Bài học lam thấy thuốc
Hotline

Bài học lam thấy thuốc

Trong giới y học cổ truyền Việt Nam chắc không ai là không biết, không thuộc hai bài thuốc cổ phương Bát vị và Lục vị, một bài đại diện cho chứng âm hư, một bài đại diện cho chứng dương hư. Nhưng làm thế nào để tạo ra được bài đó? Chúng ta sẽ xem dưới đây.
 
 
 
 
 
 
 
 
Trương Trọng Cảnh từ nhỏ theo Trương Bác Tổ học y. Trương Bác Tổ vừa là thầy lại vừa là bác của Trương Trọng Cảnh, rất nghiêm khắc đối với Trọng Cảnh. Trương Trọng Cảnh ban ngày theo bá phụ trị bệnh cho dân chúng, buổi tối dưới ánh đèn chăm chỉ học y thư, nên y thuật tiết bộ rất nhanh.
Một hôm, gặp một bệnh nhân cao tuổi, thầy và trò thấy tinh thần người bệnh ủy mị, môi miệng khô, trán nóng bỏng tay. Trương Bác Tổ sau khi khám nói rằng: “Bệnh tà đã nhập vào vị tràng, nhiệt thịnh thương tân, phân khô không thể tống ra, chỉ có dùng thuốc tả hạ mới có thể cho đại tiện thông sướng. Nhưng bệnh nhân tuổi cao, thân thể lại hư, uống thuốc tả hạ có thể chịu được không, cân nhắc nhiều lần, không đưa được chủ ý.
Trương Trọng Cảnh đứng ở bên cạnh, thấy bác mình bó tay ngồi nhìn nghĩ một lát, nói với bác: “Cháu có một cách”, rồi nói rành rọt cách nghĩ của bản thân cho bác nghe. Trương Bác Tổ nghe xong phấn khởi nói: “được! cháu mau đi trị bệnh đi”.
 
Trương Trọng Cảnh cầm lại một thìa mật ong, cho vào trong một nồi đồng, một mặt đun nhỏ lửa, một mặt dùng đũa quấy đảo. Ước chừng sau qua một khắc, mật ong nấu thành dạng hồ sền sệt đặc dính. Nhân lúc còn nóng, nặn mật ong thành dải nhỏ dài, nhét nhè nhẹ vào trong hậu môn bệnh nhân. Khoảng qua thời gian một bữa cơm, trong bụng của bệnh nhân phát ra tiếng lục bục, rất nhanh, đi ngoài ra một đống phân, bệnh tình giảm nhẹ một nửa, chưa được vài ngày, người bệnh khỏe lên.
 
Trương Bá Tổ xem cháu dùng phương pháp điều trị kỳ diệu như vậy trị khỏi bệnh, nói một cách phấn khởi “tài quá, cháu mạnh dạn sáng tạo như vậy, có người kế tục Trung Y rồi”.
Sống và làm việc trong thời tao loạn cuối nhà Hán, Trương Trọng Cảnh đã tập hợp các tài liệu y học cổ như Tố vấn, Cửu quyển, Bát thập nhất nạn, Âm dương đại luận, Đài lư dược lục, Bình mạch biện chứng và kinh nghiệm cá nhân để viết ra tác phẩm y học xuất sắc Thương hàn tạp bệnh luận.
Năm 2006 trước Công nguyên thời Tây Hán, Hán Vũ Đế tên thật là Lưu Triệt, sách sử ghi rằng Lưu Triệt muốn cho mình khỏe mạnh, cải lão hoàn đồng nên đã uống nhiều “đan sa”, biến chứng phát sốt dữ dội, khát nước nhiều, đi tiểu liên tục mà không thuốc nào chữa khỏi. Trương Trọng Cảnh bấy giờ là đại phu chữa bệnh cho Lưu Triệt đã nghĩ ra hai phương thuốc: bát vị và lục vị. Nhờ thế mà nhà vua đã khỏi bệnh. Nguyên văn hai bài thuốc như sau:
Bài thuốc Bát vị quế phụ:
Thục địa 8 chỉ, hoài sơn 4 chỉ, sơn thù 4 chỉ, đan bì 3 chỉ, trạch tả 3 chỉ, bạch linh 3 chỉ, quan quế 1 chỉ, phụ tử 1 chỉ.
Tất cả 8 vị thuốc tốt nên gọi là bát vị.
Cách sao tẩm như sau: Thục địa thứ tốt tẩm gừng tươi sao khô. Hoài sơn tẩm nước cơm sao khô. Sơn thù bỏ hạt, tẩm rượu sao khô. Trạch tả tẩm nước muối loãng sao khô. Bạch linh tẩm sữa con so sao khô. Phụ tử đã chế mới đem dùng.
Chủ trị: Chân thận hỏa hư, chân thủy vượng làm cho mỏi mệt. Hạ bộ hàn lãnh, đau lưng, mỏi gối, lưng lạnh, đái đêm nhiều. Đại tiện phân lỏng, bần thần nặng đầu, hay quên, lừ đừ, ngái ngủ.
Bài thuốc tồn tại cho tới ngày nay đã hơn 2000 năm. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác khi xưa đánh giá rất cao bài bát vị và đã dùng bài thuốc này chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm. Ông dùng bài “bát vị” làm xương sống, căn cứ vào chứng mà gia giảm. Sau đây là phép gia giảm của Hải Thượng Lãn Ông:
Tạng thận yếu mà đi lị lâu tăng vị thang ma, phá cố chỉ đều 2 chỉ (2 chỉ = 3,75g).
Mạch xích 2 bên hồng mà sác là chân âm kém, bội quế, phụ tử lên 2 chỉ.
Mạch bổ bên trái vô lực là khí, tạng can suy nhược, bội sơn thù lên 3 chỉ.
Mạch bổ quan bên phải vô lực là tỳ vị hư yếu, bội phục linh, trạch tả lên 2 chỉ.
Hỏa dạ dày quá mạnh mà thành hoàng đản, sốt về chiều, miệng lở, chóng đói, bội mẫu đơn.
Khí dạ dày yếu mà lạnh (hư hàn), đầy trướng, sôi bụng bội phục linh, trạch tả lên 2 chỉ, lại bội quế, phụ tử thêm 1 chỉ. Dương suy, tinh kém thêm lộc nhung, tử hà sa. Tạng thận yếu không đem được nguyên khí về chỗ, đi tiểu nhiều, thở suyễn, nôn ọe bội ngũ vị tử, ngưu tất.
Bài lục vị:
Trương Trọng Cảnh dùng bài “bát vị” nhưng bỏ đi 2 vị quế và phụ tử. Còn lại 6 vị gọi là bài “lục vị”.
Bài thuốc: Hoài sơn 4 chỉ, thục địa 8 chỉ, sơn thù 4 chỉ, đan bì 3 chỉ, trạch tả 3 chỉ, bạch linh 3 chỉ.
Chủ trị: Thận thủy suy kém, tinh khô, huyết kiệt đau lưng, mỏi gối, di tinh, khát nhiều, đái rắt, can thận suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, phát sốt, nóng âm, da, tóc khô xỉn, mắt mũi nám đen, lưỡi khô ráo khát. Đối với phụ nữ nhan sắc ngày càng tàn tạ, nóng nảy, các chứng trẻ em chậm biết đi, tóc mọc chậm, chậm biết nói...
Phép gia giảm của Hải Thượng Lãn Ông:
Người gầy đen, khô táo thêm thục địa, bớt trạch tả.
Tính nóng nảy, hay cáu giận bớt sơn thù thêm đan bì, bạch thược, sài hồ mỗi vị 2 chỉ.
Lưng mỏi thêm đậu trọng tẩm muối sao.
Tì vị hư yếu, ăn ít mà ngoài da lại khô xỉn tăng hoài sơn.
Chứng đại đầu thống (nhức đầu quá mạnh), nếu người bệnh yếu lắm không nên dùng nhiều thuốc lạnh, mát mà chỉ nên dùng lục vị nhưng bội thêm thục địa, mẫu đơn bì, trạch tả, huyền sâm, ngưu tất mỗi vị 3 chỉ. Nếu hỏa quá mạnh thêm tri mẫu, hoàng bá mỗi vị 2 chỉ.
Phụ nữ huyết khô, kinh bế, thiếu máu, xây xẩm ăn kém thêm xuyên quy, bạch chỉ mỗi vị 2 chỉ, quế tốt 1 chỉ.
Chứng bạc đầu, rụng tóc thêm hà thủ ô 2 chỉ nhưng phải uống cho nhiều (vài chục thang) có thể hồi xuân.
Mờ mắt thêm kỷ tử, cúc hoa, sài hồ, mỗi vị 2 chỉ.
Hải Thượng Lãn Ông nói: Tôi kinh nghiệm hằng 30 năm, chữa khỏi được nhiều bệnh trầm trọng, cũng chỉ căn cứ vào 2 khiếu âm và dương, cũng chỉ trông vào 2 bài “bổ thủy và bổ hỏa” (bát vị và lục vị) khác biệt với các thầy khác mà thôi! Vậy thủy hỏa là căn bản để sinh ra con người, nhưng thủy là chân của hỏa cho nên phải tương giao mà không lìa được nhau. Lại phải quân bình mà không bên nào được hơn lên. Tính của hỏa bốc lên thì phải đem trở xuống. Tính của thủy nhuận xuống thì phải đem trở lên. Hỏa ở trên, thủy ở dưới gọi là tương giao tức thủy hỏa ký tế (nước và lửa đã làm xong việc). Hỏa ấy gọi là dương khí, thủy ấy gọi là âm khí, 2 bên cần phải có nhau, dựa vào nhau thì gọi là âm dương hòa bình.
Người nào chân âm của tạng thận không đầy đủ tức bổ mạch xích bên trái hư yếu, đi tế, sác thời dùng bài “lục vị”.
Còn người nào chân dương không đầy đủ, tức hỏa mệnh môn không được đầy, bổ mạch xích bên phải đi tế, sác thì dùng bài “bát vị”.
Hải Thượng Lãn Ông nói thêm: Xem như thế mới biết bách bệnh đều bởi hư yếu mà ra. Mà hư yếu phần nhiều bởi tạng thận. Nội kinh nói: “Gặp chứng hư yếu phải bội tạng thận để giữ lấy mệnh môn". Nội kinh nói thêm: “Việc làm thuốc mà biết được yếu lĩnh thì mọi cái là xong. Không biết được yếu lĩnh thì man mác vô cùng!”.
Hải Thượng Lãn Ông kết luận: “Đem phương pháp để chữa một bệnh suy rộng ra có thể chữa được bách bệnh. Mà phương pháp chữa được bách bệnh về căn bản cũng như chữa được một bệnh vậy!”.
 
ThS. Lê Khánh Linh

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio