Công Trình Nghiên Cứu của GS. TSKH. BS. Đái Duy Ban ở DAIBIO
Hotline

Công Trình Nghiên Cứu của GS. TSKH. BS. Đái Duy Ban ở DAIBIO

Con đường khoa học và sáng tạo của ông về: Khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, thực nghiệm, lâm sàng và cả những lĩnh vực tưởng chừng như khó đối với các nhà khoa học tự nhiên 

 
Đầu năm 1981, tân tiến sĩ vinh qui về nước bái tổ thì ... đất nước đang nằm trong cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng, sản xuất đình đốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, tình hình chính trị trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp nên tấm thân gầy của tân tiến sĩ cũng phải xẻ làm đôi. Bộ điều ông về Viện Khoa học Việt Nam, vì lúc này Viện khoa học Việt Nam đang nằm trong quá trình hình thành nên rất cần một cán bộ đầu ngành về Hoá sinh nhưng Trường Đại học Y Hà Nội muốn giữ ông lại. Bên tình bên lý – bên nào nặng hơn? Bên nào cũng nặng nên trong một thời gian không ngắn tân tiến sĩ vừa phải làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam vừa phải về trường giảng dạy. Nhưng rồi các đề tài nghiên cứu cấp Quốc Gia đã kéo ông về hẳn Viện Khoa học Việt Nam.
Ở đây, con đường quan chức của ông diễn ra thật đơn giản: Năm 1984, ông đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm sinh lý – Hoá sinh người và động vật – Viện Khoa học Việt Nam. Năm 1989 , ông đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hóa sinh ứng dụng – Viện Khoa học Việt Nam. Lần đầu tiên, đây là cơ sở nghiên cứu khoa học: “Hoá sinh ứng dụng” mới được hình thành và cũng là cơ sở đầu ngành của cả nước. Ông đặt nhiệm vụ, phải quản lí sao cho xứng đáng với tầm quan trọng của nó và để mở ra một viễn cảnh tương lai xây dựng Viện Hoá sinh Quốc gia bề thế. Vì vậy, ông đã chăm lo mọi việc:
- Chuẩn bị và mua sắm những trang thiết bị hiện đại cho nghiên cứu như máy sắc ký lỏng cao áp, máy sắc ký tự động axitamin, máy cộng hưởng từ hạt nhân, máy đo đồng vị phóng xạ nhấp nháy lỏng, máy phân tích tự động các thành phần hoá sinh của cơ thể người- động vật…
-Tổ chức lại các phòng nghiên cứu như Phòng nghiên cứu enzym, phòng nghiên cứu protein, phòng nghiên cứu hoá sinh miễn dịch và một số nhóm nghiên cứu chuyên sâu như nhóm nghiên cứu công nghệ gen, nhóm nghiên cứu tế bào…để phục vụ cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu mà Trung tâm đảm nhận với Nhà nước lúc bấy giờ như “Sử dụng kỹ thuật gen và kỹ thuật tế bào trong nghiên cứu sản xuất vaccine phòng chống các bệnh hiểm nghèo ở người và động vật” thuộc Chương trình công nghệ sinh học Quốc gia hay đề tài “Sử dụng các chất đồng vị phóng xạ trong nghiên cứu cơ chế tác động của các tác nhân kích thích sinh học lên chức năng dinh dưỡng và sinh sản của người và động vật” thuộc chương trình ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực kinh tế quốc dân của Nhà nước.
- Chăm lo xây dựng đội ngũ nghiên cứu khoa học hoá sinh trong Trung tâm vừa chuyên vừa hồng. Hàng tháng tổ chức báo cáo các chuyên đề khoa học, viết báo cáo kết quả thực hiện đề tài để cán bộ tập luyện quen dần cách thuyết trình, cách viết lách khoa học. Hàng tuần trực tiếp giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho từng cán bộ và theo dõi chỉ đạo sát sao trong việc thực hiện đề tài. Tổ chức học ngoại ngữ ngoài giờ cho cán bộ công nhân viên mỗi tuần 3 buổi. Chăm lo thêm đời sống vật chất ngày càng tăng tiến cho mọi người ngoài lương bổng định kỳ như thông qua các ứng dụng kết quả của đề tài, thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ nghiên cứu thành công…
Trong thời kỳ làm Giám đốc Trung tâm ông đã tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người kể cả kỹ thuật viên sơ cấp cũng đều được đi ra nước ngoài vừa để học hỏi thêm vừa để giải quyết đời sống trong những năm tháng đất nước còn khó khăn.
Đặc biệt ông rất quan tâm những người nối nghiệp ông trong thời gian ông quản lý. Trung tâm nghiên cứu gồm 30 người, nhưng ông đã đào tạo và cho đi đào tạo 5 cử nhân trở thành thạc sỹ khoa học, 4 cử nhân thành tiến sỹ khoa học và 4 kỹ thuật viên thành cử nhân. Đặc biệt 3 tiến sỹ hiện tại đã là phó giáo sư đang là lực lượng chủ trì và quản lý khoa học của Viện Công nghệ sinh học.
Trong lãnh đạo chuyên môn, ngoài việc phân công nghiên cứu đề tài cụ thể cho cán bộ của mình, ông còn luôn luôn bồi dưỡng cho họ viết báo chí sách vở khoa học. Những bài báo và sách vở mà ông viết ông đều đề tên mọi người mặc dù có người tham gia không nhiều. Đó là cái tâm của ông để hàng năm họ cũng có những thành quả trong khoa học. Ông thương người như thể thương thân, nên được mọi người trong cơ quan yêu mến kính trọng.
Trong vấn để bồi dưỡng nhân tài, phải nói rằng ông là người rất có tâm. Ông luôn luôn động viên mọi người học hành thêm để vươn lên trong chuyên môn và để có vị trí tiền đồ trong khoa học. Ông cũng rất công minh trong việc chọn lựa người thay thế mình khi ông đến tuổi về hưu. Có một bác sỹ thú y từ Trường đại học Nông nghiệp xin ông chuyển về cơ quan. Thấy có khả năng, ông đã nhận và bồi dưỡng liên tục cho đi học hết nước này đến nước khác và từ làm thực tập đến làm thạc sỹ và cuối cùng đạt được học vị tiến sỹ sau gần 10 năm. Trong khi đó, ở trong nước ông đã đến tuổi về hưu, nhưng vị trí thay ông, ông đã đề nghị với lãnh đạo cấp trên cho người đó về thay ông, mặc dù lúc ấy ở đơn vị cũng đã có một tiến sỹ khác chính do ông đào tạo. Người làm tiến sỹ ở nước ngoài về thay ông hiện cũng đã được ông tiếp tục bồi dưỡng và đã trở thành phó giáo sư năm 2006.
Không những có ý thức bồi dưỡng nhân tài cho đất nước mà ông cũng rất quý trọng nhân tài mặc dù họ trẻ hơn mình, ông không hề có đố kị, trái lại rất trân trọng, đó là trường hợp với Phó giáo sư Tôn Thất Bách, một nhà phẫu thuật ngoại khoa có tiếng về tim mạch không may lại chết rất sớm vì bệnh tim mạch, lại là đại biểu quốc hội luôn luôn bênh vực cho quyền lợi của bệnh nhân nghèo. Cảm phục về tài đức của Phó giáo sư nên khi ông ta mất, ông đang ở Quảng Xương, vùng núi Chẹt, xúc động làm bài thơ “Về cõi vĩnh hằng” phổ nhạc và nhờ vợ là bà Lữ Thị Cẩm Vân (bạn học Y với ông Bách) và nhạc sĩ Hoàng Bình đến tận nhà phúng viếng. Bài hát đã được đưa lên vô tuyến truyền hình ngay ngày Phó giáo sư Bách mất. Thật là cảm động với lời lẽ chân thành và tình cảm.
Về cõi vĩnh hằng
Núi Chẹt – Sầm Sơn sáng nay trời tối
Mây đen từng khối, ngùn ngụt kéo về
Sấm chớp ầm ầm bủa vây khắp lối
Tối sầm trời đất, mưa cả vùng quê
 
Biển Đông Quảng hải - gào lên ảo não
Khóc thương con người tần tảo của quê hương
Anh - con người của Cha hiền Mẹ thảo
Trọn một đời lam lũ - nặng yêu thương
 
Vĩnh biệt Anh, nhà khoa học nhân dân
Bao công trình cống hiến, nặng nghĩa ân
Đang mang lại nhiều niềm vui hạnh phúc
Mổ tim, mổ thận cứu bệnh nhân
 
Nữa rồi, còn vĩnh biệt một người Anh
Nhiều thơ giàu chất nhạc - đẹp tuổi xanh
Luôn ca ngợi tình yêu, tình Tổ quốc
Đẹp quê hương, lộng lẫy những bức tranh
 
Nay Anh ra đi, xin cứ yên lòng
Có cháu con Anh, nối nghiệp tổ tông
Có chúng tôi đây kề vai sát cánh
Đưa công trình Anh rạng rỡ non sông
Luyến tiếc Anh, sớm về nơi chín suối
Có cả Biển, Trời, Mây, Núi ... tiễn đưa Anh
Sống cuộc đời đầy cứu nhân độ thế
Cõi vĩnh hằng - lòng nhẹ thênh thênh
Con đường quan chức của ông đơn giản bao nhiêu thì con đường khoa học và sáng tạo của ông lại phức tạp bấy nhiêu: Sáng tạo trên nhiều lĩnh vực: Khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, thực nghiệm, lâm sàng và cả những lĩnh vực tưởng chừng như các nhà khoa học tự nhiên bó tay như: Sáng tác thơ - văn - nhạc. Sự sáng tạo và những thành quả khoa học của những nhà khoa học như ông là vượt ra ngoài tầm quốc gia – mang tính chất quốc tế phục vụ cộng đồng các dân tộc. Chẳng thế mà ông đã được các Viện tiểu sử của Hoa Kỳ và thế giới phong tặng danh nhân của năm 2005 và nhà trí thức lớn của thế kỷ 21.
Có thể nói sức sáng tạo của ông trong thời kỳ này bừng nở như hoa mùa xuân phong phú về giống loài, rực rỡ về màu sắc, ngây ngất về hương vị. Ta hãy khoan bàn đến việc một quan chức phải đổ bao mồ hôi công sức và trí tuệ để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực mình quản lí. Hoàn thành tốt được nhiệm vụ này cũng là một sự nghiệp đáng trân trọng.
Trong thời gian này, ông đã đăng 350 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học có uy tín trong và ngoài nước bằng các tiếng Anh, Ba Lan, Việt Nam và tham gia các hội nghị báo cáo khoa học. Có một số công trình công bố, có đến hàng trăm thư từ gửi đến xin tài liệu.
Ông đã tham gia giảng dạy Đại học 10 năm, ở Trường đại học Y Hà Nội. Và được mời giảng dạy bộ môn hoá sinh ở Trường Đại học Y Thái Bình, Trường đại học Y Hải Phòng, Trường đại học Y Sài Gòn, Trường đại học Y Huế v.v...
Ông cũng đã tham gia đào tạo được 9 Tiến sỹ, 14 Thạc sỹ. Trước đây là Hiệu phó của cơ sở đào tạo sau đại học ngành Sinh học (đào tạo cao học) ở Viện Khoa học Việt Nam. Chủ nhiệm Bộ môn Hoá Sinh của cơ sở đào tạo cao học của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh học – nhiều năm liền. Chủ nhiệm bộ môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học và phương pháp giảng dạy của cơ sở đào tạo cao học nói trên nhiều năm liền và hiện nay.
Đã tham gia 150 hội đồng chấm luận án Tiến sỹ, Thạc sỹ liên quan đến sinh học, công nghệ sinh học của các cơ sở đào tạo trong toàn quốc với cương vị lúc Chủ tịch, lúc phản biện hay ủy viên.
Ông đã tham gia trên 200 Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ và xem xét đề cương khoa học lúc chủ tịch, lúc phản biện, ủy viên. Ở cương vị nào cũng hoàn thành một cách có trách nhiệm các nhiệm vụ đề ra. Đó là các đề tài thuộc các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Dược Hà Nội, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Huế, Trường Đại học tự nhiên Huế, Viện Hoá học, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hoá hợp chất thiên nhiên, Viện Khoa học hình sự, Viện Sinh học Nhiệt đới v.v...
Ủy viên hội đồng khoa học ngành Công nghệ Sinh học và ủy viên Hội đồng khoa học của Viện Công nghệ Sinh học nhiều nhiệm kỳ.
Ủy viên Hội đồng tư vấn chương trình nghiên cứu công nghệ sinh học và chương trình nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Ủy viên Hội đồng khoa học quốc tế – Liên đoàn Hoá sinh lâm sàng châu Á - Thái Bình Dương nhiều năm liền
Ủy viên của Hội đồng khoa học quốc tế “Điều khiển sinh học” (Biocy bernetics) từ năm 1989 đến nay.
Chủ tịch Hội hoá sinh Y học Việt Nam và Ủy viên Ban chấp hành Tổng hội Y học Việt Nam
Phó chủ tịch Hội hoá sinh Việt Nam
Tổng biên tập đặc san Hoá sinh Việt Nam
Tổng biên tập nội san Hoá sinh Y học Việt Nam
Chủ biên sách khoa học đại chúng phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Liên hiệp các ngành khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Tham gia tổ chức các hội nghị Hoá sinh toàn quốc hàng năm
Trưởng ban biên tập kỷ yếu các Hội nghị Hoá sinh Việt Nam nhiều kỳ.
Tham gia báo cáo Khoa học hàng năm ở các hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế.
Ông đã nhận xét và phản biện hàng chục sách giáo trình Đại học và sau Đại học của các Giáo sư, Phó giáo sư ở các trường Đại học và các Viện nghiên cứu trong nước và ngoài nước.
Ông đã có đến hàng mấy chục buổi nói chuyện khoa học và y học cho các bác sĩ, dược sĩ của 14 cơ sở y tế các tỉnh thành khắp cả nước từ Quảng Ninh đến Mũi Cà Mau và hàng chục buổi nói chuyện khoa học với các trường đại học và thư viện TW Hà Nội và các địa phương.
Chỉ liệt kê một số việc ông đã làm trong thời gian công tác ở Viện Khoa học Việt Nam ta mới thấy sự kiên trì, dẻo dai, sức làm việc, sức sáng tạo của con người là vô hạn. Thành công và sức sáng tạo ở những lĩnh vực mà ông trực tiếp “nhúng tay vào” đều có thể coi là những sự nghiệp đáng hài lòng.
Ông đã từng làm chủ nhiệm 17 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ, có thể kể ra như sau:
 
 
 
I
Tên đề tài /dự án đã chủ trì
Cơ quan chủ trì đề tài/dự án
Năm bước đầu và năm kết thúc
1
Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước
Mã số: 50.01.03.03 thuộc chương trình Nhà nước 50.01
“Sử dụng kỹ thuật đồng vị phóng xạ nghiên cứu cơ chế tác dụng một số chất có hoạt tính sinh học”
Đã nghiệm thu Nhà nước xuất sắc.
Trung tâm sinh lý hoá sinh Người và động vật – Viện Khoa học Việt Nam
1981 - 1985
2
Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước
Mã số: 52D. 02.01 thuộc chương trình 52D của UBKHNN
“Sử dụng kỹ thuật gen và kỹ thuật tế bào nghiên cứu sản xuất vacxin phòng và chống một số bệnh nguy hiểm cho người và động vật”.
Đã nghiệm thu Nhà nước xuất sắc và được ủy ban KHNN cấp giấy khen.
Trung tâm Sinh lý hoá sinh ứng dụng – Viện Khoa học Việt Nam
1986 – 1990
3
Chủ nhiệm đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước Sinh học phục vụ nông nghiệp.
“Nghiên cứu sản xuất cystine từ phụ phế liệu”
Đã nghiệm thu xuất sắc.
Trung tâm Sinh lý hoá sinh ứng dụng–Viện Khoa học Việt Nam
1991 - 1995
4
Chủ nhiệm dự án sản xuất Pluriamin thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
“Dự án sản xuất pluriamin”
Viện công nghệ sinh học Viện Khoa học Việt Nam
1991 – 1995
5
Chủ nhiệm đề tài thuộc chương trình khoa học cơ bản.
“Kỹ thuật gen trong nghiên cứu chẩn đoán ung thư và HIV”
Đã nghiệm thu xuất sắc
Viện công nghệ sinh học – Viện Khoa học Việt Nam
1996 - 2000
6
Chủ nhiệm đề tài cấp bộ
“Hoàn thiện và triểu khai phương pháp chẩn đoán ung thư vòm và ung thư gan bằng kỹ thuật gen”
Đã nghiệm thu xuất sắc.
Khoa học Việt Nam
1996 - 2000
7
Chủ nhiệm đề tài cấp bộ
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia
“Nghiên cứu sản xuất một số chất có hoạt tính sinh học từ nguồn tài nguyên thiên nhiên để phòng chống ung thư và phòng chống suy giảm miễn dịch mắc phải ở người và động vật”.
Đã nghiệm thu xuất sắc
Viện công nghệ sinh học Viện Khoa học Việt Nam
1996 - 2000
8
Chủ nhiệm đề tài nhánh của chương trình Công nghệ Sinh học.
“Nghiên cứu sản xuất vaccine Gumboro vô hoạt nhũ dầu”.
Đã nghiệm thu xuất sắc
Viện thú y
1996 - 2001
9
Chủ nhiệm đề tài cấp bộ
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia “Thử nghiệm lâm sàng chế phẩm DAIS – 85 tăng sức đề kháng cho bệnh nhân HIV/AIDS” đã nghiệm thu xuất sắc.
Viện công nghệ sinh học Viện Khoa học Việt Nam
8/2001 - 2002
10
Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nghiên cứu sử dụng một số hợp chất thiên nhiên từ thảo mộc có hoạt tính chống HIV.
Đã nghiệm thu xuất sắc.
Viện Công nghệ sinh học.
Viện Khoa học Việt Nam.
2003 - 2004
11
Chủ nhiệm đề tài nhánh Nhà nước
“Nghiên cứu kỹ thuật gen trong chẩn đoán ung thư vú”.
Đã nghiệm thu xuất sắc.
Viện Công nghệ sinh học.
Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam.
2003 - 2004
12
Chủ nhiệm đề tài nhánh Nhà nước
Nghiên cứu tác dụng tăng cường miễn dịch và giảm độc của BISBAO trên các nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc hoá học, chiến tranh.
Nghiệm thu xuất sắc
Viện Công nghệ sinh học.
Viện Khoa học Việt Nam.
2003 - 2006
13
Chủ nhiệm đề tài thuộc chương trình khoa học cơ bản.
Nghiên cứu sử dụng một số hợp chất thiên nhiên có hoạt tính chống Vius viêm gan B.
Viện Công nghệ sinh học.
Viện Khoa học Việt Nam.
2007 - 2008
14
Chủ nhiệm đề tài liên kết với doanh nghiệp “Nghiên cứu sử dụng các thuốc có nguồn gốc dược liệu do Traphaco sản xuất trong hỗ trợ điều trị HIV/AIDS”
Nghiệm thu xuất sắc
Viện RETIB thuộc UIA
2005 - 2006
15
Chủ nhiệm đề tài thuộc chương trình cơ bản “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ung thư thực nghiệm”. Đã nghiệm thu và được tuyên dương
Viện Công nghệ Sinh học
2001 - 2002
16
Chủ nhiệm đề tài thuộc chương trình khoa học cơ bản “Nghiên cứu chẩn đoán ung thư bằng kỹ thuật gen” đã nghiệm thu
Viện Công nghệ Sinh học
2003 - 2004
17
Chủ nhiệm 1 chương trình đào tạo về “Màng tế bào” thuộc UNESCO
UNESCO
1991
 

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio