Lương Y Lê Đắc Quý
Hotline

Lương Y Lê Đắc Quý

Quê quán: Đức Thọ, Hà Tĩnh
Sinh năm: 1/4/1930
Năm 1953 - 1958: Tu nghiệp tại trường Đại học Y Hà Bắc cùng các bác sỹ bệnh viện tỉnh Thiên Tân Trung Quốc.
Năm 1980 - 1990: Phó Giám Đốc Nhà Máy Giấy Bãi Bằng
Năm 2004 - 2006: Trưởng khoa Đông Y tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Long
Hiện nay đang giữ cương vị Ủy Viên Ban Chấp Hành Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội.
Phó Chủ Tịch Hội Châm Cứu Thăng Long – Đơn vị trực thuộc Hội Châm Cứu Việt Nam.
 
Lương y Lê Đắc Quý sinh ra trong một gia đình cha là Lương y, Thầy thuốc ưu tú Lê Trần Đức (công tác tại Viện Y học Cổ truyền Việt Nam, được phong danh hiệu Thầy thuốc ưu tú đợt đầu tiên). Người con của quê hương Đức Tùng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) này tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi, từng ở trong Ban ca kịch Sao vàng của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, và cùng đội cảm tử quân với giáo sư Nguyễn Tài Thu. Năm 1953, ông sang Trung Quốc học Y cùng nhân viên các bệnh viện tỉnh Thiên Tân tại trường Đại học Y Hà Bắc. Trong thời gian là lưu học sinh ở Trung Quốc, ông đã theo học thêm một bằng đại học khác (hệ hàm thụ) tại Đại học Sư phạm ở Hạ Môn. Chính có tấm bằng này, khi về nước năm 1958, ông mở trường bổ túc văn hoá cấp 2-3 tại tỉnh Phú Thọ. Và rồi đường nghề lại ngoắt nghéo, ông công tác tại Nhà máy Giấy Bãi Bằng - một công việc không liên quan gì tới nghề y.
 
Nghề y chỉ thực sự đến với lương y Lê Đắc Quý sau ngày ông về hưu, năm 1990. Ngay từ những năm trước khi sang Trung Quốc học, ông Quý đã được học châm cứu từ người cha của mình. Lương y, Thầy thuốc ưu tú Lê Trần Đức ngày ấy đã truyền nghề cho con trai mình chữa bệnh theo Đông y, từ cây thuốc đến hướng điều trị từng bệnh.
 
Lương y Lê Đắc Quý có thế mạnh chữa bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thận hư nhiễm mỡ, bệnh béo phì, gút và hỗ trợ điều trị các bệnh nan y như ung thư. Cách chẩn trị mang ý nghĩa: "Đông y - định tính, Tây y - định lượng”. Ví như trường hợp chữa trị bệnh vô sinh cho bệnh nhân Chu Thiên Thắng, 25 tuổi, ở Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội). Anh Thắng mắc bệnh không tinh trùng (Tây y gọi là chứng bệnh Azoospermila). Trước khi nhận chữa cho anh, các lương y, bác sĩ đã cho anh làm xét nghiệm tinh dịch đồ để xác định lượng tinh dịch, số tinh trùng trong một mililit tinh dịch, độ hoạt động của "con giống”, chỉ số PH… Từ số liệu cụ thể đó, họ bắt đầu bốc thuốc chữa bệnh cho anh. Sau 3 tháng uống thuốc Đông y, người vợ của anh Thắng đã mang thai đứa con đầu lòng.
 
Năm nay dù tuổi đã cao, nhưng cho rằng "bể học không bờ” nên lương y Lê Đắc Quý vẫn không ngừng nghiên cứu y thuật. Trong nghề làm thuốc, ông rất tâm đắc câu phương châm của ông cha: "Kế vãng - Khai lai” - nghĩa là kế thừa truyền thống, kinh nghiệm của người đời trước để lại, đồng thời phải tiếp cận, học hỏi những cái mới, tiếp thu và ứng dụng vào công việc hiện tại. Còn nhớ vào năm 2005, ông đã bỏ tiền túi của mình ngót 70 triệu đồng để tham gia công trình nghiên cứu chữa trị căn bệnh thế kỷ AIDS. Trong công trình nghiên cứu này, ông đã ứng dụng bài thuốc của mình nhằm nâng cao tế bào limphô hỗ trợ (TCD4) cho người bệnh. Bài thuốc này gồm thang thuốc Tiểu sài hồ, bổ sung thêm Bản lan căn và tinh Nghệ vàng. Bài thuốc bước đầu đã thu được những kết quả khả quan và đã được báo cáo với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hiện ông vẫn tiếp tục đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện bài thuốc chữa trị căn bệnh này.
 
Những kiến thức, kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời hành nghề y, dược của mình, ông đều truyền lại cho học trò - những thầy thuốc trẻ, giúp họ nhanh chóng thạo nghề, không vất vả mò mẫm trong khi điều trị cho người bệnh. Những tính năng, công dụng của nhiều vị thuốc, bài thuốc quý còn được ông công bố tới những người dân. Người thầy thuốc có gương mặt đôn hậu bộc bạch: "Tôi luôn mong muốn người có tiền tìm được thầy, được thuốc tốt. Người nghèo tìm được thuốc quanh vườn nhà, quanh vùng tự điều trị bệnh cho bản thân và người thân”. Vị lương y nhân từ này còn mong muốn mô hình Phòng chẩn trị khám chữa bệnh cho người dân nghèo được nhân rộng ở nhiều nơi.

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio