Kinh nguyệt bế
Hotline

Kinh nguyệt bế

Người con gái đến tuổi dậy thì hoặc quá tuổi thanh xuân mà chưa hành kinh hoặc đang hành kinh mà bỗng nhiên không hành kinh trên 3 tháng, gọi là Bế Kinh hoặc Vô Kinh (trừ trường hợp có thai và đang cho con bú)
 
 
 
 
 
A - Đại cương
            Người con gái đến tuổi dậy thì hoặc quá tuổi thanh xuân mà chưa hành kinh hoặc đang hành kinh mà bỗng nhiên không hành kinh trên 3 tháng, gọi là Bế Kinh hoặc Vô Kinh (trừ trường hợp có thai và đang cho con bú).
 B - Nguyên nhân
            - Theo YHHĐ thường có quan hệ với yếu tố nội tiết, thần kinh, tinh thần.
            - Theo TYHCT nguyên nhân do:
            + Sinh đe? nhiều hoặc thể trạng yếu, suy nghĩ, lo lắng quá độ... làm cho cơ thể suy dần, âm huyết tiêu hao, Thận khí hư hao, mạch lạc của Xung và Nhâm trống rỗng, làm cho huyết bị khô.
            + Cảm pHải hàn tà, ăn uống thức ăn quá lạnh làm cho hàn tà xâm nhập vào Tử  cung hoặc do Can uất khí trệ, mạch lạc bị ứ trệ, mạch Xung, Nhâm không đều, gây ra bệnh.
C - Triệu chứng
 Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
            a - Huyết khô: sau một thời gian hành kinh, số lượng máu giảm dần rồi không hành kinh nữa, người gầy, da khô, môi nhạt, tinh thần mệt mỏi, có khi nhiệt độ xuống thấp, mồ hôi trộm, đầu choáng váng, mạch Tế, không lực.
            b - Huyết Trệ: kinh nguyệt không hành, bụng dưới căng đầy và đau, bồn chồn, trong người khó chịu, ngực đầy, sườn đau, bụng có cục cứng, da khô nháp, táo bón, chất lưỡi đỏ sẫm hoặc lấm chấm nốt xuất huyết, mạch Huyền hoặc Sáp.
 
 D - Điều trị
 
            1- Châm Cứu Học Thượng Hải : Bổ ích Thận khí, thông điều mạch Xung Nhâm.
            • Huyệt chính: Âm Giao (Nh.7) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23).
            • Huyệt phụ: Cách Du (Bq.17) + Địa Cơ (Ty.8) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Xung (Vi.30).
            Dùng huyệt chính làm chu?.
            + Huyết khô : thêm Cách Du (Bq.17) , Huyết Hải (Ty.10).
            + Huyết trệ : thêm Khí Xung (Vi.30) , Địa Cơ (Ty.8) , Khúc Tuyền (C.8) .
            Kích thích vừa pHải, cách 1 ngày châm 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình.
   Ý nghĩa: Thận Du ích Thận; Âm Giao là huyệt hội của mạch Xung và Nhâm, để thông điều mạch Xung, Nhâm, phối hợp với Tam Âm Giao để sơ điều 3 kinh âm ở  chân (Can, Thận, Tỳ) để hành huyết.
            . Huyết khô : thêm Cách Du, Huyết Hải để ích huyết.
            . Huyết trệ : châm Khúc Tuyền để sơ Can, Địa Cơ để hành huyết, Khí Xung là Huyệt hội của kinh Túc Dương Minh và mạch Xung, Túc Dương Minh Chủ về huyết, mạch Xung là bể của huyết (huyết Hải), châm có thể sơ tán nghịch khí, hòa huyết, hành ứ.
            2-  Chi Câu (Ttu.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Tam Âm Giao (Ty.6)  + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Tụ Anh).
            3- Chi Câu (Ttu.6)  + Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6)   + Túc Tam Lý (Vi.36) (Thần Ứng Kinh).
            4- Cứu Chiếu Hải (Th.6) + Yêu Du (Đc.3) (Thần Cứu Kinh Luân).
•           5- Huyết khô : Khí Hải (Nh.6) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23)  + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20)   .
•               . Huyết trệ: Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4)  + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6)  + Trung Cực (Nh.3) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).
            6- Hư chứng: Can Du (Bq.18) + Cách Du (Bq.17) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tỳ Du (Bq.20), đều bổ.
            Thực chứng: Địa Cơ (Ty.8) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4)  (bổ)  + Khí Xung (Vi.30)  [ đều tả  ] + Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6)  (tả ) (Châm Cứu Trị  Liệu Học).
            7- Nhóm 1 : Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Nội Đình (Vi.44) + Quan Nguyên (Nh.4)+ Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) (Bq.23)  + Trung Cực (Nh.3).
            Nhóm 2 : Cách Du (Bq.17) + Địa Cơ (Ty.8) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4)   + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Cốt (Nh.2)  + Khúc Tuyền (C.8) + Nội Đình (Vi.44) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) + Túc Tam Lý (Vi.36)    (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
            8- Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hải (Nh.6) + Long Môn+ Tam Âm Giao (Ty.6)  + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) ( Châm Cứu Học Thủ  Sách).
            9- Côn Lôn (Bq.60) + Đại Hách (Th.12) + Địa Cơ (Ty.8) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Cốt (Nh.2)   + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4)   + Quan Nguyên Du (Bq.26) + Quy Lai (Vi.29)  + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) + Trường Cường (Đc.1) + Tứ Mãn (Th.14)  (Tân Châm Cứu Học).
            10- Địa Cơ (Ty.8)  + Đới Mạch (Đ.26) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4)   + Quan Nguyên Du (Bq.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Chú (Th.15) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Liêu (Bq.33) + Yêu Dương Quan (Đc.2)  (Trung Quốc Châm Cứu Học).
            11- Thạch Môn (Nh.5) + Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Học HongKong).
            12- Bổ ích Thận khí, làm thông và điều hòa mạch Xung, Nhâm, kết hợp với hành khí hoạt huyết.
            Dùng Thận Du (Bq.23) + Âm Giao (Nh.7) + Tam Âm Giao (Ty.6) , phối hợp với Huyết Hải (Ty.10), Túc Tam Lý (Vi.36) , Hành Gian (C.2) .
            Chứng huyết khô châm bổ, huyết trệ châm tả .
            Ý nghĩa: Thận Du bổ ích Thận khí; Âm Giao hội của mạch Xung và Nhâm, hợp với Tam Âm Giao để điều hòa 3 kinh âm ở  chân, hành khí huyết. Chứng huyết khô thêm Huyết Hải để bổ huyết; Túc Tam Lý để sinh huyết, hành huyết. Huyết trệ thêm Hành Gian để sơ Can giải uất; huyết trệ do lạnh cứu thêm Âm Giao, Thận Du để ôn tán hàn kết ở  Tử  cung (Châm Cứu Học Việt Nam).
            13- Chỉ châm 1 huyệt Trường Cường (Đc.1), sâu một thốn, kích thích mạnh, lưu kim 20 phút, cứ 5 phút lại vê kim 1 lần ( ‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 56/1986).
            14- Khí Trệ Huyết ứ: lý khí, hoạt huyết, tán ứ, giảm đau.
Châm tả  Hành Gian (C.2) + Huyết Hải (Ty.10) + Quy Lai (Vi.29) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3).
           Tỳ Thận Đều Hư: Bổ ích Thận khí, điều hòa 2 mạch Xung + Nhâm ; châm bổ Âm Giao (Nh.8) + Cách Du (Bq.17) + Huyết Hải (Ty.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
 
 
Lương Y Hoàng Duy Tân
 
                                                                                        Lương Y Trần Văn Nhủ
 
Lương Y Lê Khánh Quyền 
 
Lương Y Lê Kinh Hạp
 
Bác Sỹ Lê Khánh Đồng 
 
Tham tri bộ lễ Lê Khánh lam ( Lê Quý Bác

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio