ĐƯỜNG KINH PHẾ
Hotline

ĐƯỜNG KINH PHẾ

Kinh Bệnh : Hố trên đòn đau, đau kịch liệt thì 2 tay bắt chéo ôm ngực, mắt tối sầm, tim loạn lên, mặt trong chi trên đau.
 
 
 
 
 
 
ĐƯỜNG KINH THỦ THÁI ÂM PHẾ (P.)
* Vượng giờ Dần (3-5g) - Hư giờ Mão (5-7g) - Suy giờ Thân (15-17g).
* Nhiều Khí, ít Huyết.
* Ấn đau huyệt Trung Phủ (Mộ huyệt) và Phế Du [Bq.13] (Bối Du Huyệt).
 
 
Tạng Phủ Liên Hệ
Mối Quan Hệ
Tác Dụng
P
Đại Trường
Biểu - Lý
Điều chỉnh rối loạn khí của Phế và Đại Trường, dùng khi Phế có thực tà (theo nguyên tắc phối huyệt Trong - Ngoài, Âm - Dương).
H
Thận
 
 
Tỳ
. Tương Sinh (Phế Kim sinh Thận Thủy).
 
. Tương Sinh (Tỳ Thổ sinh Phế Kim).
. Dùng khi Thận bị Hư,  theo nguyên tắc (Hư bổ Mẫu).
. Dùng khi Phế qúa Thực, theo nguyên tắc ‘Thực tả tử’.
. Dùng khi Phế quá hư theo nguyên tắc Hư Bổ Mẫu.
Can
 
 
 
Tâm
 
Tâm
+ Tương Khắc (Phế Kim khắc Can Mộc).
+ Mẫu Tử theo giờ lưu chuyển khí.
+ Bị Khắc (Tâm Hỏa khắc Phế Kim).
+ Phu - Thê
.Dùng khi Can Thực (theo nguyên tắc tương khắc : lấy Kim khắc Mộc).
. Dùng khi kinh khí của Phế kinh bị suy.
 
. Dùng khi Phế quá Thực (theo nguyên tắc lấy Hỏa khắc Kim).
. Điều hòa Âm Dương giữa Phế và Tâm.
 
Tỳ
Đồng Danh
( Thủ – Túc Thái Âm)
Dùng khi Tỳ khí bị rối loạn theo nguyên tắc chọn huyệt Trên -Dưới, Đồng Danh.
 
Bàng Quang
+ Nghịch Khí
( Thái Âm # Thái Dương) giữa Tạng - Phủ.
 
 
 
+ Tý Ngọ Đối Xứng
+ Dùng khi Bàng Quang thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương  giữa 1 Tạng và 1 hủ hoặc  ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : Thái Uyên (P.9) + Kinh Cốt (Bq.64).
+ Dùng khi thời khí của kinh Phế suy.
ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH THỦ THÁI ÂM PHẾ
 
 
1/ KINH CHÍNH
 
            Khởi đi từ Trung Tiêu ở huyệt Trung Quản  (Nh) xuống Đại Trường, * ngược lên Vị, qua cách mô vào Phế, * theo khí quản , thanh quản  lên họng hầu rồi rẽ ngang vào nách, và ở đây Phế khí xuất ra ở huyệt Trung Phủ* chạy vòng xuống mặt trước ngoài cánh tay đến tận ngón tay cái tại huyệt Thiếu Thương.
 
2/ KINH BIỆT
 
            Khơ?i đi từ huyệt  Trung Phủ  chạy vào vùng huyệt Uyên Dịch (Đ), lặn vào Phế, * xuống Đại Trường * rồi ngược lên hố xương đòn vùng h. Khuyết Bồn (Vị) * nổi lên ở cổ và giao hội với kinh Biệt và kinh Chính Đại Trường ở h. Phù Đột (Đtr).
 
3/ LẠC DỌC
 
            Khởi đi từ huyệt Lạc - Liệt Khuyết, theo gò Ngư Tế đến mặt trong ngón tay trỏ, liên hệ với kinh thủ Dương Minh Đại Trường.
 
4/ LẠC NGANG
            Nối kinh Phế với kinh biểu lý Đại Trường, Khởi đi ừ huyệt Lạc - Liệt Khuyết, vòng theo bờ ngoài cẳng tay qua cổ tay tới h. Hợp cốc (huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương Minh Đại Trường).
 
5/ KINH CÂN
 
            Khởi đi từ huyệt Thiếu Thương đến khớp xương ngón cái ở huyệt Ngư Tế, * qua rãnh trên mạch quay chạy dọc theo mé trước ngoài cẳng tay vào hố nách, đến tại huyệt Uyên Dịch (Đ), * rồi trở  lên hõm xương đòn, vòng quanh khu trước vai, * trở  lại hõm xương đòn và xuống kết ơ? ngực, phân tán vào Tâm, Vị, cuối cùng hợp ở bờ sườn cụt.
 
TRIỆU CHỨNG KINH PHẾ
 
            - Kinh Bệnh : Hố trên đòn đau, đau kịch liệt thì 2 tay bắt chéo ôm ngực, mắt tối sầm, tim loạn lên, mặt trong chi trên đau.
            - Tạng Bệnh : Ngực phổi đầy tức, ho, suyễn, khó thở, khát, tiểu gắt, tiểu vàng, ngực bồn chồn, gan bàn tay nóng, nếu cảm phong hàn thì có sốt, gai rét, có hoặc không có mồ hôi (Châm Cứu Học Thượng Hải).
            - Phế Thực : Vai và lưng đau, mồ hôi ra,dễ trúng phong, tiểu nhiều, hay ngáp. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn mạch Nhân Nghênh 3 lần.
            - Phế Hư : Vai và lưng đau, lạnh, thiếu khí, không đủ hơi để thở. Mạch Thốn khẩu nhỏ hơn mạch Nhân Nghênh.
 
            Phế Thực phân ra :
 
            a* Phong Hàn Buộc Phế
 
-Chứng : Sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đầu đau, mũi nghẹt, ho, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù.
-Điều trị : Tuyên Phế, tán hàn. Dùng huyệt của kinh Thủ Thái Âm.
 
            Phế Hư phân ra :
 
            a* Phế Khí Hư :
- Chứng : Ho suyễn, không có sức, hơi thở ngắn, đờm màu xanh,  đờm có mùi hôi, ra mồ hôi, chất lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi nhạt, mạch Hư.
- Điều trị : Bổ ích Phế khí. Dùng huyệt ở kinh Thủ Thái Âm (Phế) + Thủ Dương Minh (Đại Trường) + Bối Du huyệt của Phế (Phế Du) làm chính. Châm bổ và cứu.
 
            b* Phế Âm Hư :
-Chứng : Ho khan, đờm ít mà dính, trong
đờm có lẫn máu, miệng khô, họng ráo, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, lưỡi hồng, tân dịch ít, mạch Tế, Sác.
-Điều trị : Tư âm, nhuận Phế, dùng Bối Du và Mộ huyệt  của kinh Thủ Thái Âm + Thủ Dương Minh (Đại Trường) + Túc Thiếu Âm (Thận)  làm chính. Châm bổ.
 
                        KINH CHÍNH
 
Ấn đau huyệt Trung Phủ (P.1) và huyệt Phế Du (Bq.13).
 
* RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ
 
+ Ngực trướng, Ho, khó thở, suyễn, Đau vùng hõm trên xương đòn, Bệnh nặng : hen suyễn và đau co thắt vùng ngực, thở ngắn, mắt lờ mờ.
 
KINH BIỆT
 
Triệu chứng giống kinh chính nhưng đau từng cơn.
 
KINH CÂN
 
. Toàn bộ cơ theo đường kinh đi qua bị co rút hoặc đau nhức. Bệnh nặng gây nghẹ tức, bồn chồn.
. Vai đau không nâng lên được, khớp trước vai viêm. 2 bên hông sườn đau thắt. Thổ huyết.
 
LẠC DỌC
 
*THỰC: Mỏm trâm quay đau, Lòng bàn tay nóng.
*HƯ: Hay ngáp, Tiểu gắt.
 
LẠC NGANG
 
+ Hen suyễn với cảm giác khí nghịch lên phần trên cơ thể. Khát nước. Ngực trướng, thở nông.
 Vị bị rối lọan. Vùng mặt trước cánh tay đau nhức. Lạnh hoặc nóng lòng bàn tay.
 
ĐIỀU TRỊ KINH PHẾ
 
            + KINH CHÍNH
 
            * Hư : Châm Bổ  huyệt Thái Uyên (P.9) vào giờ Mão. Đây là Du Thổ huyệt (Thổ sinh Kim - Hư bổ mẫu).
            * Thực : Châm Tả huyệt Xích Trạch (P.5) vào giờ Dần. Đây là Hợp Thủy huyệt (Kim sinh Thủy - Thực tả tử).
 
  *THỰC :
Tả : Xích Trạch (Huyệt Tả - P.5), Thái Uyên (Nguyên - P.9), Liệt Khuyết (Lạc - P.7), Phế Du (Bq.13)
Dũng Tuyền (Th.1).
Phối: Nhị Gian (Đtr.2), Tam Gian (ĐTr.3), Hành Gian (C.2).
* HƯ :
Bổ : Thái Uyên (Huyệt  Bổ - P.9), Đản Trung (Nh.17), Phế Du (Bq.13), rung Phủ  (Mộ cu?a Phế - P.1)
+ Phối : Khúc Trì (Đtr.11), Khúc Tuyền (C.8), Tỳ Du (Bq.20), Trung Quản (Nh.12)
 
KINH BIỆT
 
*RỐI LỌAN DO TÀ KHÍ
Thiếu Thương (Tỉnh - P.11), Thương Dương ( Tỉnh - Đtr.1), ( Phía đối bên bệnh ), Thái Uyên (Nguyên Phế - P.9), Tam Gian ( Du- Đtr.3), ( Phía bên bệnh )
 
+ RỐI LỌAN DO NỘI NHÂN
Âm Khích ( Lạc - Tm.6), Khổng Tối ( Khích - P.6), Túc Tam Lý ( Hợp - Vi.36), Thái Uyên ( Nguyên - P.9), Trung Phủ ( Mộ - P.1), Phù Đột ( Đtr.18)
 
KINH CÂN
 
* THỰC
Tả : A Thị Huyệt kinh Cân. Bổ : Thái Uyên ( P.9), Thiếu Thương ( P.11)
            Phối : Kinh Cừ ( P.8), Uyên Dịch ( Đ.22)
* HƯ :
Cứu A Thị Huyệt kinh Cân. Tả : Xích Trạch (P.5), Phối : Thiếu Thương ( P.11), Kinh Cừ ( P.8), Thái Uyên ( P.9), Uyên Dịch ( Đ.22).
 
LẠC DỌC
 
*THỰC :
Tả : Liệt Khuyết ( Lạc - P.7)
* HƯ :
Bổ : Thiên Lịch ( Đtr.6), Tả : Thái Uyên ( P.9)
LẠC NGANG
* THỰC :
Tả : Liệt Khuyết (Lạc - P.7), Bổ : Hợp Cốc (Nguyên - Đtr.4)
 
Ghi Chú:  Kinh Biệt Phế không có hội chứng riêng, vì Kinh Biệt và Tạng tương ứng có cùng dấu hiệu bệnh lý, nhưng có tính từng cơn. Tuy nhiên, có  trường hợp đặc biệt ‘Thi Quyết’ (chết giả) do rối loạn khí của 5 Kinh Biệt : Phế-Tỳ - Thận - Tâm và Vị  mà thiên ‘Mậu Thích’ mô tả :  “Tà khí khách tại lạc mạch của các kinh thủvà túc Thái Âm, thủ túc Thiếu Âm và túc Dương Minh. Năm Lạc mạch này đều hội ở trong tai, lên trên quay vòng ở góc trái của trán trên tai. Nếu mạch khí của 5 Lạc trên đều bị kiệt, nó sẽ làm cho Kinh Mạch ở toàn thân đều chấn động, mất hết tri giác, người đờ ra như “thây ma”,  còn gọi là ‘Thi Quyết’. Nên châm nơi mép trong ngón chân cái, cách ngón chân khoảng 1 lá hẹ (Ẩn Bạch - Ty.1),  tiếp theo làchâm giữa lòng bàn chân (Dũng Tuyền - Thận 1), tiếp theo châm vào gần móng chân của ngón giữa (Lệ Đoài - Vị 45), mỗi chỗ 1 kim. Tiếp theo châm vào mép trong của ngón tay cái, cách móng tay khoảng 1 lá hẹ (Thiếu Thương - Phế 11), rồi châm vào kinh Tâm chủ, chỗ đầu xương nhô lên của kinh Thiếu âm (Thiếu Xung - Tâm 9), mỗi chỗ 1 kim, sẽ hết bệnh” (TVấn  63, 29).
TRUNG PHỦ
 
 * Tên Huyệt :  Phủ chỉ nơi kinh khí hội tụ. Huyệt là nơi hội tụ mạch khí của kinh Phế. Giữa ngực là nơi thần khí của Phế hội tụ, vì vậy gọi là Trung Phủ (Trung Y Cương Mục).
* Tên Khác: Phủ Trung Du, Ưng Du, Ưng Trung Du.
* Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
* Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 1 của kinh Phế.
+ Huyệt Mộ nơi khí tạng Phế đến.
+ Huyệt Hội với Túc Thái Âm Tỳ.
+ Huyệt để tả  Dương ở ngực (Nhiệt tà): phối hợp với Đại Cự, Khuyết Bồn và Phong Môn.
+ Huyệt quan trọng để chẩn đoán suy nhược thần kinh. Theo thiên ‘Điên Cuồng’ (LKhu. 22) : Nếu ấn ngón tay trên những huyệt Trung Phủ  (P.1), Vân Môn  (P.2) và Phế Du (Bq.13) bệnh nhân cảm  thấy khí nghịch lên, và nếu ấn mạnh hơn sẽ cảm  thấy dễ chịu. Chứng minh rằng do rối loạn vận hành, biến nên điên cuồng. Vì thế, nếu rối loạn khí kèm theo bụng trướng, bụng sôi, ngực đè ép khó tthở, phải i châm 3 huyệt này.
* Vị Trí: Dưới cuối ngoài xương đòn gánh khoảng 01 thốn, hoặc giữa xương sườn 1 và 2, cách đường giữa ngực 06 thốn.
* Giải Phẫu: Dưới da là cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 2. Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to, dây thần kinh ngực bé, dây thần kinh răng to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 2.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.
* Tác Dụng: Thanh tuyên thượng tiêu, sơ điều Phế khí.
* ChủTrị: Trị ho, hen suyễn, ngực đau, vai, lưng đau, viêm khí quản , lao phổi.
* Phối Huyệt:
1.       Phối Âm Giao (Nh.7) trị họng đau, ngực đầy tức, nóng lạnh (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Thiên Xu (Vi.25) trị ngực đau (Châm Cứu Tụ Anh).
3.       Phối Lặc Đường + Phách Hộ (Bq.42) trị ngực đầy tức (Châm Cứu Tụ Anh).
4.       Phối Dương Giao (Đ.35) trị họng viêm cứng (Châm Cứu Tụ Anh).
5.       Phối Ý Xá (Bq.49) trị suyễn (Bách Chứng Phú).
6.  Phối Đản Trung (Nh.17) + Định Suyễn + Nội Quan (Tb.6)  trị hen suyễn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7.  Phối Khổng Tối (P.6) + Phế Du (Bq.13) trị hen suyễn, khí quản  viêm mạn (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8.  Phối  Kết Hạch Huyệt + Phế Du (Bq.13) + Phế Nhiệt Huyệt trị lao phổi (Châm Cứu Học Thượng Hải).
* Châm Cứu: Châm thẳng hoặc xiên hướng kim ra ngoài, lên trên, sâu 0,5 - 1 thốn.  Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
*Tham Khảo :
(” Thiên ‘Điên Cuồng’ ghi : “ Chứng Quyết nghịch làm cho bụng bị trướng, ruột sôi, ngực bị đầy không thở được. Nên thủ huyệt ở sườn thứ 2 bên dưới ngực (huyệt Trung Phủ), nơi mà bệnh nhân ho sẽ động đến đầu ngón tay, đồng thời dùng tay ấn lên huyệt ở Bối Du thì bệnh sẽ khỏi ngay” (LKhu 22, 38).
( “Thiên ‘Thủy Huyệt Nhiệt Luận’ ghi : “Đại Trữ, Ưng Du (Trung Phủ), Khuyết Bồn, Bối Du (Phong Môn), 8 huyệt này dùng để tả nhiệt ở trong ngực” (TVấn 61, 19).
 
VÂN MÔN
 
* Tên Huyệt  : Vân chỉ hơi nước; Môn là nơi ra vào. Nơi con người, Phế khí gống như hơi nước ra vào qua cửa, vì vậy gọi là Vân Môn (Trung Y Cương Mục).
* Xuất Xứ : Thiên ‘Thuỷ Nhiệt Huyệt’ (T.Vấn 61).
* Đặc Tính : Nơi phát ra mạch khí của kinh Phế.
* Vị Trí : Bờ dưới xương đòn gánh, nơi chỗ lõm ngang cơ ngực to, giữa cơ Delta, nơi có gian sườn 1, cách đường ngực 06 thốn, trên huyệt Trung Phủ  1,6 thốn.
* Giải Phẫu :Dưới da là rãnh cơ Delta ngực, cơ ngực to, cơ Delta, cơ dưới đòn, cơ răng cưa to và các cơ gian sườn 1.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to, dây thần kinh răng to, dây thần kinh mũ, dây thần kinh dưới đòn, dây thần kinh răng to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 1.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.
* Tác Dụng: Tuyên thông Phế khí.
* Chủ Trị: Trị ho, suyễn, ngực đầy tức, lưng đau.
* Phối Huyệt:
1.       Phối Khuyết Bồn (Vi.12) trị vai đau không đưa lên cao được (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hồn Môn (Bq.47) + Kỳ Môn (C.14) + Phế Du (Bq.13) + Trung Phủ  (P.1)  trị vai đau (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Bỉnh Phong (Ttr.12) trị vai đau (Tư Sinh Kinh).
4.       Phối Chi Câu (Ttu.5) + Cực Tuyền (Tm.1) + Thiên Trì (Tb.1) + Trung Phủ  (P.1) trị cơ nhục bị phong thấp (Châm Cứu Học Thủ Sách).
5.       Phối Du Phủ  (Th.27) + Nhũ Căn (Vi.18) trị suyễn (Phối Huyệt Kinh Lạc Giảng Nghĩa).
* Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
*Tham Khảo :  Thiên ‘Thủy Nhiệt Huyệt Luận’ ghi : Vân Môn  (P.2) + Ngung Cốt (Kiên Ngung - Đtr.15)  + Ủy Trung (Bq.40) + Tủy Không (Yêu Du - Đc.4), 8 huyệt này để tả nhiệt ở tứ chi (TVấn 61, 19).
THIÊN PHỦ
 
* Tên Huyệt : Mũi là khiếu của Phế. Phế thông với thiên khí qua mũi. Đối với con người, Phế là phủ của khí, vì vậy gọi là Thiên Phủ (Trung Y Cương Mục).
* Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (L.Khu 2).
* Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 3 của kinh Phế.
+ Một trong nhóm huyệt Thiên Dũ [Thiên Dũ Ngũ Bộ] (Nhân Nghênh (Vi.9) + Phù Đột (Đtr.18) + Thiên Dũ (Ttu.16) + Thiên Phủ  (P.3) + Thiên Trụ (Bq.12) ), nhờ huyệt này mà khí chuyển lên được phần trên cơ thể.
* Vị Trí: Ở bờ trong bắp cánh tay trong, dưới nếp nách trước 3 thốn nơi bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, trên huyệt Xích Trạch (P.5) 6 thốn.
* Giải Phẫu: Dưới da là bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, chỗ bám của cơ cánh tay trước và cơ Delta, xương cánh tay.
Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh mũ và dây cơ-da.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.
* Tác Dụng: Tuyên thông Phế khí.
* Chủ Trị: Trị suyễn, ho, chảy máu cam, cánh tay trong đau.
* Phối Huyệt :
1.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị chảy máu cam (Bách Chứng Phú).
2.       Phối Cách Du (Bq.17) + Cao Hoang (Bq.43) + Đàn Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Tâm Du (Bq.15) + Trung Quản (Nh.12) + Tỳ Du (Bq.20) trị ế cách (Loại Kinh Đồ Dực).
3.       Phối Hiệp Bạch (P.4) trị tử điến phong, bạch điến phong (hắc lào, chàm...) (Tuần Kinh Chú).
* Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
* Ghi Chú: Cấm cứu (Giáp Ất Kinh).
HIỆP BẠCH
 
* Tên Huyệt  : Huyệt ở gần (hiệp) cơ nhị đầu cánh tay, chỗ thịt mầu trắng (bạch), vì vậy, gọi là Hiệp Bạch (Trung Y Cương Mục).
* Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
* Đặc Tính : Biệt của Thái Âm (Giáp Ất Kinh).
* Vị Trí : Ở mặt trong cánh tay, nơi gặp nhau của bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay với đường ngang dưới nếp nách trước 4 thốn, trên khớp khuỷ (Xích Trạch) 5 thốn, dưới huyệt Thiên Phủ  1 thốn.
* Giải Phẫu : Dưới da là bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, cơ cánh tay trước và bờ ngoài xương cánh tay.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ da.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
* Chủ Trị : Trị mặt trong cánh tay đau, ho, ngực đau tức, hơi thở ngắn.
* Phối Huyệt :
1.       Phối Khích Môn (Tb.4) + Gian Sử (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Thiên Tuyền (Tb.1) trị thần kinh giữa tay đau (Trung Quốc Châm Cứu Học).
2.       Phối Thiên Phủ (P.3) trị tử điến phong, bạch điến phong (hắc lào, chàm...) (Tuần Kinh Chú).
* Châm Cứu : Châm thẳng 05 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
 
XÍCH TRẠCH
 
* Tên Huyệt  : Huyệt ở chỗ trũng (giống cái ao = trạch) cách lằn chỉ cổ tay 1 xích (đơn vị đo ngày xưa), vì vậy gọi là Xích Trạch (Trung Y Cương Mục).
* Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (L.Khu 2).
* Tên Khác: Quỷ Đường, Quỷ Thọ,
* Đặc Tính :
+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ.
+ Huyệt tả của  kinh Phế.
* Vị Trí : Gấp nếp khủy tay lại, huyệt ở chỗ lõm bờ ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay, bờ trong phần trên cơ ngửa dài, cơ cánh tay trước.
* Giải Phẫu: Dưới da là bờ ngoài gân cơ 2 đầu cánh tay, rãnh 2 đầu ngoài, bờ trong gần trên cơ ngửa dài, cơ cánh tay trước và khớp khủy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của thần kinh cơ-da và thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
* Tác Dụng : Thanh nhiệt thượng tiêu, giáng nghịch khí, tiêu trừ độc trong máu, tiết nhiệt độc ở Phế.
* Chủ Trị : Trị khủy tay đau, cánh tay sưng đau, ho, suyễn, họng viêm, amiđan viêm, ho ra máu.
* Phối Huyệt :
1.       Phối Thiếu Trạch (Ttr.1)  trị hụt hơi, hông đau, tâm phiền ( Thiên Kim Phương).
2.       Phối Cách Du (Bq.17) + Kinh Môn (Đ.25) + Y Hy (Bq.45) trị vai lưng lạnh, trong bả vai đau do hư (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Âm Giao (Nh.7) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị lưng đau do chấn thương, hông sườn đau (Châm Cứu Tụ Anh).
4.       Phối Thần Môn (Tm.7) trị tay tê ( Châm Cứu Đại Thành).
5.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11)  trị khủy tay sưng đau không giơ lên được (Châm Cứu Đại Thành).
6.       Phối Đại Lăng (Tb.7) + Gian Sử (Tb.5) + Tiểu Hải (Ttr.8) trị khủy tay sưng đau (Châm Cứu Đại Thành).
7.       Phối Nhân Trung (Đc.26) + Ủy Trung (Bq.40) trị lưng sườn đau do té ngã tổn thương (Châm Cứu Đại Thành).
8.       Phối Chi Câu (Ttu.6) + Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Nhân Trung (Đc.26) + Thúc Cốt (Bq.65) + Ủy Trung (Bq.40) trị lưng đau do chấn thương (Châm Cứu Đại Thành).
9.       Phối Khúc Trì (Đtr.11)  trị khủy tay co rút ( Ngọc Long Ca).
10.   Phối Côn Lôn (Bq.60) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34)  + Hạ Liêu (Bq.34) + Nhân Trung (Đc.26) + Thúc Cốt (Bq.65) + Ủy Trung (Bq.40) trị lưng đau do tổn thương, khí thống (Y Học Cương Mục).
11.   Phối Đàn Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) + Thái Khê (Th.3) trị ho nhiệt (Thần Cứu Kinh Luân).
12.   Phối Âm Giao (Nh.7) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị lưng và hông sườn đau do chấn thương (Thần Cứu Kinh Luân).
13.   Phối Đại Chùy (Đc.14) thấu Kết Hạch Huyệt + Hoa Cái (Nh.20) thấu Toàn Cơ (Nh.21) trị lao phổi (Châm Cứu Học Thượng Hải).
14.   Phối Uỷ Trung (Bq.40) [xuất huyết], trị đơn độc, tà độc của  thời khí (dịch) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
15.   Phối Bá Hội (Đc.20) có tác dụng thanh não, khai khiếu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
16.   Phối Thiếu Xung (Tm.9) + Trung Xung (Tb.9)  có tác dụng định tâm, an thần (Châm Cứu Học Thượng Hải).
17.   Phối Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản  (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) có tác dụng tăng lực cho Vị khí (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18.   Phối Thiếu Thương (P.11) + Thương Dương (Đtr.1) có tác dụng thanh nhiệt ở Phế, điều lý Trường Vị (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19.   Phối Kim Tân + Ngọc Dịch có tác dụng sinh tân dịch (Phối Huyệt Kinh Lạc Giảng Nghĩa).
20.   Phối Cao Hoang (Bq.43) + Đại Chùy (Đc.14) + Phế Du (Bq.13) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) trị lao phổi ( Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
* Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 - 1 thốn - Ôn cứu 5 - 10 phút.
* Ghi Chú:  Nếu cứu, không được cứu bỏng thành sẹo sẽ làm hạn chế cử động.
*Tham Khảo : “Phế tả Xích Trạch bổ Thái Uyên”. Phế thực chứng, châm tả huyệt Xích Trạch, vì Phế thuộc Kim. Bản huyệt (Xích Trạch) thuộc hành Thủy, Kim sinh Thủy, Thủy là ‘tử’ (con) của Kim. Xích Trạch là ‘tử’ huyệt của Phế Kinh. Thực thì tả ‘tử’. Tả Xích Trạch để tả Phế Thực...” (Thập Nhị Kinh Tử Mẫu Bổ Tả Ca).
 
KHỔNG TỐI
 
* Tên Huyệt : Huyệt có tác dụng thông khí lên mũi (tỵ khổng), làm tuyên thông Phế khí, vì vậy được dùng trị các bệnh ở tỵ khổng (mũi), do đó, gọi là Khổng Tối (Trung Y Cương Mục).
* Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
* Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 6 của kinh Phế.
+ Huyệt Khích của kinh Phế.
* Vị Trí: Ở bờ ngoài cẳng tay, trên cổ tay 7 thốn, nơi gặp nhau cu?a bờ trong cơ ngửa dài hay bờ ngoài cu?a cơ gan tay to với đường ngang trên khớp cổ tay 7 thốn, trên đường thẳng nối huyệt Xích Trạch (P.5) và Thái Uyên (P.9).
* Giải Phẫu : Dưới da là bờ trong cơ ngửa dài, bờ ngoài cơ gan tay to, cơ sấp tròn, cơ gấp chung nông các ngón tay.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
* Tác Dụng: Nhuận Phế, chỉ huyết, thanh nhiệt, gia?i biểu, điều giáng Phế khí.
* Chu? Trị: Trị tay và khuy?u tay đau, ho, suyễn, amygdale viêm, phổi viêm, ho ra máu.
* Phối Huyệt:
1.       Phối Á Môn (Đc.15) trị mất tiếng (Tư Sinh Kinh),
2.       Phối Khúc Trạch (Tb.3) + Phế Du (Bq.13) trị ho ra máu (Tư Sinh Kinh).
3.       Phối Đại Chùy (Đc.14) + Phế Du (Bq.13) trị phổi viêm (Châm Cứu Học Thượng Ha?i).
* Châm Cứu: Châm thẳng 0,5- 1 thốn. Cứu 3 - 7 tráng, Ôn cứu 5 - 15 phút.
 
LIỆT KHUYẾT
 
* Tên Huyệt  : Liệt = tách ra. Khuyết = chỗ lõm. Huyệt ở trên cổ tay, nơi có chỗ lõm. Huyệt là Lạc huyệt của kinh Phế, từ chỗ này có 1 nhánh tách ra để nối với kinh Đại Trường, vì vậy, gọi là Liệt Khuyết (Trung Y Cương Mục) .
* Tên Khác : Đồng Huyền , Uyển Lao.
* Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch’ (L.Khu 10).
* Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 7 của kinh Phế.
+ Huyệt Lạc, nơi phát xuất Lạc dọc, Lạc ngang.
+ Huyệt Giao hội với Nhâm Mạch.
+ 1 trong Lục Tổng Huyệt trị đau vùng đầu, gáy (Càn Khôn Sinh Ý).
* Vị Trí : Dưới đầu xương quay nối với thân xương, cách lằn chỉ ngang cổ tay 1,5 thốn. Hoặc chéo 2 ngón tay trỏ  và ngón tay cái của 2 bàn tay với nhau, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu ngón tay trỏ.
* Giải Phẫu : Dưới da là bờ trong - trước của gân cơ ngửa dài, cơ gấp dài ngón cái, chỗ bám của cơ sấp vuông vào xương quay.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa. 
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
* Tác Dụng : Tuyên Phế, khu phong, thông điều Nhâm Mạch.
* Chủ Trị : Trị cổ tay đau sưng, đầu đau, cổ gáy cứng, ho, suyễn, liệt mặt.
* Phối Huyệt :
1.       Phối Khúc Trì (Đtr.11) trị nhiệt bệnh, tâm phiền , cánh tay và cơ thể nóng trước, co rút, môi miệng cắn chặt, mắt nhìn xuống, đổ mồ hôi ( Bị Cấp Thiên Kim Phương).
2.       Phối Địa Thương (Vi.4) trị miệng khát (Tư Sinh Kinh).
3.       Phối Khuyết Bồn (Vi.12) + Ngư Tế (P.10) + Thiếu Trạch (Ttr.1) trị ho (Tư Sinh Kinh).
4.       Phối Đản Trung (Nh.17) + Phế Du (Bq.13) + (Túc) Tam Lý(Vi.36)  trị ho đờm do hàn, ngực đầy đau (Châm Cứu Đại Toàn).
5.       Phối Chiếu Hải (Th.6) + Quan Xung (Tb.1) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiêu khát (Châm Cứu Đại Toàn).
6.       Châm Liệt Khuyết trước, phối Du Phủ (Th.27) + Đản Trung (Nh.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khuyết Bồn (Vi.12) + Phù Đột (Đtr.18) + Thập Tuyên + Thiên Đột (Nh.22) + Thiên Song (Ttr.16) + Trung Phủ (P.1) trị ngũ anh [bướu cổ] (Châm Cứu Đại Toàn).
7.       Phối Thái Uyên (P.9) trị nư?a đầu đau (Châm Cứu Đại Thành).
8.       Phối Thái Uyên (P.9) trị ho phong đờm (Ngọc Long Ca).
9.       Phối Hậu Khê (Ttr.3) trị ngực và cổ đau (Thiên Kim Thập Nhất Huyệt).
10.   Phối Cách Du (Bq.17) + Chương Môn (C.13) + Đại Đôn (C.1) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thận Du (Bq.23) trị tiểu ra máu (Loại Kinh Đồ Dực).
11.   Phối Giải Khê (Vi.41) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Não Không (Đ.19) + Phong Trì (Đ.20) trị đầu đau, nửa đầu đau (Thần Cứu Kinh Luân).
12.   Phối Phong Long (Vi.40) + Phục Lưu (Th.7) trị tay chân bị phù thũng (Thần Cứu Kinh Luân).
13.   Phối Cao Hoang (Bq.43) + Chí Dương (Đc.10) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Linh Đài (Đc.10) + Phế Du (Bq.13) + Thiên Đột (Nh.22) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ho do phong hàn (Thần Cứu Kinh Luân).
14.   Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Khí Hải (Nh.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Phong (C.5) + Tỳ Du (Bq.20), đều cứu, trị tiểu buốt, tiểu gắt (Thần Cứu Kinh Luân)
15.   Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị suyễn cấp (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
16.   Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Ấn Đường trị xoang mũi viêm (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
17.   Phối Hậu Khê (Ttr.3) trị đầu và cổ đau (Châm Cứu Học Thượng Hảii).
18.   Phối Dương Khê (Đtr.5) trị gân cơ dạng dài và gân cơ duỗi ngón tay cái bị viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19.   Phối Phong Môn (Bq.12) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị cảm phong hàn (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
* Châm Cứu : Châm xiên, hướng mũi kim vào khớp cùi chỏ, sâu 0,5 - 1 thốn, Ôn cứu 5 - 10 phút.
* Tham Khảo :
( “Trẻ nhỏ bị kinh phong, mắt trợn ngược : Liệt Khuyết chủ trị, đồng thời chọn huyệt Lạc của kinh Dương minh” (Giáp Ất Kinh).
( “ Kinh Dương Minh  Đại Trường chạy dọc theo lỗ mũi, mặt đau, răng đau, má sưng, mắt vàng, miệng khô, mũi chảy nước , muic chảy máu, họng sưng đau, phía trước vai đau chịu không nổi. Châm huyệt Hợp Cốc + Liệt Khuyết” (Thập Nhị Kinh Trị Chứng Chủ Khách Nguyên Lạc Quyết).
( “Liệt Khuyết phối hợp Hợp Cốc là theo phương pháp ‘Phối Hợp Nguyên - Lạc’, ‘Phối Hợp Chủ - Khách’, lấy phối hợp theo Tạng Phủ, Kinh Lạc. Dùng phép tả 2 huyệt này, thường để trị ngoại cảm biểu chứng [phong hàn, phong nhiệt nhập Phế hoặc bệnh ở Phế vệ] (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
 
KINH CỪ
 
* Tên Huyệt  : Huyệt nằm ởrãnh (cừ) mạch quay và gân cơ tay, giống như cái rạch ở giữa 2 đường kinh, vì vậy gọi là Kinh Cừ.
* Tên Khác: Kinh Cự.
* Xuất Xứ : Thiên ‘Ba?n Du’ (L.Khu 2).
*Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 8 của kinh Phế.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Kim.
+ Huyệt quan trọng để phát hãn.
* Vị Trí : Trên lằn chỉ cổ tay 1 thốn, ở mặt trong đầu dưới xương quay.
* Giải Phẫu : Dưới da là rãnh mạch quay. Rãnh tạo nên bởi gân cơ ngửa dài và mặt trong đầu dưới xương quay (ở ngoài), gân cơ gan tay to và gân cơ gấp chung nông (ở trong), gân cơ gấp riêng ngón tay cái và cơ sấp vuông (ở đáy rãnh).
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
* Chủ Trị : Trị bàn tay và cổ tay đau, ngực đau, họng đau, ho, suyễn.
* Phối Huyệt :
1.       Phối Khâu Khư (Đ.40) trị ngực và lưng đau, họng khò khè (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Hành Gian (C.2) trị ho, cổ ngứa (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Ngư Tế (P.10) + Thông Lý (Tm.5) trị mồ hôi không ra được (Loại Kinh Đồ Dực).
* Châm Cứu : Châm thẳng hoặc xiên 0,3 - 0,5 thốn - Ôn cứu 3 - 5 thốn.
* Ghi Chú :
- Tránh châm sâu vào xương và động mạch.
- Không cứu vì có thể ảnh hưởng đến thần minh” (Giáp Ất Kinh).
 
THÁI UYÊN
 
* Tên Huyệt : Khi hơi co bàn tay vào phía cẳng tay, tại bờ ngoài lằn chỉ cổ tay, gần xương tay quay, tạo thành 1 chỗ rất (thái) lõm, như 1 cái hố sâu (uyên), vì vậy, gọi là Thái Uyên.
* Xuất Xứ: Thiên ‘BảnDu’ (L.Khu 2).
* Tên Khác: Quỷ Tâm, Quỷ Thiên, Thái Thiên, Thái Tuyền.
* Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 9 của kinh Phế.
+ Huyệt Du - Nguyên, thuộc hành Thổ.
+ Huyệt Hội của Mạch.
+ Huyệt Bổ của kinh Phế.
* Vị Trí: Trên lằn chỉ ngang cổ tay, nơi chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.
* Giải Phẫu: Dưới da là rãnh mạch quay. Rãnh ở đoạn này cấu tạo bởi gân cơ dạng dài và gân cơ duỗi ngắn ngón tay cái (ở ngoài). Gân cơ gang tay to và gân cơ gấp chung nông các ngón tay (ở trong). Gân cơ gấp dài ngón tay cái và xương thuyền (ở đáy).
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
* Tác Dụng: Khu phong, hóa đàm, lý phế, chỉ khát.
* Chu? Trị: Trị ngực đau, lưng và vai đau, quanh khớp cổ tay đau, ho suyễn.
* Phối Huyệt:
1.       Phối Chiếu Hải (Th.6) + Hội Âm (Nh.1) trị chứng tê (Giáp Ất Kinh).
2.       Phối Thần Môn (Tm.7) trị nôn ra máu mà người lạnh, suyễn (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Kinh Cừ (P.8) trị cánh tay co rút, đau (Thiên Kim Phương).
4.       Phối Hành Gian (C.2) + Ngư Tế (P.10) + Thái Xung (C.3)  + Thần Môn (Tm.7) trị ho ra máu (Tư Sinh Kinh).        
5.       Phối Kinh Cừ (P.8) + Thái Khê (Th.3) trị sốt rét, ngực tức (Tư Sinh Kinh).
6.       Phối Liệt Khuyết (P.7) trị ho phong đờm (Ngọc Long Kinh).
7.       Phối Ngư Tế (P.10) trị họng khô (Châm Cứu Đại Thành).
8.       Phối Dịch Môn (Ttu.2) trị hàn quyết (Châm Cứu Đại Thành).
9.       Phối Ngư Tế (P.10) trị cổ khô (Châm Cứu Đại Thành).
10.   Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thận Du (Bq.23) trị phế ung [áp xe phổi], nôn ra mủ (Loại Kinh Đồ Dực).
11.   Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) + Xích Trạch (P.5) trị chứng vô mạch (Cấp Chứng Châm Cứu Liệu Pháp).
12.   Phối Nội Quan (Tb.6) + Tứ Phùng trị ho gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).
* Châm Cứu: Châm thẳng, từ mặt trong lòng bàn tay, hướng mũi kim tới mặt phía lưng bàn tay, sâu 0,3 - 0,5 thốn, Ôn cứu 3 - 5 phút.
* Ghi Chú: Tránh châm vào động mạch và xương.
* Tham Khảo :
. “Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ ghi : “Nhiệt bệnh mồ hôi vẫn ra mà mạch lại thuận, có thể châm cho ra mồ hôi, nên thủ huyệt Ngư Tế (P.10), Thái Uyên (P.9), Đại Đô (Ty.2), Thái Bạch [Ty.3], châm tả các huyệt này sẽ làm cho nhiệt giảm bớt, châm bổ thì ra mồ hôi (LKhu.23, 30).
. “Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi : “Chứng Quyết tâm thống, nếu nằm hoặc nhàn rỗi thì Tâm thống được giãn, bớt, khi nào hoạt động thì đau nhiều hơn, không biến sắc mặt, gọi là chứng ‘Phế Tâm thống’, thủ huyệt Ngư Tế, Đại Uyên” (LKhu 24, 15).
. “Phế chủ, Đại trường khách : Thái âm nhiều khí ít huyết, ngực tức, lòng bàn tay nóng, ho suyễn, vùng khuyết bồn đau, khó chịu, cuống họng khô đau, mồ hôi ra, phía trước vai và 2 vú đau, đờm kết ở ngực, hụt hơi. Sở sinh bệnh tìm huyệt gì? Bảo rằng huyệt Thái Uyên + Thiên Lịch [Đtr.6]” (Thập nhị Kinh Trị Chứng Chủ Khách Nguyên Lạc).
 
NGƯ TẾ
* Tên Huyệt : Mã-Nguyên-Đài khi chú giải về huyệt Ngư Tế cho rằng: Ngư Tế là phần thịt giống như hình dạng con cá (ngư) trên bàn tay. Vì vậy gọi là Ngư Tế.
* Tên Khác: Tế Ngư.
* Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (L.Khu 2).
* Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 10 của kinh Phế.
+ Huyệt Vinh (Huỳnh), thuộc Ho?a.
* Vị Trí: Ở mặt trong lòng bàn tay, trung điểm giữa xương bàn ngón tay cái, nơi phần tiếp giáp lằn da đổi màu. Gấp ngón tay tro? vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào chỗ nào ở mô ngón tay cái, đó là huyệt.
* Giải Phẫu : Dưới da là bờ ngoài cơ dạng ngắn tay cái, xương bàn tay 1.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
* Tác Dụng: Thanh Phế nhiệt, sơ Phế, hòa Vị, lợi vùng họng.
* Chủ Trị: Trị sốt, ho suyễn, bụng đau, lao phổi.
* Phối Huyệt:
1.       Phối Thái Uyên (P.9) trị Tâm và Phế đau (Thiên ‘Quyết Bệnh’ - LKhu.24).
2.       Phối Thái Khê (Th.3) trị rối loạn khí ở Phế (Thiên ‘Quyết Bệnh’- L.Khu 24).
3.       Phối Thái Bạch (Ty.3) trị hoắc loạn, khí nghịch (Giáp Ất Kinh).
4.       Phối Xích Trạch (P.5) trị nôn ra máu (Giáp Ất Kinh).
5.       Phối Chi Chính (Ttr.7) + Côn Lôn (Bq.60) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiếu Hải (Tm.3) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị cuồng (Giáp Ất Kinh).
6.       Phối Dịch Môn (Ttu.2) trị họng đau (Bách Chứng Phú).
7.       Phối Kinh Cừ (P.6) + Thông Lý (Tm.5) trị mồ hôi không ra được (Loại Kinh Đồ Dực).
8.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Phủ  (Đc.16) trị mất tiếng (Trung Hoa Châm Cứu Học).
9.       Phối Thái Khê (Th.3) có tác dụng thanh hoả ở Phế, trị hư lao (Phối Huyệt Kinh Lạc Giảng Nghĩa).
10.   Phối Cự Cốt (Đtr.16) + Xích Trạch (P.5) trị ho ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11.   Phối Khúc Tuyền (C.8) + Thần Môn (Tm.7) trị phổi bị xuất huyết (Châm Cứu Học Thượng Hải).
12.   Phối Phế Du (Bq.23) trị trẻ nhỏ bị ho (Châm Cứu Học Thượng Hải).
13.   Phối Côn Lôn (Bq.60) + Thừa Sơn (Bq.57)  trị chuột rút [vọp bẻ] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
* Châm Cứu: Châm thẳng, sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút.
 
THIẾU THƯƠNG
 
* Tên Huyệt : Trương-Chí-Thông, khi chú giải ‘Linh Khu’, đã giải thích rằng: ‘Kinh Thủ Thái Âm chủ về khí bất cập của Kim Khí mùa Thu, vì vậy gọi huyệt này là Thiếu Thương (P.11) ’.
* Tên Khác: Quỷ Tín (Thiên).
* Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (L.Khu 2).
* Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 11 của kinh Phế.
+ Huyệt Tỉnh của kinh Phế, thuộc hành Mộc.
+ 1 trong ‘Thập Tam Quỷ Huyệt’ với tên gọi là Quỷ Tín.
+ Là huyệt cổ điển trị tai ù do Tông khí hư (thiên ‘Khẩu Vấn’ - L.Khu 28).
+ Huyệt quan trọng để phát hãn.
* Vị Trí: Tại bờ ngoài ngón tay cái, cách góc móng tay 0,1 thốn về phía tay quay. Hoặc huyệt nằm ở nơi gặp nhau tiếp giáp da gan - mu tay và đường ngang qua góc chân móng ngón tay cái.
* Giải Phẫu : Dưới da là xương, huyệt ở dưới chỗ bám của gân cơ duỗi dài ngón tay cái. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
* Tác Dụng: Sơ tiết hoả xung nghịch của 12 kinh khí, thanh Phế nghịch, thông kinh khí, thông lợi vùng họng.
* Chủ Trị: Trị sốt, amiđan viêm, trúng gió, hôn mê, động kinh, khó thở.
* Phối Huyệt:
1.       Phối  Lao Cung (Tb.8) trị nôn ra máu (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Đại Lăng (Tb.7) trị ho, suyễn (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị họng sưng đau, không nuốt cơm nước được (Châm Cứu Đại Thành).
4.       Phối  Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiên Đột (Nh.22) trị họng sưng đau (Châm Cứu Đại Thành).
5.       Phối Quan Xung (Ttu.1) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Thiếu Xung (Tm.9) + Thương Dương (Đtr.1) + Trung Xung (Tb.9) trị trúng phong hôn mê, đờm dãi khò khè (Châm Cứu Đại Thành).
6.       Phối Thiên Đột (Nh.22) trị ho (Châm Cứu Đại Thành).
7.       Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Dũng Tuyền (Th.1)  + Phong Long (Vi.40) + Quan Xung (Ttu.1) + Thiếu Xung (Tm.9) trị họng đau (Y Học Cương Mục).
8.       Phối Nhân Trung (Đc.26) + Thu?y Tuyền (Th.5) trị tre? nho? bị kinh phong (Y Học Nhập Môn).
9.       Phối Giác Tôn (Ttu.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Kim Tân + Ngọc Dịch trị amygdale viêm (Trung Quốc Châm Cứu Học).
10.   Phối Thương Dương (Đtr.1) trị ho gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11.   Châm Hợp Cốc (Đtr.4)  + Thiếu Thương (P.11) [xuất huyết] trị amydale viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
* Châm Cứu: Châm thẳng 0,1 - 0,2 thốn hoặc châm xiên hoặc dùng kim tam lăng châm nặn ra máu.
* Ghi Chú:
. Đàn bà có thai cần cẩn thận khi cứu.
. Trị mắt đỏ, họng đau nên châm nặn ra máu.
.Trị chứng tâm thần phân liệt nên ôn cứu hơn châm.
*Tham Khảo :
+ Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ ghi : “Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch Mạch khẩu đóng, suyễn và hơi thở ngắn, nên châm ngay, tức thì mồ hôi sẽ tự ra, châm cạn huyệt nằm ở trong khoảng ngón tay cái [huyệt Thiếu Thương (P.11) ] (LKhu 23,10).
+ Thiên ‘Khẩu Vấn’ ghi : “Chứng tai ù, bổ huyệt Khách Chủ Nhân + huyệt nằm ở đầu ngón tay cái giáp thịt gần móng tay [huyệt Thiếu Thương (P.11) ] ” (LKhu 28, 46).
+ “Thiên ‘Mậu Thích Luận’ ghi : “Tà khách ở lạc của thủ Dương minh làm cho người ta bị khí đầy tức ở ngực, suyễn, thở gấp, hông sườn tức, giữa ngực nóng, châm ở gốc móng ngón tay trỏ (Thương Dương) và ngón cái (Thiếu Thương), cách khoảng 1 lá hẹ. Đau bên phải châm bên trái, đau bên trái châm bên phải. Trong khoảng thời gian ăn xong bữa thì khỏi bệnh” (TVấn 63, 12).
 
Theo Từ điển tra cứu đông y dược
                                                                                     Lương Y Hoàng Duy Tân 
                                                                                           Lương Y Trần Văn Nhủ

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio