí: Tại nhĩ bình, giữa đường nối huyệt Tuyến Thượng Thận và huyệt Mắt 1.
Tác dụng: Trị huyết áp cao.
CĂN ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Gót Chân.
Vị trí: Góc trên bên trong của chân trên đối vành tai.
Tác dụng: Trị chân đau, chân khó cử động.
CHẨM ĐIỂM
(Occiput)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille
Vị trí: Giữa huyệt Não và huyệt Não viêm, ở phần ngoài trên của Đối bình tai giao tiếp với Đối vành tai.
Tác dụng: Trị rối loạn cảm giác và vận động ở trung bì, chóng mặt, điều trị mê hoảng.
Ghi Chú :
+ Huyệt mang số 28.
+ Khi dò huyệt Chẩm, que dò cần thẳng đứng và song song với mặt loa tai.
+ Huyệt này thường rất đau khi nó có bệnh.
CHẨM ĐIỂM 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học HongKong.
Vị trí: Phần sau, phía trên Đối Bình tai.
Tác dụng: Trị bệnh về hệ thần kinh, não viêm, Mắt già, bệnh về da, có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống sốc. Còn được dùng trong phòng trị bệnh. Thường dùng trị mất ngủ, giảm ra mồ hôi.
CHI ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Ở luân tai, giữa huyệt Bàng Quang và Não.
Tác dụng: Trị bệnh đường tiết niệu, tiểu đêm.
CHI KHÍ QUẢN 
(Trachea)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải
Vị trí: Tại xoắn tai giữa, giữa huyệt Tim và lỗ tai ngoài.
Tác dụng: Chỉ khái, trừ đờm. Trị khí quản viêm hoặc phế quản viêm cấp, mạn, ho, phế quản phế viêm.
CHI KHÍ QUẢN KHUYẾCH TRƯƠNG ĐIỂM
 
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải
Vị trí: Tại xoắn tai giữa, trên huyệt Kích Tố.
Tác dụng: Trị chi khí quản phình to, phế trướng khí, tràn khí màng phổi.
CHỈ HUYẾT ĐIỂM 1
Xuất xứ: Nhĩ Huyệt Chẩn Đoán Học.
Tên Khác: Cầm Máu.
Vị trí: Chính giữa rãnh luân tai và bình tai. Trùng với vị trí huyệt Thân Não cũ.
Tác dụng: Thường dùng kết hợp với vùng phản chiếu nơi bị chảy máu ở nội tạng hoặc ngoại biên.
CHỈ HUYẾT ĐIỂM 2
Xuất xứ: Nhĩ Huyệt Chẩn Đoán Học.
Tên Khác: Cầm Máu.
Vị trí: Trên gờ nhánh trên của đối luân, giữa 2 huyệt Háng và Khớp Cùng - Chậu.
Tác dụng: Thường dùng kết hợp với vùng phản chiếu nơi bị chảy máu ở nội tạng hoặc ngoại biên.
CHỈ HUYẾT ĐIỂM 3
Xuất xứ: Nhĩ Huyệt Chẩn Đoán Học.
Tên Khác: Cầm Máu.
Vị trí: Ở trên gờ nhánh dưới của đối luân, giữa 2 huyệt Thần Kinh Tọa và Giao Cảm.
Tác dụng: Thường dùng kết hợp với vùng phản chiếu nơi bị chảy máu ở nội tạng hoặc ngoại biên.
CHỈ HUYẾT ĐIỂM 4
Xuất xứ: Nhĩ Huyệt Chẩn Đoán Học.
Tên Khác: Cầm Máu.
Vị trí: Ở điểm thấp nhất, điểm tận cùng của gờ bình tai.
Tác dụng: Thường dùng kết hợp với vùng phản chiếu nơi bị chảy máu ở nội tạng hoặc ngoại biên.
Ghi Chú : Tương đương vị trí huyệt Thượng Thận của Nogier.
CỔ ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Huyệt Đùi.
Vị trí: Bờ trong hố tam giác, phía dưới huyệt Gối.
Tác dụng: Trị đùi đau và khó cử động.
CỔ QUAN 
(Ku Quan)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Phía dưới hố tam giác, bờ dưới huyệt Can Viêm.
Tác dụng: Trị khớp chi dưới đau, bắp đùi đau.
CỘT SỐNG CỔ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Cảnh Chuỳ.
Vị trí: Cột sống được phản chiếu lên đối luân, từ chỗ khởi đầu của thân đối luân (chỗ gồ lên từ phía trên rãnh ngăn đối luân – đối bình) cho đến chỗ thân đối luân phân nhánh. Chia đoạn này làm 4 phần bằng nhau thì 1/4 dưới phản chiếu Cột sống cổ (Cảnh Chùy Điểm), ở điểm khởi đầu của gốc đối luân.
Tác dụng: Trị bệnh liên hệ đến cột sống cổ, rối loạn chức năng tuyến giáp, hẹp động mạch cảnh.
DA
(Bì Phu - Derme)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải, Nogier.
Vị trí: Dưới bình tai, khoảng 1/2cm trước bờ sau của bình tai, ngay nửa chiều cao lỗ tai.
Tác dụng: Trị bệnh da, hệ thống lưỡi, thăng bằng thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Ghi Chú : Huyệt Số 19 của Nogier.
DẠ DÀY 
(Stomach)
Xuất xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Vị Điểm.
Vị trí : Tại phần trên xoắn tai dưới và ngay dưới chỗ chân vành tai mất dạng.
Tác dụng : Trị khó tiêu, dạ dày viêm cấp và mạn, bệnh về dạ dày.
DARWIN 
(Darwin)
Xuất Xứ : Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị Trí : Tại phía trên luân tai, ngang củ Darwin, hơi khó thấy nhưng có thể xác định được nhờ ở đó có một khuyết sụn.
Tác Dụng : Trị cảm xúc liên quan đến trung bì và ngoại bì (rối loạn vòm, chân tay đau nhức ).
Ghi Chú : Đây là huyệt số 25 của Nogier.
DỊ ỨNG ĐIỂM
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Chỗ tiếp giáp mặt trước và sau loa tai, ngang đỉnh loa tai, nằm ven theo biên của 2 mặt trước sau. Có 2 huyệt:
- Một ở mặt ẩn dưới bờ vành tai.
- Một ở đỉnh trên bờ vành tai.
Tác dụng: Trị các bệnh có tính mẫn cảm nhanh (dị ứng).
Ghi Chú : Đây là huyệt số 24 của Nogier.
DỊCH HẠ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Dưới Nách.
Vị trí: Tại giữa vùng thuyền tai, giữahuyệt Vai Đau và huyệt Vai.
Tác dụng: Trị dưới hàm sưng hạch, dưới hàm đau.
DIỆN GIÁP KHU
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Khu Mặt Má.
Vị trí: Tại dái tai, từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở giữa đường ranh vùng 5 và 6, giữa huyệt Mắt và huyệt Tai Trong.
Tác dụng: Thông kinh hoạt lạc ở mặt. Trị liệt mặt, cơ mặt co thắt, cơ mặt co giật, thần kinh tam thoa đau, liệt mặt, mụn nhọt vùng mặt – má, quai bị.
DU NIỆU QUẢN
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Ống Dẫn Tiểu.
Vị trí: Tại xoắn tai trên, giữa huyệt Bàng Quang và huyệt Thận.
Tác dụng: Trị sỏi thận, sỏi niệu quản, niệu quản viêm, cơn đau quặn thận.
Phối huyệt: Phối Thần Môn, Giao Cảm, Thận trị sỏi thận (Châm Cứu Học Thượng Hải).
DUYÊN TRUNG
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Chính giữa phần 1/2 trên của gờ đối bình.
Tác dụng: Trị các bệnh về tuyến yên, não, thân não, đái dầm.
DƯƠNG DUY ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Mặt sau loa tai, phía dưới huyệt Mê Căn, ngang với huyệt Thượng Bối.
Tác dụng: Khai khiếu. Trị tai ù.
ĐẠI TRƯỜNG 
(Large Intestine)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Phía trước phần trong xoắn tai trên và ngay trên chân vành tai.
Tác dụng : Thanh hạ tiêu, bổ Phế khí. Trị tiêu chảy, táo bón, ruột viêm, hội chứng lỵ, đại trường viêm, ruột dư viêm mạn, đại tiện són, rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp.
ĐẦU
(Head)
Cách gọi chung của 3 huyệt : Đỉnh Đầu, Sau Đầu và Trước Đầu.
Trong các mục Phối huyệtcủa các huyệt, có tài liệu ghi rõ là Đỉnh Đầu, Trước Đầu, Sau Đầu, nhưng cũng có tài liệu chỉ ghi là Đầu Điểm, có thể hiểu là cả 3 loại trên.
ĐÊ VĨ CHÙY
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Lấy thân đối luân tượng trưng cho cột sống. Chia đoạn này làm 3 phần bằng nhau, điểm chót của đoạn thân đối luân, gần dưới góc phân chia hai nhánh của đối luân là huyệt Cột sống cùng.
Chủ Trị : Làm mạnh cột sống, nuôi tủy xương, trị rối loạn ở vùng xương cùng cụt.
ĐỈNH ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Dưới huyệt Sau Đầu chừng 1,5mm, phía dưới huyệt Chẩm và huyệt Thái dương.
Tác dụng: Trị đỉnh đầu đau, choáng váng, chóng mặt.
ĐỐC MẠCH (The Governing Vessel)
Xuất xứ: Học Viện Châm Cứu Thượng Hải.
Vị trí: Mạch Đốc được phản chiếu lên dọc theo đường chính giữa gờ luân tai, từ điểm ở đỉnh nhánh trên của đối luân đến điểm thấp nhất của gốc đối luân.
Gồm có 10 huyệt :
+ ĐỐC MẠCH 1
Vị trí: Ngay điểm khởi đầu của đường phản chiếu Đốc Mạch.
Tác dụng: Trị răng đau, lợi viêm, mũi đỏ do nghiện rượu, trước hàm đau.
Phối huyệt: Phối Đốc 2 trị liệt mặt, di chứng tai biến mạch máu não...
Ghi Chú : Huyệt này ấn vào có khi thấy có cảm giác lan truyền đến vùng da mặt ở trước mũi, miệng.
+ ĐỐC MẠCH 2
Vị trí: Ngay sát phía trên huyệt Gối.
Tác dụng: Trị ngủ nhiều, trí óc chậm phát triển, chóng mặt, bệnh về não.
Phối huyệt: Phối Đốc 1 trị liệt mặt, di chứng tai biến mạch máu não.
Ghi Chú : Huyệt này ấn vào có khi thấy có cảm giác lan đến vùng đỉnh đầu.
+ ĐỐC MẠCH MẠCH 3
Vị trí: Ở dưới huyệt Háng, khoảng 1/4 - 1/5 đoạn giữa 2 huyệt Háng và Cột Sống Cùng Cụt.
Tác dụng: Trị động kinh, vùng chẩm đau, lưỡi cứng không nói được, cột sống lưng đau, mất ngủ.
Ghi Chú : Huyệt này ấn vào có khi thấy có cảm giác lan đến vùng chẩm.
+ ĐỐC MẠCH 4
Vị trí: Sát phía trên huyệt Cột Sống Cùng Cụt.
Tác dụng: Cột sống thắt lưng cùng đau, táo bón, chi dưới liệt.
Ghi Chú : Huyệt này ấn vào có khi thấy có cảm giác lan đến vùng cột sống cùng - cụt.
+ ĐỐC MẠCH 5
Vị trí: Ngang huyệt Thận trong xoắn tai trên.
Tác dụng: Trị bệnh về Thận
+ ĐỐC MẠCH 6
Vị trí: Ngang huyệt Can trong xoắn tai trên.
Tác dụng: Trị bệnh về Can.
+ ĐỐC MẠCH 7
Vị trí: Ngang với huyệt Tỳ trong xoắn tai trên.
Tác dụng: Trị bệnh về Tỳ.
+ ĐỐC MẠCH 8
Vị trí: Có 2 huyệt ở ngang với 2 huyệt Phế trong xoắn tai trên.
Tác dụng: Trị bệnh về Phế.
+ ĐỐC MẠCH 9
Vị trí: Ngang với huyệt Tâm trong xoắn tai trên.
Tác dụng: Trị bệnh về Tâm.
+ ĐỐC MẠCH 10
Vị trí: Ở chỗ thấp nhất của gốc đối luân, sát dưới huyệt Cột Sống Cổ.
Mỗi huyệt từ Đốc 5 đến Đốc 9 có một huyệt Mộ ở ngang huyệt Đốc 2mm về phía trước và 1 huyệt Du ở ngang 2mm về phía sau.
Tác dụng: Trị bệnh ở mắt, tai, mũi, họng, quanh khớp vai viêm.
Ghi Chú : Huyệt này ấn vào có khi thấy có cảm giác lan đến huyệt Đại Chuỳ (Đc.14) rồi phân nhánh thông đến các khiếu.
ĐỒN ĐIỂM 
(Buttock)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Mông, Xương Tọa.
Vị trí: Giữa bờ trên của chân dưới Đối vành tai, hơi hướng ra phía trước.
Tác dụng: Trị các bệnh vùng mông và khớp xương chậu, thần kinh tọa đau.
ĐỞM ĐIỂM
(Bladder)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại phần sau xoắn tai trên bên phải, ngay trước huyệt Cột Sống, giữa huyệt Can và Thận.
Tác dụng: Trị túi mật viêm, sỏi mật, giun chui ống mật, vàng da do viêm gan, tai ù, ngủ hay mơ, nửa đầu đau, cổ vẹo, bệnh gan, mật, tâm thần, khó tiêu, lách sưng, tiểu đường, dưới ngực đau.
Ghi Chú: Huyệt bên phải là huyệt Đởm, bên trái là huyệt Tụy (Châm Cứu Học Thượng Hải).
ĐỞM ĐIỂM 2
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Chia xoắn tai trên làm 3 phần, huyệt ở phía trước, phần giữa một ít, cách đều bờ đối vành tai và chân vành tai (Réflexes Du Pavillon De L’Oreille).
Tác dụng: Trị bệnh Can, Đởm.
GÂY TÊ NHỔ RĂNG 1 
(Anaesthesia For Extraction Of Teeth)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Bạt Nha Ma Tuý.
Vị trí: Từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở phía sau phần dưới vùng 1.
Tác dụng: Trị răng đau, châm tê nhổ răng hàm trên.
GÂY TÊ NHỔ RĂNG 2
(Anaesthesia For Extraction Of Teeth)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Bạt Nha Ma Tuý.
Vị trí: Từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở giữa vùng 4.
Tác dụng: Trị răng dưới đau, gây tê nhổ răng dưới.
GIANG MÔN
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Hậu Môn.
Vị trí: Tại luân tai, giữa huyệt Niệu Đạo và huyệt Trực Trường Hạ Đoạn.
Tác dụng: Trị hậu môn ngứa, nứt, trĩ nội, trĩ ngoại, bệnh trĩ, sa trực trường.
GIÁNG ÁP CÂU
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Rãnh Hạ Áp, Rãnh Giảm Huyết Áp.
Vị trí: Tại rãnh phía sau tai, tương ứng với mặt sau của Đối luân, chỗ đối luân phân nhánh, hõm xuống thành chữ Y.
Tác dụng: Bình Can, khu phong. Trị huyết áp cao.
Ghi hú: Khi điều trị, cần nắm vào vành tai, hơi lật ra phía trước, dùng kim tam lăng hoặc kim đầu nhọn châm vào rãnh này nặn ra ít máu có hiệu quả nhanh hơn.
GIÁNG ÁP ĐIỂM
Xuất Xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Hạ Áp Huyết Điểm.
Vị Trí: Gần đỉnh hố tam giác, sát với luân tai và bờ dưới nhánh trên đối luân tai.
Tác Dụng: Bình Can, tức phong. Trị huyết áp cao.
GIAO CẢM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại chỗ nối bờ trên của chân Đối vành tai và bờ trong vành tai (chỗ đường bờ giữa viền chân dưới Đối vành tai và viền cong phần trên vành tai).
Tác dụng: Trị các bệnh về hệ thần kinh giao cảm, làm giảm các cơn co thắt: loét dạ dày, giun chui ống mật, sỏi mật, sỏi bàng quang, tử cung co thắt. Đây là huyệt chủ yếu trong châm tê.
GIÁP TRẠNG TUYẾN 1
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Tuyến Giáp.
Vị trí: Gần cuối Thuyền tai, Bên trên huyệt Cổ.
Tác dụng: Điều tiết tác dụng của tuyến giáp, có tác dụng tăng áp, cấp cứu lúc bị choáng.
GIÁP TRẠNG TUYẾN 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Tuyến Giáp.
Vị trí: Tại chân trên – dưới đối bình tai. Bên trong huyệt Cổ.
Tác dụng: Điều tiết tác dụng của tuyến giáp, có tác dụng tăng áp, cấp cứu lúc bị choáng.
GIÁP TRẠNG TUYẾN 4
Tên Khác: Tuyến Giáp.
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại bình tai và đối bình tai. Phía trên, bên ngoài huyệt Yết Hầu
Tác dụng: Điều tiết tác dụng của tuyến giáp, có tác dụng tăng áp, cấp cứu lúc bị choáng.
GIUN CHUI ỐNG MẬT
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Huyết Hấp Trùng Tuyến Điểm.
Vị trí: Tại thuyền tai, dưới huyệt Tùng Cơ, gần vùng Tả Quan Thủng Đại Khu.
Tác dụng: Trị xơ gan, giun chui ống mật, lách to, tiêu hóa không tốt.
GỐI
(Knee - Genou)
Xuất Xứ : Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên khác: Tất Điểm.
Vị Trí : Ngay giữa hố tam giác.
Tác Dụng : Trị khớp gối sưng đau.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 14 của Nogier.
GỐI 2
(Knee - Genou)
Xuất Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Tất Điểm.
Vị Trí : Tại vùng chân trên đối vành tai, ngang với gờ trên của chân dưới đối vành tai.
Tác Dụng : Trị khớp gối sưng đau.
HẠ BỐI
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Lưng Dưới.
Vị trí: Mặt sau loa tai, ngang giữa phần trên và phần giữa của Rãnh Hạ Áp.
Tác dụng: Trị lưng bị chấn thương, lưng đau, giảm ngứa tốt.
HẠ CHI
(Lower Limbs)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên Khác: Chi Dưới.
Vị trí: Phía trên huyệt Zêro chừng 1mm, trên trục của nhánh lên của vành tai.
Tác dụng: Kiểm soát cảm giác và vận động của chi dưới (và dùng trong những bệnh liên hệ đến các ngón chân, lòng bàn chân).
Ghi Chú : Đây là huyệt mang số 22 của Nogier.
HẠ NGẠC
(Lower jaw)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Vòm Miệng Dưới.
Vị trí: Từ cuối vết cắt Bình tai, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở phía trước phần trên vùng 2.
Chủ Trị : Trị bệnh ở phần miệng dưới, răng dưới đau.
HẠ NHĨ CĂN
(Lower ò portion of back of auricle)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí: Mặt sau loa tai, tại chỗ thấp nhất của dái tai gắn vào da đầu.
Tác Dụng: Chỉ thống, bình suyễn. Trị đầu đau, bụng đau, hen suyễn.
HẠ PHÚC ĐIỂM
(Lower abdomen)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Bụng Dưới.
Vị trí: Tại đối bình tai, phía sau phần trong huyệt Gối.
Tác dụng: Trị bụng dưới đau.
HẠ THÙY ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Dưới Vỏ.
Vị trí: Mặt trong Đối bình tai, cách phía trước của vách trong Đối bình tai, ngang điểm giữa huyệt Vị và Tá Tràng.
Tác dụng: Điều tiết sự hưng phấn, ức chế, thường dùng trị mất ngủ và đau hệ thần kinh, tiêu viêm, giảm đau, bớt ra mồ hôi.
HÀM
(Mandible)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Đằng sau đối bình tai một ít, tại tâm của chữ ‘y’ lộn đầu, mà chân chữ ‘y’ là rãnh ở ngay phía sau đối bình, chỗ tận cùng của rãnh thuyền tai.
Tác dụng: Trị bệnh về răng.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 3 của Nogier.
HÀM DƯỚI 
(Hsia - He, Mandible)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Hạ Hàm.
Vị trí: Từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở giữa đường thẳng phía trên vùng 3.
Tác dụng: Trị răng đau, lợi sưng, hàm cứng, họng sưng đau, gây tê nhổ Nha.
HẦU ĐIỂM 
(Larygn) 
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Họng.
Vị trí: Tại vùng nửa trên của mặt trong Bình tai, đối diện lỗ hổng của lỗ tai ngoài.
Tác dụng: Trị họng viêm cấp, khan tiếng, amiđan viêm.
HẦU NHA
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Huyệt Họng Răng.
Vị trí: Giữa huyệt Cột Sống Cổ và huyệt Chẩm.
Tác dụng: Trị bệnh ở họng và răng.
HỌNG
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Ở góc Bình tai và nhánh lên của vành tai, ẩn trong miền dưới vành tai, trước huyệt Zêro một ít.
Tác dụng: Trị khó nuốt, vướng ở cổ, mất tiếng do bệnh Hysteria, bệnh về họng, sinh dục.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 7 của Nogier.
HUNG CHÙY
(Thoracic vertebrae)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Đốt Sống Ngực.
Vị Trí: Cột sống được phản chiếu lên đối luân, từ chỗ khởi đầu của thân đối luân (chỗ gồ lên từ phía trên rãnh ngăn đối luân – đối bình) cho đến chỗ thân đối luân phân nhánh. Chia đoạn này làm 4 phần bằng nhau thì 1/4 dưới phản chiếu Cột sống cổ, ¼ kế tiếp phản chiếu Cột sống ngực, 1/4 kế phản chiếu Cột sống lưng, 1/ 4 trên phản chiếu Cột sống thắt lưng. Huyệt Hung Chùy ở đoạn 2/4 từ dưới lên.
Tác Dụng: Trị các bệnh đau vùng sống ngực.
HUNG ĐIỂM
(Chest)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Ngực.
Vị trí: Tại Đối vành tai, ngang với rãnh trên Bình tai.
Tác dụng: Trị ngực đau, ngực tức do hông sườn đau hoặc các bệnh khác, thần kinh liên sườn đau.
HUNG NGOẠI
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Huyệt Ngoài Ngực.
Vị trí: Tại thuyền tai, trên huyệt Khớp Vai.
Tác dụng: Trị ngực dưới đau, sỏi mật.
HUYẾT ÁP CAO 
(High Blood Pressure)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Điểm giữa huyệt Tuyến Thượng Thận và huyệt Mắt 1.
Tác dụng: Trị huyết áp cao.
HUYẾT CƠ ĐIỂM

Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại xoắn tai, ngang giữa huyệt Tiền Liệt Tuyến và huyệt Đại Trường.
Tác dụng: Trị kết trường viêm dị ứng, kết trường lở loét, polyp ruột, tiêu ra máu, giun móc, phúc tả (tiêu chảy).
HUYẾT DỊCH ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Ngang với huyệt Hạng, dưới huyệt Tỳ.
Tác dụng: Trị các bệnh về huyết dịch.
HƯNG PHẤN ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Trên rãnh trong đối bình tai, phía dưới huyệt Cao Hoàn.
Tác dụng: Trị mất ngủ, thần kinh căng thẳng, uất ức, mệt mỏi, chán nản, tinh thần sa sút.
HỮU CAN THỦNG ĐẠI KHU

Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Gan Bên Phải Sưng To.
Vị trí: Tại xoắn tai, giữa huyệt Tùng Cơ và huyệt Tỳ.
Tác dụng: Trị gan (bên phải)sưng to.
KẾT TRƯỜNG 1
Xuất xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Kết Tràng.
Vị Trí: Tại xoắn tai trên, giữa huyệt Bàng Quang và huyệt Đại Trường.
Tác Dụng: Trị kết trường viêm mạn và cấp, hành tá tràng loét, xuất huyết tiêu hóa.
KẾT TRƯỜNG 2
Xuất xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Kết Tràng.
Vị Trí: Tại xoắn tai trên, giữa huyệt Du Niệu Quản và huyệt Lan Vĩ, ngang với huyệt Đại Trường.
Tác Dụng: Trị kết trường viêm mạn và cấp, hành tá tràng loét, xuất huyết tiêu hóa.
KHÁT ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại giao điểm của đường thẳng nối từ đỉnh bình tai đến huyệt Mũi ngoài.
Tác dụng: Làm giảm cơn khát, tiểu nhiều, dùng trong điều trị bệnh tiểu đường.
KHOAN QUAN TIẾT
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Khớp Háng.
Vị trí: Tại rãnh trên của đối vành tai và phần sau - trong của huyệt Tất (Gối). Giữa huyệt Tất và huyệt Lõa.
Tác dụng: Trị háng đau, khớp háng đau.
Phối huyệt: Phối Thần Môn, Mông, Sau Đầu trị thần kinh toạ (Châm Cứu HongKong).
KHỨU GIÁC (Smell)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Từ cuối vết cắt bình tai, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở phía dưới phần ngoài của vùng số 1, ở sau đường bám của dái tai vào đầu (da mặt) chừng 1mm ở 1/2 chiều cao của loa tai.
Tác dụng : Trị các bệnh về mũi và khứu giác.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 2 của Nogier.
KÍCH ĐỘNG (Exciting)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải, Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Ở dái tai, từ cuối vết cắt bình tai, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở sát dưới cuối phía trong vùng 1, giữa ranh vùng 1 - 2, trong chỗ lõm, cách chỗ dái tai bám vào da mặt khoảng 3-4mm.
Tác dụng: Trị dễ bị kích thích nóng nẩy, giận dữ, ghen tuông, thần kinh suy nhược.
Ghi Chú : Huyệt này gọi là huyệt Thần Kinh Suy Nhược theo Châm Cứu Học Thượng Hải.
. Là Huyệt số 17 của Nogier.
KÍCH TỐ
(Hormon)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Kích Thích Tố.
Vị trí: Cuối xoắn tai, mặt trong phần nền rãnh Bình tai.
Tác dụng: Phòng bệnh, giảm đau, chống sốc, chống phong thấp, chống viêm.
LAN VĨ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Ruột Dư.
Vị trí: Ngay chân trên vành tai, giữa huyệt Đại Trường và Tiểu trường.
Tác dụng: Thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu. Trị ruột dư viêm cấp, tiêu chảy.
Phối huyệt: Phối Bụng, Giao Cảm trị ruột tắc do liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
LAN VĨ 1
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Ruột Dư.
Vị trí: Tại thuyền tai, ngay trên huyệt Ngón Tay và huyệt Ngón Chân.
Tác dụng: Trị ruột dư viêm cấp.
Phối huyệt: Phối Thần Môn, Đại Trường, Giao Cảm, trị ruột dư viêm cấp hoặc mạn tính (Châm Cứu HongKong).
LAN VĨ 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Ruột Dư.
Vị trí: Tại thuyền tai, ngang với huyệt Vai, hơi hướng về phía giữa Đối vành tai.
Tác dụng: Trị ruột dư viêm cấp.
LAN VĨ 3
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Ruột Dư.
Vị trí: Tại thuyền tai, ngay dưới huyệt Xương Đùi.
Tác dụng: Trị ruột dư viêm cấp.
LÕA
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Mắt Cá Chân.
Vị trí: Phía trước phần trên của chân trên Đối vành tai.
Tác dụng: Trị gót chân đau, gót chân khó cử động.
LUÂN 1 – 6
Xuất Xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Vành 1, 2, 3, 4, 5 , 6.
Vị trí: Ở sát rìa vành tai. Từ mép dưới của vành tai đến mép dưới của dái tai. Huyệt Luân 1 ở ngang chỗ thấp nhất của củ luân tai, huyệt Luân 6 ở điểm thấp nhất của dái tai, thẳng dưới huyệt Biên Đào Thể. Chia đường vòng cung đi theo rìa vành tai, từ huyệt Luân 1 đến Luân 6 ra làm 5 phần bằng nhau, các huyệt Luân 2, 3, 4, 5 nằm ở giao điểm giữa các phần này.
Tác Dụng: Luân 1,2,3,4, 4,5,6: Thanh nhiệt, tiêu viêm, chỉ thống, tiêu phù, bình Can, khu phong. Trị sốt cao, huyết áp tăng kịch phát, amiđanl viêm cấp, các bệnh mạn tính phức tạp, giúp tăng cường hiệu lực của các huyệt phản chiếu tương ứng.
Châm nặn máu. Thường mỗi lần dùng luân phiên. Các huyệt sử dụng nhiều là Luân 3, 4, 6.
Ghi Chú: Các huyệt rìa Luân được Nogier sử dụng trong điều trị các bệnh mạn tính kéo dài. Các huyệt Luân không có vị trí cố định mà mỗi chứng bệnh lại có một huyệt riêng. Huyệt này nằm ở cuối đường bán kính đi từ huyệt Zero (Nhĩ Trung) qua huyệt tương ứng với bộ phận chính bị bệnh như Cổ tay, Vai, Dạ dày...) đến huyệt Luân.
LƯNG
(Back - Dos)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Bối Điểm.
Vị trí: Trước bình tai (nhĩ bình), giữa mé trước bình tai và khớp xương hạ hàm, bảo người bệnh há miệng để sờ rõ chỗ lõm để lấy huyệt, ấn vào huyệt, trong tai có tiếng động.
Tác dụng: Trị bệnh vùng lưng, đau cột sống, cảm.
Ghi Chú : Tương đương huyệt Thính Cung (Ttr 16) của Thể Châm.
LƯỠI
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Thiệt Điểm.
Vị trí: Từ cuối vết cắt bình tai, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, Huyệt ở chính giữa vùng 2.
Tác dụng: Tả tâm hỏa. Trị lưỡi viêm, lưỡi đau, miệng loét. Trị lưỡi viêm, mất tiếng.
Phối huyệt: Phối Thần Môn, Miệng, Nội Tiết trị Khẩu lở loét (Châm Cứu HongKong).
MẮT 1
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Mục, Thanh Quang.
Vị trí: Tại mặt ngoài, phía trước của vết cắt giữa nhĩ bình (khuyết gian bình), chỗ vết cắt của nhĩ bình sắp chuyển thành dái tai, tại chỗ tiếp giáp giữa da khuyết gian bình với da dái tai.
Tác dụng: Thanh Can, minh mục, tăng thị lực, co giãn thần kinh thị giác. Trị nhãn áp cao, thần kinh thị giác teo, bệnh ở đáy mắt, đồng tử giãn, bệnh về mắt.
MẮT 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Mục, Tán Quang.
Vị trí: Tại mặt ngoài, phía sau của vết cắt giữa nhĩ bình (khuyết gian bình), chỗ vết cắt của nhĩ bình sắp chuyển thành dái tai, tại chỗ tiếp giáp giữa da khuyết gian bình với da dái tai.
Tác dụng: Tả Tâm hỏa, minh mục. Trị loạn thị, viễn thị, kết mạc viêm, bệnh về mắt.
Phối huyệt:
1. Phối Nội Tiết, Can, Mắt 1, Thận trị thần kinh thị giác teo (Châm Cứu Học Thượng Hải).
2. Phối Can, Mắt 1 trị quáng gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).
3. Phối Mắt, Can trị quáng gà, cận thị, mắt nhìn đôi [song thị] (Châm Cứu HongKong).
4. Phối Can, Mắt, Mắt 1, Thận trị Glôcôm [nhãn áp cao] (Châm Cứu HongKong).
5. Phối Can, Mắt, Sau Đầu, Thận trị mắt mờ (Châm Cứu HongKong).
MÊ CĂN
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí: Mặt sau loa tai, ở phần giữa rãnh tai – đầu, ngang với rễ luân ở mặt trước tai.
Tác Dụng: Khai khiếu, chỉ thống, bình tạng phủ, điều chỉnh thời gian phản ứng R của phản xạ nhĩ – tâm. Trị đầu đau, mũi nghẹt, giun chui ống mật.
Ghi Chú: Trùng với huyệt Zero ở mặt sau loa tai của Nogier.
MÊ ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Chẩm, Chóng Mặt
Vị trí: Giữa huyệt Não và huyệt Não Viêm, ở phần ngoài trên của Đối bình tai giao tiếp với Đối vành tai.
Tác dụng: Trị rối loạn cảm giác và vận động ở trung bì, chóng mặt, điều trị mê hoảng.
Ghi Chú : Huyệt này là huyệt Chóng Mặt của Châm Cứu Học Thượng Hải và huyệt 10 huyệt Chẩm (số 28 của Nogier).
Đây là chỗ cần dò huyệt Chẩm, que dò cần thẳng đứng và song song với mặt loa tai. Huyệt này thường rất đau khi nó có bệnh.
Ghi Chú : Còn gọi là Chóng Mặt, huyệt Chẩm.
MIỆNG
(Mouth - Bouch)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Khẩu.
Vị trí: Tại xoắn tai, ở vách sau bên trên miệng lỗ tai ngoài.
Tác dụng: Trị khớp hàm cứng, Khẩu viêm hoặc loét, lưỡi viêm, nướu răng viêm, liệt nửa mặt.
NÃO CÁN

Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Thân Não.
Vị trí: Tại viền dưới đối bình tai, gần huyệt Giáp Trạng Tuyến 2.
Tác Dụng: Trấn kinh, khu phong, ích não, kiện thần. Trị tâm thần suy giảm, đái dầm, rối loạn phát dục, to đầu chi, rong kinh, chảy máu do rối loạn co bóp tử cung, bệnh tuyến vú, bệnh nội tiết, chống hen suyễn, mất ngủ, dị ứng, cử động khó khăn do não. Có tác dụng đối với các di chứng tai biến mạch máu não: liệt nửa người, tay chân cứng đờ, co giật, vai gáy cứng, não phát triển không bình thường, chấn thương não.
NÃO ĐIỂM 
(Brain - Pituitary)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Não.
Vị trí: Tại viền dưới đối bình tai, giữa huyệt Bình Suyễn và huyệt Não Cán.
Tác dụng: Điều tiết sự hưng phấn và ức chế của vỏ ngoài đại não, cầm máu, trấn kinh, khu phong, ích não, kiện thần. Trị tâm thần suy giảm, đái dầm, rối loạn phát dục, to đầu chi, rong kinh, chảy máu do rối loạn co bóp tử cung, bệnh tuyến vú, bệnh nội tiết, chống hen suyễn, mất ngủ, dị ứng, co giật, di chứng chấn động não, vận động khó khăn do não. Trị rối loạn ở hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ nội tiết, hệ tiết niệu và sinh dục.
NÃO VIÊM
(Encephalon)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Giữa huyệt Não và huyệt Bình Suyễn.
Tác dụng: Trị bệnh về não, màng não viêm.
NGOẠI NHĨ
(Exterrnal Ear)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Tai Ngoài.
Vị trí: Chỗ lõm phía trước nổi nhỏ nhất của vết cắt trên của bình tai (ngay chỗ lõm trước rãnh trên tai).
Tác dụng: Dưỡng Thận thủy, giáng Can khí. Trị tai ù, lãng tai, sức nghe giảm, điếc, loa tai viêm, nhọt ống tai ngoài, tai giữa viêm, dây thần kinh thính giác viêm, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền đình.
NHĨ TIÊM
(Apex of the Auricle)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí : Tại điểm cao nhất của luân (vành) tai. Gấp vành tai về phía trước cho chạm vào bình tai, huyệt là nơi cao nhất ở chỗ nhọn của 2 nửa vành tai gấp.
Tác Dụng: Khứ nhiệt, khu phong, thư cơ, chiû thống, bình Can, minh mục. Trị sốt, huyết áp cao, giảm xung huyết gan, kết mạc viêm cấp.
Ghi Chú : - Châm nặn máu, cũng có thể cứu trên huyệt này để trị giác mạc viêm.
- Huyệt này là huyệt chủ yếu dùng để điều trị hôn mê gan, mang lại kết quả dịu đau và giảm đau tốt.
NHĨ TRUNG 
(Inner Ear) 
Tên khác: Tai trong.
Xuất xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí : Khu vực Nhĩ Trung chiếm gần hết rễ luân. Huyệt Zero của Nogier nằm trong khu vực này, ở trên gờ rễ luân, chỗ rễ luân từ xoắn tai nhô lên để chuyển thành đoạn đi lên của luân tai.
Tác dụng:
+ Dùng để xác định vị trí các đốt sống, các bộ phận ở các chi, nhất là chi trên và một số bộ phận khác qua các đường bán kính đi từ huyệt Zero qua các đốt sống.
+ Điều hòa độ nhậy cảm của nhiều huyệt ở loa tai: có thể làm tăng hoặc giảm số lượng huyệt loa tai đáp ứng với các biện pháp thăm dò.
+ Làm giảm căng thẳng thần kinh, giảm mệt nhọc (Đang mệt mỏi hoặc căng thẳng, nếu châm ngay lúc đó sẽ có ít kết quả. Sau khi châm huyệt Zero và để bệnh nhân nghỉ vài phút rồi mới châm các huyệt khác sẽ đạt kết quả tốt hơn).
+ Giáng Vị khí, khu phong, điều hòa chức năng cơ hoành. Trị nấc, vàng da, một số bệnh huyết dịch, bệnh tiêu hóa, bệnh ngoài da, chảy máu dưới da, xuất huyết nội, ho ra máu.
NIỆU ĐẠO 
( Urethra)
Xuất xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí : Ở trên gờ đoạn đi lên của luân tai, ngang với huyệt Bàng Quang và hơi thấp hơn bờ dưới của nhánh dưới đối luân.
Tác dụng : Trị niệu đạo viêm (viêm đường tiểu), tiểu són, tiểu gắt, tiểu buốt, bí tiểu, đái dầm.
NIỆU QUẢN
(Ureter)
Vị trí: Giữa huyệt Bàng Quang và huyệt Thận.
Tác dụng: Trị sạn thận , cơn đau quặn (bão) Thận.
Phối huyệt: Phối Thần Môn, Giao Cảm, Thận trị sỏi thận (Châm Cứu Học Thượng Hải).
NOÃN SÀO 
(Ovary)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí : Bên dưới đằng trước của vách trong đối với Bình tai, mặt trong khuyết gian bình tai, giữa đường nối huyệt Bì Chất Hạ và huyệt Nội Tiết.
Tác Dụng : Trị rối loạn kinh nguyệt, huyết trắng, băng huyết, rối loạn tiền mãn kinh, phần phụ viêm, nội mạc tử cung viêm, vô sinh, các cơ quan trong khung chậu viêm, điều hòa thần kinh thực vật, kém phát triển tình dục.
NỘI TIẾT 
(Internal Secretion)
Xuất Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Nội Phân Bí Điểm.
Vị Trí : Tại đỉnh rãnh Bình tai, phía trước của tận cùng vết cắt giữa Bình tai.
Tác Dụng : Thông khí ứ trệ, hoạt huyết, khu phong, kháng phong thấp, bổ hạ tiêu, điều hòa các tuyến nội tiết, chống dị ứng, long đờm, điều tiết các bệnh rối loạn nội tiết, kích thích hấp thụ bài tiết tuần hoàn, chống dị ứng, phong thấp. Trị rối loạn chuyển hóa calci, co cứng do giảm calci, khớp đau, rối loạn hấp thu ở ruột, viêm túi mật cấp, mạn, viêm tụy mạn, đại trường viêm dị ứng, rối loạn tiêu hóa, bệnh tim mạch như thiếu máu cục bộ cơ tim, thiếu sữa, thống kinh, kinh nguyệt không đều, huyết trắng, rối loạn tiền mãn kinh, phần phụ viêm, niêm mạc tử cung viêm, xuất huyết tử cung chức năng, âm đạo ngứa, quen uống nhiều (potomania), di chứng bại liệt trẻ nhỏ, mồ hôi tay, nhọt ống tai ngoài, mũi viêm dị ứng, họng viêm mạn, thanh quản viêm mạn, miệng loét, lỗ chân lông viêm, nấm da, ngứa, mề đay, da viêm dị ứng, tóc rụng, lở mép, sốt rét.
Ghi Chú: Tương đương huyệt Tuyến Giáp và Phó Tuyến Giáp của Nogier.
PHẾ 
(Lungs)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Ở xoắn tai dưới, bao quanh vùng phía trên và dưới huyệt Tim.
Tác dụng: Điều khí, giải biểu, thông lợi niệu. Trị bệnh hô hấp, hen suyễn, ho, lao phổi, phù do rối loạn tuần hoàn, cảm, mũi viêm cấp, họng viêm cấp, mồ hoi trộm, mồ hôi tự ra, lỗ chân lông viêm, bệnh ngoài da, ruột viêm, đại trường viêm, lỵ, Khẩu viêm loét, câm, thanh quản viêm.
Ghi Chú : Là một chủ huyệt trong gây tê, chống đau kể cả chống đau sau mổ.
PHẾ KHÍ THŨNG ĐIỂM
Xuất xứ: Nhĩ Chẩn Đoán Huyệt Học.
Tên Khác: Tràn Khí.
Vị Trí: Tại cuối thuyền tai. Phía dưới – trước huyệt Thùy Thể, giữa huyệt Thùy Thể và huyệt Trán.
Tác dụng: Trị tràn khí, khó thở.
PHÌ TRƯỜNG
Xuất xứ: Nhĩ Chẩn Đoán Huyệt Học.
Tên khác: Bắp Chân
Vị trí: Tại nhánh trên của đối luân, hơi dưới huyệt Tất Quan Tiết một ít.
Tác dụng: Trị bệnh ở bắp chân.
PHONG KHÊ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Quá Mẫn Điểm, Mề Đay, Dị Ứng.
Vị trí: Ở vùng hố thuyền, trong củ luân tai, giữa huyệt Ngón Tay và Cổ Tay.
Tác dụng: Khu phong, chỉ dưỡng. Trị mề đay, dị ứng.
PHỤ KIỆN ĐIỂM
(Pelvic cavity)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Phần Phụ.
Vị trí: Trong hố tam giác, phía dưới bên ngoài huyệt Tử Cung.
Tác dụng: Trị phần phụ viêm, hành kinh đau bụng.
PHÚC 1
(Abdomen)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại thân đối luân, bên ngoài huyệt Gối.
Tác dụng: Trị bệnh ở bụng, bệnh ở hệ tiêu hóa: dạ dày viêm, hành tá tràng viêm, loét, cơ quan trong ổ bụng co thắt, một số bệnh sản phụ khoa, lưng đau, đau sau phẫu thuật bụng.
Ghi chú: Huyệt này có giá trị chẩn đoán cao trong sỏi mật, sỏi thận, sỏi đường tiểu (Trong trường hợp ấn dò ở các điểm Đởm, Túi mật, Thận, Niệu quản không có phản ứng, thì huyệt này lại có phản ứng tốt).
PHÚC 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại thân đối luân, giữa huyệt Ngực và huyệt Yêu Chùy.
Tác dụng: Trị bệnh ở bụng, bệnh ở hệ tiêu hóa: dạ dày viêm, hành tá tràng viêm, loét, cơ quan trong ổ bụng co thắt.
PHÚC NGOẠI
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại thuyền tai, phía trên huyệt Kiên (Vai), nơi giao tiếp của đối vành tai và thuyền tai.
Tác dụng: Trị bệnh ở thành bụng như đau hoặc chấn thương phần mềm thành bụng, đau sau phẫu thuật bụng, bụng đau, sườn đau, sỏi mật.
PHÚC THỦY 
(Ascites)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Giữa huyệt Thận, Tụy, Mật và Tiểu Trường.
Tác dụng: Điều hòa trung tiêu và Tỳ. Trị sốt nhẹ, bụng đầy trướng, giun chui ống mật, gan xơ, ruột dính, bụng trướng nước.
Phối huyệt: Phối Thần Môn, Bàng Quang, Giao Cảm, Thận trị hội chứng bệnh của Can, Thận (Châm Cứu Học Thượng Hải).
QUẮC OA
(Popliteal Fossa)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Khoeo Chân, Nhượng Chân.
Vị trí: Tại chân trên đối vành tai, bên trong huyệt Tất (Gối).
Tác dụng: Trị bệnh rối loạn ở vùng khoeo chân.
SINH DỤC
(Genital Organ)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên khác: Sinh Thực Khí.
Vị trí: Ở đầu trong Đối bình tai. Có thể coi nơi tận cùng Đối luân khá giống thân một con rắn và đối bình tai là đầu rắn còn huyệt này là mắt rắn. Thực ra đây là huyệt kép, gần như dính lại với nhau.
Tác dụng: Điều hòa chức năng các tuyến sinh dục nhưng có tác dụng mạnh hơn đối với nữ giới hơn là nam giới. Có tác động gián tiếp mạnh đối với da và các khớp. Trị các rối loạn chức năng buồng trứng và dịch hoàn, bệnh da, bệnh về khớp, trương lực mắt (Rối loạn thị giác, đục nhân mắt).
Ghi Chú : 
SINH DỤC NGOÀI 
(External Genital Organs)
Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Ngoại Sinh Thực Khí.
Vị trí : Tại phía trên – giữa hố tam giác, gần huyệt Thượng Phúc (Bụng Trên), bị nếp gấp luân tai che hết một phần.
Tác dụng : Trợ dương, dưỡng khí, hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt, ổn định hệ thần kinh thực vật.. Trị kinh nguyệt không đều, đái hạ, niêm mạc tử cung viêm, rong kinh do rối loạn chức năng tử cung, tử cung sa, bụng đau do cơ tử cung co thắt sau khi sinh, rối loạn thời kỳ mãn kinh, âm hộ ngứa, âm đạo viêm, cổ tử cung viêm, eczema vùng đáy chậu, quy đầu viêm, liệt dương (do tâm lý).
SINH DỤC NGOÀI 2

Xuất Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Ngoại Sinh Thực Khí, Tân Ngoại Sinh Thực Khí.
Vị Trí : Sát viền trên – giữa hố tam giác, giữa huyệt Trực Trường Thượng Đoạn và huyệt Niệu Đạo
Tác Dụng : Trị âm đạo viêm, cổ tử cung viêm, đái hạ (khí hư), kinh nguyệt ra nhiều quá, eczema vùng đáy chậu, quy đầu viêm, liệt dương (do tâm lý).
SỐT
(Fever Point)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác : Nhiệt Điểm.
Vị trí: Ở Đối vành tai, tại viền trong chân trước đối vành tai, ngang với nếp trước của chân trên đối vành tai.
Tác dụng: Hạ sốt. Trị sốt cao.
SUYỄN ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Ở hố tam giác, tại phía sau, phần dưới huyệt Tử Cung chừng 0,2mm. Giữa huyệt Tử Cung và huyệt Bồn Không.
Tác dụng: Chống phong thấp, dị ứng, trị hen phế quản, suyễn.
TÁ TRÀNG
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Hành Tá Tràng, Thập Nhị Chỉ Tràng.
Vị trí: Chân vành tai, đối diện huyệt Tâm Vị, giữa dái tai và huyệt Tiểu Trường.
Tác dụng: Ôn trung tiêu, điều Vị. Trị tá tràng viêm loét, co thắt môn vị, giun chui ống mật.
TẢ CAN THŨNG ĐẠI KHU

Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí: Tại xoắn tai, giữa khoảng huyệt Tùng Cơ và huyệt Hạ Thùy Điểm. Trên huyệt Tùng Cơ, dưới huyệt Hạ Thùy Điểm.
Tác Dụng: Trị gan viêm, gan sưng to.
TAI TUYẾN
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Tuyến Mang Tai, Quai Bị.
Tên huyệt: Huyệt có tác dụng trị quai bị (tai tuyến viêm), vì vậy gọi là Tai Tuyến huyệt.
Vị trí: Ở đối bình tai, tại bờ trên đỉnh cao nhất.
Chủ trị: Trị quai bị, tuyến mang tai viêm.
Châm cứu: Châm thẳng sâu 0,1 – 0,2 thốn. Dò tìm điểm đau nhất để châm.
TAM TIÊU 
(San Chiao)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Ở xoắn tai dưới, giữa huyệt Tai Trong, Phổi và Tuyến Nội Tiết.
Tác dụng: Điều hòa khí của các phủ tạng, thông thủy, thanh nhiệt, chỉ dưỡng. Trị bệnh tim, cơn đau thắt ngực, bệnh lồng ngực, đau vùng Tỳ, sườn, thần kinh liên sườn đau, ngắn hơi, khó thở, rối loạn tiêu hóa, gan viêm, bụng đầy, ruột kém hấp thu, nhuận trường, phúc mạc viêm, phù, tay đau, vai đau, gan sưng, khí quản viêm, tiểu són, phù, bệnh ở bụng, ruột.
TÂM
(Heart)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Tim.
Vị trí: Giữa điểm sâu nhất của xoắn tai dưới.
Tác dụng: Ninh Tâm, an thần, điều hòa vinh huyết và Tâm hỏa, điều hòa kinh mạch. Trị cơ tim viêm, thiếu máu cơ tim, mồ hôi trộm, mất ngủ, ngủ hay mơ, hay quên, ngất, thần kinh suy nhược, bệnh tâm thần, họng viêm mạn, mất tiếng, họng sưng đau, khó thở, lưỡi viêm, động mạch viêm tắc, di chứng sau chấn thương não, say nắng, say nóng, ngắn hơi, tăng huyết áp, mụn nhọt.
TÂM 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Mặt sau loa tai, tại phần cao nhất của phần sau trung tâm của mặt sau loa tai.
Tác dụng: Tả Tâm hỏa, ninh Tâm, an thần. Trị đầu đau, mất ngủ, ngủ hay mơ ác mộng, hồi hộp, huyết áp cao, mụn nhọt.
TÂM DƯƠNG 
(Xin Yang)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Điểm giữa đường nối đỉnh bình tai và huyệt Tai Ngoài, hơi hướng về phía sau một ít.
Tác dụng: Trấn an, hồi hộp, các bệnh về tim ( đập quá nhanh, mất nhịp...).
TÂM VỊ
(Cardiac Orifice)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại phần trên xoắn tai trên và ngay dưới chân vành tai, nằm ngay sau huyệt Họng (của Châm Cứu Học Thượng Hải).
Tác dụng: Trị tâm vị co thắt, nuốt khó, có cảm giác vướng ở vùng thượng vị, nấc, nôn mửa.
TÂN NHÃN ĐIỂM
(New Eye point) 
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại xoắn tai. Giữa và dưới huyệt Thực Đạo và huyệt U Môn, trên huyệt Phế.
Tác dụng: Trị mắt lé, bệnh ở đáy mắt.
TẤT QUAN TIẾT ĐIỂM 
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Khớp Gối.
Vị trí: Tại chân trên Đối vành tai, ngang với bờ trên của chân dưới Đối vành tai.
Tác dụng: Trị đầu gối đau, khó cử động.
THÁI DƯƠNG
(The Sun - Temple)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại dái tai, giữa đường nối huyệt Chẩm và huyệt Trán (Ngạch).
Tác dụng: An thần, chỉ thống. Trị nửa đầu đau, vùng thái dương đau, ngủ nhiều, đái dầm, đái dầm do ngủ nhiều, hoa mắt, chóng mặt.
THANH QUẢN
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Giữa huyệt Tâm và Tai Ngoài.
Tác dụng: Trị bệnh ở thanh quản, khan tiếng, mất tiếng.
THẦN KINH 
(Nerves)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại bờ trong Đối bình tai, phía sau và trong huyệt Hưng Phấn.
Tác dụng: Trị liệt thần kinh VII, liệt mặt, liệt thần kinh mắt.
THẦN KINH SUY NHƯỢC ĐIỂM
(Asthenia - Asthénie)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở phía giữa vùng 1 và 2.
Tác dụng: Trị thần kinh suy nhược, răng đau.
Ghi Chú: Tương ứng với huyệt Omega của Nogier.
THẦN KINH TAM THOA
(Trigeminal Nerve - Nerf Trijumeau)
Xuất Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải + Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên Khác : Thần Kinh Sinh Ba, Tam Thoa Thần Kinh .
Vị Trí : Thuộc loại huyệt tuyến, uốn cong theo mép dái tai. Có 3 huyệt :
a) Huyệt chính tại phía cuối vùng 9, ở 1/3 tính từ dưới lên, giáp tai trong và sau tai hoặc kéo đường thẳng từ huyệt Zêro (21) xuyên qua huyệt Não (27), đầu đường thẳng là huyệt.
b) Huyệt 2 ở phần trên vùng 9, gần ranh của vùng 9 và vùng 6, giới hạn bởi đường nối 2 huyệt Zêro (21) và huyệt Chẩm (28).
c) Huyệt 3 cuối phía dưới vùng 8, hoặc kéo một đường thẳng từ huyệt Zêro (21) xuyên qua huyệt Bình Suyễn, đầu đường thẳng là huyệt.
Tác Dụng : Trị thần kinh tam thoa đau.
Ghi Chú : Đây là Huyệt số 16 của Nogier.
THẦN KINH TỌA
(Sciatica - Sciatique) 
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên khác: Thần Kinh Toạ Cốt, Thần Kinh Hông.
Vị trí: Ở bờ trên đối luân, trong rễ dưới (trong phần trên của loa tai), ngay tại chỗ rễ dưới giao với nhánh lên của Luân tai 1 ít.
Tác dụng: Trị thần kinh tọa đau.
THẦN KINH TOẠ 2
Xuất xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Tọa Cốt Thần Kinh.
Vị trí : Trên viền trên của chân dưới đối vành tai, hơi lệch vào bên trong. Gần phía trong của huyệt Thần Kinh Tọa của Nogier.
Tác Dụng : Trị thần kinh tọa đau.
THẦN MÔN 
(Shen Men)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Mé giữa - ngoài hố tam giác, trên huyệt Bồn Không, ngang huyệt Suyễn.
Tác dụng: Trấn tỉnh, an thần, chỉ thống, thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, kháng viêm, giáng khí, chỉ khái, điều chỉnh sự hưng phấn và ức chế của vỏ não. Có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống biến ứng. Trị mất ngủ, bồn chồn, đầu đau, chóng mặt, nửa đầu đau, thần kinh sinh ba đau, thần kinh liên sườn đau, rễ thần kinh thắt lưng – cùng viêm, động kinh, hysteria, cơ mặt co giật, say nắng, say sóng, say xe, rối loạn tâm thần, thần kinh suy nhược, ngực đau, ngực tức, dị ứng, ho khan, hen suyễn, phế quản viêm, dạ dày viêm, tá tràng viêm, rối loạn co bóp dạ dày, ruột, nấc, động kinh, cao huyết áp, ho khan, suyễn, lở ngứa.
Ghi Chú: 
+ Châm huyệt này có khi gây ra cảm giác nặng bụng.
+ Là một huyệt chủ yếu dùng trong châm tê giải phẫu vùng bụng, ngực.
THẬN ĐIỂM 
(Kidneys - Rénals)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Gần hố trục của hố tam giác, dưới bờ của đường viền vành tai. Huyệt này là một tuyến trải dài từ Đối vành tai vòng ra đến ngang huyệt Darwin.
Tác dụng: Dưỡng Thận thủy, tăng thính lực, kiện cốt, ích tủy. Trị thần kinh suy nhược, đầu đau, mất ngủ, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn tiền đình, kinh nguyệt không đều, bệnh ở Thận, hệ thần kinh giao cảm, tâm thần.
Ghi Chú : Đây là huyệt 15 của Nogier.
THẬN ĐIỂM 2 
(Kidneys - Rénals)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Phần trên xoắn tai trên, trên huyệt Tiểu trường.
Tác dụng: Bổ ích đại não, thận, hệ thống tạo huyết, trị cột sống đau, trí nhớ kém, đầu đau, tai ù, suy nhược thần kinh, bệnh về sinh dục, bài tiết, rối loạn sinh lý.
THẬN VIÊM
(Nephritis)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Phía dưới huyệt Cột Sống, chỗ lõm dưới của mép thuyền tai.
Tác dụng: Trị thận viêm, bể thận viêm.
THÍNH GIÁC
(Audition)
Vị trí: Tại mép bình tai, chỗ ranh phân cách mặt trong và ngoài bình tai và ở 1/2 chiều cao bình tai.
Tác dụng: Trị thần kinh tai, thính giác, nghe không rõ, tai điếc, lãng tai.
Ghi Chú : Huyệt số 5 của Nogier.
THỦNG LỰU ĐẶC DỊ KHU
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Là một vùng nối từ huyệt Luân 4 đến Luân 6, kéo dài từ cuối bờ dưới – giữa dái tai đến luân tai.
Tác dụng: Giảm đau. Trị bướu cổ đơn thuần.
THÙY THỂ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Dưới Đồi.
Vị trí: Phía dưới vách trong của đối nhĩ bình.
Tác dụng: Bổ tủy, kiện thần, ích não, ninh tâm, chỉ thống, tiêu viêm, tiêu phù, điều hòa chức năng bán cầu não trong trường hợp hưng phấn hoặc ức chế, điều tiết cơ năng thùy thể của não. Trị chứng lùn, chứng to chi, tiểu đường. Cấp cứu khi choáng, sinh xong tử cung không co lại và các chứng do rối loạn nội tiết gây nên.
Ghi Chú:
+ Theo Nogier, huyệt Dưới Đồi ở tai bên nào thì có tác dụng đối với nửa người bên đó, đối với cả chi trên và chi dưới nhưng không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng không đáng kể đối với cột sống. Trị cơ bị liệt, cơ co cứng hoặc co giật cơ ở mặt, co thắt cơ hoành, thấp khớp, hư khớp, đau nhiều chỗ, chấn động não, dây thần kinh tọa viêm, động kinh, thần kinh suy nhược, tâm thần phân liệt, hysteria thể câm hoặc thể liệt, sốc không do ngoại khoa, khát do thần kinh, say nắng, say nóng, muốn nôn, nôn mửa, táo bón, đánh trống ngực, mồ hôi ra nhiều, đau do chấn thương.
+ Là một huyệt chủ yếu trị các rối loạn đường tiểu như tiểu buốt, đái dầm, ứ nước tiểu một phần trong bàng quang.
THỰC ĐẠO
(Esophagus)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí: Ở phần trên xoắn tai, dưới huyệt Chi Điểm, trên huyệt Khẩu.
Tác Dụng: Trị họng có cảm giác cứng, nói khó.
THƯỢNG BỐI
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Mặt sau loa tai, từ điểm giữa huyệt Hạ Nhĩ Căn và huyệt Mê Căn lùi vào phía trong tai khoảng 1 thốn là huyệt.
Tác dụng: Trị lưng bị chấn thương cấp, thắt lưng đau, điều chỉnh chứng ngứa.
THƯỢNG CHI ĐIỂM
(Upper Limbs) 
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên Khác: Chi Trên.
Vị trí: Phía trên và trước huyệt Chi Dưới chừng 2mm, hầu như nằm thẳng góc với chỗ giao nhau của Đối vành tai và bờ trên nhánh lên của vành tai.
Tác dụng: Kiểm soát cảm giác (chứ không phải vận động) của chi trên.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 23 của Nogier.
THƯỢNG HÀM
(Upper Jaw)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Hàm Trên.
Vị trí: Từ cuối vết cắt bình tai, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở giữa vùng 3.
Tác dụng: Trị răng đau, lợi sưng, hàm cứng, họng sưng đau, gây tê để nhổ răng, chậm mọc răng, răng lung lay, khớp hàm viêm, nướu răng viêm.
THƯỢNG NGẠC ĐIỂM
(Upper Jaw )
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Vòm Miệng Trên.
Vị trí: Từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở giữa vùng 3.
Tác dụng: Trị răng đau, lợi sưng, hàm cứng, họng sưng đau, gây tê để nhổ răng.
THƯỢNG NHĨ CĂN 
(Upper Root Of Ear)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Chính giữa gốc trên vành tai, phần da tai bám vào da đầu.
Chủ trị : Chỉ thống, bình suyễn. Trị đầu đau, bụng đau, hen suyễn, bán thân bất toại, xơ hóa dây chằng bên tủy sống.
THƯỢNG PHÚC
(Upper Abdomen)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Bụng Trên.
Vị trí: Tại xoắn tai, gần lỗ tai ngoài, dưới huyệt Tam Tiêu.
Chủ trị : Trị bụng trên đau, dạ dày đau, hành tá tràng đau.
TÍCH TỦY 1
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Mặt sau loa tai. Tại điểm cao nhất của rãnh tai, gần huyệt Thượng Nhĩ Căn.
Tác dụng: Trị gân cơ bị mềm yếu, xơ cứng, bại liệt.
TÍCH TỦY 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Mặt sau loa tai. Tại điểm thấp nhất của rãnh tai, gần huyệt Hạ Nhĩ Căn.
Tác dụng: Trị gân cơ bị mềm yếu, xơ cứng, bại liệt.
TIỀN LIỆT TUYẾN
(Prostate)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác : Nhiếp Hộ Tuyến.
Vị trí: Tại xoắn tai trên, phía trong huyệt Bàng quang.
Tác dụng: Trị tiền liệt viêm hoặc phì đại, di tinh, tảo tinh, tiết tinh, nhiễm khuẩn đường tiểu, tiểu ra máu, tiểu gắt do tiền liệt tuyến.
TIỆN BÍ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí: Tại khu giữa – ngoài của hố tam giác, giữa huyệt Trực Trường Hạ Đoạn và huyệt Hạng Quan.
Tác Dụng: Trị táo bón, trĩ ra máu.
TIỂU TRƯỜNG 
(Small Intestine - Intestine Grele)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Phần dưới xoắn tai dưới, trên chân vành tai, tại chỗ hơi xích ra một nửa của chân vành tai.
Tác dụng: Bổ Tỳ, điều hòa trung tiêu, dưỡng Tâm, sinh huyết. Trị tiêu chảy, táo bón, cơn đau quặn ruột, khó tiêu, rối loạn co bóp dạ dày, bụng sôi, ruột, giảm hấp thụ ở dạ dày, ruột, bụng trướng, lao màng bụng, bệnh về tim, hồi hộp, ngắn hơi, thiếu sữa, họng sưng đau, ruột viêm, bệnh về tim.
TIM 
(Heart - Coeur)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Có thể phân mỗi đoạn cột sống ra từng đốt một, huyệt Tim nằm tại sau đốt lưng 4 ra một chút. Có thể xác định huyệt nhờ một cái khuyết sụn.
Tác dụng: Trị bệnh ở tim, thần kinh Phế vị.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 10 của Nogier.
TINH THÔNG MẮT MŨI
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Tỵ Nhãn Tịnh Điểm.
Vị trí: Viền sau của huyệt Khát.
Tác dụng: Trị mũi viêm cấp, mũi viêm mạn, mắt viêm.
TỎA CỐT
(Clavicle)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Xương Đòn.
Vị trí: Tại thuyền tai, ngang bằng với vị trí huyệt Cổ (Hạng) [ở rãnh đối luân).
Tác dụng: Trị xương đòn bị gẫy hoặc bong gân.
TỔNG HỢP
Xuất xứ : Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí : Ở phần trên dái tai, phía đáy của đối gian bình. Trong một ngã tư làm bằng sụn và xương giữa xoắn tai và thành xương, có một chỗ bị tét ra, huyệt Tổng Hợp nằm ở trong phần lõm xuống. Chỗ này, từ dưới dái tai, nếu dùng que dò ấn lên phần trên - giữa xương chũm và phần dựng đứng của xương hàm dưới, que dò sẽ tạo nên một chỗ lõm, đó chính là huyệt Tổng Hợp.
Tác dụng : Tác dụng tổng quát về cảm giác và vận động, nhưng không ảnh hưởng đến các cơ quan cảm thụ của vùng trán và khứu giác.
Huyệt này thường dùng trong các bệnh về tinh thần.
Ghi Chú : Đây là huyệt 26 của Nogier.
TRÁN
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Ngạch Điểm.
Vị trí: Bên trên phần trong Đối bình tai, trên đường tiếp giáp giữa da đối bình tai với da loa tai, ngang với vị trí đối xứng với huyệt Duyên Trung ở ½ dưới của đối bình tai.
Tác dụng: An thần, chỉ thống. Trị đau vùng trán, chóng mặt, thần kinh suy nhược, mất ngủ, ngủ hay mơ, chảy máu cam, mũi viêm do cảm lạnh, mũi viêm dạng vận mạch, mũi viêm phì đại, thanh quản viêm, xoang mũi viêm.
TRĨ 
(Hemorroid)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Trĩ Hạch Điểm.
Vị trí: Tại vành tai, bờ ngoài của hố tam giác.
Tác dụng: Trị trĩ, trực trường sa.
TRỰC TRƯỜNG 
(Rectum)
Tên Khác: Trực Tràng.
Xuất Xứ : Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị Trí : Trong phần trên của xoắn tai trên, phía tai bên phải đúng tại góc tạo nên bởi chân dưới Đối vành tai và nhánh lên của vành tai.
Tác Dụng : Trị bệnh về tĩnh mạch trĩ và xương cụt.
Ghi Chú :
TRỰC TRƯỜNG HẠ ĐOẠN
(Lower Rectum)
Xuất Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí : Phần trên vành tai, ngang với huyệt Đại Trường.
Tác Dụng : Trị ruột già viêm, táo bón, trực tràng sa, trĩ nội, trĩ ngoại, tiêu ra phân không tự chủ, hậu môn nứt, hậu môn buốt, rát, kiết lỵ trực khuẩn.
TRỰC TRƯỜNG THƯỢNG ĐOẠN 
(Upper Rectum)
Xuất xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí : Sát bờ trên hố tam giác, gần huyệt Ngoại Sinh Thực Khí.
Tác dụng : Trị rối loạn chức năng trực trường.
TÙNG CƠ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Giãn Cơ, Tòng Cơ, Cơ Tòng, Cơ Tùng.
Vị trí: Tại xoắn tai dưới, sát phía ngoài huyệt Dạ Dày.
Tác dụng: Chủ yếu dùng trong châm tê để làm giãn cơ.
TUYẾN THƯỢNG THẬN
(Adrenal Gland - Surrénal Gland)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Thận Thượng Tuyến .
Vị trí: Nơi cao nhất của mặt dưới Bình tai (chỗ nhô ra phía dưới Bình tai - nếu chỉ nhìn thấy một chỗ nhô ra thì huyệt ở mép dưới).
Tác dụng: Kháng viêm, chống choáng, hưng phấn và ức chế đối với việc hô hấp, hạ nhiệt (tăng hoặc nhiệt), co dãn huyết quản, nâng và hạ huyết áp, thanh nhiệt, chỉ thống, thư cân, khu phong, điều hòa chức năng tuyến thượng thận, do đó có tác dụng tiêu viêm, tiêu phù, chống dị ứng. Trị hen suyễn, phong thấp, trụy mạch, cơ trơn co thắt, huyết áp cao, huyết áp thấp, mất mạch, mạch máu viêm, chảy máu, sốt cao không rõ nguyên nhân, thân nhiệt giảm, các chứng trúng độc nghiêm trọng do vi khuẩn nhiễm vào, các bệnh ngoài da, bệnh mạn tính.
Ghi Chú: Theo Nogier, huyệt này có tác dụng giảm đau rõ rệt ở các chi và cột sống.
TUYẾN TUỴ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Di Tuyến.
Vị trí: Tại xoắn tai trên, giữa điểm nối huyệt Di Đởm và Tá Tràng, hơi xích ra ngoài một ít.
Chủ trị: Trị tuyến tụy viêm cấp và mạn, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
TỦY
(Moelle)
Xuất Xứ : Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị Trí : Từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở giữa bờ ngoài vùng 3, sát ranh tai trước và sau tai, tại đuôi vành tai, ngang với đường tuyến nối huyệt Zêro (21) và huyệt Vai (20).
Tác dụng : Trị bệnh ở hệ thần kinh ngoại biên, bệnh ở tủy sống.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 30 của Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
TUỴ ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Di Đởm Điểm, Đởm Điểm.
Vị trí: Tại phần sau xoắn tai trên bên phải, ngay trước huyệt Cột Sống, giữa huyệt Can và Thận.
Tác dụng: Trị tụy viêm cấp, mạn, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Ghi Chú: Huyệt bên phải là huyệt Đởm, bên trái là huyệt Tụy (Châm Cứu Học Thượng Hải).
TỤY ĐIỂM 2
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Chia xoắn tai trên làm 3 phần, huyệt ở trung tâm đoạn 1/3 sau, biên giới của vùng huyệt này không chạm vành tai cũng như Đối vành tai.
Tác dụng: Trị Tụy ngoại tiết, Tỳ, thăng bằng thần kinh phế vị.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 2 của Nogier.
TỬ CUNG ĐIỂM
(Uterus)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại giữa phần trước Hố tam giác, ngay sau phần trước vành tai, ngang điểm giữa vành tai.
Tác dụng: Trị bệnh sản và phụ khoa, rối loạn sinh dục.
TỲ 
(Spleen)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại xoắn tai dưới, gần viền trong của xoắn tai dưới, ngang với huyệt Phế Ngoại Trắc, ở bên tai trái.
Tác dụng: Trị Tỳ sưng đau, tiêu hóa không tốt, tiêu chảy.
U MÔN
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Tâm Vị.
Vị Trí: Tại phía dưới chân vành tai, giữa huyệt Vị và huyệt Thượng Phế.
Tác Dụng: Trị u môn (tâm vị) co thắt, nghẹn, phản vị, ợ hơi.
UNG THƯ 1
Xuất xứ: Nhĩ Huyệt Chẩn Đoán Học.
Vị trí: Ở rìa luân tai, phần thuộc về củ luân tai và trên củ luân tai một ít.
Tác dụng: Khi bệnh nhân bị ung thư, ở vùng này có thể mọc lên những cục nhỏ màu vàng nâu hoặc vàng xẫm, mất màu khi ấn vào.
Ghi Chú : Chỉ có gía trị chẩn đoán, không có tác dụngdiều trị.
UNG THƯ 2
Xuất xứ: Nhĩ Huyệt Chẩn Đoán Học.
Vị trí: Ở rìa dái tai, từ phía dưới đuôi luân đến điểm thấp nhất của dái tai (tức là huyệt Luân Tai 6).
Tác dụng: Khi bệnh nhân bị ung thư, ấn vào huyệt này rất đau.
Ghi Chú : Chỉ có gía trị chẩn đoán, không có Tác dụngdiều trị.
UYỂN ĐIỂM
(Wrist - Poignet)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Cổ Tay.
Vị Trí: Tại thuyền tai, nơi bắt đầu vành tai.
Tác Dụng: Trị cổ tay đau.
VAI 
(Shoulder - Epaul)
Xuất xứ : Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên khác: Kiên Điểm.
Vị trí : Tại Đối vành tai, hơi cao hơn Đối bình chừng 3mm.
Tác dụng : Trị vai đau.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 20 của Nogier.
VAI 2 
Xuất Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Kiên Điểm.
Vị Trí : Tại thuyền tai, ngang với khớp trên Bình tai.
Tác Dụng : Trị vai đau, khó cử động.
Phối huyệt:
VỊ HẠ 
(Ptosis)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Phần trên huyệt Dạ dày, ngay huyệt Hành Tá Tràng.
Tác dụng: Trị dạ dày sa.
YÊU CHÙY
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Cột Sống Lưng.
Vị trí: Khoảng giữa của đối vành tai, ngang với huyệt Yêu Thống Điểm, giữa hai huyệt Phúc (Bụng Trên – Bụng Dưới).
Tác dụng: Trị lưng đau do chấn thương, cột sống bị thoái hóa, cột sống viêm.
YÊU CHÙY 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Lấy nhĩ luân của đối nhĩ luân làm cột sống. Nơi ngang bằng với huyệt Niệu Đạo, huyệt Trực Trường Hạ Đoạn và huyệt Kiên Quan Tiết. Kẻ 3 đường chia cột sống thành 4 đoạn: từ trên xuống dưới gồm có Đê Vĩ Chùy (đốt sống cùng), Yêu Chùy (đốt sống thắt Bối), Hung Chùy (đốt sống ngực) và Cảnh Chùy (đốt sống Hạng). Huyệt Yêu Chùy nằm ở 2/4 từ trên xuống.
Tác dụng: Trị Bối đau do chấn thương, cột sống bị thoái hóa, cột sống viêm.
YÊU THỐNG ĐIỂM
(Lumbago Point)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại thân đối luân, giữa huyệt Yêu Chùy của thuyền tai và Yêu Chùy của đối vành tai.
Tác dụng: Trị lưng vẹo cấp, lưng đau mạn.
ZÊRÔ (Zero)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Ngay chỗ rễ vành tai biến thành nhánh lên, nơi phần gồ của vành tai nhô ra khỏi xoắn tai, ngay giữa gồ này. Khi dò bằng que dò có mấu ngang hoặc bằng móng tay sẽ thấy ở đó có một khía sụn nhô ra.
Tác dụng: Điều chỉnh sự nhạy cảm của loa tai (trừ phần bình tai), huyệt có ảnh hưởng đến cảm giác thân thể và tác động toàn thân.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 21 của Nogier.
Theo Từ điển tra cứu đông y dược
 
Lương Y Hoàng Duy Tân
 
Lương Y Trần Văn NhủHiện nay, có rất nhiều nước đã và đang nghiên cứu về Nhĩ châm, tuy nhiên tiêu biểu nhất vẫn là trường phái Nogier (đại diện phương Tây) và Trung Quốc (đại diện phương Đông) với những cố gắng và kết quả khá phong phú và đặc sắc. Khi so sánh, với những đặc thù riêng của từng trường phái, có thể có những vị trí chưa được thống nhất. Do đó, tạm thời trong tài liệu này, chúng tôi sẽ dùng các huyệt mà 2 trường phái trên sử dụng và công bố.
Hệ thống huyệt này được hình thành dựa theo 2 nguồn tài liệu chính khác nhau :
1. Hệ thống của Châm Cứu Học Thượng Hải với 157 huyệt.
2. Hệ thống của Nogier (Pháp) với 30 huyệt.
 
 
daibio6
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Quá Trình Trị Liệu Châm Cứu Tại Phòng Khám Daibio
 
 
 
 
Các huyệt được phân bố và sắp xếp theo vùng như sau :
AMIĐAN 1
(Tonsillitis - Amygdalite)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Biên Đào Thể 1.
Vị trí: Ở lề trên vành tai, thẳng phía trên huyệt Biên đào thể 4 trên dái tai.
Tác dụng: Trị amiđan viêm, họng viêm.
AMIĐAN 2 
(Tonsillitis - Amygdalite)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Biên Đào Thể 2.
Vị trí: Ở vành tai, hợp với huyệt Biên đào thể 1 và Biên đào thể 4 tạo thành 1 hình tam giác đều.
Tác dụng: Trị amiđan viêm, họng viêm.
AMIĐAN 3
(Tonsillitis - Amygdalite)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Biên Đào Thể 3.
Vị trí: Giữa đường nối huyệt Biên đào thể 2 và Biên đào thể 4.
Tác dụng: Trị amiđan viêm, họng viêm.
AMIĐAN 4 
(Tonsillitis - Amygdalite)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên Khác : Biên Đào Thể 4, Tonsil 4.
Vị trí: Từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở giữa vùng 8.
Tác dụng: Trị amiđan viêm, họng viêm.
BÀNG QUANG 
(Urinary Bladder - Vessie)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Phía trước, phần trên xoắn tai trên, ngay dưới chân trong Đối vành tai.
Tác dụng: Trị bàng quang viêm cấp, mạn, thận viêm, bể thận viêm, cầu thận viêm, tiền liệt tuyến viêm, tiểu bí, tiểu són, đái dầm, nửa đầu đau, thắt lưng đau, thần kinh tọa đau, thần kinh suy nhược, mất ngủ.
BÌNH SUYỄN
(Ping Chuyan)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại đỉnh của Đối bình tai (Nếu đỉnh Đối bình tai không lộ rõ thì có thể lấy điểm giữa viền Đối bình tai).
Tác dụng: Hưng phấn hoặc ức chế trung tâm hô hấp, giảm ho, suyễn, giảm ngứa, bổ Phế, bình suyễn, thanh nhiệt, giải độc, khu phong. Trị hen suyễn, phế quản viêm, quai bị, ngứa ngoài da.
BÌNH TAI 
(Tragus)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải, Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên khác: Bình Nhĩ, Huyệt 18.
Vị trí: Trước bờ bình tai chừng 2,5mm, tại đường thẳng đi qua nửa (1/2) chiều cao bình tai.
Tác dụng: Trị cảm, hạ sốt, áp huyết cao, giảm đau, bệnh ở cơ quan sinh dục ngoài.
Phối huyệt: Phối Dị Ứng, Họng, Mắt, Sinh Dục, Thần Kinh Tam Thoa, Tổng Hợp, Zero trị sinh dục ngoài viêm (Réflexes Du Pavillon De L’Oreille).
Ghi Chú : Đây là huyệt số 18 của Nogier.
BƯỚU CỔ
(Goiter - Goitre)
Xuất xứ: Nhĩ Huyệt Chẩn Đoán Học.
Tên khác: Anh Khí Điểm.
Vị trí: Giữa đường nối huyệt Luân 4 và huyệt Luân 6.
Tác dụng: Trị bướu cổ đơn thuần.
CÁCH MÔ
(Diagraphme)
Xuất Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Cơ Hoành, Hoành Cách Mô.
Vị Trí : Tại chân vành tai (từ bên trong nhĩ bình, men theo và kéo dài đến tận cùng của chân vành tai.
Tác Dụng : Cầm máu, giảm ngứa, trị các bệnh ở hoành cách mô (cơ hoành), các loại bệnh ngoài da có tính chất chảy máu có các loại bệnh gây chảy máu.
CẢM MẠO
(Grippe - Influenza)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại gờ trên Đối vành tai và mép vành tai.
Tác dụng: Nặn ra máu trị trúng gió, cảm mạo.
CAN DƯƠNG 1
(Can Yang)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại vành tai, trên vùng ngang với củ tai.
Tác dụng: Sơ Can, lý khí, hóa ứ, bình Can, tiềm dương. Trị gan viêm siêu vi, gan viêm mạn, thần kinh suy nhược, hạ thấp độ máu chuyển hóa Amin.
CAN DƯƠNG 2 
(Can Yang)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại vành tai, trên nếp dưới củ tai.
Tác dụng: Sơ Can, lý khí, hóa ứ, bình Can, tiềm dương. Trị gan viêm siêu vi, gan viêm mạn, thần kinh suy nhược, hạ thấp độ máu chuyển hóa Amin.
CAN ĐIỂM
(Liver - Foie)
Xuất Xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại phía sau phần trong của xoắn tai trên, ngay sau huyệt Dạ Dày.
Tác dụng: Bình Can, lợi mật, khu phong, điều hòa vinh huyết, thư cân, kiện Vị. Trị gan viêm cấp, mạn, túi mật viêm, vàng da, ngứa do hoàng đản, choáng váng, yếu cơ, chấn thương, bệnh về máu, thiếu máu, bệnh về mắt, bệnh tiêu hóa, ngực đầy tức, thống kinh, ruột đầy hơi, đầu đau, co giật, di chứng tai biến mạch máu não, rối loạn tiền mãn kinh.
Ghi Chú : Huyệt bên tai phải có tác dụng mạnh hơn.
CAN ĐIỂM 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Ở mặt sau loa tai, chỗ đối xứng với huyệt Tỳ ở trong xoắn tai. Tại phần trên – sau của mặt sau loa tai.
Tác dụng: Thông Can khí, điều Vị, dưỡng cân, hoạt huyết. Trị ngực đầy tức, bụng trên đầy trướng, chán ăn, khó tiêu, dạ dày đau, hông sườn bên phải đau, ruột dư viêm cấp hoặc mạn, thắt lưng đau, bệnh về mắt, bệnh tiêu hóa, thống kinh, ruột đầy hơi, đầu đau, co giật, di chứng tai biến mạch máu não, rối loạn tiền mãn kinh.
CAN VIÊM 
(Hepatitis point)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Điểm Viêm Gan.
Vị trí: Trong hố tam giác, từ huyệt Tử Cung ra ngoài chừng 0,2mm, giữa huyệt Suyễn và huyệt Khoang Chậu.
Tác dụng: Trị gan viêm cấp và mạn.
CAN VIÊM KHU
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Khu Viêm Gan.
Vị trí: Trong xoắn tai dưới, giữa huyệt Dạ Dày và huyệt Hữu Can Thũng Đại Khu.
Tác dụng: Trị gan viêm cấp và mạn tính.
Ghi Chú: Huyệt tạo thành một vùng, khi dò tìm có thể thấy phản ứng nguyên vùng.
CẢNH ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Hạng.
Vị Trí: Bên ngoài chỗ giao nhau của đối luân tai và đối bình tai.
Tác Dụng: Trị bệnh ở cổ, hoạt động cổ bị trở ngại.
CAO HOÀN ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Dịch Hoàn, Tinh Hoàn.
Vị trí: Mặt giữa Đối bình tai, phía trong huyệt Tuyến Mang Tai chừng 0,2cm.
Tác dụng: Trị rối loạn sinh lý, dịch hoàn viêm, bìu dái lở, liệt dương do tâm lý, tảo tinh.
CAO HUYẾT ÁP ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Huyết Áp Cao.
Vị trí: Tại nhĩ bình, giữa đường nối huyệt Tuyến Thượng Thận và huyệt Mắt 1.
Tác dụng: Trị huyết áp cao.
CĂN ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Gót Chân.
Vị trí: Góc trên bên trong của chân trên đối vành tai.
Tác dụng: Trị chân đau, chân khó cử động.
CHẨM ĐIỂM
(Occiput)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille
Vị trí: Giữa huyệt Não và huyệt Não viêm, ở phần ngoài trên của Đối bình tai giao tiếp với Đối vành tai.
Tác dụng: Trị rối loạn cảm giác và vận động ở trung bì, chóng mặt, điều trị mê hoảng.
Ghi Chú :
+ Huyệt mang số 28.
+ Khi dò huyệt Chẩm, que dò cần thẳng đứng và song song với mặt loa tai.
+ Huyệt này thường rất đau khi nó có bệnh.
CHẨM ĐIỂM 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học HongKong.
Vị trí: Phần sau, phía trên Đối Bình tai.
Tác dụng: Trị bệnh về hệ thần kinh, não viêm, Mắt già, bệnh về da, có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống sốc. Còn được dùng trong phòng trị bệnh. Thường dùng trị mất ngủ, giảm ra mồ hôi.
CHI ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Ở luân tai, giữa huyệt Bàng Quang và Não.
Tác dụng: Trị bệnh đường tiết niệu, tiểu đêm.
CHI KHÍ QUẢN 
(Trachea)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải
Vị trí: Tại xoắn tai giữa, giữa huyệt Tim và lỗ tai ngoài.
Tác dụng: Chỉ khái, trừ đờm. Trị khí quản viêm hoặc phế quản viêm cấp, mạn, ho, phế quản phế viêm.
CHI KHÍ QUẢN KHUYẾCH TRƯƠNG ĐIỂM
 
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải
Vị trí: Tại xoắn tai giữa, trên huyệt Kích Tố.
Tác dụng: Trị chi khí quản phình to, phế trướng khí, tràn khí màng phổi.
CHỈ HUYẾT ĐIỂM 1
Xuất xứ: Nhĩ Huyệt Chẩn Đoán Học.
Tên Khác: Cầm Máu.
Vị trí: Chính giữa rãnh luân tai và bình tai. Trùng với vị trí huyệt Thân Não cũ.
Tác dụng: Thường dùng kết hợp với vùng phản chiếu nơi bị chảy máu ở nội tạng hoặc ngoại biên.
CHỈ HUYẾT ĐIỂM 2
Xuất xứ: Nhĩ Huyệt Chẩn Đoán Học.
Tên Khác: Cầm Máu.
Vị trí: Trên gờ nhánh trên của đối luân, giữa 2 huyệt Háng và Khớp Cùng - Chậu.
Tác dụng: Thường dùng kết hợp với vùng phản chiếu nơi bị chảy máu ở nội tạng hoặc ngoại biên.
CHỈ HUYẾT ĐIỂM 3
Xuất xứ: Nhĩ Huyệt Chẩn Đoán Học.
Tên Khác: Cầm Máu.
Vị trí: Ở trên gờ nhánh dưới của đối luân, giữa 2 huyệt Thần Kinh Tọa và Giao Cảm.
Tác dụng: Thường dùng kết hợp với vùng phản chiếu nơi bị chảy máu ở nội tạng hoặc ngoại biên.
CHỈ HUYẾT ĐIỂM 4
Xuất xứ: Nhĩ Huyệt Chẩn Đoán Học.
Tên Khác: Cầm Máu.
Vị trí: Ở điểm thấp nhất, điểm tận cùng của gờ bình tai.
Tác dụng: Thường dùng kết hợp với vùng phản chiếu nơi bị chảy máu ở nội tạng hoặc ngoại biên.
Ghi Chú : Tương đương vị trí huyệt Thượng Thận của Nogier.
CỔ ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Huyệt Đùi.
Vị trí: Bờ trong hố tam giác, phía dưới huyệt Gối.
Tác dụng: Trị đùi đau và khó cử động.
CỔ QUAN 
(Ku Quan)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Phía dưới hố tam giác, bờ dưới huyệt Can Viêm.
Tác dụng: Trị khớp chi dưới đau, bắp đùi đau.
CỘT SỐNG CỔ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Cảnh Chuỳ.
Vị trí: Cột sống được phản chiếu lên đối luân, từ chỗ khởi đầu của thân đối luân (chỗ gồ lên từ phía trên rãnh ngăn đối luân – đối bình) cho đến chỗ thân đối luân phân nhánh. Chia đoạn này làm 4 phần bằng nhau thì 1/4 dưới phản chiếu Cột sống cổ (Cảnh Chùy Điểm), ở điểm khởi đầu của gốc đối luân.
Tác dụng: Trị bệnh liên hệ đến cột sống cổ, rối loạn chức năng tuyến giáp, hẹp động mạch cảnh.
DA
(Bì Phu - Derme)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải, Nogier.
Vị trí: Dưới bình tai, khoảng 1/2cm trước bờ sau của bình tai, ngay nửa chiều cao lỗ tai.
Tác dụng: Trị bệnh da, hệ thống lưỡi, thăng bằng thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Ghi Chú : Huyệt Số 19 của Nogier.
DẠ DÀY 
(Stomach)
Xuất xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Vị Điểm.
Vị trí : Tại phần trên xoắn tai dưới và ngay dưới chỗ chân vành tai mất dạng.
Tác dụng : Trị khó tiêu, dạ dày viêm cấp và mạn, bệnh về dạ dày.
DARWIN 
(Darwin)
Xuất Xứ : Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị Trí : Tại phía trên luân tai, ngang củ Darwin, hơi khó thấy nhưng có thể xác định được nhờ ở đó có một khuyết sụn.
Tác Dụng : Trị cảm xúc liên quan đến trung bì và ngoại bì (rối loạn vòm, chân tay đau nhức ).
Ghi Chú : Đây là huyệt số 25 của Nogier.
DỊ ỨNG ĐIỂM
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Chỗ tiếp giáp mặt trước và sau loa tai, ngang đỉnh loa tai, nằm ven theo biên của 2 mặt trước sau. Có 2 huyệt:
- Một ở mặt ẩn dưới bờ vành tai.
- Một ở đỉnh trên bờ vành tai.
Tác dụng: Trị các bệnh có tính mẫn cảm nhanh (dị ứng).
Ghi Chú : Đây là huyệt số 24 của Nogier.
DỊCH HẠ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Dưới Nách.
Vị trí: Tại giữa vùng thuyền tai, giữahuyệt Vai Đau và huyệt Vai.
Tác dụng: Trị dưới hàm sưng hạch, dưới hàm đau.
DIỆN GIÁP KHU
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Khu Mặt Má.
Vị trí: Tại dái tai, từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở giữa đường ranh vùng 5 và 6, giữa huyệt Mắt và huyệt Tai Trong.
Tác dụng: Thông kinh hoạt lạc ở mặt. Trị liệt mặt, cơ mặt co thắt, cơ mặt co giật, thần kinh tam thoa đau, liệt mặt, mụn nhọt vùng mặt – má, quai bị.
DU NIỆU QUẢN
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Ống Dẫn Tiểu.
Vị trí: Tại xoắn tai trên, giữa huyệt Bàng Quang và huyệt Thận.
Tác dụng: Trị sỏi thận, sỏi niệu quản, niệu quản viêm, cơn đau quặn thận.
Phối huyệt: Phối Thần Môn, Giao Cảm, Thận trị sỏi thận (Châm Cứu Học Thượng Hải).
DUYÊN TRUNG
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Chính giữa phần 1/2 trên của gờ đối bình.
Tác dụng: Trị các bệnh về tuyến yên, não, thân não, đái dầm.
DƯƠNG DUY ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Mặt sau loa tai, phía dưới huyệt Mê Căn, ngang với huyệt Thượng Bối.
Tác dụng: Khai khiếu. Trị tai ù.
ĐẠI TRƯỜNG 
(Large Intestine)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Phía trước phần trong xoắn tai trên và ngay trên chân vành tai.
Tác dụng : Thanh hạ tiêu, bổ Phế khí. Trị tiêu chảy, táo bón, ruột viêm, hội chứng lỵ, đại trường viêm, ruột dư viêm mạn, đại tiện són, rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp.
ĐẦU
(Head)
Cách gọi chung của 3 huyệt : Đỉnh Đầu, Sau Đầu và Trước Đầu.
Trong các mục Phối huyệtcủa các huyệt, có tài liệu ghi rõ là Đỉnh Đầu, Trước Đầu, Sau Đầu, nhưng cũng có tài liệu chỉ ghi là Đầu Điểm, có thể hiểu là cả 3 loại trên.
ĐÊ VĨ CHÙY
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Lấy thân đối luân tượng trưng cho cột sống. Chia đoạn này làm 3 phần bằng nhau, điểm chót của đoạn thân đối luân, gần dưới góc phân chia hai nhánh của đối luân là huyệt Cột sống cùng.
Chủ Trị : Làm mạnh cột sống, nuôi tủy xương, trị rối loạn ở vùng xương cùng cụt.
ĐỈNH ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Dưới huyệt Sau Đầu chừng 1,5mm, phía dưới huyệt Chẩm và huyệt Thái dương.
Tác dụng: Trị đỉnh đầu đau, choáng váng, chóng mặt.
ĐỐC MẠCH (The Governing Vessel)
Xuất xứ: Học Viện Châm Cứu Thượng Hải.
Vị trí: Mạch Đốc được phản chiếu lên dọc theo đường chính giữa gờ luân tai, từ điểm ở đỉnh nhánh trên của đối luân đến điểm thấp nhất của gốc đối luân.
Gồm có 10 huyệt :
+ ĐỐC MẠCH 1
Vị trí: Ngay điểm khởi đầu của đường phản chiếu Đốc Mạch.
Tác dụng: Trị răng đau, lợi viêm, mũi đỏ do nghiện rượu, trước hàm đau.
Phối huyệt: Phối Đốc 2 trị liệt mặt, di chứng tai biến mạch máu não...
Ghi Chú : Huyệt này ấn vào có khi thấy có cảm giác lan truyền đến vùng da mặt ở trước mũi, miệng.
+ ĐỐC MẠCH 2
Vị trí: Ngay sát phía trên huyệt Gối.
Tác dụng: Trị ngủ nhiều, trí óc chậm phát triển, chóng mặt, bệnh về não.
Phối huyệt: Phối Đốc 1 trị liệt mặt, di chứng tai biến mạch máu não.
Ghi Chú : Huyệt này ấn vào có khi thấy có cảm giác lan đến vùng đỉnh đầu.
+ ĐỐC MẠCH MẠCH 3
Vị trí: Ở dưới huyệt Háng, khoảng 1/4 - 1/5 đoạn giữa 2 huyệt Háng và Cột Sống Cùng Cụt.
Tác dụng: Trị động kinh, vùng chẩm đau, lưỡi cứng không nói được, cột sống lưng đau, mất ngủ.
Ghi Chú : Huyệt này ấn vào có khi thấy có cảm giác lan đến vùng chẩm.
+ ĐỐC MẠCH 4
Vị trí: Sát phía trên huyệt Cột Sống Cùng Cụt.
Tác dụng: Cột sống thắt lưng cùng đau, táo bón, chi dưới liệt.
Ghi Chú : Huyệt này ấn vào có khi thấy có cảm giác lan đến vùng cột sống cùng - cụt.
+ ĐỐC MẠCH 5
Vị trí: Ngang huyệt Thận trong xoắn tai trên.
Tác dụng: Trị bệnh về Thận
+ ĐỐC MẠCH 6
Vị trí: Ngang huyệt Can trong xoắn tai trên.
Tác dụng: Trị bệnh về Can.
+ ĐỐC MẠCH 7
Vị trí: Ngang với huyệt Tỳ trong xoắn tai trên.
Tác dụng: Trị bệnh về Tỳ.
+ ĐỐC MẠCH 8
Vị trí: Có 2 huyệt ở ngang với 2 huyệt Phế trong xoắn tai trên.
Tác dụng: Trị bệnh về Phế.
+ ĐỐC MẠCH 9
Vị trí: Ngang với huyệt Tâm trong xoắn tai trên.
Tác dụng: Trị bệnh về Tâm.
+ ĐỐC MẠCH 10
Vị trí: Ở chỗ thấp nhất của gốc đối luân, sát dưới huyệt Cột Sống Cổ.
Mỗi huyệt từ Đốc 5 đến Đốc 9 có một huyệt Mộ ở ngang huyệt Đốc 2mm về phía trước và 1 huyệt Du ở ngang 2mm về phía sau.
Tác dụng: Trị bệnh ở mắt, tai, mũi, họng, quanh khớp vai viêm.
Ghi Chú : Huyệt này ấn vào có khi thấy có cảm giác lan đến huyệt Đại Chuỳ (Đc.14) rồi phân nhánh thông đến các khiếu.
ĐỒN ĐIỂM 
(Buttock)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Mông, Xương Tọa.
Vị trí: Giữa bờ trên của chân dưới Đối vành tai, hơi hướng ra phía trước.
Tác dụng: Trị các bệnh vùng mông và khớp xương chậu, thần kinh tọa đau.
ĐỞM ĐIỂM
(Bladder)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại phần sau xoắn tai trên bên phải, ngay trước huyệt Cột Sống, giữa huyệt Can và Thận.
Tác dụng: Trị túi mật viêm, sỏi mật, giun chui ống mật, vàng da do viêm gan, tai ù, ngủ hay mơ, nửa đầu đau, cổ vẹo, bệnh gan, mật, tâm thần, khó tiêu, lách sưng, tiểu đường, dưới ngực đau.
Ghi Chú: Huyệt bên phải là huyệt Đởm, bên trái là huyệt Tụy (Châm Cứu Học Thượng Hải).
ĐỞM ĐIỂM 2
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Chia xoắn tai trên làm 3 phần, huyệt ở phía trước, phần giữa một ít, cách đều bờ đối vành tai và chân vành tai (Réflexes Du Pavillon De L’Oreille).
Tác dụng: Trị bệnh Can, Đởm.
GÂY TÊ NHỔ RĂNG 1 
(Anaesthesia For Extraction Of Teeth)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Bạt Nha Ma Tuý.
Vị trí: Từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở phía sau phần dưới vùng 1.
Tác dụng: Trị răng đau, châm tê nhổ răng hàm trên.
GÂY TÊ NHỔ RĂNG 2
(Anaesthesia For Extraction Of Teeth)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Bạt Nha Ma Tuý.
Vị trí: Từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở giữa vùng 4.
Tác dụng: Trị răng dưới đau, gây tê nhổ răng dưới.
GIANG MÔN
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Hậu Môn.
Vị trí: Tại luân tai, giữa huyệt Niệu Đạo và huyệt Trực Trường Hạ Đoạn.
Tác dụng: Trị hậu môn ngứa, nứt, trĩ nội, trĩ ngoại, bệnh trĩ, sa trực trường.
GIÁNG ÁP CÂU
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Rãnh Hạ Áp, Rãnh Giảm Huyết Áp.
Vị trí: Tại rãnh phía sau tai, tương ứng với mặt sau của Đối luân, chỗ đối luân phân nhánh, hõm xuống thành chữ Y.
Tác dụng: Bình Can, khu phong. Trị huyết áp cao.
Ghi hú: Khi điều trị, cần nắm vào vành tai, hơi lật ra phía trước, dùng kim tam lăng hoặc kim đầu nhọn châm vào rãnh này nặn ra ít máu có hiệu quả nhanh hơn.
GIÁNG ÁP ĐIỂM
Xuất Xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Hạ Áp Huyết Điểm.
Vị Trí: Gần đỉnh hố tam giác, sát với luân tai và bờ dưới nhánh trên đối luân tai.
Tác Dụng: Bình Can, tức phong. Trị huyết áp cao.
GIAO CẢM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại chỗ nối bờ trên của chân Đối vành tai và bờ trong vành tai (chỗ đường bờ giữa viền chân dưới Đối vành tai và viền cong phần trên vành tai).
Tác dụng: Trị các bệnh về hệ thần kinh giao cảm, làm giảm các cơn co thắt: loét dạ dày, giun chui ống mật, sỏi mật, sỏi bàng quang, tử cung co thắt. Đây là huyệt chủ yếu trong châm tê.
GIÁP TRẠNG TUYẾN 1
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Tuyến Giáp.
Vị trí: Gần cuối Thuyền tai, Bên trên huyệt Cổ.
Tác dụng: Điều tiết tác dụng của tuyến giáp, có tác dụng tăng áp, cấp cứu lúc bị choáng.
GIÁP TRẠNG TUYẾN 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Tuyến Giáp.
Vị trí: Tại chân trên – dưới đối bình tai. Bên trong huyệt Cổ.
Tác dụng: Điều tiết tác dụng của tuyến giáp, có tác dụng tăng áp, cấp cứu lúc bị choáng.
GIÁP TRẠNG TUYẾN 4
Tên Khác: Tuyến Giáp.
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại bình tai và đối bình tai. Phía trên, bên ngoài huyệt Yết Hầu
Tác dụng: Điều tiết tác dụng của tuyến giáp, có tác dụng tăng áp, cấp cứu lúc bị choáng.
GIUN CHUI ỐNG MẬT
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Huyết Hấp Trùng Tuyến Điểm.
Vị trí: Tại thuyền tai, dưới huyệt Tùng Cơ, gần vùng Tả Quan Thủng Đại Khu.
Tác dụng: Trị xơ gan, giun chui ống mật, lách to, tiêu hóa không tốt.
GỐI
(Knee - Genou)
Xuất Xứ : Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên khác: Tất Điểm.
Vị Trí : Ngay giữa hố tam giác.
Tác Dụng : Trị khớp gối sưng đau.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 14 của Nogier.
GỐI 2
(Knee - Genou)
Xuất Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Tất Điểm.
Vị Trí : Tại vùng chân trên đối vành tai, ngang với gờ trên của chân dưới đối vành tai.
Tác Dụng : Trị khớp gối sưng đau.
HẠ BỐI
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Lưng Dưới.
Vị trí: Mặt sau loa tai, ngang giữa phần trên và phần giữa của Rãnh Hạ Áp.
Tác dụng: Trị lưng bị chấn thương, lưng đau, giảm ngứa tốt.
HẠ CHI
(Lower Limbs)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên Khác: Chi Dưới.
Vị trí: Phía trên huyệt Zêro chừng 1mm, trên trục của nhánh lên của vành tai.
Tác dụng: Kiểm soát cảm giác và vận động của chi dưới (và dùng trong những bệnh liên hệ đến các ngón chân, lòng bàn chân).
Ghi Chú : Đây là huyệt mang số 22 của Nogier.
HẠ NGẠC
(Lower jaw)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Vòm Miệng Dưới.
Vị trí: Từ cuối vết cắt Bình tai, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở phía trước phần trên vùng 2.
Chủ Trị : Trị bệnh ở phần miệng dưới, răng dưới đau.
HẠ NHĨ CĂN
(Lower ò portion of back of auricle)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí: Mặt sau loa tai, tại chỗ thấp nhất của dái tai gắn vào da đầu.
Tác Dụng: Chỉ thống, bình suyễn. Trị đầu đau, bụng đau, hen suyễn.
HẠ PHÚC ĐIỂM
(Lower abdomen)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Bụng Dưới.
Vị trí: Tại đối bình tai, phía sau phần trong huyệt Gối.
Tác dụng: Trị bụng dưới đau.
HẠ THÙY ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Dưới Vỏ.
Vị trí: Mặt trong Đối bình tai, cách phía trước của vách trong Đối bình tai, ngang điểm giữa huyệt Vị và Tá Tràng.
Tác dụng: Điều tiết sự hưng phấn, ức chế, thường dùng trị mất ngủ và đau hệ thần kinh, tiêu viêm, giảm đau, bớt ra mồ hôi.
HÀM
(Mandible)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Đằng sau đối bình tai một ít, tại tâm của chữ ‘y’ lộn đầu, mà chân chữ ‘y’ là rãnh ở ngay phía sau đối bình, chỗ tận cùng của rãnh thuyền tai.
Tác dụng: Trị bệnh về răng.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 3 của Nogier.
HÀM DƯỚI 
(Hsia - He, Mandible)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Hạ Hàm.
Vị trí: Từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở giữa đường thẳng phía trên vùng 3.
Tác dụng: Trị răng đau, lợi sưng, hàm cứng, họng sưng đau, gây tê nhổ Nha.
HẦU ĐIỂM 
(Larygn) 
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Họng.
Vị trí: Tại vùng nửa trên của mặt trong Bình tai, đối diện lỗ hổng của lỗ tai ngoài.
Tác dụng: Trị họng viêm cấp, khan tiếng, amiđan viêm.
HẦU NHA
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Huyệt Họng Răng.
Vị trí: Giữa huyệt Cột Sống Cổ và huyệt Chẩm.
Tác dụng: Trị bệnh ở họng và răng.
HỌNG
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Ở góc Bình tai và nhánh lên của vành tai, ẩn trong miền dưới vành tai, trước huyệt Zêro một ít.
Tác dụng: Trị khó nuốt, vướng ở cổ, mất tiếng do bệnh Hysteria, bệnh về họng, sinh dục.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 7 của Nogier.
HUNG CHÙY
(Thoracic vertebrae)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Đốt Sống Ngực.
Vị Trí: Cột sống được phản chiếu lên đối luân, từ chỗ khởi đầu của thân đối luân (chỗ gồ lên từ phía trên rãnh ngăn đối luân – đối bình) cho đến chỗ thân đối luân phân nhánh. Chia đoạn này làm 4 phần bằng nhau thì 1/4 dưới phản chiếu Cột sống cổ, ¼ kế tiếp phản chiếu Cột sống ngực, 1/4 kế phản chiếu Cột sống lưng, 1/ 4 trên phản chiếu Cột sống thắt lưng. Huyệt Hung Chùy ở đoạn 2/4 từ dưới lên.
Tác Dụng: Trị các bệnh đau vùng sống ngực.
HUNG ĐIỂM
(Chest)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Ngực.
Vị trí: Tại Đối vành tai, ngang với rãnh trên Bình tai.
Tác dụng: Trị ngực đau, ngực tức do hông sườn đau hoặc các bệnh khác, thần kinh liên sườn đau.
HUNG NGOẠI
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Huyệt Ngoài Ngực.
Vị trí: Tại thuyền tai, trên huyệt Khớp Vai.
Tác dụng: Trị ngực dưới đau, sỏi mật.
HUYẾT ÁP CAO 
(High Blood Pressure)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Điểm giữa huyệt Tuyến Thượng Thận và huyệt Mắt 1.
Tác dụng: Trị huyết áp cao.
HUYẾT CƠ ĐIỂM

Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại xoắn tai, ngang giữa huyệt Tiền Liệt Tuyến và huyệt Đại Trường.
Tác dụng: Trị kết trường viêm dị ứng, kết trường lở loét, polyp ruột, tiêu ra máu, giun móc, phúc tả (tiêu chảy).
HUYẾT DỊCH ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Ngang với huyệt Hạng, dưới huyệt Tỳ.
Tác dụng: Trị các bệnh về huyết dịch.
HƯNG PHẤN ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Trên rãnh trong đối bình tai, phía dưới huyệt Cao Hoàn.
Tác dụng: Trị mất ngủ, thần kinh căng thẳng, uất ức, mệt mỏi, chán nản, tinh thần sa sút.
HỮU CAN THỦNG ĐẠI KHU

Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Gan Bên Phải Sưng To.
Vị trí: Tại xoắn tai, giữa huyệt Tùng Cơ và huyệt Tỳ.
Tác dụng: Trị gan (bên phải)sưng to.
KẾT TRƯỜNG 1
Xuất xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Kết Tràng.
Vị Trí: Tại xoắn tai trên, giữa huyệt Bàng Quang và huyệt Đại Trường.
Tác Dụng: Trị kết trường viêm mạn và cấp, hành tá tràng loét, xuất huyết tiêu hóa.
KẾT TRƯỜNG 2
Xuất xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Kết Tràng.
Vị Trí: Tại xoắn tai trên, giữa huyệt Du Niệu Quản và huyệt Lan Vĩ, ngang với huyệt Đại Trường.
Tác Dụng: Trị kết trường viêm mạn và cấp, hành tá tràng loét, xuất huyết tiêu hóa.
KHÁT ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại giao điểm của đường thẳng nối từ đỉnh bình tai đến huyệt Mũi ngoài.
Tác dụng: Làm giảm cơn khát, tiểu nhiều, dùng trong điều trị bệnh tiểu đường.
KHOAN QUAN TIẾT
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Khớp Háng.
Vị trí: Tại rãnh trên của đối vành tai và phần sau - trong của huyệt Tất (Gối). Giữa huyệt Tất và huyệt Lõa.
Tác dụng: Trị háng đau, khớp háng đau.
Phối huyệt: Phối Thần Môn, Mông, Sau Đầu trị thần kinh toạ (Châm Cứu HongKong).
KHỨU GIÁC (Smell)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Từ cuối vết cắt bình tai, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở phía dưới phần ngoài của vùng số 1, ở sau đường bám của dái tai vào đầu (da mặt) chừng 1mm ở 1/2 chiều cao của loa tai.
Tác dụng : Trị các bệnh về mũi và khứu giác.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 2 của Nogier.
KÍCH ĐỘNG (Exciting)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải, Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Ở dái tai, từ cuối vết cắt bình tai, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở sát dưới cuối phía trong vùng 1, giữa ranh vùng 1 - 2, trong chỗ lõm, cách chỗ dái tai bám vào da mặt khoảng 3-4mm.
Tác dụng: Trị dễ bị kích thích nóng nẩy, giận dữ, ghen tuông, thần kinh suy nhược.
Ghi Chú : Huyệt này gọi là huyệt Thần Kinh Suy Nhược theo Châm Cứu Học Thượng Hải.
. Là Huyệt số 17 của Nogier.
KÍCH TỐ
(Hormon)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Kích Thích Tố.
Vị trí: Cuối xoắn tai, mặt trong phần nền rãnh Bình tai.
Tác dụng: Phòng bệnh, giảm đau, chống sốc, chống phong thấp, chống viêm.
LAN VĨ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Ruột Dư.
Vị trí: Ngay chân trên vành tai, giữa huyệt Đại Trường và Tiểu trường.
Tác dụng: Thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu. Trị ruột dư viêm cấp, tiêu chảy.
Phối huyệt: Phối Bụng, Giao Cảm trị ruột tắc do liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
LAN VĨ 1
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Ruột Dư.
Vị trí: Tại thuyền tai, ngay trên huyệt Ngón Tay và huyệt Ngón Chân.
Tác dụng: Trị ruột dư viêm cấp.
Phối huyệt: Phối Thần Môn, Đại Trường, Giao Cảm, trị ruột dư viêm cấp hoặc mạn tính (Châm Cứu HongKong).
LAN VĨ 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Ruột Dư.
Vị trí: Tại thuyền tai, ngang với huyệt Vai, hơi hướng về phía giữa Đối vành tai.
Tác dụng: Trị ruột dư viêm cấp.
LAN VĨ 3
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Ruột Dư.
Vị trí: Tại thuyền tai, ngay dưới huyệt Xương Đùi.
Tác dụng: Trị ruột dư viêm cấp.
LÕA
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Mắt Cá Chân.
Vị trí: Phía trước phần trên của chân trên Đối vành tai.
Tác dụng: Trị gót chân đau, gót chân khó cử động.
LUÂN 1 – 6
Xuất Xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Vành 1, 2, 3, 4, 5 , 6.
Vị trí: Ở sát rìa vành tai. Từ mép dưới của vành tai đến mép dưới của dái tai. Huyệt Luân 1 ở ngang chỗ thấp nhất của củ luân tai, huyệt Luân 6 ở điểm thấp nhất của dái tai, thẳng dưới huyệt Biên Đào Thể. Chia đường vòng cung đi theo rìa vành tai, từ huyệt Luân 1 đến Luân 6 ra làm 5 phần bằng nhau, các huyệt Luân 2, 3, 4, 5 nằm ở giao điểm giữa các phần này.
Tác Dụng: Luân 1,2,3,4, 4,5,6: Thanh nhiệt, tiêu viêm, chỉ thống, tiêu phù, bình Can, khu phong. Trị sốt cao, huyết áp tăng kịch phát, amiđanl viêm cấp, các bệnh mạn tính phức tạp, giúp tăng cường hiệu lực của các huyệt phản chiếu tương ứng.
Châm nặn máu. Thường mỗi lần dùng luân phiên. Các huyệt sử dụng nhiều là Luân 3, 4, 6.
Ghi Chú: Các huyệt rìa Luân được Nogier sử dụng trong điều trị các bệnh mạn tính kéo dài. Các huyệt Luân không có vị trí cố định mà mỗi chứng bệnh lại có một huyệt riêng. Huyệt này nằm ở cuối đường bán kính đi từ huyệt Zero (Nhĩ Trung) qua huyệt tương ứng với bộ phận chính bị bệnh như Cổ tay, Vai, Dạ dày...) đến huyệt Luân.
LƯNG
(Back - Dos)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Bối Điểm.
Vị trí: Trước bình tai (nhĩ bình), giữa mé trước bình tai và khớp xương hạ hàm, bảo người bệnh há miệng để sờ rõ chỗ lõm để lấy huyệt, ấn vào huyệt, trong tai có tiếng động.
Tác dụng: Trị bệnh vùng lưng, đau cột sống, cảm.
Ghi Chú : Tương đương huyệt Thính Cung (Ttr 16) của Thể Châm.
LƯỠI
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Thiệt Điểm.
Vị trí: Từ cuối vết cắt bình tai, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, Huyệt ở chính giữa vùng 2.
Tác dụng: Tả tâm hỏa. Trị lưỡi viêm, lưỡi đau, miệng loét. Trị lưỡi viêm, mất tiếng.
Phối huyệt: Phối Thần Môn, Miệng, Nội Tiết trị Khẩu lở loét (Châm Cứu HongKong).
MẮT 1
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Mục, Thanh Quang.
Vị trí: Tại mặt ngoài, phía trước của vết cắt giữa nhĩ bình (khuyết gian bình), chỗ vết cắt của nhĩ bình sắp chuyển thành dái tai, tại chỗ tiếp giáp giữa da khuyết gian bình với da dái tai.
Tác dụng: Thanh Can, minh mục, tăng thị lực, co giãn thần kinh thị giác. Trị nhãn áp cao, thần kinh thị giác teo, bệnh ở đáy mắt, đồng tử giãn, bệnh về mắt.
MẮT 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Mục, Tán Quang.
Vị trí: Tại mặt ngoài, phía sau của vết cắt giữa nhĩ bình (khuyết gian bình), chỗ vết cắt của nhĩ bình sắp chuyển thành dái tai, tại chỗ tiếp giáp giữa da khuyết gian bình với da dái tai.
Tác dụng: Tả Tâm hỏa, minh mục. Trị loạn thị, viễn thị, kết mạc viêm, bệnh về mắt.
Phối huyệt:
1. Phối Nội Tiết, Can, Mắt 1, Thận trị thần kinh thị giác teo (Châm Cứu Học Thượng Hải).
2. Phối Can, Mắt 1 trị quáng gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).
3. Phối Mắt, Can trị quáng gà, cận thị, mắt nhìn đôi [song thị] (Châm Cứu HongKong).
4. Phối Can, Mắt, Mắt 1, Thận trị Glôcôm [nhãn áp cao] (Châm Cứu HongKong).
5. Phối Can, Mắt, Sau Đầu, Thận trị mắt mờ (Châm Cứu HongKong).
MÊ CĂN
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí: Mặt sau loa tai, ở phần giữa rãnh tai – đầu, ngang với rễ luân ở mặt trước tai.
Tác Dụng: Khai khiếu, chỉ thống, bình tạng phủ, điều chỉnh thời gian phản ứng R của phản xạ nhĩ – tâm. Trị đầu đau, mũi nghẹt, giun chui ống mật.
Ghi Chú: Trùng với huyệt Zero ở mặt sau loa tai của Nogier.
MÊ ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Chẩm, Chóng Mặt
Vị trí: Giữa huyệt Não và huyệt Não Viêm, ở phần ngoài trên của Đối bình tai giao tiếp với Đối vành tai.
Tác dụng: Trị rối loạn cảm giác và vận động ở trung bì, chóng mặt, điều trị mê hoảng.
Ghi Chú : Huyệt này là huyệt Chóng Mặt của Châm Cứu Học Thượng Hải và huyệt 10 huyệt Chẩm (số 28 của Nogier).
Đây là chỗ cần dò huyệt Chẩm, que dò cần thẳng đứng và song song với mặt loa tai. Huyệt này thường rất đau khi nó có bệnh.
Ghi Chú : Còn gọi là Chóng Mặt, huyệt Chẩm.
MIỆNG
(Mouth - Bouch)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Khẩu.
Vị trí: Tại xoắn tai, ở vách sau bên trên miệng lỗ tai ngoài.
Tác dụng: Trị khớp hàm cứng, Khẩu viêm hoặc loét, lưỡi viêm, nướu răng viêm, liệt nửa mặt.
NÃO CÁN

Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Thân Não.
Vị trí: Tại viền dưới đối bình tai, gần huyệt Giáp Trạng Tuyến 2.
Tác Dụng: Trấn kinh, khu phong, ích não, kiện thần. Trị tâm thần suy giảm, đái dầm, rối loạn phát dục, to đầu chi, rong kinh, chảy máu do rối loạn co bóp tử cung, bệnh tuyến vú, bệnh nội tiết, chống hen suyễn, mất ngủ, dị ứng, cử động khó khăn do não. Có tác dụng đối với các di chứng tai biến mạch máu não: liệt nửa người, tay chân cứng đờ, co giật, vai gáy cứng, não phát triển không bình thường, chấn thương não.
NÃO ĐIỂM 
(Brain - Pituitary)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Não.
Vị trí: Tại viền dưới đối bình tai, giữa huyệt Bình Suyễn và huyệt Não Cán.
Tác dụng: Điều tiết sự hưng phấn và ức chế của vỏ ngoài đại não, cầm máu, trấn kinh, khu phong, ích não, kiện thần. Trị tâm thần suy giảm, đái dầm, rối loạn phát dục, to đầu chi, rong kinh, chảy máu do rối loạn co bóp tử cung, bệnh tuyến vú, bệnh nội tiết, chống hen suyễn, mất ngủ, dị ứng, co giật, di chứng chấn động não, vận động khó khăn do não. Trị rối loạn ở hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ nội tiết, hệ tiết niệu và sinh dục.
NÃO VIÊM
(Encephalon)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Giữa huyệt Não và huyệt Bình Suyễn.
Tác dụng: Trị bệnh về não, màng não viêm.
NGOẠI NHĨ
(Exterrnal Ear)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Tai Ngoài.
Vị trí: Chỗ lõm phía trước nổi nhỏ nhất của vết cắt trên của bình tai (ngay chỗ lõm trước rãnh trên tai).
Tác dụng: Dưỡng Thận thủy, giáng Can khí. Trị tai ù, lãng tai, sức nghe giảm, điếc, loa tai viêm, nhọt ống tai ngoài, tai giữa viêm, dây thần kinh thính giác viêm, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền đình.
NHĨ TIÊM
(Apex of the Auricle)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí : Tại điểm cao nhất của luân (vành) tai. Gấp vành tai về phía trước cho chạm vào bình tai, huyệt là nơi cao nhất ở chỗ nhọn của 2 nửa vành tai gấp.
Tác Dụng: Khứ nhiệt, khu phong, thư cơ, chiû thống, bình Can, minh mục. Trị sốt, huyết áp cao, giảm xung huyết gan, kết mạc viêm cấp.
Ghi Chú : - Châm nặn máu, cũng có thể cứu trên huyệt này để trị giác mạc viêm.
- Huyệt này là huyệt chủ yếu dùng để điều trị hôn mê gan, mang lại kết quả dịu đau và giảm đau tốt.
NHĨ TRUNG 
(Inner Ear) 
Tên khác: Tai trong.
Xuất xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí : Khu vực Nhĩ Trung chiếm gần hết rễ luân. Huyệt Zero của Nogier nằm trong khu vực này, ở trên gờ rễ luân, chỗ rễ luân từ xoắn tai nhô lên để chuyển thành đoạn đi lên của luân tai.
Tác dụng:
+ Dùng để xác định vị trí các đốt sống, các bộ phận ở các chi, nhất là chi trên và một số bộ phận khác qua các đường bán kính đi từ huyệt Zero qua các đốt sống.
+ Điều hòa độ nhậy cảm của nhiều huyệt ở loa tai: có thể làm tăng hoặc giảm số lượng huyệt loa tai đáp ứng với các biện pháp thăm dò.
+ Làm giảm căng thẳng thần kinh, giảm mệt nhọc (Đang mệt mỏi hoặc căng thẳng, nếu châm ngay lúc đó sẽ có ít kết quả. Sau khi châm huyệt Zero và để bệnh nhân nghỉ vài phút rồi mới châm các huyệt khác sẽ đạt kết quả tốt hơn).
+ Giáng Vị khí, khu phong, điều hòa chức năng cơ hoành. Trị nấc, vàng da, một số bệnh huyết dịch, bệnh tiêu hóa, bệnh ngoài da, chảy máu dưới da, xuất huyết nội, ho ra máu.
NIỆU ĐẠO 
( Urethra)
Xuất xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí : Ở trên gờ đoạn đi lên của luân tai, ngang với huyệt Bàng Quang và hơi thấp hơn bờ dưới của nhánh dưới đối luân.
Tác dụng : Trị niệu đạo viêm (viêm đường tiểu), tiểu són, tiểu gắt, tiểu buốt, bí tiểu, đái dầm.
NIỆU QUẢN
(Ureter)
Vị trí: Giữa huyệt Bàng Quang và huyệt Thận.
Tác dụng: Trị sạn thận , cơn đau quặn (bão) Thận.
Phối huyệt: Phối Thần Môn, Giao Cảm, Thận trị sỏi thận (Châm Cứu Học Thượng Hải).
NOÃN SÀO 
(Ovary)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí : Bên dưới đằng trước của vách trong đối với Bình tai, mặt trong khuyết gian bình tai, giữa đường nối huyệt Bì Chất Hạ và huyệt Nội Tiết.
Tác Dụng : Trị rối loạn kinh nguyệt, huyết trắng, băng huyết, rối loạn tiền mãn kinh, phần phụ viêm, nội mạc tử cung viêm, vô sinh, các cơ quan trong khung chậu viêm, điều hòa thần kinh thực vật, kém phát triển tình dục.
NỘI TIẾT 
(Internal Secretion)
Xuất Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Nội Phân Bí Điểm.
Vị Trí : Tại đỉnh rãnh Bình tai, phía trước của tận cùng vết cắt giữa Bình tai.
Tác Dụng : Thông khí ứ trệ, hoạt huyết, khu phong, kháng phong thấp, bổ hạ tiêu, điều hòa các tuyến nội tiết, chống dị ứng, long đờm, điều tiết các bệnh rối loạn nội tiết, kích thích hấp thụ bài tiết tuần hoàn, chống dị ứng, phong thấp. Trị rối loạn chuyển hóa calci, co cứng do giảm calci, khớp đau, rối loạn hấp thu ở ruột, viêm túi mật cấp, mạn, viêm tụy mạn, đại trường viêm dị ứng, rối loạn tiêu hóa, bệnh tim mạch như thiếu máu cục bộ cơ tim, thiếu sữa, thống kinh, kinh nguyệt không đều, huyết trắng, rối loạn tiền mãn kinh, phần phụ viêm, niêm mạc tử cung viêm, xuất huyết tử cung chức năng, âm đạo ngứa, quen uống nhiều (potomania), di chứng bại liệt trẻ nhỏ, mồ hôi tay, nhọt ống tai ngoài, mũi viêm dị ứng, họng viêm mạn, thanh quản viêm mạn, miệng loét, lỗ chân lông viêm, nấm da, ngứa, mề đay, da viêm dị ứng, tóc rụng, lở mép, sốt rét.
Ghi Chú: Tương đương huyệt Tuyến Giáp và Phó Tuyến Giáp của Nogier.
PHẾ 
(Lungs)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Ở xoắn tai dưới, bao quanh vùng phía trên và dưới huyệt Tim.
Tác dụng: Điều khí, giải biểu, thông lợi niệu. Trị bệnh hô hấp, hen suyễn, ho, lao phổi, phù do rối loạn tuần hoàn, cảm, mũi viêm cấp, họng viêm cấp, mồ hoi trộm, mồ hôi tự ra, lỗ chân lông viêm, bệnh ngoài da, ruột viêm, đại trường viêm, lỵ, Khẩu viêm loét, câm, thanh quản viêm.
Ghi Chú : Là một chủ huyệt trong gây tê, chống đau kể cả chống đau sau mổ.
PHẾ KHÍ THŨNG ĐIỂM
Xuất xứ: Nhĩ Chẩn Đoán Huyệt Học.
Tên Khác: Tràn Khí.
Vị Trí: Tại cuối thuyền tai. Phía dưới – trước huyệt Thùy Thể, giữa huyệt Thùy Thể và huyệt Trán.
Tác dụng: Trị tràn khí, khó thở.
PHÌ TRƯỜNG
Xuất xứ: Nhĩ Chẩn Đoán Huyệt Học.
Tên khác: Bắp Chân
Vị trí: Tại nhánh trên của đối luân, hơi dưới huyệt Tất Quan Tiết một ít.
Tác dụng: Trị bệnh ở bắp chân.
PHONG KHÊ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Quá Mẫn Điểm, Mề Đay, Dị Ứng.
Vị trí: Ở vùng hố thuyền, trong củ luân tai, giữa huyệt Ngón Tay và Cổ Tay.
Tác dụng: Khu phong, chỉ dưỡng. Trị mề đay, dị ứng.
PHỤ KIỆN ĐIỂM
(Pelvic cavity)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Phần Phụ.
Vị trí: Trong hố tam giác, phía dưới bên ngoài huyệt Tử Cung.
Tác dụng: Trị phần phụ viêm, hành kinh đau bụng.
PHÚC 1
(Abdomen)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại thân đối luân, bên ngoài huyệt Gối.
Tác dụng: Trị bệnh ở bụng, bệnh ở hệ tiêu hóa: dạ dày viêm, hành tá tràng viêm, loét, cơ quan trong ổ bụng co thắt, một số bệnh sản phụ khoa, lưng đau, đau sau phẫu thuật bụng.
Ghi chú: Huyệt này có giá trị chẩn đoán cao trong sỏi mật, sỏi thận, sỏi đường tiểu (Trong trường hợp ấn dò ở các điểm Đởm, Túi mật, Thận, Niệu quản không có phản ứng, thì huyệt này lại có phản ứng tốt).
PHÚC 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại thân đối luân, giữa huyệt Ngực và huyệt Yêu Chùy.
Tác dụng: Trị bệnh ở bụng, bệnh ở hệ tiêu hóa: dạ dày viêm, hành tá tràng viêm, loét, cơ quan trong ổ bụng co thắt.
PHÚC NGOẠI
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại thuyền tai, phía trên huyệt Kiên (Vai), nơi giao tiếp của đối vành tai và thuyền tai.
Tác dụng: Trị bệnh ở thành bụng như đau hoặc chấn thương phần mềm thành bụng, đau sau phẫu thuật bụng, bụng đau, sườn đau, sỏi mật.
PHÚC THỦY 
(Ascites)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Giữa huyệt Thận, Tụy, Mật và Tiểu Trường.
Tác dụng: Điều hòa trung tiêu và Tỳ. Trị sốt nhẹ, bụng đầy trướng, giun chui ống mật, gan xơ, ruột dính, bụng trướng nước.
Phối huyệt: Phối Thần Môn, Bàng Quang, Giao Cảm, Thận trị hội chứng bệnh của Can, Thận (Châm Cứu Học Thượng Hải).
QUẮC OA
(Popliteal Fossa)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Khoeo Chân, Nhượng Chân.
Vị trí: Tại chân trên đối vành tai, bên trong huyệt Tất (Gối).
Tác dụng: Trị bệnh rối loạn ở vùng khoeo chân.
SINH DỤC
(Genital Organ)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên khác: Sinh Thực Khí.
Vị trí: Ở đầu trong Đối bình tai. Có thể coi nơi tận cùng Đối luân khá giống thân một con rắn và đối bình tai là đầu rắn còn huyệt này là mắt rắn. Thực ra đây là huyệt kép, gần như dính lại với nhau.
Tác dụng: Điều hòa chức năng các tuyến sinh dục nhưng có tác dụng mạnh hơn đối với nữ giới hơn là nam giới. Có tác động gián tiếp mạnh đối với da và các khớp. Trị các rối loạn chức năng buồng trứng và dịch hoàn, bệnh da, bệnh về khớp, trương lực mắt (Rối loạn thị giác, đục nhân mắt).
Ghi Chú : 
SINH DỤC NGOÀI 
(External Genital Organs)
Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Ngoại Sinh Thực Khí.
Vị trí : Tại phía trên – giữa hố tam giác, gần huyệt Thượng Phúc (Bụng Trên), bị nếp gấp luân tai che hết một phần.
Tác dụng : Trợ dương, dưỡng khí, hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt, ổn định hệ thần kinh thực vật.. Trị kinh nguyệt không đều, đái hạ, niêm mạc tử cung viêm, rong kinh do rối loạn chức năng tử cung, tử cung sa, bụng đau do cơ tử cung co thắt sau khi sinh, rối loạn thời kỳ mãn kinh, âm hộ ngứa, âm đạo viêm, cổ tử cung viêm, eczema vùng đáy chậu, quy đầu viêm, liệt dương (do tâm lý).
SINH DỤC NGOÀI 2

Xuất Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Ngoại Sinh Thực Khí, Tân Ngoại Sinh Thực Khí.
Vị Trí : Sát viền trên – giữa hố tam giác, giữa huyệt Trực Trường Thượng Đoạn và huyệt Niệu Đạo
Tác Dụng : Trị âm đạo viêm, cổ tử cung viêm, đái hạ (khí hư), kinh nguyệt ra nhiều quá, eczema vùng đáy chậu, quy đầu viêm, liệt dương (do tâm lý).
SỐT
(Fever Point)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác : Nhiệt Điểm.
Vị trí: Ở Đối vành tai, tại viền trong chân trước đối vành tai, ngang với nếp trước của chân trên đối vành tai.
Tác dụng: Hạ sốt. Trị sốt cao.
SUYỄN ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Ở hố tam giác, tại phía sau, phần dưới huyệt Tử Cung chừng 0,2mm. Giữa huyệt Tử Cung và huyệt Bồn Không.
Tác dụng: Chống phong thấp, dị ứng, trị hen phế quản, suyễn.
TÁ TRÀNG
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Hành Tá Tràng, Thập Nhị Chỉ Tràng.
Vị trí: Chân vành tai, đối diện huyệt Tâm Vị, giữa dái tai và huyệt Tiểu Trường.
Tác dụng: Ôn trung tiêu, điều Vị. Trị tá tràng viêm loét, co thắt môn vị, giun chui ống mật.
TẢ CAN THŨNG ĐẠI KHU

Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí: Tại xoắn tai, giữa khoảng huyệt Tùng Cơ và huyệt Hạ Thùy Điểm. Trên huyệt Tùng Cơ, dưới huyệt Hạ Thùy Điểm.
Tác Dụng: Trị gan viêm, gan sưng to.
TAI TUYẾN
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Tuyến Mang Tai, Quai Bị.
Tên huyệt: Huyệt có tác dụng trị quai bị (tai tuyến viêm), vì vậy gọi là Tai Tuyến huyệt.
Vị trí: Ở đối bình tai, tại bờ trên đỉnh cao nhất.
Chủ trị: Trị quai bị, tuyến mang tai viêm.
Châm cứu: Châm thẳng sâu 0,1 – 0,2 thốn. Dò tìm điểm đau nhất để châm.
TAM TIÊU 
(San Chiao)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Ở xoắn tai dưới, giữa huyệt Tai Trong, Phổi và Tuyến Nội Tiết.
Tác dụng: Điều hòa khí của các phủ tạng, thông thủy, thanh nhiệt, chỉ dưỡng. Trị bệnh tim, cơn đau thắt ngực, bệnh lồng ngực, đau vùng Tỳ, sườn, thần kinh liên sườn đau, ngắn hơi, khó thở, rối loạn tiêu hóa, gan viêm, bụng đầy, ruột kém hấp thu, nhuận trường, phúc mạc viêm, phù, tay đau, vai đau, gan sưng, khí quản viêm, tiểu són, phù, bệnh ở bụng, ruột.
TÂM
(Heart)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Tim.
Vị trí: Giữa điểm sâu nhất của xoắn tai dưới.
Tác dụng: Ninh Tâm, an thần, điều hòa vinh huyết và Tâm hỏa, điều hòa kinh mạch. Trị cơ tim viêm, thiếu máu cơ tim, mồ hôi trộm, mất ngủ, ngủ hay mơ, hay quên, ngất, thần kinh suy nhược, bệnh tâm thần, họng viêm mạn, mất tiếng, họng sưng đau, khó thở, lưỡi viêm, động mạch viêm tắc, di chứng sau chấn thương não, say nắng, say nóng, ngắn hơi, tăng huyết áp, mụn nhọt.
TÂM 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Mặt sau loa tai, tại phần cao nhất của phần sau trung tâm của mặt sau loa tai.
Tác dụng: Tả Tâm hỏa, ninh Tâm, an thần. Trị đầu đau, mất ngủ, ngủ hay mơ ác mộng, hồi hộp, huyết áp cao, mụn nhọt.
TÂM DƯƠNG 
(Xin Yang)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Điểm giữa đường nối đỉnh bình tai và huyệt Tai Ngoài, hơi hướng về phía sau một ít.
Tác dụng: Trấn an, hồi hộp, các bệnh về tim ( đập quá nhanh, mất nhịp...).
TÂM VỊ
(Cardiac Orifice)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại phần trên xoắn tai trên và ngay dưới chân vành tai, nằm ngay sau huyệt Họng (của Châm Cứu Học Thượng Hải).
Tác dụng: Trị tâm vị co thắt, nuốt khó, có cảm giác vướng ở vùng thượng vị, nấc, nôn mửa.
TÂN NHÃN ĐIỂM
(New Eye point) 
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại xoắn tai. Giữa và dưới huyệt Thực Đạo và huyệt U Môn, trên huyệt Phế.
Tác dụng: Trị mắt lé, bệnh ở đáy mắt.
TẤT QUAN TIẾT ĐIỂM 
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Khớp Gối.
Vị trí: Tại chân trên Đối vành tai, ngang với bờ trên của chân dưới Đối vành tai.
Tác dụng: Trị đầu gối đau, khó cử động.
THÁI DƯƠNG
(The Sun - Temple)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại dái tai, giữa đường nối huyệt Chẩm và huyệt Trán (Ngạch).
Tác dụng: An thần, chỉ thống. Trị nửa đầu đau, vùng thái dương đau, ngủ nhiều, đái dầm, đái dầm do ngủ nhiều, hoa mắt, chóng mặt.
THANH QUẢN
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Giữa huyệt Tâm và Tai Ngoài.
Tác dụng: Trị bệnh ở thanh quản, khan tiếng, mất tiếng.
THẦN KINH 
(Nerves)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại bờ trong Đối bình tai, phía sau và trong huyệt Hưng Phấn.
Tác dụng: Trị liệt thần kinh VII, liệt mặt, liệt thần kinh mắt.
THẦN KINH SUY NHƯỢC ĐIỂM
(Asthenia - Asthénie)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở phía giữa vùng 1 và 2.
Tác dụng: Trị thần kinh suy nhược, răng đau.
Ghi Chú: Tương ứng với huyệt Omega của Nogier.
THẦN KINH TAM THOA
(Trigeminal Nerve - Nerf Trijumeau)
Xuất Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải + Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên Khác : Thần Kinh Sinh Ba, Tam Thoa Thần Kinh .
Vị Trí : Thuộc loại huyệt tuyến, uốn cong theo mép dái tai. Có 3 huyệt :
a) Huyệt chính tại phía cuối vùng 9, ở 1/3 tính từ dưới lên, giáp tai trong và sau tai hoặc kéo đường thẳng từ huyệt Zêro (21) xuyên qua huyệt Não (27), đầu đường thẳng là huyệt.
b) Huyệt 2 ở phần trên vùng 9, gần ranh của vùng 9 và vùng 6, giới hạn bởi đường nối 2 huyệt Zêro (21) và huyệt Chẩm (28).
c) Huyệt 3 cuối phía dưới vùng 8, hoặc kéo một đường thẳng từ huyệt Zêro (21) xuyên qua huyệt Bình Suyễn, đầu đường thẳng là huyệt.
Tác Dụng : Trị thần kinh tam thoa đau.
Ghi Chú : Đây là Huyệt số 16 của Nogier.
THẦN KINH TỌA
(Sciatica - Sciatique) 
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên khác: Thần Kinh Toạ Cốt, Thần Kinh Hông.
Vị trí: Ở bờ trên đối luân, trong rễ dưới (trong phần trên của loa tai), ngay tại chỗ rễ dưới giao với nhánh lên của Luân tai 1 ít.
Tác dụng: Trị thần kinh tọa đau.
THẦN KINH TOẠ 2
Xuất xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Tọa Cốt Thần Kinh.
Vị trí : Trên viền trên của chân dưới đối vành tai, hơi lệch vào bên trong. Gần phía trong của huyệt Thần Kinh Tọa của Nogier.
Tác Dụng : Trị thần kinh tọa đau.
THẦN MÔN 
(Shen Men)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Mé giữa - ngoài hố tam giác, trên huyệt Bồn Không, ngang huyệt Suyễn.
Tác dụng: Trấn tỉnh, an thần, chỉ thống, thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, kháng viêm, giáng khí, chỉ khái, điều chỉnh sự hưng phấn và ức chế của vỏ não. Có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống biến ứng. Trị mất ngủ, bồn chồn, đầu đau, chóng mặt, nửa đầu đau, thần kinh sinh ba đau, thần kinh liên sườn đau, rễ thần kinh thắt lưng – cùng viêm, động kinh, hysteria, cơ mặt co giật, say nắng, say sóng, say xe, rối loạn tâm thần, thần kinh suy nhược, ngực đau, ngực tức, dị ứng, ho khan, hen suyễn, phế quản viêm, dạ dày viêm, tá tràng viêm, rối loạn co bóp dạ dày, ruột, nấc, động kinh, cao huyết áp, ho khan, suyễn, lở ngứa.
Ghi Chú: 
+ Châm huyệt này có khi gây ra cảm giác nặng bụng.
+ Là một huyệt chủ yếu dùng trong châm tê giải phẫu vùng bụng, ngực.
THẬN ĐIỂM 
(Kidneys - Rénals)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Gần hố trục của hố tam giác, dưới bờ của đường viền vành tai. Huyệt này là một tuyến trải dài từ Đối vành tai vòng ra đến ngang huyệt Darwin.
Tác dụng: Dưỡng Thận thủy, tăng thính lực, kiện cốt, ích tủy. Trị thần kinh suy nhược, đầu đau, mất ngủ, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn tiền đình, kinh nguyệt không đều, bệnh ở Thận, hệ thần kinh giao cảm, tâm thần.
Ghi Chú : Đây là huyệt 15 của Nogier.
THẬN ĐIỂM 2 
(Kidneys - Rénals)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Phần trên xoắn tai trên, trên huyệt Tiểu trường.
Tác dụng: Bổ ích đại não, thận, hệ thống tạo huyết, trị cột sống đau, trí nhớ kém, đầu đau, tai ù, suy nhược thần kinh, bệnh về sinh dục, bài tiết, rối loạn sinh lý.
THẬN VIÊM
(Nephritis)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Phía dưới huyệt Cột Sống, chỗ lõm dưới của mép thuyền tai.
Tác dụng: Trị thận viêm, bể thận viêm.
THÍNH GIÁC
(Audition)
Vị trí: Tại mép bình tai, chỗ ranh phân cách mặt trong và ngoài bình tai và ở 1/2 chiều cao bình tai.
Tác dụng: Trị thần kinh tai, thính giác, nghe không rõ, tai điếc, lãng tai.
Ghi Chú : Huyệt số 5 của Nogier.
THỦNG LỰU ĐẶC DỊ KHU
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Là một vùng nối từ huyệt Luân 4 đến Luân 6, kéo dài từ cuối bờ dưới – giữa dái tai đến luân tai.
Tác dụng: Giảm đau. Trị bướu cổ đơn thuần.
THÙY THỂ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Dưới Đồi.
Vị trí: Phía dưới vách trong của đối nhĩ bình.
Tác dụng: Bổ tủy, kiện thần, ích não, ninh tâm, chỉ thống, tiêu viêm, tiêu phù, điều hòa chức năng bán cầu não trong trường hợp hưng phấn hoặc ức chế, điều tiết cơ năng thùy thể của não. Trị chứng lùn, chứng to chi, tiểu đường. Cấp cứu khi choáng, sinh xong tử cung không co lại và các chứng do rối loạn nội tiết gây nên.
Ghi Chú:
+ Theo Nogier, huyệt Dưới Đồi ở tai bên nào thì có tác dụng đối với nửa người bên đó, đối với cả chi trên và chi dưới nhưng không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng không đáng kể đối với cột sống. Trị cơ bị liệt, cơ co cứng hoặc co giật cơ ở mặt, co thắt cơ hoành, thấp khớp, hư khớp, đau nhiều chỗ, chấn động não, dây thần kinh tọa viêm, động kinh, thần kinh suy nhược, tâm thần phân liệt, hysteria thể câm hoặc thể liệt, sốc không do ngoại khoa, khát do thần kinh, say nắng, say nóng, muốn nôn, nôn mửa, táo bón, đánh trống ngực, mồ hôi ra nhiều, đau do chấn thương.
+ Là một huyệt chủ yếu trị các rối loạn đường tiểu như tiểu buốt, đái dầm, ứ nước tiểu một phần trong bàng quang.
THỰC ĐẠO
(Esophagus)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí: Ở phần trên xoắn tai, dưới huyệt Chi Điểm, trên huyệt Khẩu.
Tác Dụng: Trị họng có cảm giác cứng, nói khó.
THƯỢNG BỐI
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Mặt sau loa tai, từ điểm giữa huyệt Hạ Nhĩ Căn và huyệt Mê Căn lùi vào phía trong tai khoảng 1 thốn là huyệt.
Tác dụng: Trị lưng bị chấn thương cấp, thắt lưng đau, điều chỉnh chứng ngứa.
THƯỢNG CHI ĐIỂM
(Upper Limbs) 
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên Khác: Chi Trên.
Vị trí: Phía trên và trước huyệt Chi Dưới chừng 2mm, hầu như nằm thẳng góc với chỗ giao nhau của Đối vành tai và bờ trên nhánh lên của vành tai.
Tác dụng: Kiểm soát cảm giác (chứ không phải vận động) của chi trên.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 23 của Nogier.
THƯỢNG HÀM
(Upper Jaw)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Hàm Trên.
Vị trí: Từ cuối vết cắt bình tai, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở giữa vùng 3.
Tác dụng: Trị răng đau, lợi sưng, hàm cứng, họng sưng đau, gây tê để nhổ răng, chậm mọc răng, răng lung lay, khớp hàm viêm, nướu răng viêm.
THƯỢNG NGẠC ĐIỂM
(Upper Jaw )
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Vòm Miệng Trên.
Vị trí: Từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở giữa vùng 3.
Tác dụng: Trị răng đau, lợi sưng, hàm cứng, họng sưng đau, gây tê để nhổ răng.
THƯỢNG NHĨ CĂN 
(Upper Root Of Ear)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Chính giữa gốc trên vành tai, phần da tai bám vào da đầu.
Chủ trị : Chỉ thống, bình suyễn. Trị đầu đau, bụng đau, hen suyễn, bán thân bất toại, xơ hóa dây chằng bên tủy sống.
THƯỢNG PHÚC
(Upper Abdomen)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Bụng Trên.
Vị trí: Tại xoắn tai, gần lỗ tai ngoài, dưới huyệt Tam Tiêu.
Chủ trị : Trị bụng trên đau, dạ dày đau, hành tá tràng đau.
TÍCH TỦY 1
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Mặt sau loa tai. Tại điểm cao nhất của rãnh tai, gần huyệt Thượng Nhĩ Căn.
Tác dụng: Trị gân cơ bị mềm yếu, xơ cứng, bại liệt.
TÍCH TỦY 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Mặt sau loa tai. Tại điểm thấp nhất của rãnh tai, gần huyệt Hạ Nhĩ Căn.
Tác dụng: Trị gân cơ bị mềm yếu, xơ cứng, bại liệt.
TIỀN LIỆT TUYẾN
(Prostate)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác : Nhiếp Hộ Tuyến.
Vị trí: Tại xoắn tai trên, phía trong huyệt Bàng quang.
Tác dụng: Trị tiền liệt viêm hoặc phì đại, di tinh, tảo tinh, tiết tinh, nhiễm khuẩn đường tiểu, tiểu ra máu, tiểu gắt do tiền liệt tuyến.
TIỆN BÍ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí: Tại khu giữa – ngoài của hố tam giác, giữa huyệt Trực Trường Hạ Đoạn và huyệt Hạng Quan.
Tác Dụng: Trị táo bón, trĩ ra máu.
TIỂU TRƯỜNG 
(Small Intestine - Intestine Grele)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Phần dưới xoắn tai dưới, trên chân vành tai, tại chỗ hơi xích ra một nửa của chân vành tai.
Tác dụng: Bổ Tỳ, điều hòa trung tiêu, dưỡng Tâm, sinh huyết. Trị tiêu chảy, táo bón, cơn đau quặn ruột, khó tiêu, rối loạn co bóp dạ dày, bụng sôi, ruột, giảm hấp thụ ở dạ dày, ruột, bụng trướng, lao màng bụng, bệnh về tim, hồi hộp, ngắn hơi, thiếu sữa, họng sưng đau, ruột viêm, bệnh về tim.
TIM 
(Heart - Coeur)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Có thể phân mỗi đoạn cột sống ra từng đốt một, huyệt Tim nằm tại sau đốt lưng 4 ra một chút. Có thể xác định huyệt nhờ một cái khuyết sụn.
Tác dụng: Trị bệnh ở tim, thần kinh Phế vị.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 10 của Nogier.
TINH THÔNG MẮT MŨI
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Tỵ Nhãn Tịnh Điểm.
Vị trí: Viền sau của huyệt Khát.
Tác dụng: Trị mũi viêm cấp, mũi viêm mạn, mắt viêm.
TỎA CỐT
(Clavicle)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Xương Đòn.
Vị trí: Tại thuyền tai, ngang bằng với vị trí huyệt Cổ (Hạng) [ở rãnh đối luân).
Tác dụng: Trị xương đòn bị gẫy hoặc bong gân.
TỔNG HỢP
Xuất xứ : Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí : Ở phần trên dái tai, phía đáy của đối gian bình. Trong một ngã tư làm bằng sụn và xương giữa xoắn tai và thành xương, có một chỗ bị tét ra, huyệt Tổng Hợp nằm ở trong phần lõm xuống. Chỗ này, từ dưới dái tai, nếu dùng que dò ấn lên phần trên - giữa xương chũm và phần dựng đứng của xương hàm dưới, que dò sẽ tạo nên một chỗ lõm, đó chính là huyệt Tổng Hợp.
Tác dụng : Tác dụng tổng quát về cảm giác và vận động, nhưng không ảnh hưởng đến các cơ quan cảm thụ của vùng trán và khứu giác.
Huyệt này thường dùng trong các bệnh về tinh thần.
Ghi Chú : Đây là huyệt 26 của Nogier.
TRÁN
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Ngạch Điểm.
Vị trí: Bên trên phần trong Đối bình tai, trên đường tiếp giáp giữa da đối bình tai với da loa tai, ngang với vị trí đối xứng với huyệt Duyên Trung ở ½ dưới của đối bình tai.
Tác dụng: An thần, chỉ thống. Trị đau vùng trán, chóng mặt, thần kinh suy nhược, mất ngủ, ngủ hay mơ, chảy máu cam, mũi viêm do cảm lạnh, mũi viêm dạng vận mạch, mũi viêm phì đại, thanh quản viêm, xoang mũi viêm.
TRĨ 
(Hemorroid)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Trĩ Hạch Điểm.
Vị trí: Tại vành tai, bờ ngoài của hố tam giác.
Tác dụng: Trị trĩ, trực trường sa.
TRỰC TRƯỜNG 
(Rectum)
Tên Khác: Trực Tràng.
Xuất Xứ : Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị Trí : Trong phần trên của xoắn tai trên, phía tai bên phải đúng tại góc tạo nên bởi chân dưới Đối vành tai và nhánh lên của vành tai.
Tác Dụng : Trị bệnh về tĩnh mạch trĩ và xương cụt.
Ghi Chú :
TRỰC TRƯỜNG HẠ ĐOẠN
(Lower Rectum)
Xuất Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị Trí : Phần trên vành tai, ngang với huyệt Đại Trường.
Tác Dụng : Trị ruột già viêm, táo bón, trực tràng sa, trĩ nội, trĩ ngoại, tiêu ra phân không tự chủ, hậu môn nứt, hậu môn buốt, rát, kiết lỵ trực khuẩn.
TRỰC TRƯỜNG THƯỢNG ĐOẠN 
(Upper Rectum)
Xuất xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí : Sát bờ trên hố tam giác, gần huyệt Ngoại Sinh Thực Khí.
Tác dụng : Trị rối loạn chức năng trực trường.
TÙNG CƠ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác : Giãn Cơ, Tòng Cơ, Cơ Tòng, Cơ Tùng.
Vị trí: Tại xoắn tai dưới, sát phía ngoài huyệt Dạ Dày.
Tác dụng: Chủ yếu dùng trong châm tê để làm giãn cơ.
TUYẾN THƯỢNG THẬN
(Adrenal Gland - Surrénal Gland)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Thận Thượng Tuyến .
Vị trí: Nơi cao nhất của mặt dưới Bình tai (chỗ nhô ra phía dưới Bình tai - nếu chỉ nhìn thấy một chỗ nhô ra thì huyệt ở mép dưới).
Tác dụng: Kháng viêm, chống choáng, hưng phấn và ức chế đối với việc hô hấp, hạ nhiệt (tăng hoặc nhiệt), co dãn huyết quản, nâng và hạ huyết áp, thanh nhiệt, chỉ thống, thư cân, khu phong, điều hòa chức năng tuyến thượng thận, do đó có tác dụng tiêu viêm, tiêu phù, chống dị ứng. Trị hen suyễn, phong thấp, trụy mạch, cơ trơn co thắt, huyết áp cao, huyết áp thấp, mất mạch, mạch máu viêm, chảy máu, sốt cao không rõ nguyên nhân, thân nhiệt giảm, các chứng trúng độc nghiêm trọng do vi khuẩn nhiễm vào, các bệnh ngoài da, bệnh mạn tính.
Ghi Chú: Theo Nogier, huyệt này có tác dụng giảm đau rõ rệt ở các chi và cột sống.
TUYẾN TUỴ
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Di Tuyến.
Vị trí: Tại xoắn tai trên, giữa điểm nối huyệt Di Đởm và Tá Tràng, hơi xích ra ngoài một ít.
Chủ trị: Trị tuyến tụy viêm cấp và mạn, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
TỦY
(Moelle)
Xuất Xứ : Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị Trí : Từ cuối vết cắt Nhĩ Bình, gạch 3 gạch ngang chia dái tai thành 3 phần, rồi gạch thêm 2 vạch dọc để chia dái tai thành 9 phần đều nhau, xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Huyệt ở giữa bờ ngoài vùng 3, sát ranh tai trước và sau tai, tại đuôi vành tai, ngang với đường tuyến nối huyệt Zêro (21) và huyệt Vai (20).
Tác dụng : Trị bệnh ở hệ thần kinh ngoại biên, bệnh ở tủy sống.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 30 của Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
TUỴ ĐIỂM
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Di Đởm Điểm, Đởm Điểm.
Vị trí: Tại phần sau xoắn tai trên bên phải, ngay trước huyệt Cột Sống, giữa huyệt Can và Thận.
Tác dụng: Trị tụy viêm cấp, mạn, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Ghi Chú: Huyệt bên phải là huyệt Đởm, bên trái là huyệt Tụy (Châm Cứu Học Thượng Hải).
TỤY ĐIỂM 2
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Chia xoắn tai trên làm 3 phần, huyệt ở trung tâm đoạn 1/3 sau, biên giới của vùng huyệt này không chạm vành tai cũng như Đối vành tai.
Tác dụng: Trị Tụy ngoại tiết, Tỳ, thăng bằng thần kinh phế vị.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 2 của Nogier.
TỬ CUNG ĐIỂM
(Uterus)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại giữa phần trước Hố tam giác, ngay sau phần trước vành tai, ngang điểm giữa vành tai.
Tác dụng: Trị bệnh sản và phụ khoa, rối loạn sinh dục.
TỲ 
(Spleen)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại xoắn tai dưới, gần viền trong của xoắn tai dưới, ngang với huyệt Phế Ngoại Trắc, ở bên tai trái.
Tác dụng: Trị Tỳ sưng đau, tiêu hóa không tốt, tiêu chảy.
U MÔN
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Tâm Vị.
Vị Trí: Tại phía dưới chân vành tai, giữa huyệt Vị và huyệt Thượng Phế.
Tác Dụng: Trị u môn (tâm vị) co thắt, nghẹn, phản vị, ợ hơi.
UNG THƯ 1
Xuất xứ: Nhĩ Huyệt Chẩn Đoán Học.
Vị trí: Ở rìa luân tai, phần thuộc về củ luân tai và trên củ luân tai một ít.
Tác dụng: Khi bệnh nhân bị ung thư, ở vùng này có thể mọc lên những cục nhỏ màu vàng nâu hoặc vàng xẫm, mất màu khi ấn vào.
Ghi Chú : Chỉ có gía trị chẩn đoán, không có tác dụngdiều trị.
UNG THƯ 2
Xuất xứ: Nhĩ Huyệt Chẩn Đoán Học.
Vị trí: Ở rìa dái tai, từ phía dưới đuôi luân đến điểm thấp nhất của dái tai (tức là huyệt Luân Tai 6).
Tác dụng: Khi bệnh nhân bị ung thư, ấn vào huyệt này rất đau.
Ghi Chú : Chỉ có gía trị chẩn đoán, không có Tác dụngdiều trị.
UYỂN ĐIỂM
(Wrist - Poignet)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Cổ Tay.
Vị Trí: Tại thuyền tai, nơi bắt đầu vành tai.
Tác Dụng: Trị cổ tay đau.
VAI 
(Shoulder - Epaul)
Xuất xứ : Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Tên khác: Kiên Điểm.
Vị trí : Tại Đối vành tai, hơi cao hơn Đối bình chừng 3mm.
Tác dụng : Trị vai đau.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 20 của Nogier.
VAI 2 
Xuất Xứ : Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên Khác: Kiên Điểm.
Vị Trí : Tại thuyền tai, ngang với khớp trên Bình tai.
Tác Dụng : Trị vai đau, khó cử động.
Phối huyệt:
VỊ HẠ 
(Ptosis)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Phần trên huyệt Dạ dày, ngay huyệt Hành Tá Tràng.
Tác dụng: Trị dạ dày sa.
YÊU CHÙY
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Tên khác: Cột Sống Lưng.
Vị trí: Khoảng giữa của đối vành tai, ngang với huyệt Yêu Thống Điểm, giữa hai huyệt Phúc (Bụng Trên – Bụng Dưới).
Tác dụng: Trị lưng đau do chấn thương, cột sống bị thoái hóa, cột sống viêm.
YÊU CHÙY 2
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Lấy nhĩ luân của đối nhĩ luân làm cột sống. Nơi ngang bằng với huyệt Niệu Đạo, huyệt Trực Trường Hạ Đoạn và huyệt Kiên Quan Tiết. Kẻ 3 đường chia cột sống thành 4 đoạn: từ trên xuống dưới gồm có Đê Vĩ Chùy (đốt sống cùng), Yêu Chùy (đốt sống thắt Bối), Hung Chùy (đốt sống ngực) và Cảnh Chùy (đốt sống Hạng). Huyệt Yêu Chùy nằm ở 2/4 từ trên xuống.
Tác dụng: Trị Bối đau do chấn thương, cột sống bị thoái hóa, cột sống viêm.
YÊU THỐNG ĐIỂM
(Lumbago Point)
Xuất xứ: Châm Cứu Học Thượng Hải.
Vị trí: Tại thân đối luân, giữa huyệt Yêu Chùy của thuyền tai và Yêu Chùy của đối vành tai.
Tác dụng: Trị lưng vẹo cấp, lưng đau mạn.
ZÊRÔ (Zero)
Xuất xứ: Réflexes Du Pavillon De L’Oreille.
Vị trí: Ngay chỗ rễ vành tai biến thành nhánh lên, nơi phần gồ của vành tai nhô ra khỏi xoắn tai, ngay giữa gồ này. Khi dò bằng que dò có mấu ngang hoặc bằng móng tay sẽ thấy ở đó có một khía sụn nhô ra.
Tác dụng: Điều chỉnh sự nhạy cảm của loa tai (trừ phần bình tai), huyệt có ảnh hưởng đến cảm giác thân thể và tác động toàn thân.
Ghi Chú : Đây là huyệt số 21 của Nogier.
Theo Từ điển tra cứu đông y dược
 
Lương Y Hoàng Duy Tân
 
Lương Y Trần Văn Nhủ

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio