ĐƯỜNG KINH TÂM BÀO
Hotline

ĐƯỜNG KINH TÂM BÀO

Khởi đầu từ trong ngực, ở huyệt Chiên Trung thuộc Tâm Bào Lạc, đi xuống cơ hoành và phân nhánh đến Tam Tiêu.
 
 
 
 
 
 
IX. KINH THỦ QUYẾT ÂM TÂM BÀO (Tb)
 Vượng giờ Tuất (19-21g), Hư giờ Hợi (21-23g), Suy giờ Thìn (7-9g).
 Nhiều Huyết, ít Khí.
Ấn đau huyệt Đản Trung (Nh.17), Quyết Âm  Du (BQ. 14).
 
 
T
Tạng Phủ Liên Hệ
Mối Quan Hệ
Tác Dụng
Â
Tam Tiêu
Biểu - Lý
Điều chỉnh rối loạn ở Tâm Bào và Tam Tiêu (theo nguyên tắc Trong - Ngoài).
M
.Tỳ
 
. Can
.Tương Sinh (Tâm Bào Hỏa sinh Tỳ Thổ).
. Tương sinh (Can Mộc sinh Tâm Bào Hỏa).
Dùng khi Tỳ quá Hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ Mẫu’).
. Dùng khi Tâm Bào quá hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ Mẫu’).
B
Phế
Tương Khắc Tâm Bào Hỏa khắc Phế Kim)
Dùng khi Phế quá Thực (lấy Hỏa khắc Kim).
À
Can
Đồng Danh (Thủ + Túc Quyết Âm)
Điều chỉnh rối loạn ở Tâm Bào và Can theo nguyên tắc đồng danh hoặc  trên dưới.
O
Đại Trường
Tý Ngọ đối xứng
Dùng khi thời khí của kinh Tâm Bào suy.
 
Thận
Mẫu tử theo giờ thịnh
Dùng khi kinh khí của Thận suy.
 
Vị
Nghịch Khí (Quyết Âm # Dương Minh) giữa Tạng và Phủ
Dùng khi Tâm Bào qúa thịnh (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương  giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc  ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : Đại Lăng (Tb.7) + Xung Dương (Vi.42).
 
ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH THỦ QUYẾT ÂM TÂM BÀO
 
                1/ KINH CHÍNH
 
            Khởi đầu từ trong ngực, ở huyệt Chiên Trung thuộc Tâm Bào Lạc, đi xuống cơ hoành và phân nhánh đến Tam Tiêu.  Một nhánh từ ngực chạy ra sườn ngang dưới nách 3 thốn, lên hố nách, dọc theo phía trong cánh tay, đi giữa 2 kinh Thủ Thái Âm và Thiếu Âm, vào trong khuỷ tay, chạy giữa 2 khe gân cẳng tay vào giữa lòng bàn tay, đi dọc theo ngón tay giữa thẳng đến đầu ngón tay. Một nhánh từ trong bàn tay ở huyệt Lao Cung đi theo ngón tay áp út để giao với kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu.
 
2/ KINH BIỆT
 
            Khởi đầu từ huyệt Thiên Trì, nhập vào huyệt Uyên Dịch (Đ), rồi đi rẽ vào giữa ngực,  phân nhánh vào Tam Tiêu (Vị) và Tâm Bào  Sau đó lên theo cổ họng (h. Liêm Tuyền), ra sau tai để hợp với kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu ở phía xương hoàn cốt, là huyệt Thiên Dũ.
 
3/ LẠC DỌC
 
            Khởi từ huyệt Lạc - Nội Quan, theo kinh Chính Tâm Bào lên đến ngực ở huyệt Chiên Trung, đi thấu vào trong Tâm Bào Lạc và gặp kinh Tam Tiêu.
 
4/ LẠC NGANG
 
            Khởi từ huyệt Lạc - Nội Quan, theo bờ trong cẳng tay đến gặp kinh Tam Tiêu ở huyệt Nguyên - Dương Trì.
 
5/ KINH CÂN
 
            Khởi lên ở đầu ngón tay giữa, vào lòng bàn tay, cùng đi với kinh Cân Thủ Thái Âm, đến mặt trước - trong khuỷ tay, lên mặt trong cánh tay và kết ở hố nách.  Một nhánh tán ra phía trước dọc theo hông sườn, mạch nhánh của nó vào nách ở huyệt Uyên Dịch (Đ).  Một nhánh khác thấm sâu vào ngực đến huyệt Chiên Trung (Nh), qua cơ hoành liên lạc với Tỳ - Vị.
 
TRIỆU CHỨNG KINH TÂM BÀO
 
             Kinh Bệnh : Mặt đỏ, nách sưng, cánh tay đau, khủy tay co quắp, gan bàn tay nóng.
             Tạng Bệnh : vùng tim đau, bồn chồn, ngực tức, sườn đau, tim đập hồi hộp, nói lảm nhảm, hôn mê.
             Tâm Bào Hư : Hồi hộp, sợ hãi, mất ngủ, hay quên. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghênh.
             Tâm Bào Thực : Tinh thần rối loạn, hay cười, nói nhảm, bực dọc. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn Nhân Nghênh 1 lần.
KINH CHÍNH
 
 Rối Loạn Do Tà Khí : Lòng bàn tay nóng, Cẳng tay, khuỷ tay co cứng, nách sưng, Bệnh nặng: ngực sườn đau tức, nhói, trướng đầy, đánh trống ngực,  Mặt đỏ, hay cười luôn.
 
LẠC NGANG
 
 Rối Loạn Do Nội Nhân :Bệnh về mạch, huyết quản, Lòng buồn phiền, tim đau,  Giữa gan bàn tay nóng.
 
LẠC DỌC
 Thực: Tim đau
 Hư: Đầu gáy cứng, khó chịu ở vùng cổ.
 
KINH BIỆT
 
            Cùng một triệu chứng với đường kinh Chính nhưng đau với tính cách từng cơn.
 
KINH CÂN
 
 Đau và co cứng cơ dọc theo đường kinh đi. Đau vùng dưới nách. Đau vùng ngực, ngực bị đè nén, đầy tức.
 
ĐIỀU TRỊ KINH TÂM BÀO
 
             Tâm Bào Hư : châm bổ huyệt Trung Xung (Tb.8)  vào giờ Hợi [21-23g] (đây là huyệt Tỉnh Mộc, Mộc sinh Hỏa - Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).
             Tâm Bào Thực : châm tả huyệt Đại Lăng (Tb.7) vào giờ Tuất [19-21g] (đây là huyệt Du Thổ, Hỏa sinh Thổ - Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).
 
KINH CHÍNH
 
 THỰC:  Tả :  Đại Lăng (Du + Nguyên + h. Tả -Tb.7), Nội Quan (Lạc - Tb.6),
Thiên Tĩnh (Hợp - Ttu.10), Quyết Âm Du (Bq.14), Dũng Tuyền (Th.1), Nhiên Cốc (Th.2)
Phối:
Túc Tam Lý (Vị.36), Lệ Đoài (Vị.45), Âm Đô (Th.19), Hoang Du (Th.16),
 HƯ: Bổ : Trung Xung (Tỉnh + h. Bổ - Tb.9), Nội Quan (Lạc - Tb.6)Quyết Âm Du (Bq.14),
Chiên Trung (Nh.17), Thiên Trì (Tb.1), Trung Chử (Ttu.3), Phục Lưu (Th.7)
Phối : Túc Lâm Khấp (Đ.41), Thái Xung (C.3), Giải Khê (Vị.41), Đởm Du (Bq.19), Nhật Nguyệt (Đ), Hoang Du (Th.16)
 
LẠC NGANG
 
 THỰC : Tả : Nội Quan (Lạc - Tb.6), Bổ: Dương Trì (Nguyên - TTu.4).
 HƯ: Bổ : Đại Lăng (Nguyên - Tb.7), Tả : Ngoại Quan (Lạc - Ttu - 5)
 
LẠC DỌC
 
 THỰC: Tả : Nội Quan (Lạc - Tb.6)
 
 HƯ : Bổ: Ngoại Quan (Lạc - Ttu.5), Tả : Đại Lăng (Nguyên - Tb.7)
 
KINH BIỆT
 
 RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ : Châm Phía đối bên bệnh: Trung Xung (Tỉnh - Tb.9), Quan Xung (Tỉnh - Ttu.1).
+ Phía bên bệnh: . Đại Lăng (Du - Tb.7), Trung Chử (Du - Ttu.3)
 
 RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN: Âm Khích (Khích - Tm.6), Khích Môn (Khích - Tb.4), Túc Tam Lý (Vị.36), Trung Xung (Bổ - Tb.9), Thiên Trì (Tb.1), Thiên Dũ (Ttu).16.
 
KINH CÂN
 
 THỰC : Tả : A Thị huyệt kinh Cân, Bổ : Trung Xung (Tỉnh + h. Bổ - Tb.9)
Phối:  Đại Lăng (Du - Tb.7), Gian Sử (Kinh - Tb.5), Uyên Dịch (Đ.22).
 HƯ: Bổ : Cứu A Thị huyệt kinh Cân, Trung Xung (Tb.9), Tả: Đại Lăng (D + h. Tả - Tb.7).
Phối: Gian Sử (Tb.5), Uyên Dịch (Đ.22).
 
IX.1 - THIÊN TRÌ
 
 Tên Huyệt : Thiên = trời, chỉ phần trên của cơ thể. Trì = ao nước. Huyệt ở chỗ lõm bên cạnh ngực, nơi đó sữa chảy qua thường đọng lại, giống như cái ao chứa nước, vì vậy, gọi là Thiên trì (Trung Y Cương Mục). 
 
 Tên Khác : Thiên Hội.
 Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 1 của kinh Tâm Bào.
+ Nhận 1 mạch phụ của kinh Túc Thiếu Dương và Túc Quyết Âm.
 Vị Trí : Ngang đầu ngực, cách 1 thốn, ở khoảng gian sườn 4, dưới hố nách 3 thốn, giữa huyệt Thiên Khê và huyệt Nhũ Trung.
 Giải Phẫu  : Dưới huyệt là cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ răng cưa to, cơ chéo to của bụng, các cơ gian sườn, phổi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 4.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
 Tác Dụng: Thăng khí Dương, thông lạc.
 Chủ trị: Trị ngực đầy tức, vùng tim đau tức, lao hạch, vùng dưới nách đau.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Dương Phụ (Đ.38) + Đởm Du (Bq.19) + Uỷ Trung (Bq.40)  trị dưới nách sưng (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Uỷ Dương (Bq.39) trị nách sưng (Bách Chứng Phú).
3.       Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Tỉnh (Đtr.21) + Tam Dương Lạc (Ttu.8) trị loa lịch, lao hạch (Châm Cứu Đại Thành).
4.       Phối cứu Tam Gian (Đtr.3) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị loa lịch, lao hạch (Loại Kinh Đồ Dực).
 Châm Cứu: Châm xiên, hướng mũi kim ra ngoài, sâu 0,3 - 0,5 thốn - ôn cứu 5-10 phút.
 Ghi Chú : Không kích thích mạnh và châm sâu vì có thể đụng phổi.
 
IX.2 - THIÊN TUYỀN
 
 
 Tên Huyệt : Huyệt là nơi tiếp khí của Thiên Trì, lại ở giữa huyệt Thiên phủ và Cực Tuyền, vì vậy gọi là Thiên Tuyền (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Thiên Ôn, Thiên Thấp.
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính : Huyệt thứ 2 của kinh Tâm Bào.
 Vị Trí : Dưới đầu nếp nách trước, cách 2 thốn, giữa 2 cơ phần ngắn và cơ phần dài của cơ nhị đầu cánh tay.
 Giải Phẫu  : Dưới da là khe giữa phần dài và phần ngắn của cơ 2 đầu cánh tay, chỗ bám của cơ cánh tay trước, mặt trước xương cánh tay.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ -da.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
 Chủ trị: Trị ngực đau, tim nhói đau, lưng đau, mặt trong cánh tay đau, ho.
 Phối Huyệt: Phối Uyển Cốt (Ttr.4) trị vai và cánh tay đau (Tư Sinh Kinh).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,5-1 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
 
IX.3 - KHÚC TRẠCH
 
 Tên Huyệt : Huyệt nằm ở chỗ lõm (giống cái ao = trạch) ở nếp khủy cổ tay khi cong tay (khúc), vì vậy gọi là Khúc Trạch.
 
 Xuất Xứ  : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 3 của kinh Tâm bào.
+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thủy.
 Vị Trí : Trên nếp gấp khớp khuỷ tay, chỗ lõm phía trong khuỷ tay, bờ trong gân cơ 2 đầu cánh tay.
 Giải Phẫu  :Dưới da là bờ trong gân cơ 2 đầu cánh tay, cơ cánh tay trước, bờ trên cơ sấp tròn, khe khớp khủy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh giữa.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1 hoặc C6.
 Tác Dụng: Thông Tâm khí, sơ giáng nghịch khí ở thượng tiêu, thư cân.
 Chủ trị: Trị sốt, hồi hộp, dạ dày đau, thấp tim.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Đại Lăng (Tb.7) + Khúc Trì (Đtr.11) trị tim đau (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Chương Môn (C.13) trị miệng khô (Thiên Kim Phương).
3.       Phối Cách Du (Bq.17) + Đốc Du (Bq.16) trị tim đau (Tư Sinh Kinh).
4.       Phối Can Du (Bq.18) + Thái Xung (C.3)  trị cánh tay co rút (Châm Cứu Tập Thành).
5.       Phối Can Du (Bq.18) + Thái Xung (C.3) + Thần Môn (Tm.9) trị tay yếu (Châm Cứu Đại Thành).
6.       Phối Dương Trì (Ttu.4) + Đại Lăng (Tb.5) trị tiêu ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
7.       Phối Uỷ Trung (Bq.40) [xuất huyết] trị trường Vị viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
8.       Phối Gian Sử (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Thiếu Phủ (Tm.8) trị thấp tim (bệnh tim do phong thấp) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu:
+ Châm thẳng sâu 0,5-0,8 thốn.
+ Trường hợp trị sốt cao do trường vị viêm cấp, do trúng nắng, có thể dùng kim Tam lăng châm nặn ra ít máu ở huyệt này.
+ Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
 
IX.4 - KHÍCH MÔN
 
 Tên Huyệt : Huyệt ở giữa 2 khe (khích) xương, nơi giao của 2 cơ gan tay bé và lớn (giống như cửa) vì vậy gọi là Khích Môn.
 Xuất Xứ  : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 4 của kinh Tâm Bào.
+ Huyệt Khích.
+ Huyệt dùng để châm trong trường hợp khí của Tâm Bào bị rối loạn.
 
 Vị Trí : Trên khớp cổ tay 5 thốn, giữa 2 khe cơ gan tay lớn và bé.
 Giải Phẫu  : Dưới da là khe giữa cơ gan tay lớn và cơ gan tay bé, cơ gấp dài ngón tay cái,cơ gấp chung nông và sâu, khe giữa xương quay và xương trụ.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1 hoặc C6.
 Tác Dụng: Định tâm, an thần, lương huyết.
 Chủ trị: Trị cơ tim viêm, vùng trước tim đau, màng ngực viêm, tuyến vú viêm, thần kinh suy nhược.
 Phối Huyệt:
1.       Phối  Đại Lăng (Tb.7) + Khúc Trạch (Tb.3) trị tim đau (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Tam Dương Lạc (Ttu.8) trị nôn ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải).
3.       Phối  Khúc Trạch (Tb.3) + Nội Quan (Tb.6) trị thấp tim (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,8-1,2 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
 
IX.5. GIAN SỬ
 
 
 Tên Huyệt  : Gian = khoảng trống giữa 2 vật. Sứ = sứ giả, người được sai đi. Huyệt ở giữa khe  (gian) 2 gân tay, có tác dụng vận chuyển khí (sứ) trong kinh này, vì vậy, gọi là Gian Sử (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác  : Gian Sứ, Giản Sử Giản Sứ, Gián Sử.
 Xuất Xứ  : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 5 của kinh Tâm Bào.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Kim.
 Vị Trí  : Trên lằn chỉ cổ tay 3 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.
 Giải Phẫu  : Dưới da là khe giữa gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé, gân cơ gấp dài ngón tay cái, cơ gấp chung các ngón tay nông và sâu, bờ trên cơ sấp vuông, màng gian cốt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6 hoặc D1.
 Tác Dụng : Định thần, hòa Vị, khứ đờm, điều Tâm khí.
 Chủ trị: Trị hồi hộp, vùng trước tim đau, sốt rét, động kinh, tâm thần phân liệt.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị mất tiếng (Tư Sinh Kinh).
2.       Phối Tam Gian (Đtr.3) trị họng sưng như có khối u (Châm Cứu Đại Thành).
3.       Phối Chi Câu (Ttu.7) trị điên cuồng (Châm Cứu Đại Thành).
4.       Phối Hậu Khê (Ttr.3) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị cuồng (Châm Cứu Đại Thành).
5.       Phối Tam Lý (Vi.36) trị nóng nhiều lạnh ít (Châm Cứu Đại Thành).
6.       Phối Thiên Đỉnh (Đtr.17) trị mất tiếng (Bách Chưng Phú).
7.       Phối Đại Trữ (Bq.11) trị sốt rét (Thắng Ngọc Ca).
8.       Phối Thủy Câu (Đc.26) trị điên (Linh Quang Phú).
9.       Phối Chí Âm (Bq.67) + Chương Môn (C.13) + Côn Lôn (Bq.60) + Công Tôn (Ty.4) + Hậu Khê (Ttr.3) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phi Dương (Bq.58) + Tam Chùy + Thái Khê (Th.3) + Thừa Sơn (Bq.57) + Y Hy (Bq.45) trị sốt rét (Loại Kinh Đồ Dực).
10.   Phối Cách Du (Bq.17) + Hành Gian (C.3) + Phục Lưu (Th.7) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị huyết cổ (Loại Kinh Đồ Dực).
11.   Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Công Tôn (Ty.4) + Linh Đạo (Tm.4) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tâm thống (Y Học Cương Mục).
12.   Phối Bá Hội (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị trúng phong hôn mê (Thần Cứu Kinh Luân).
13.   Phối Kỳ Môn (C.14) + Thiên Đột (Nh.22) trị khan tiếng (Thần Cứu Kinh Luân).
14.   Phối Bá Hội (Đc.20) trị nói cuồng (Thần Cứu Kinh Luân).
15.   Phối Âm Cốc (Th.10) + Bá Hội (Đc.20) + Phục Lưu (Th.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị cuồng (Thần Cứu Kinh Luân).
16.   Phối Tam Gian (Đtr.3) trị mai hạch khí (Thần Cứu Kinh Luân).
17.   Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Chùy (Đc.16) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Phong Trì (Đ.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị phong trúng tạng phủ (Vệ Sinh Bảo Giám).
18.   Phối Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị bụng dưới và ruột sôi, tiêu chảy (Thái Ất Ca).
19.   Phối Thiên Đỉnh (Đtr.17) + Thủy Câu (Đc.26) trị mất tiếng đột ngột (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20.   Phối Nội Quan (Tb.6) + Thiếu Phủ (Tm.8) + Khích Môn (Tb.4) + Khúc Trạch (Tb.3) trị thấp tim (Châm Cứu Học Thượng Hải).
21.   Phối Khí Anh + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tuyến giáp trạng viêm [bướu cổ] (Châm Cứu Học Thượng Hải).
22.   Phối Chương Môn (C.13) + Đại Chùy (Đc.14) + Hậu Khê (Ttr.3) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị sốt rét ( Ngược Tật Chuyên Tập).
23.   Phối cứu Bá Hội (Đc.20) trị trẻ nhỏ khóc đêm (Châm Cứu Cứu Học Thủ Sách).
24.   Phối Thần Môn (Tm.7) + Tâm Du (Bq.15) + Cự Khuyết (Nh.14) trị hồi hộp, lo sợ (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
 Châm Cứu : Châm thẳng, sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
 Tham Khảo :
(  “Khi có ung nhọt ở nách, bắt đầu châm 5 lần huyệt của kinh Túc Thiếu Dương, nếu không giảm, châm Gian Sử 3 lần và Xích Trạch 3 lần” (TVấn.28, 50).
 
IX.6 - NỘI QUAN
 
 
 Tên Huyệt : Huyệt có tác dụng trị bệnh ở ngực, Tâm, Vị...lại nằm ở khe mạch ở tay, vì vậy gọi là Nội Quan (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 6 của kinh Tâm bào.
+ Huyệt Lạc.
+ Huyệt giao hội với Âm Duy Mạch.
+ Một trong Lục Tổng huyệt trị vùng ngực.
  Vị Trí : Trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.
 Giải Phẫu  : Dưới da là khe giữa gân cơ gan tay lớn, gân cơ gan tay bé, gân cơ gấp dài ngón tay cái,
gân cơ gấp chung ngón tay nông và sâu, cơ sấp vuông, màng gian cốt quay và trụ.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa, các nhánh của dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1 hoặc C6.
 Tác Dụng: Định Tâm, an thần, lý khí, trấn thống, thanh Tâm Bào.
 Chủ trị: Trị hồi hộp, vùng trước tim đau, vùng ngực và hông sườn đau, dạ dày đau, nôn, nấc, mất ngủ, động kinh, hysteria.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Âm Khích (Tm.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thông Lý (Tm.5) trị Tâm hư yếu, hồi hộp, lo sợ (Châm Cứu Đại Thành).
2.       Phối Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) trị hồi hộp (Châm Cứu Đại Thành).
3.       Phối Ngư Tế (P.10) + (Túc) Tam Lý (Vi.36) trị ăn không xuống (Châm Cứu Đại Thành).
4.       Phối Cách Du (Bq.17) trị ngực đầy tức (Châm Cứu Đại Thành).
5.       Phối Trung Quản (Nh.12) + (Túc) Tam Lý (Vi.36) trị bụng đau (Châm Cứu Đại Thành).
6.       Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Lăng (Tb.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thập Tuyên + Tứ Hoa trị ngũ tâm phiền nhiệt (Châm Cứu Cứu Đại Thành).
7.       Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) + Khúc Trạch (Tb.3) + Liệt Khuyết (P.7) + Ngư Tế (P.10) + Phế Du (Bq.13) + Thần Môn (Tm.7) trị phong độc ẩn chẩn [mề đay] (Châm Cứu Đại Thành).
8.       Phối Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) trị hồi hộp (Châm Cứu Đại Thành).
9.       Phối Bá Hội (Đc.20) + Thần Môn (Tm.7) trị Tâm hư, kinh sợ, tâm thần không yên (Châm Cứu Đại Toàn).
10.   Phối Âm Khích (Tm.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thông Lý (Tm.5) trị các chứng hư của tim, tim hồi hộp, hay sợ (Châm Cứu Đại Toàn).
11.   Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Thừa Sơn (Bq.57) + Trường Cường (Đc.1) trị tiêu ra máu không cầm, tạng độc (Châm Cứu Đại Toàn).
12.   Phối Công Tôn (Ty.4) trị bụng đau (Tịch Hoằng Phú).
13.   Phối Kiến Lý (Nh.11) trị bồn chồn trong ngực (Tịch Hoằng Phú).
14.   Phối Chiếu Hải (Th.6) trị bụng đau do kết tụ (Ngọc Long Kinh).
15.   Phối Ngư Tế (P.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ăn không xuống (Thần Cứu Kinh Luân).
16.   Phối Cao Hoang (Bq.43) + Dịch Môn (Ttu.2) + Giải Khê (Vi.41) + Thần Môn (Tm.7) trị tim hồi hộp, mất ngủ, hay quên (Thần Cứu Kinh Luân).
17.   Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị dạ dầy đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
18.   Phối Công Tôn (Ty.4) trị dạ dầy đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
19.   Phối Thiên Đột (Nh.22) trị nấc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
20.   Phối Gian Sử (Tb.5) + Thiếu Phủ (Tm.8) trị thấp tim.
21.   Phối Gian Sử (Tb.5) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị tim quặn đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
22.   Phối Tố Liêu (Đc.25) trị huyết áp thấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
23.   Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị hôn mê do trúng độc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
24.   Phối Nội Đình (Vi.44) + Tam Âm Giao (Ty.6) +Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ợ hơi (Trung Hoa Châm Cứu Học).
25.   Phối Phong Trì (Đ.20) trị nôn mửa (Châm Cứu Học Thủ Sách).
26.   Phối Cách Du (Bq.17) + Cự Khuyết (14) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị nấc (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
 Châm Cứu: Châm thẳng, sâu 0,5 - 0,8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
+ Trị bệnh đau ở phần trên, mũi kim hướng lên.
+ Trị các ngón tay tê dại, mũi kim hơi hướng xuống 1 bên tay quay.
+ Trị thần kinh suy nhược + mất ngủ, có thể châm xiên qua Ngoại Quan.
Tham Khảo :
( Thiên ‘Kinh Mạch’ ghi: “ Biệt của thủ Tâm chủ gọi là Nội Quan... Bệnh thực sẽ làm cho Tâm thống, bệnh hư sẽ làm cho đầu, gáy bị cứng, nên thủ huyệt ở giữa 2 đường gân” (LKhu 10, 39,40).
 
IX.7 - ĐẠI LĂNG
 
  Tên Huyệt : Huyệt ở vị trí  nhô cao (đại) ở cổ tay, có hình dáng giống gò mả (lăng), vì vậy gọi là Đại Lăng (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác : Quỷ Tâm, Tâm Chủ.
 
 Xuất Xứ : Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 7 của kinh Tâm Bào.
+ Huyệt Du, huyệt Nguyên, thuộc hành Thổ, huyệt Tả.
Một trong ‘Thập Tam Quỷ Huyệt’ (Quỷ Tâm) dùng để trị bệnh tâm thần.
 Vị Trí : Ở ngay trên lằn nếp cổ tay, khe giữa gân cơ gan tay lớn và bé, hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào lằn chỉ (văn) tay ở đâu, đó là huyệt.
Giải Phẫu  : Dưới da là khe giữa gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé, ở sâu là khe giữa gân cơ gấp dài ngón tay cái và cơ gấp chung ngón tay nông và sâu, khe khớp cổ tay.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7 hoặc C8.
 Tác Dụng: Thanh Tâm, định thần, lương huyết.
 Chủ trị: Trị cổ tay đau, khớp cổ tay viêm, hồi hộp, động kinh, mất ngủ.
 Phối Huyệt:
1.       Phối Thiên Lịch (Đtr.6) trị họng tê, mồ hôi trộm (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Thiếu Phủ (Tm.8) trị ho suyễn (Tư Sinh Kinh)
3.       Phối Khích Môn (Tb.4) trị nôn ra máu (Tư Sinh Kinh).
4.       Phối Thượng Quản (Nh.13) trị tim đau (Tư Sinh .Kinh).
5.       Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Thập Tuyên + Tứ Hoa trị ngũ tâm phiền nhiệt (Châm Cứu Đại Thành).
6.       Phối Xích Trạch (P.5) trị hụt hơi, hơi thở ngắn (Châm Cứu Đại Thành).
7.       Phối Đản Trung (Nh.17) + Trung Quản (Nh.12) trị ho nghịch lên, ợ hơi (Châm Cứu Đại Thành).
8.       Phối Quan Nguyên (Nh.4) trị tiểu đỏ (Châm Cứu Đại Thành).
9.       Phối Khúc Trạch (Tb.3) + Nội Quan (Tb.6) trị vùng tim ngực đau nhức (ChâmCứu Đại Thành).
10.   Phối A Thị Huyệt + Du Phủ (Th.27) + Đản Trung (Nh.17) + Thiếu Trạch (Tr.1) + Ủy Trung (Bq.40)  trị nhũ ung (Châm Cứu Đại Thành).
11.   Phối Bách Lao + Thủy Phân (Nh.9) + Ủy Trung (Bq.40) trị trúng nắng (Châm Cứu Đại Thành).
12.   Phối Chi Câu (Ttu.6) + Ngoại Quan (Ttu.5) trị bụng đau do bí kết (Ngọc Long Ca).
13.   Phối Cự Khuyết (Nh.14) + Đản Trung (Nh.17) + Hạ Quản (Nh.10) + Tâm Du (Bq.15) + Thượng Quản (Nh.13) + Trung Khôi + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.21) trị ngũ ế, ngũ cách ( Y Học Cương Mục).
14.   Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Quản (Nh.12) trị bỉ khối đau tức (Thần Cứu Kinh Luân).
15.   Phối Ngoại Quan (Tb.5) + Phế Du (Bq.13) + Thận Du (Bq.23) + Thượng Quản (Nh.13) + Tỳ Du (Bq.20) trị hư lao thổ huyết (Thần Cứu Kinh Luân).
16.   Phối Lao Cung (Tb.8) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Trinh (Ttr.9) + Phong Môn (Bq.12) trị phong chẩn lở loét (Châm Cứu Đại Thành).
17.   Phối Nội Quan (Tb.6) + Thiếu Phủ (Tm.8) trị mất ngủ, thấp tim (Châm Cứu Đại Thành).
18.   Phối Ấn Đường + Bá Hội (Đc.20) + Thái Khê (Th.3) trị mất ngủ  (Châm Cứu Đại Thành).
 Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 - 0,5 thốn. Trị khớp xương cổ tay thì châm xiên. Cứu 1-3 tráng - Ôn cứu 3-5 phút.
Tham Khảo :
 ( “Nếu khí loạn ở Tâm, (sinh ra tâm phiền, thích yên tĩnh), thủ huyệt Du của Tâm [Thần Môn) và Tâm Bào [Đại Lăng] (Linh Khu. 34,16).
 
IX.8 - LAO CUNG
 
 Tên Huyệt  : Tay làm việc không biết mệt (lao). Huyệt lại nằm giữa lòng bàn tay
( giống như nhà lớn = cung) vì vậy gọi là Lao Cung (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác  : Chưởng Trung, Qủy Lộ, Qủy Quật.
 
 Xuất Xứ  : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 8 của kinh Tâm bào.
+ Huyệt Vinh, thuộc hành Hoả .
+ Một trong ‘Thập Tam Quỷ Huyệt’ (Quỷ Quật) dùng trị bệnh tâm thần.
  Vị Trí  : Huyệt ở trên đường văn tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón vô danh ( ngón 4) chạm vào đường văn này hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng bàn tay ( đường tâm đạo) ở đâu thì đó là huyệt.
 Giải Phẫu  : Dưới da là cân tay giữa, cơ giun, phía trong gân gáp ngón giữa của cơ gấp chung ngón tay nông và sâu, cơ gian cốt gan tay và cơ gian cốt mu tay, bờ trong đầu dưới xương bàn tay 3.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7 hoặc C8.
 Tác Dụng : Thanh Tâm Hoả , an thần, trừ thấp nhiệt.
 Chủ trị : Trị mồ hôi tay, eczema ở vùng bàn tay, vùng tim đau, động kinh, nấc, xoang miệng viêm.
 Phối Huyệt :
1.       Phối Tam Gian (Đtr.3) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Trạch (Ttr.1) trị miệng nóng, khô (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hành Gian (C.3) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kim Tân + Ngọc Dịch + Nhiên Cốc (Th.2) + Thái Xung (C.3) + Thủy Câu (Đc.26) + Thừa Tương (Nh.24) + Thương Khâu (Ty.5) trị tiêu khát ( Thiên Kim Phương).
3.       Phối Đại Lăng (Tb.7) trị hay cười (Tư Sinh Kinh ).
4.         Phối Đại Lăng (Tb.7) trị tâm phiền (Châm Cứu Tụ Anh).
5.       Phối Dương Cốc (Ttr.5) + Hiệp Khê (Đ.43) + Hợp Cốc (Đtr.4)+ Lệ Đoài (Vi.45) + Thương Dương (Đtr.1) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị bệnh nhiệt mà mồ hôi không ra (Châm Cứu Cứu Tụ Anh).
6.       Phối Đại Lăng (Tb.7) + Đàn Trung (Nh.17) + Kỳ Môn (C.14) trị thương hàn mà hông sườn đau (Châm Cứu Đại Thành).
7.       Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hạ Liêu (Bq.34) + Hội Dương (Bq.35) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Bạch (Ty.3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Sơn (Bq.57) trị tiêu ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).
8.       Phối Túc Tam Lý (Vi.46) trị các chứng bứt rứt, phiền muộn, hay nôn ọe, chóng mặt, chỉ thích nằm (Phối Huyệt Kinh Lạc Giảng Nghĩa).
9.       Phối Bát Tà trị lòng bàn tay bị lở loét (Nga chưởng phong) (Trung Hoa Châm Cứu Học).
10.   Phối Hợp Cốc (Đtr.4) thấu Lao Cung (Tb.8) + Nhân Trung (Đc.26) trị hysteria (Châm Cứu Học Thượng Hải).
11.   Phối Đại Lăng (Tb.7) + Nội Quan (Tb.6) trị dạ dày viêm cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).
 Châm Cứu : Châm thẳng từ lòng bàn tay hướng về phía lưng bàn tay đối diện 0,3 - 0,5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng, ôn cứu 5 - 10 phút.
 Tham Khảo : Thường phối huyệt Lao Cung với huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) vì Lao Cung thuộc về Tâm Bào Lạc, tính nó mát mà hay đi xuống, vì thế nó có tác dụng điều lý được chứng khí trệ do lao động nặng nhọc gây ra. Lao Cung cũng có tác dụng làm thư được những nỗi uất kết do thất tình, nội thường gây nên và nhất là thanh được nhiệt ở vùng ngực và hoành cách mô, mở đường cho Tâm hỏa đi xuống.dùng chung với huyệt Túc Tam Lý có tác dụng tả được hỏa của Tâm lẫn Vị, trấn được nhiệt khí từ dưới xung lên. Các chứng như bứt rứt, phiền muộn, hay nôn mửa, nôn khan, ợ hơi, ợ chua, nóng mặt, chỉ thích nằm... mà dùng cách phối 2 huyệt này thì đều có công hiệu” ( Phối Huyệt Khái Luận Giảng Nghĩa).
 
IX. 9 - TRUNG XUNG
 
 Tên Huyệt :  Huyệt ở đỉnh ngón tay giữa (trung), nơi chạm với (xung) mạch khí của Tâm kinh, vì vậy gọi là Trung Xung (Trung Y Cương Mục).
 Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 9 của kinh Tâm Bào.
+  Huyệt Tỉnh, thuộc hành Mộc.
+ Huyệt Bổ của kinh Tâm Bào.
+ Huyệt đặc biệt để trị rối loạn ở kinh Biệt của Tam Tiêu và Tâm Bào.
 Vị Trí : Tại điểm giữa của đầu ngón tay giữa.
 
 Giải Phẫu  : Dưới da là chỗ bám của gân ngón giữa, cơ gấp chung ngón tay sâu, đầu đốt 3 xương ngón tay giữa. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa.
 Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7 hoặc C8.
 Tác Dụng: Khai khiếu, thanh Tâm, thoái nhiệt.
 Chủ trị: Trị hôn mê, kích ngất, sốt cao, tim đau quặn.
  Phối Huyệt:
1.       Phối Đại (Thái) Uyên (P.9) + Kinh Cừ (P.8) + Lao Cung (Tb.8) + Liệt Khuyết (P.7) trị + Thiếu Xung (Tm.9) lòng bàn tay nóng, khuỷtay sưng (Thiên Kim Phương).
2.       Phối Mệnh Môn (Đc.4) trị người sốt, đầu đau như búa bổ (Tư Sinh Kinh).
3.       Phối Quan Xung (Ttu.1) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Thiếu Xung (Tm.9) + Thương Dương (Đtr.1) trị trúng phong bất tỉnh (Châm Cứu Đại Thành).
4.       Phối Liêm Tuyền (Nh.23) trị dưới lưỡi sưng đau (Bách Chứng Phú).
5.       Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) trị thương hàn phát sốt (Dương-Kính-Trai Châm Cứu Toàn Tập).
 Châm Cứu : Châm thẳng 0,1 - 0,2 thốn hoặc châm xuất huyết - Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 3 - 5 phút.
  Ghi Chú : Bệnh tâm thần nên cứu.
 Tham Khảo :
 + “ Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi: “ Tai điếc, châm huyệt quanh tai, thủ huyệt ở ngón tay áp út , nằm ở chỗ giao nhục với móng tay (Trung Xung), sau đó chọn huyệt ở chân [Đại Đôn] “ (LKhu.24, 26-27).
 
Theo Từ điển tra cứu đông y dược
 
                                                                                     Lương Y Hoàng Duy Tân 
 
                                                                                           Lương Y Trần Văn Nhủ
 

X

Tin Nóng

yout twitter fb-thich-daibio