Giáo Sư Lê Khánh Bằng
Hotline

Giáo Sư Lê Khánh Bằng

Giáo Sư Lê Khánh Bằng
 
Sinh Năm: 1927
 
Quê quán: Sơn An, Hương Sơn, Hà Tĩnh
 
GS Lê Khánh Bằng sinh ra trong một gia đình danh giá ở Hương Sơn, Hà Tĩnh, cha ông là Lê Khánh Lam hay còn gọi là Lê Quý Bác từng đảm nhiệm trọng trách Tham tri Bộ Lễ trong triều đình nhà Nguyễn trong những năm 1937 - 1941. Có lẽ vậy mà ngay từ nhỏ, ông đã được chọn học ở Quốc học Huế, một ngôi trường đã đào tạo rất nhiều nhà khoa học, nhà chính trị, các cán bộ cách mạng “khai quốc công thần” của Việt Nam.. Ông bảo: Từ nhỏ tôi theo học hệ cổ điển, được học tiếng Pháp, Anh, La tinh và thế hệ anh em hồi đó học rất giỏi. Là dòng dõi vua Lê Lợi - người anh hùng giải phóng dân tộc, người sáng lập vương triều Hậu Lê nổi tiếng, các anh em ruột của ông là Bác Sỹ Lê Khánh Đồng, Giáo Sư Dược Sỹ Lê Khánh Trai, Bác Sỹ Lê Thị Hòa,... đã có nhiều đóng góp cho nền Y Học Việt Nam.
 
Năm 17 tuổi, ông tham gia tiền khởi nghĩa, sau đó đi bộ đội, là cán bộ tuyên truyền Mặt trận Huế, bộ đội thông tin liên lạc Liên khu 4.
 
Sau đó ông học Đại Học và gắn cuộc đời với sự nghiệp giáo dục cũng như dành tâm huyết cho công cuộc đổi mới, cải cách giáo dục.
 
Giáo Sư Lê Khánh Bằng từng làm chủ nhiệm bộ môn Lý luận dạy học, khoa Tâm lý, Đại học Sư phạm Hà Nội và chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước: “Cải tiến phương pháp giảng dạy trong các trường Đại học và Cao đẳng”. Ông nổi tiếng với những phương pháp dạy học độc đáo, hiệu quả cao.
 
Ông thông thạo 6 thứ tiếng: Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Latinh.
 
Quan điểm “Lấy học sinh là trung tâm” của ông hoàn toàn khác với phương pháp “Lấy giáo viên là trung tâm” vẫn áp dụng trong giảng dạy ở nước ta hiện nay.
 
Khi nói đến Thiền, không ai không nghĩ đến một phương pháp học chủ yếu huy động về mặt tinh thần và ưa phần "tĩnh". Điều đáng nói ở phương pháp học mà giáo sư Lê Khánh Bằng đưa ra là dạy học tiếng Anh chỉ với vài động tác Thiền. 
 
Thiền (tức tập trung) là một cách rèn luyện gồm những biện pháp thể dục và tâm lý, từ gốc Yoga, được một trường phái phật giáo của Trung Quốc kết hợp với phương pháp của Đạo Lão áp dụng sau đó truyền sang Việt Nam, Nhật Bản và ngày nay cũng được một số người châu Mỹ vận dụng. Việc học ngoại ngữ thông thường đều chỉ chú trọng vào 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết.
 
Tuy nhiên, để việc học ngoại ngữ thật sự có hiệu quả và người học sử dụng ngoại ngữ ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày như ngôn ngữ mẹ đẻ thì cần tạo ra được vùng ngoại ngữ ở trong vỏ não. Tạo ra vùng ngoại ngữ bên trong vỏ não là một quá trình tập trung cao độ lâu dài hay còn gọi là Thiền.
 
Nhà văn Nguyễn Quang Thân: “40 năm trước tôi đã từng học tiếng Pháp, rồi việc đó chấm dứt cùng một ngày với Cách mạng tháng Tám. Sau tôi có học lại, nhưng nói thì hầu như không có dịp thực hành và tất nhiên là rất dở. Tôi đến học một tháng tại nhà GS Lê Khánh Bằng và đã làm việc một tháng tại Pháp mà không gặp trở ngại gì về mặt ngôn ngữ”.
Giáo Sư Lê Khánh Bằng nói: “Tôi không truyền bá kiến thức. Phương pháp dạy của tôi là cho người học biết hệ thống hóa những kiến thức đã học rồi tổ chức nó theo trật tự logic và đem vào cuộc sống để làm lợi cho cuộc sống từ chính những kiến thức đó”. 
 
Lòng đam mê dạy học, dạy học là niềm vui đã tác động rất lớn đến suy nghĩ của giáo sư. Ông nói vui: "Tôi không muốn mình trở thành một ông già "quá đát" của cuộc sống!". Ở tuổi cổ lai hy, đã 85 tuổi, giáo sư vẫn muốn được đóng góp được "thêm chút nào hay chút đó" cho cuộc sống này.

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio